Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Ý thức sáng tác truyện ngắn


Transrealism, chuyển đổi hiện thực
Ngu Yên

Không phải truyện khoa học giả tưởng, không phải truyện hiện thực, nhưng lơ lửng ở giữa một cõi văn chương rối loạn. Một thể hiện mới, dường như muốn phá vỡ sự toàn vẹn của hiện thực. Một số nhà phê bình cho rằng, phong trào Transrealism sẽ phát triển mạnh trong thế kỷ 21.
Nền tảng của Chuyển Đổi Hiện Thực
Transrealism là gì? Là một đường lối văn học, áp dụng chung kỹ thuật phối hợp các yếu tố kỳ quái, tưởng tượng, được dùng trong khoa học viễn tưởng, với những kỹ thuật của nhận thức trực tiếp về mô tả từ chủ nghĩa Hiện Thực Tự Nhiên.
Transrealism là một trong những phản ứng văn học đối với chủ nghĩa Hiện Thực và những phong trào chủ trương đưa sự kỳ quái, kỳ lạ, hoang đường vào văn chương. Transrealism cũng sử dụng những sự kiện kỳ ảo bởi tưởng tượng nhưng có nguồn gốc và dự phóng từ khoa học, được xem như con đường khả dĩ nhất có thể xảy ra trong tương lai, ví dụ như chương trình truyền hình Star Trek. “Những phương tiện thông dụng của khoa học giả tưởng, như du hành bằng thời gian, chống lại trọng lực, thay đổi thế giới, thần giao cách cảm, v.v. đều là những biểu tượng thực tế điển hình cho sự nhận thức. 'Du hành bằng thời gian' là trí nhớ, 'chuyến bay' là sự giác ngộ, 'thay đổi thế giới' tiêu biểu cho sự đa diện về quan điểm toàn cầu của cá nhân, 'thần giao cách cảm' là khả năng giao tiếp được hoàn tất. Đây là lãnh vực của Trans. Lãnh vực Hiện Thực chủ nghĩa gắn với việc một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải xem xét thế giới như nó thực sự tồn tại. Còn học thuyết Transrealism không chỉ nỗ lực để làm việc với thực tại trực tiếp, mà còn với thực tại cao hơn mà cuộc sống bị nhúng vào trong đó.” (A Transrealist Manifesto. Rudy Rucker) (The familiar tools of SF — time travel, antigravity, alternate worlds, telepathy, etc. — are in fact symbolic of archetypal modes of perception. Time travel is memory, flight is enlightenment, alternate worlds symbolize the great variety of individual world-views, and telepathy stands for the ability to communicate fully. This is the “Trans” aspect. The “realism” aspect has to do with the fact that a valid work of art should deal with the world the way it actually is. Transrealism tries to treat not only immediate reality, but also the higher reality in which life is embedded).
Transrealism, gọi là Chuyển Đổi Hiện Thực. Đối với học thuyết này, “Trans” mang ý nghĩa rộng và sâu hơn “chuyển đổi”. “Trans” là đưa một thực tế hiện thực vào một dự tưởng tương lai, với niềm tin khoa học có thể tiếp cận, và hiệu quả của viễn cảnh/viễn tượng tương lai này dùng để giải thích, giải quyết vấn đề hiện tại.
Ý nghĩa căn bản: Hiện thực không đúng là hiện thực, hiện thực thật sự là một cái gì khác hơn. Bất cứ hiện thực nào cũng cần sự “tưởng tượng mang bản chất khoa học” để thấy được cái không thực, sự phối hợp giữa cái không thực và cái thực tế sẽ là hiện thực thật sự, hiện thực đúng nghĩa.
Bối cảnh đưa đến phong trào Transrealism bắt nguồn từ thi sĩ William Wordsworth trong bài tựa của Lyrical Ballards. Nhưng sau thế chiến thứ hai, trong giai đoạn nghi ngờ và xét lại toàn bộ giá trị, gọi là Hậu Hiện Đại, thi sĩ John Keats, một lần nữa, viết: “Khi con người sinh hoạt trong tình trạng bấp bênh, nhiều bí ẩn, nghi ngờ, không nơi nào tìm đến sự thật và lẽ phải.Khuynh hướng đi tìm giải đáp dựa vào khoa học tương lai đã xuất hiện trên đường chân trời, cùng với những chủ nghĩa và phong trào văn học khác.
Danh từ Transrealism là sản phẩm của nhà văn, nhà toán học, nhà phê bình Rudy Rucker trong tiểu luận văn chương ATransrealist Manifesto, năm 1983. Ba mươi năm sau, Transrealism trở thành phong trào văn chương. Trước đó khoa học giả tưởng và truyện hiện thực là hai con đường chia cách. Trong phong trào này, giả tưởng từ khoa học và hiện thực từ đời sống kết hợp rồi nở hoa.
Transrealism trong truyện
Tiếp cận hiện thực và tiếp cận kỳ ảo khoa học là hai phương pháp được nhập một, áp dụng vào sáng tác của Transrealism. Dùng hai ưu điểm của hai phương pháp tiếp cận một sự kiện, sẽ giúp cho sự lĩnh hội còn mù mờ của hiểu biết, được rõ ràng hơn. “Các nhà văn Transrealism sáng tác về những nhận thức trực tiếp bằng lối kỳ ảo. Bất kỳ văn chương nào không cưu mang thực tế thật sự thì đều là văn chương kém và yếu. Nhưng loại văn chương Hiện Thực thẳng tuột đã bị tắc tị. Có ai cần thêm những truyện thẳng tuột? Những phương tiện về kỳ ảo khác thường và khoa học viễn tưởng cung ứng phương tiện để làm phong phú thêm cho truyện hiện thực. Bằng cách sử dụng những phương tiện kỳ ảo, có thể nhào nặn nên những văn bản ngầm ẩn. (The Transrealist writes about immediate perceptions in a fantastic way. Any literature which is not about actual reality is weak and enervated. But the genre of straight realism is all burnt out. Who needs more straight novels? The tools of fantasy and SF offer a means to thicken and intensify realistic fiction. By using fantastic devices it is actually possible to manipulate subtext.) (A Transrealist Manifesto. Rudy Rucker)
Transrealism chống lại truyện có cấu trúc nhân tạo trong cốt truyện và những nhân vật tạo dựng. Thay vào đó, là những sự kiện có thật và con người thật, chủ yếu từ kinh nghiệm sống của tác giả. Nhưng xuyên qua câu truyện thật này, tác giả kết cấu những ý tưởng kỳ ảo, thông thường đưọc vay mượn từ khoa học viễn tưởng, từ lãnh địa kỳ ảo và kinh dị. Ví dụ như câu truyện nổi tiếng trong phim E.T. Những tác phẩm như Harry PotterThe Hunger Games, không thuộc về Transrealism vì thiếu những yếu tố thực tế. Transrealism tạo ra sự không thoải mái vì cho chúng ta biết thực tại là điều tốt nhất, còn tệ nhất là không tồn tại. Và không cho chúng ta lối thoát nào ra khỏi thực tại đó.
Truyện Transrealism trình bày khuynh hướng thoát ly thực tế và cắt đứt thực tế của khoa học giả tưởng, bằng cách cung cấp những đặc tính nổi bật qua tự truyện và mô phỏng những người quen của tác giả. “Nhân vật cần phải dựa trên người thật. Những điều làm cho thể loại truyện trở nên tẻ nhạt là những nhân vật rõ ràng là con rối theo ý tác giả. Hành vi có thể đoán trước, đối thoại gây khó khăn để phân biệt, nhân vật nào cần nói điều gì. Trong đời thật, những người chúng ta gặp, hầu như không bao giờ nói những gì chúng ta mong đợi. Từ những tiếp xúc va chạm lâu ngày, chúng ta mang theo những hình ảnh của người quen trong trí tưởng. Những mô tả này không giống như những phản ứng của họ trong những diễn tiến tưởng tượng mà chúng ta mong muốn. Cứ để sự mô tả tạo ra nhân vật, chúng ta có thể tránh được những sản phẩm máy móc từ ý đồ riêng tư. Điều cần thiết là những nhân vật có một số cảm giác mất kiểm soát, như người thật bên ngoài, có điều gì mà mọi người có thể học hỏi bằng cách đọc về những nhân vật được tạo dựng nên?
Trong truyện Chuyển Đổi Hiện Thực, tác giả thường xuất hiện như một nhân vật thực tế, hoặc cá tính của họ được chia ra trong nhiều nhân vật. Điều này có vẻ tự cao tự đại. Nhưng sử dụng chính bản thân làm nhân vật, theo tôi, không phải là tự ca ngợi mình. Đơn giản chỉ là điều cần thiết. Thật vậy, nếu viết về những nhận thức trực tiếp, thì có quan điểm nào khác hơn quan điểm riêng tư của bản thân? Chính việc sử dụng một phiên bản lý tưởng hóa bản thân, mới là tự cao tự đại, một bản thân hoang tưởng. [...] Các nhân vật chính trong Chuyển Đổi Hiện Thực không được trình bày như những siêu nhân vật. Một nhân vật chính trong truyện transrealism chỉ là người dễ bị kích thích và bất lực như chúng ta tự biết về bản thân của mình.” (The characters should be based on actual people. What makes standard genre fiction so insipid is that the characters are so obviously puppets of the author’s will. Actions become predictable, and in dialogue it is difficult to tell which character is supposed to be talking. In real life, the people you meet almost never say what you want or expect them to. From long and bruising contact, you carry simulations of your acquaintances around in your head. These simulations are imposed on you from without; they do not react to imagined situations as you might desire. By letting these simulations run your characters, you can avoid turning out mechanical wish-fulfillments. It is essential that the characters be in some sense out of control, as are real people — for what can anyone learn by reading about made-up people?
In a Transrealist novel, the author usually appears as an actual character, or his or her personality is divided among several characters. On the face of it, this sounds egotistical. But I would argue that to use oneself as a character is not really egotistical. It is a simple necessity. If, indeed, you are writing about immediate perceptions, then what point of view other than your own is possible? It is far more egotistical to use an idealized version of yourself, a fantasy-self, and have this para-self wreak its will on a pack of pliant slaves. The Transrealist protagonist is not presented as some super-person. A Transrealist protagonist is just as neurotic and ineffectual as we each know ourselves to be) (A Transrealist Manifesto. Rudy Rucker)
Transrealism xuất hiện giữa sự mệt mỏi và nhàm chán của truyện Hiện Thực, bằng cách tạo ra những ẩn dụ mới mang tính kỳ ảo, cho thích ứng với sự thay đổi của tâm lý và ý thức của độc giả, vô tình hoặc cố ý muốn vượt qua thực tại trong đời sống. Một trong những nguồn cho sự vượt ra thực tại mà tác giả có thể sử dụng là gia tăng những mô hình vũ trụ trong lý thuyết vật lý thiên văn (theoretical astrophysics). Những nhà văn nằm trong phạm vi này là Philip K. Dick, Margaret Atwood, John Barth, Lisa Goldsten, James Morrow, Joanna Russ...
Nhà văn Chuyển Đổi Hiện Thực không dự đoán kết quả của câu truyện. Tác phẩm của họ phát triển tự nhiên, tự động như đời sống thực tế. Tác giả chỉ có thể chọn nhân vật và dàn trải, giới thiệu điều này, việc kia, đặc biệt là những yếu tố kỳ ảo, nhằm mục đích tiến tới những tình cảnh quan trọng. Nghĩa là, truyện Chuyển Đổi Hiện Thực viết như viết trong bóng tối và không có dàn bài sơ thảo.” (The Transrealist artist cannot predict the finished form of his or her work. The Transrealist novel grows organically, like life itself. The author can only choose characters and setting, introduce this or that particular fantastic element, and aim for certain key scenes. Ideally, a Transrealist novel is written in obscurity, and without an outline.) (A Transrealist Manifesto. Rudy Rucker)
Transrealism là một hình thức nghệ thuật cách mạng. Là một phương tiện quan trọng trong sự thỏa mãn những bế tắt của ý tưởng. Transrealism điềm chỉ những bình thường tàng ẩn bí mật của người và đời sống. “Làm gì có con người bình thường, hãy nhìn những người thân quen, những người chúng ta biết họ rất rõ. Tất cả đều kỳ lạ ở một mức độ nào đó, ẩn dưới bề mặt. Tuy nhiên, truyện phổ thông thường kể về những người bình thường trong đời sống bình thường. Miễn là bạn cực lực ẩn giấu cảm giác là người kỳ dị, để cảm thấy mệt mỏi và ân hận. Bạn hăm hở sống với những gì đã thành hình, với sự sợ hãi, một hôm nào, sẽ bị khám phá. Thật ra, ai cũng kỳ lạ, [bí hiểm], không thể đoán trước. Đó là điều rất quan trọng tại sao nên sử dụng họ làm những nhân vật, thay vì theo lế lối tạo dựng người giấy, không thể nào đạt được giá trị.
Ý tưởng phá vỡ sự toàn vẹn của sự kiện thực tế còn quan trọng hơn nữa. Đây là lúc sử dụng những phương tiện từ khoa học viễn tưởng. Mỗi tâm trí là một thực tế riêng rẽ. Miễn là con người có thể bị lừa để tin tưởng những sự kiện thực tế, xảy ra trong giờ tin tức buổi chiều, lúc 6 giờ 30, họ bị lùa đi như đàn cừu: Các nhà lãnh đạo đe dọa chúng ta bằng chiến tranh nguyên tử; bị hướng dẫn điên cuồng bởi sợ hãi sự chết; vội vã chạy đua để mua hàng tiêu dùng. Trong khi chuyện thực tế có thể xảy ra là bạn tắt truyền hình, ăn uống thoải mái, đi dạo lanh quanh, với vô số ý nghĩ và nhận thức đang được đưa vào tâm trí một cách vô hạn.” (There are no normal people — just look at your relatives, the people that you are in a position to know best. They’re all weird at some level below the surface. Yet conventional fiction very commonly shows us normal people in a normal world. As long as you labor under the feeling that you are the only weirdo, then you feel weak and apologetic. You’re eager to go along with the establishment, and a bit frightened to make waves — lest you be found out. Actual people are weird and unpredictable, this is why it is so important to use them as characters instead of the impossibly good and bad paperdolls of mass-culture.
The idea of breaking down consensus reality is even more important. This is where the tools of SF are particularly useful. Each mind is a reality unto itself. As long as people can be tricked into believing the reality of the 6:30 news, they can be herded about like sheep. The “president” threatens us with “nuclear war,” and driven frantic by the fear of “death” we rush out to “buy consumer goods.” When in fact, what really happens is that you turn off the TV, eat something, and go for a walk, with infinitely many thoughts and perceptions mingling with infinitely many inputs. ) (A Transrealist Manifesto. Rudy Rucker)
Transrealism chống lại với sự toàn vẹn của hiện thực, xác định nó thuộc về văn chương Hậu Hiện Đại, giống như Siêu Thực, có bản chất thuộc về văn chương dội ngược (slipstream literrature.) [ý nói sự phản kháng đối với văn chương truyền thống.] Transrealism có thể xem như một nhánh rẽ của dòng văn chương dội ngược.
Transrealism và Magic Realism có nhiều vùng tương tựa. Sự khác biệt xảy ra ở những chuyện kỳ dị được sử dụng để làm cho hiện thực nổi bật và tỏ lộ ý nghĩa thật sự. Magic Realism dùng những chuyện, những hình ảnh tưởng tượng mang tính hoang đường, hoặc có nguồn gốc tôn giáo, hoặc thần thoại. Đó cũng là ý nghĩa của từ Magic. Trong khi Transrealism dùng những hình ảnh, những câu chuyện có nguồn gốc hoặc bản chất khoa học, dù là khoa học giả tưởng hay viễn tưởng, có thể sẽ là thực tế trong tương lai. Khoa học chưa biết, chưa chứng minh được, luôn luôn là niềm tin của tò mò, luôn luôn là nghi ngờ của khám phá, luôn luôn thú vị và hối thúc trí tuệ.
Ngày nay, Transrealism làm nền cho một số văn học đương đại. Phê bình cho rằng, Transrealism có 30 năm quá khứ nhưng điều đáng quan tâm chính là 30 năm trong tương lai.
Sẽ luôn luôn có một nơi để thể loại văn chương khoa học viễn tưởng thoát ra. Nhưng không có lý do nào để hạn chế và những phương thức phản lại lập nên quy định cho tất cả sáng tác. Chuyển Đổi Hiện Thực là con đường đi đến khoa học viễn tưởng chân chính và nghệ thuật.” (There will always be a place for the escape-literature of genre SF. But there is no reason to let this severely limited and reactionary mode condition all our writing. Transrealism is the path to a truly artistic SF.) (A Transrealist Manifesto. Rudy Rucker)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: