Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Những tác giả có bút lực mạnh mẽ nhất mọi thời đại


Dù tài giỏi đến thế nào, các tác giả cũng sẽ có lúc mất cảm hứng. Tuy nhiên, điều đó có lẽ không ảnh hưởng nhiều đến những cây bút tài năng sau.
tac gia anh 1
Cái tên xứng đáng mở đầu danh sách năng suất này không ai khác “ông hoàng truyện kinh dị” Stephen King. Rất nhiều tác phẩm của ông được giới phê bình đánh giá cao về chuyên môn và được chuyển thể thành phim điện ảnh. Để đạt được thành tích đáng ngưỡng mộ như thế, mỗi ngày King viết 2000 từ và liên tục trong khoảng 4 – 6 tiếng. Ảnh: NationPost.
tac gia anh 2
Được mệnh danh là Stephen King cho thiếu nhi, R.L Stine cũng có một năng suất làm việc đáng nể. Tác giả nổi tiếng này đã xuất bản trên 150 cuốn sách, trung bình mỗi tháng có thể hoàn thiện hai tác phẩm. Dù sáng tác nhiều nhưng chất lượng sách của Stine luôn được đảm bảo. Ảnh: Wall Street Journal.
tac gia anh 3
Isaac Asimov là một trong những nhà văn sáng tác nhiều nhất mọi thời đại. Ông đã viết và biên tập khoảng 500 cuốn sách cùng gần 90.000 bức thư và bưu thiếp. Thể loại ưa thích của ông là khoa học viễn tưởng, tiêu biểu như loạt truyện Foundation hay cuốn I, Robot. Ngoài ra, Isaac cũng có nhiều tác phẩm thuộc thể loại thần bí và tưởng tượng. Ảnh: Historia National Geographic.
tac gia anh 4
Ursula Bloom là một tiểu thuyết gia lãng mạn người Anh. Bà đã xuất bản được hơn 500 cuốn sách và giữ kỷ lục Guinness thế giới là Nữ tác giả xuất bản nhiều nhất. Không chỉ là người viết năng suất, bà còn là một mọt sách chính hiệu. Ursula đã đọc tất cả những tác phẩm của Charles Dickens huyền thoại khi chỉ mới 10 tuổi. Ảnh: Gregharper.
tac gia anh 5
Voltaire là một nhà văn, sử gia và triết gia vĩ đại người Pháp. Ông có lịch sử sáng tác phong phú từ kịch, thơ, tiểu thuyết, luận văn tới các công trình sử học và khoa học. Voltaire đã viết hơn 2000 đầu sách và 20.000 bức thư. Ông có phong cách viết trào phúng, thường sử dụng các tác phẩm của mình như một vũ khí đả kích những giáo điều đương thời. Ảnh: Greelane.
tac gia anh 6
Người đang nắm giữ kỷ lục Guinness Thế giới về Tác giả năng suất nhất thế giới chính là Ryoki Inoue. Ông là cây viết người Brazil. Ryoki bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình vào năm 1986. Đến nay, gia sản của ông đã lên đến 1090 cuốn sách và con số vẫn đang không ngừng tăng lên. Ảnh: Lion Curiosity.
tac gia anh 7
Alexandre Dumas không còn xa lạ với độc giả toàn thế giới. Ông là cha đẻ của cuốn Bá tước Monte Cristo lừng lẫy cũng là một người có bút lực mạnh mẽ. Dumas bắt đầu sự nghiệp của mình với việc viết kịch từ năm 1823 và nhận được nhiều thành công. Gia tài của Dumas lên tới 250 tác phẩm bao gồm 100 tiểu thuyết, 91 vở kịch, bút ký, phóng sự, hồi ký. Ảnh: The French Life.
tac gia anh 8
H.G. Wells được coi là một trong những người đi đầu trong thể loại khoa học viễn tưởng. Wells là một cây viết có năng suất cực lớn ở cả mảng hư cấu và phi hư cấu. Sự nghiệp sáng tác của ông trải dài trong 60 năm với hơn 50 cuốn tiểu thuyết, gần 100 truyện ngắn và 70 tuyển tập và rất nhiều tác phẩm phi hư cấu, báo, tiểu luận khác. Ảnh: ThoughtCo.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Lĩnh 80 đồng nhuận bút, Nam Cao đem 50 đồng biếu nhân vật


Nam Cao thường viết rất thật...

Nam Cao là một trong những gương mặt đầu tiên được Tô Hoài nhắc tới trong sách Những gương mặt (bài Một Lớp người). Cũng như các nhà văn lớp người cầm bút khi ấy Nam Cao hiện ra trong tác phẩm với bao diễn biến buồn vui, băn khoăn, trăn trở, khao khát, nỗi niềm, suy tư...
Sach Nhung guong mat anh 1
Bốn nhà văn, nhà báo: Tô Hoài, Xuân Thủy, Nam Cao - Báo "Cứu quốc" (thứ nhất, thứ hai và thứ tư từ trái qua) và Nguyễn Huy Tưởng - Báo "Văn nghệ". Ảnh: Trần Văn Lưu. Nguồn: Thể thao & Văn hóa.
Nam Cao lớn lên trong một gia đình khá giả bị sa sút. Bố Nam Cao buôn gỗ và có cửa hàng bán gỗ tiện ở Nam Định, nhưng do nghiện cờ bạc, rượu chè, cùng với việc tiền kiếm được không lại với ăn tiêu cơ nghiệp cứ xuống dần. Sau ông phải bán cả cửa hiệu, trở về làng, nghèo khó và gia đình lục đục hơn trước.
Nói về chuyện sa sút này, Tô Hoài cho biết thêm cứ trông vào cuộc đời mấy anh em Nam Cao thì có thể tưởng tượng ra phần nào. Nam Cao, anh lớn nhất, được học đến tốt nghiệp tiểu học lên tới bậc thành chung, mười một năm. Các em trai không không biết cửa trường học ở đâu. Người thì gồng thuê gánh mướn, sống đời cố nông. Người vào Nam Kỳ làm phu cao su. Riêng có người em út, năm 1945 còn là thiếu nhi, đến năm 1954, được đi học thành kỹ sư.
Nam Cao lấy vợ sớm. Vợ chồng Nam Cao lấy nhau do cha mẹ gả bán từ khi còn ít tuổi, theo phong tục thông thường thời ấy. Lấy vợ chưa đầy 1 năm thì Nam Cao vào Sài Gòn làm việc sổ sách cho người cậu ruột tên là Ngôn - người có nhiều ảnh hưởng nhất đến quyết định tham gia hoạt động sau này của Nam Cao. Ông Ngôn sau bị Pháp truy lùng và trục xuất về quê vì liên quan đến Nam Kỳ khởi nghĩa.
Tô Hoài cho biết trong sáng tác, Nam Cao thường viết rất thật, thật đến nỗi bất cứ sáng tác nào của ông, Tô Hoài cũng có thể tìm ra và đoán được chuyện này Nam Cao thấy ở đâu, nghe ai kể, nhân vật ấy là ai.
Lần ấy, sau khi viết xong tiểu thuyết Sống mòn (tên ban đầu là Chết mòn, Nam Cao nói "Bao giờ những người trong tiểu thuyết này chết đi, mình mới đem in thành sách. In bây giờ thì không dám nhìn mặt ai nữa!".

... và cũng rất thương người

Tô Hoài cũng cho biết không những viết rất thật, Nam Cao còn rất thương người. Tô Hoài kể, một lần ông và Nam Cao rủ nhau đi từ Hà Nội xuống Nam Định để tìm cái viết.
Sach Nhung guong mat anh 2
Nhà văn Nam Cao. Ảnh: Trần Văn Lưu. Nguồn: Thể thao & Văn hóa.
Đêm đó, hai ông tìm chỗ ngủ, sục sạo các nhà trọ, nhà nào cũng chật khách. Hai ông đến nhà săm (tiếng Pháp là Chambre - nhà chứa trọ, phòng cho thuê thường có gái điếm). Nhà này cũng không còn phòng trống.
Hai ông trở ra cửa thì có tiếng gọi lại: “Các anh ở tạm phòng em vậy. Em đi ngủ nhờ nhà bạn cũng được”. Dù biết đây là gái làm tiền loại thuê tháng nhà trọ, nhưng hai ông vẫn bằng lòng vì lúc này rất khó tìm được chỗ ngủ.
Rồi thì cô gái này cũng chẳng đi đâu cả. Đêm hôm đó, Tô Hoài nghe thấy tiếng khóc ri rỉ bên cạnh đầu, rồi tiếng Nam Cao rì rầm khuyên can gì đó. Tô Hoài không thủng đầu đuôi câu chuyện ra sao. Sáng ra Nam Cao kể lại với giọng rất xúc động.
Nam Cao nói nhờ hỏi chuyện tình cờ mà biết được hóa ra cô ấy là em của một người bạn ở Sài Gòn. Chẳng may yêu đương lỡ dở rồi cuộc đời chồng con mấy phen đau đớn, rồi giận đời đen bạc, cô cắt tóc đi tu, rồi sa chân lỡ bước tới đây…
Tô Hoài thì không tin, nhưng trông nét mặt của Nam Cao ông không dám nói.
Sach Nhung guong mat anh 3
Nhà văn Tô Hoài.Ảnh: Trần Văn Lưu. Nguồn: Thể thao & Văn hóa.
Trở về nhà Tô Hoài ở Nghĩa Đô, Nam Cao hì hục viết. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, ông viết xong một truyện lấy tên Một đời người, theo câu chuyện cô gái điếm kể đêm ấy ở nhà săm Phương Đông. Chỉ có điều Nam Cao đặt tên cho nhân vật một cái tên rất “đầm” là cô Suy - gian.
Rồi truyện Một đời người được đem bán cho Nhà xuất bản Cộng Lực, được chủ Nhà xuất bản ứng trước cho 80 đồng. Cuốn truyện này sau đó được nhà xuất bản đưa đi kiểm duyệt, nhưng bị bỏ chỉ vì cách đặt tên Tây cho nhân vật rồi bắt nó đi làm đĩ.
Hồi ấy, 80 đồng bạc không phải là nhỏ đối với những người giật gấu vá vai quanh năm như Nam Cao và Tô Hoài. Huống chi, Nam Cao còn vợ con nheo nhóc ở quê, tháng tháng đợi chồng gửi tiền về đỡ đần.
Ấy vậy mà, vào một buổi chiều, Nam Cao rủ Tô Hoài đáp tàu về Nam Định. Ông cầm theo 50 đồng tiền nhuận bút - bản quyền tác phẩm về để biếu cô gái điếm - cái cô mà Tô Hoài nghi ngờ là câu chuyện làm quà của cô điếm với khách làng chơi, còn Nam Cao thì cho là em của một người bạn cũ ở Sài Gòn, ông thương xót và nói nếu sẵn tiền sẽ đưa cả 80 đồng cho cô ấy.
Nhưng cuối cùng Nam Cao không gặp được cô gái điếm. Tìm mấy nhà săm cũng không thấy. Nam Cao ân hận mãi về lần không gặp này.
Tô Hoài còn nhấn mạnh Nam Cao còn rất nhiều chuyện tương tự như thế.
Cũng trong sách Những gương mặt (bài Một Lớp người), Tô Hoài còn kể về sự phát triển của con người và văn chương Nam Cao trong kháng chiến chống Pháp. Tiếc rằng khi đang ở độ chín, ông hy sinh khi mới 33 tuổi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Trump có 91% cơ hội tái đắc cử


Dù chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt không ít thách thức, song một chuyên gia về khoa học chính trị tin rằng ông Trump sẽ tiếp tục tại vị sau cuộc bầu cử cuối năm nay.
Chuyên gia Mỹ: Ông Trump có 91% cơ hội tái đắc cử - 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
“Mô hình Primary dự đoán ông Trump có tới 91% cơ hội đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới”, Helmut Norpoth, giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Stony Brook, nhận định với trang tin Mediaite hôm 7/7.
Thậm chí, theo mô hình của ông Helmut Norpoth, ông Trump không chỉ tái đắc cử mà còn nhận được 362 phiếu bầu của đại cử tri, nhiều hơn so với 304 phiếu bầu trong kỳ bầu cử năm 2016.
Giáo sư Norpoth, cha đẻ mô hình phân tích Primary, đã đoán đúng 5 trong 6 kỳ bầu cử tại Mỹ kể từ năm 1996. Ông cho biết, áp dụng mô hình này của ông có thể đoán đúng 25 trong số 27 kỳ bầu cử kể từ năm 1912 – khi bắt đầu có hình thức bầu cử sơ bộ.
Mô hình Primary tính toán cơ hội chiến thắng của các ứng viên tổng thống Mỹ dựa vào kết quả của các cuộc bầu cử sơ bộ và nhấn mạnh đến tầm quan trọng về mức độ nhiệt huyết mà các ứng viên tạo ra ở giai đoạn đầu của quá trình đề cử.
Nếu dự đoán của ông Norpoth là chính xác, thì cựu Phó tổng thống Joe Biden, ứng viên tổng thống hiện tại của đảng Dân chủ, sẽ đối mặt với thế bất lợi do ông đã thua trong hai cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở Iowa và New Hampshire.
Chuyên gia Norpoth nói, năm 2016, mô hình của ông dự đoán đúng ông Trump đắc cử một phần là do bỏ qua các kết quả thăm dò dư luận. “Các khảo sát dư luận và các dự báo dự trên kết quả thăm dò đều chỉ ra bà Hillary Clinton chắc chắn nắm phần thắng”, ông Norpoth nói. Bà Hillary gần như luôn dẫn trước ông Trump trong các khảo sát dư luận trước bầu cử và giành nhiều phiếu bầu phổ thông hơn, tuy nhiên kết quả cuối cùng ông Trump vẫn trở thành chủ nhân Nhà Trắng nhờ nhiều phiếu đại cử tri hơn.
Nhận định của ông Norpoth đưa ra giữa lúc có nhiều mô hình dự báo cho rằng ông Trump sẽ thua ông Biden trong cuộc bầu cử do hàng loạt yếu tố trong đó có tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và làn sóng biểu tình sắc tộc.
Mô hình dự đoán bầu cử của Oxford Economics dự đoán ông Trump sẽ gánh “thất bại lịch sử” do tình hình suy thoái kinh tế. Dự đoán này trái ngược với dự đoán trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ. Mô hình của Oxford Economics đã đoán đúng người chiến thắng xét về số phiếu bầu phổ thông ở 16 trong số 18 kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.
Một dự đoán khác của hãng tin Washington Post cho rằng ông Trump sẽ chỉ nhận được 24% số phiếu ủng hộ của đại cử tri nếu tình hình kinh tế cũng như tỷ lệ ủng hộ của ông tiếp tục đi xuống.
Mặc dù có nhiều dự đoán trái ngược, song tất cả đều có chung một nhận định rằng, kết quả cuối cùng chủ yếu phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của ông Trump đưa nước Mỹ vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19, hạn chế tối đa tác động của nó đến nền kinh tế từ nay đến cuộc bầu cử.
Theo Independent


Phần nhận xét hiển thị trên trang