Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS 1982 thế nào với đảo nhân tạo ở Trường Sa?


TS TRẦN CÔNG TRỤC

(GDVN) - Hoạt động của Trung Quốc không chỉ bị coi là “tội phạm quốc tế”, thậm chí là “một hành vi xâm lược”, mà còn có nguy cơ dẫn đến những hệ lụy nhãn tiền.
LTS: Tiếp theo bài phân tích "Vai trò của các bãi cạn lúc nổi lúc chìm qua phán quyết Trọng tài hôm 12/7", Tiến sĩ Trần Công Trục tiếp tục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông về những điều khoản trong UNCLOS 1982 Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng khi xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Trước khi phân tích nội dung này, xin được nhắc lại rằng Trung Quốc đã “vi phạm liên hoàn”: Đánh chiếm lãnh thổ của Việt Nam bằng vũ lực năm 1988, 1995, rồi tiếp tục bồi lấp xây dựng trái phép trên vùng lãnh thổ đó.
Trong phạm vi bài viết này tôi xin phân tích tiếp những điều khoản UNCLOS 1982 mà Trung Quốc đã vi phạm khi xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa, ngoài việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản nào của UNCLOS 1982?
Chỉ tính riêng về các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo do Trung Quốc tiến hành tại 7 bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa đã cho thấy họ không tuân thủ nghĩa vụ thông báo theo đúng thủ tục về sự hiện diện của các đảo nhân tạo này, cũng như phạm vi an toàn được ấn định xung quanh chúng đã được quy định tại Điều 60 của UNCLOS 1982.
Ảnh chụp đá Vành Khăn từ vệ tinh mới nhất hôm 22/7 do CSIS công bố, tố cáo Trung Quốc leo thang quân sự hóa Biển Đông. Nguồn: Business Insirder.
Cụ thể là Trung Quốc đã vi phạm Khoản 3 (nghĩa vụ thông báo), Khoản 5 (phạm vi an toàn bán kính 500 mét xung quanh các đảo nhân tạo), Khoản 7 (không cho phép xây dựng đảo nhân tạo có nguy cơ gây mất an ninh và an toàn hàng hải quốc tế), Khoản 8 (không cho phép các đảo nhân tạo được hưởng quy chế của các đảo tự nhiên)… 
Trung Quốc còn phớt lờ nghĩa vụ cần phải hợp tác với các quốc gia ở ven bờ biển kín hoặc nửa kín theo quy định của Điều 123 của UNCLOS 1982 như: phối hợp quản lý, bảo tồn, thăm dò, khai thác các tài nguyên sinh vật của biển; phối hợp trong việc sử dụng quyền và nghĩa vụ có liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. 
Đặc biệt, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các Điều 192, 193, 196 của UNCLOS 1982 quy định về nghĩa vụ chung cho tất cả các quốc gia đối với việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, trong khi họ khai thác tài nguyên trong vùng biển và thềm lục địa.
Hơn thế nữa, trong quá trình bồi lấp, biến các bãi cạn thành các đảo nhân tạo khổng lồ, Trung Quốc đã làm thay đổi cấu trúc môi trường sinh thái biển, tàn phá môi trường sinh sống của các loài hải sản. 
Theo đánh giá của các chuyên gia, đến cuối tháng 5 năm 2015, Trung Quốc đã san lấp hơn 800 ha (gần 2000 mẫu Anh) các rạn san hô, thảm cỏ biển và hệ sinh thái nông khác. Trung Quốc đã phá hủy chừng 200 ha bao phủ 7 rạn san hô. 
Chỉ riêng tại Chữ Thập, Trung Quốc đã nạo vét trên một diện tích rộng đến hơn 60 ha. Nếu cộng tất cả hệ sinh thái bị phá hủy có thể vượt quá 1000 ha.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Trung Quốc đã nạo vét hàng trăm triệu tấn cát và san hô từ đáy biển và đổ lên 8 triệu mét vuông diện tích mặt nước thuộc các rạn san hô vốn là môi trường tối quan trọng cho hệ sinh thái ở nơi đây.
Ước tính giá trị thiệt hại do các rạn san hô bị phá hủy lên đến khoảng 280 triệu đôla Mỹ/năm. 
Cũng theo báo cáo mới của Bộ Quốc Phòng Mỹ, kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải tạo đất từ tháng 12 năm 2013 đến nay, nước này đã lấp thêm được hơn 1.170 ha đất.
Tính đến tháng 6 năm 2015, diện tích Trung Quốc đã nạo vét bồi đắp thành đảo nhân tạo lớn gấp 17 lần so với tổng diện tích số đất mà các bên còn lại ở Biển Đông đã san lấp trong vòng suốt 40 năm qua; chiếm khoảng 95% diện tích các đảo và bãi cạn tại Trường Sa.
Ngoài ra, hoạt động bồi lấp, xây dựng của Trung Quốc đã vi phạm Điều 208 của UNCLOS1982 về ô nhiễm môi trường biển:
“Các quốc gia phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết khác để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển…” và “các luật, quy định và biện pháp này không được kém hiệu lực hơn các quy tắc và quy phạm quốc tế hay các tập quán, thủ tục đã được kiến nghị  mang tính chất quốc tế…”
Học giả quốc tế lên án mạnh mẽ hành vi hủy diệt môi trường của Trung Quốc ở Trường Sa
Nhiều học giả quốc tế đã phân tích, đánh giá hết sức sâu sắc và nghiêm túc về tính chất và mức độ của những hành vi “nạo vét, bồi lấp và xây dựng” của Trung Quốc.
Tiến sĩ Trần Công Trục trong một buổi tọa đàm với thanh niên thành phố Hồ Chí Minh về biển đảo quê hương. Ảnh do tác giả cung cấp.
Giáo sư Carl Thayer nhận xét : “Chúng ta không thể không đề cập đến một khía cạnh rất quan trọng khác. Bởi lẽ, luật biển quốc tế đã đề xuất rằng việc xây dựng các đảo nhân tạo không được gây ra tác động tiêu cực đối với quy chế về môi trường biển…”
Ông Aghai Diba, B. trong bài viết có tiêu đề: “Legal Regime of the Artificial Islands in the Persian Gulf” đã viết:
“Vấn đề khả năng ô nhiễm biển liên quan đến việc xây dựng cũng đồng thời dẫn đến những vấn đề pháp lý cụ thể, khi mà những sự gây ô nhiễm đó có thể được coi như là một tội phạm quốc tế, thậm chí như là một hành vi xâm lược.”
Hoạt động của Trung Quốc không chỉ bị coi là “tội phạm quốc tế”, thậm chí là “một hành vi xâm lược”, mà còn có nguy cơ dẫn đến những hệ lụy nhãn tiền, theo đánh giá của nhiều chuyên gia. Các nguy cơ này bao gồm:
- Rủi ro của những cuộc xung đột có thể bất ngờ leo thang, trước mắt là những cuộc chạy đua vũ trang công khai hoặc ngấm ngầm của hầu hết các quốc gia trong và ngoài khu vực.
 - Những yêu sách đầy tham vọng đối với nguồn tài nguyên giàu tiềm năng trong Biển Đông dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên hoặc ngược lại, làm ảnh hưởng đề đời sống kinh tế của khu vực và quốc tế. 
- Những rủi ro đối với tự do hàng hải trong khu vực và làm trầm trọng thêm các tranh chấp phức tạp trong Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer đã nhận xét rằng:
“Những hành động của Trung Quốc trong trường hợp này đưa đến một số vấn đề phức tạp. Trước hết, việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc trực tiếp vi phạm UNCLOS 1982.
Hơn nữa, những công trình này đã tạo ra các vấn đề rắc rối cho tàu thuyền và các phương tiện bay. Ngoài ra, những công trình do Trung Quốc tiến hành gây ảnh hưởng đến hòa bình thế giới và ổn định của khu vực, cho dù Trung Quốc vẫn lặp đi lặp lại tuyên bố, những đảo nhân tạo này sẽ phục vụ cho mục đích quốc phòng.” 
Một số điều khoản đáng chú ý trong UNCLOS 1982 khi tìm hiểu tình hình Biển Đông hiện nay trên phương diện pháp lý: 
ĐIỀU 14. Sự kết hợp các phương pháp để vạch các đường cơ sở 
Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên.
ĐIỀU 16. Hải đồ và bản kê các tọa độ địa lý 
1.Các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải được vạch ra theo đúng các Điều 7, 9 và 10 hoặc các ranh giới hình thành từ các điều đó và các đường hoạch định ranh giới được vạch ra đúng theo các Điều 12 và 15, được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó. Nếu không, thì có thể thay thế bằng một bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa đã được sử dụng.
2.Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiếu.
ĐIỀU 60. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền về kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:
a) Các đảo nhân tạo;
b) Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác;
c) Các thiết bị và công trình có thể gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền của quốc gia ven biển trong vùng.
2. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.
3. Việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, và việc duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có mặt của các đảo, thiết bị và công trình nói trên cần được bảo đảm. Các thiết bị hay công trình đã bỏ hoặc không dùng đến nữa cần được tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra về mặt đó. Khi tháo dỡ phải tính đến việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia khác. Cần thông báo thích đáng về vị trí, kích thước và độ sâu của những phần còn lại của một thiết bị hoặc công trình chưa được tháo dỡ hoàn toàn.
4. Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó.
5. Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng của những khu vực an toàn có tính đến các quy phạm quốc tế có thể áp dụng được. Các khu vực an toàn này được xác định sao cho đáp ứng một cách hợp lý với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trinh, và không thể mở rộng ra một khoảng cách quá 500m xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và các công trình dó, trừ ngoại lệ do các vi phạm của quốc tế đã được thừa nhận chung cho phép hoặc tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiến nghị. Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúng thủ tục.
6. Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo, các thiết bị, các công trình và các khu vực an toàn.
7. Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình, không được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
8. Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa.
ĐIỀU 80. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa
Điều 60 áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết và chi tiết) đối với các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.
Ts Trần Công Trục


Mỹ kêu gọi quốc tế cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên


Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley trong phiên họp Hội đồng Bảo an về vụ thử tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên, tại New York ngày 29/11/2017.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn hôm qua 29/11/2017 để lên án vụ bắn hỏa tiễn mới nhất của Bắc Triều Tiên, mà theo các chuyên gia có thể tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn, cảnh báo chế độ Bắc Triều Tiên sẽ bị « hủy diệt »trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên không có biện pháp trừng phạt mới nào được đưa ra. Mỹ kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc cô lập Bình Nhưỡng.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :

Sau tám lần trừng phạt vẫn chưa có được kết quả như mong muốn, nay Mỹ muốn ra tay mạnh hơn : tất cả các Nhà nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Bình Nhưỡng.

Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng nên đối xử với Bắc Triều Tiên như một quốc gia bị tẩy chay, đồng thời tỏ ý tiếc rằng, mặc dù đã có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục xuất khẩu được than đá.

Và trước sự lì lợm của Bình Nhưỡng, bà Nikki Haley hối thúc Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên, hãy chứng tỏ vị thế của mình qua việc ngưng hẳn cung ứng dầu lửa. Đó là lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh luôn từ chối vượt qua, để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. 

Nhưng đối với Washington, đây là một cách để khởi đầu thương lượng, nhằm cố gắng tìm ra một thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới cứng rắn hơn, và ngăn lại chương trình đạn đạo Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ cảnh báo, nếu cơ hội thương thảo bị thu nhỏ mỗi lần hỏa tiễn được bắn đi, thì nguy cơ xảy ra chiến tranh lại đến gần hơn.

Bắc Kinh vẫn "lên án và tỏ quan ngại" như thông lệ 

Về phía Bắc Kinh, như thường lệ, đã lên án sự khiêu khích của Bình Nhưỡng. Tối qua tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện điện thoại với Tập Cận Bình, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ mạnh tay hơn. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt:

Việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, duy trì hòa bình và ổn định vẫn là mục tiêu không lay chuyển của Trung Quốc…Đó là những gì mà chủ tịch Tập Cận Bình có thể đã nói với đồng nhiệm Mỹ. Không có chuyện Bắc Kinh sẽ cứng rắn hơn trước Bình Nhưỡng, trong cuộc điện đàm với tổng thống Donald Trump - được Tân Hoa Xã đưa tin.

Lý lẽ của Bắc Kinh không thay đổi lấy một ly một tí nào. Cứ mỗi lần nước láng giềng hay gây rắc rối bắn hỏa tiễn, Trung Quốc lại ra tuyên bố lên án. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao, ông Cảnh Sảng nói : « Chúng tôi phản đối và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên tôn trọng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngưng mọi hành động gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan phản ứng với sự thận trọng, và phối hợp với nhau vì hòa bình và ổn định khu vực ».

Bài xã luận trên Hoàn cầu Thời báo sáng nay viết : « Chắc chắn các hoạt động ngoại giao của Mỹ chỉ là một thất bại to lớn. Bây giờ là lúc để Hoa Kỳ nhận ra rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ không có tác động như mong muốn ». 

Tại Hàn Quốc, một bộ trưởng hôm nay bày tỏ lo ngại nếu Bắc Triều Tiên lại có hành động khiêu khích vào thời điểm diễn ra Olympic mùa đông tại Pyeongchang (từ ngày 09 đến 25/02/2017) thì sẽ là một đòn nặng cho Thế vận hội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chết vì ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam tăng gần gấp đôi



https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/

Việt Nam đã chứng kiến 102 ca ngộ độc thực phẩm trong thời gian từ tháng Giêng tới tháng 11/2017, dẫn đến 22 ca tử vong, và khiến khoảng 3.150 người lâm bệnh, Cục Y tế Dự phòng cho biết hôm 30/11.

Chỉ nội trong tháng 11 năm 2017, Việt Nam đã phải đối mặt với 9 ca ngộ độc thực phẩm, tác động tới 295 cư dân địa phương, trong đó 2 người đã tử vong.

So với năm ngoái, có tất cả 119 ca ngộ độc thực phẩm, 12 ca tử vong, và 3580 người lâm bệnh trong 11 tháng đầu năm 2016.

https://baomai.blogspot.com/
Món tiết canh thường gây ngộ độc cao.

Báo chí Việt Nam gần đây tường thuật về nhiều vụ ngộ độc tập thể, vốn hay xảy ra tại các tiệm ăn hay trong các tiệc tùng cưới hỏi, điển hình là vụ xảy ra hôm 26/11 tại Đắk Lắk, khi 24 người phải nhập viện trong hai ngày 27 và 28/11.

https://baomai.blogspot.com/

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, bác sĩ Nguyễn từ Sàigòn nhắc đến nguy cơ ngộ độc do thực phẩm từ Trung cộng tràn sang Việt Nam mà không được kiểm soát đúng mức:

“Thực phẩm của Trung cộng nó tràn sang khủng khiếp, và nó lại đội lốt là hàng hóa Việt Nam.

https://baomai.blogspot.com/

Một ví dụ là khoai tây, khoai tây Trung cộng đầy, họ đêm lên Đàlạt, xong phủ lên một lớp đất mịn ở Đàlạt, rồi chở về Sàigòn thì nói là khoai tây Đàlạt. Ai cũng biết hàng Trung cộng đẹp, tròn, to, rẻ, nhưng mà rất là độc bởi vì nó được trồng bằng thuốc hormon, tăng trưởng thành ra rất là nguy hiểm.”

https://baomai.blogspot.com/

Ngoài ra, trong 11 tháng đầu năm nay, Việt Nam còn phát hiện 163.700 ca sốt dengue, với 30 trường hợp tử vong, gần 95.000 ca lở mồm long móng, 680 ca sưng màng óc, giết chết 22 người, và 34 ca bệnh Zika.

https://baomai.blogspot.com/

Việt Nam hiện có 209.700 bệnh nhân mang mầm siêu vi HIV, trong số này hơn 90,000 trở thành bệnh nhân bệnh AIDS.

Theo các số liệu của Bộ Y tế, tính cho tới thời điểm này, khoảng 93.600 bệnh nhân Việt Nam đã chết vì các chứng bệnh liên quan tới bệnh AIDS.




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hành trình gian khổ đến 'Lưỡi Quỷ' chỉ để chụp hình



https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
Chúng tôi đến Trolltunga sau bảy giờ đồng hồ, vượt quãng đường 13,5km và leo đến độ cao 1.000 mét. Sương mù bao phủ trong khi một hàng dài 35 người đang đợi đến lượt để chụp ảnh trên vách núi biểu tượng này.

Có nghĩa là "Lưỡi Quỷ" trong tiếng Na Uy, mỏm đá Trolltunga nhô ra từ một triền núi dốc ở độ cao 700 mét ở phía trên Hồ Ringedalsvatnet ở gần Odda ở tây nam Na Uy.

Được kiến tạo 10.000 năm trước vào kỷ Băng hà khi mà một tảng băng vĩnh cửu dính vào ngọn núi tan rã, trong những năm gần đây mỏm đá này đã trở thành một trong những địa điểm địa chất nổi tiếng nhất ở Na Uy - và là một trong những điểm gây tranh cãi nhất.

Hành trình gian khổ

Sau khi chúng tôi quyết định để đến sáng mai mới leo lên chụp hình với mỏm đá, hướng dẫn viên ban ngày đã đưa tôi cùng người bạn đồng hành Jacqueline đến lều của mình.

Là những người duy nhất trong nhóm ngủ lại qua đêm, chúng tôi vứt ba lô qua một bên trong chiếc lều nằm cách vách núi khoảng 500 mét và chợp mắt.

Một vài giờ sau đó, hướng dẫn viên ban đêm Erlend Indrearne đưa đến một cặp vợ chồng trẻ người Trung Quốc để cắm trại với chúng tôi.

Trời lúc đó đang mưa, nên mọi người chúng tôi núp vào trong một khoang khẩn cấp nhỏ nằm kế bên lều để nấu thịt viên trên một chiếc bếp đơn du lịch và nhấm nháp vài ly Solboer Sirip (thứ nước ép từ quả lý chua - redcurrant) pha với nước lạnh. Gió thổi qua cái cửa sổ vỡ trên khoang trong khi mặt sàn gỗ kêu kẽo kẹt mỗi khi chúng tôi trở mình để cho thoải mái.
"Có bao nhiêu người leo núi thường phải quay về?" tôi hỏi trong khi trải một túi ngủ ẩm lấy ra từ trong kho. Tôi nhớ lại lúc bắt đầu hành trình leo núi, đã có hai thành viên trong nhóm 20 người chúng tôi quay về chỉ sau mới 45 phút leo đường dốc.

"Ít nhất một hai hay người trong mỗi nhóm," Indrearne trả lời và múc thịt viên nóng ra năm chiếc đĩa. "Nhiều người trong số họ đi mà không có chuẩn bị gì hết và không hiểu về sự khắc nghiệt của môi trường ở đây. Hoặc là họ đến mà không có sự tôn trọng gì hết và vứt rác ở khắp nơi."

"Có phải chỉ có du khách mới vứt rác?" tôi hỏi. "Hay cả người dân Na Uy cũng vậy?"

Quyền được lang thang

"Thật sự chỉ có du khách mới lợi dụng quyền allemansratten," anh nói. "Người Na Uy hiểu rõ hơn. Chúng tôi lớn lên đã hiểu về fjellvettreglene."

https://baomai.blogspot.com/

Mặc dù là một quyền truyền thống có từ thời xa xưa, allemansratten là một phần của Đạo luật Giải trí Ngoài trời kể từ năm 1957. Quy định rất đơn giản: bạn có thể ngủ ở bất cứ nơi nào miễn là nơi đó cách ngôi nhà có người ở ít nhất là 150 mét và nếu bạn ngủ ở một chỗ nhiều hơn hai đêm thì bạn phải xin phép chủ đất. Điều quan trọng nhất là những người sử dụng quyền allemansratten cần phải tôn trọng thiên nhiên, động vật hoang dã và người dân địa phương.

Na Uy không phải là quốc gia duy nhất thực thi "quyền được lang thang" này. Các nước khác như Phần Lan, Băng Đảo, Thụy Điển, Latvia, Áo, Cộng hòa Séc và Thụy Sỹ cũng có. Điều khiến Na Uy khác biệt với các nước khác là fjellvettreglene.

Fjellvettreglene, còn được biết đến là 'Luật ứng xử ở vùng núi' của Na Uy, ra đời sau một vào tai nạn xảy ra vào dịp Lễ Phục sinh vào năm 1950. Sau khi 15 người chết giữa thời tiết khắc nghiệt trong một dịp Phục sinh khác vào năm 1967, Hiệp hội Leo núi Na Uy và Hội Chữ Thập Đỏ thông báo chiến dịch: "Chào mừng đến các ngọn núi, nhưng hãy hành xử có trách nhiệm."

Luật Fjellvettreglene, vốn khuyến khích con người có mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng với thiên nhiên, từ lâu đã trở thành một bộ phận quan trọng của văn hóa Na Uy. Nó bao gồm những điểm như là lên kế hoạch chuyến đi và báo cáo nơi bạn đến, đem theo những thiết bị cần thiết để tự hỗ trợ bản thân cũng như người khác, luôn luôn biết nơi mà bạn đến, tìm kiếm chỗ trú nếu cần thiết và không có gì xấu hổ khi phải quay lại.

Tôn trọng tự nhiên

"Fjellvettreglene dạy chúng tôi rằng thiên nhiên không quan tâm đến cái tôi của chúng ta. Chúng ta nên tôn trọng và cẩn trọng nhiều nhất có thể. Chẳng hạn như trong chuyến leo núi này," Indrearne giải thích.

"Đối với những người không phải là dân leo núi có kinh nghiệm thì đây là hành trình hết sức vất vả. Không có nhiều du khách hiểu được điều này. Đối với người Na Uy chúng tôi, chúng tôi là dân leo núi. Chúng tôi lớn lên trong môi trường thiên nhiên này. Chúng tôi hiểu rằng nó có sức mạnh như thế nào."

https://baomai.blogspot.com/

Niềm đam mê các hoạt động ngoài trời là một điều rất tự nhiên với người dân Na Uy bởi vì friluftsliv. Được tạo ra vào năm 1859, triết lý của từ này có nghĩa là "cuộc sống với khí trời tự do" và nó được dùng để mô tả đam mê và sự gắn bó của người dân Na Uy với thiên nhiên. Nó xem cảm giác vác ba lô đi thám hiểm các ngọn núi hay cắm trại trên bãi biển cũng giống như cảm giác ở nhà vậy. Tuy nhiên trong khi friluftsliv khuyến khích con người thực hành allemansratten và allemansratten thúc đẩy tình yêu cho friluftsliv thì fjellvettreglene là sự giáo dục để biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

"Do Trolltunga đang trở thành một trong những địa điểm cần phải đến trong đời, chúng tôi đang cố gắng giúp phần còn lại của thế giới hiểu điều này."

Mặc dù Odda, thị trấn gần Trolltunga, lâu nay vẫn được gọi là 'trái táo thối' của vùng Hardanger do vẻ ngoài công nghiệp hóa của nó, ngày nay thị trấn này đã trở thành một điểm đến thu hút rất đông du khách - và nguyên nhân chủ yếu là do Trolltunga.

Từ chỗ chỉ có 1.000 cho cả năm 2010, giờ đây trong năm 2017 nơi này đã tiếp đón 1.800 du khách mỗi ngày.

Bùng nổ du lịch

Indrearne giải thích hiện tượng tăng vọt số lượng du khách này như sau: "Người ta muốn có được bức ảnh như họ thấy trên Instagram và Facebook. Nhiều người trong số họ không quan tâm đến trải nghiệm leo núi. Họ chỉ muốn có bằng chứng rằng họ đã đến Trolltunga và họ đang hủy hoại thiên nhiên ở đây với rác rưởi họ để lại."

https://baomai.blogspot.com/

Tính chung cả nước, du khách đến Norway đã tăng 11% từ năm 2015 đến năm 2016 với một số khu vực tăng đến 32%. Tuy nhiên, mặc dù sự bùng nổ du lịch này là tốt cho nền kinh tế, nó cũng trở thành mối đe dọa đến quyền được đi lang thang có từ lâu đời của Na Uy.

"Ở đây chúng tôi tự hào về allemansratten, nhưng sự thật là nó đang tạo ra những tình huống nguy hiểm," Indrearne lắc đầu nói. "Trước đây Na Uy chưa từng phải ra quy định về leo núi nhưng chúng tôi tin rằng Trolltunga sẽ là nơi đầu tiên có quy định này. Nó đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi lớn."

Giấy vệ sinh đã sử dụng, đồ nướng thừa, những chiếc lều bị bỏ lại, giấy gói kẹo và chai nhựa được xả rác khắp nơi ở Trolltunga. Một số người thậm chí còn dùng bút đen để viết tên mình lên vách núi.

Và với lượng đông đảo du khách không hề có chuẩn bị cho hành trình leo núi gian khổ như vậy, tổ chức leo núi hàng đầu Na Uy, Friluftsliv, đã kêu gọi đặt ra các quy định về số lượng du khách đến Trolltunga cũng như những địa điểm địa chất đang bị đe dọa khác trên cả nước.

https://baomai.blogspot.com/

Ông Lasse Heimdal, giám đốc của tổ chức này, bảo vệ cho lập trường của hội với lập luận rằng "điều khẩn cấp là cần phải có những biện pháp để đảm bảo cho các hoạt động ngoài trời được bảo vệ".

Phải có quy định

"Số lượng du khách đến đây đã gây tác động đến tự nhiên," Indrearne nói tiếp. "Vào một ngày đông khách, bạn có thể phải xếp hàng đến một tiếng rưỡi chỉ để chụp được một tấm ảnh. Để kiểm soát việc này, chúng tôi muốn có quy định bao nhiêu người được lên núi mỗi ngày. Còn về cắm trại, chúng tôi tin rằng cần phải có giấy phép và số lượng cấp ra cũng ở mức hạn chế. Thời gian bắt đầu leo núi cũng phải được quy định chặt chẽ để du khách không đi quá muộn và bị kẹt lại ở trên đây. Chúng tôi cũng khuyến khích mọi người đi với hướng dẫn viên. Với tư cách là hướng dẫn viên, chúng tôi cố gắng làm gương cho du khách tôn trọng tự nhiên."

Sáng hôm sau, tôi và Jacqueline bắt đầu hành trình xuống núi dài 13,5km. Chiếc trực thăng cứu hộ đang quay cánh quạt ầm ầm là là gần mặt đất để tìm kiếm một du khách. Chúng tôi đi qua hàng dài những người kiệt sức đang đợi để chụp ảnh trên vách núi, một số mang giày leo núi được bọc trong túi nylon và một số người khác mặc áo tay ngắn đang run lẩy bẩy trong gió lạnh 5 độ C.

Chúng tôi đứng ở gần cuối hàng và đợi đến lượt được chụp ảnh; cách duy nhất để có được tấm ảnh để đời với mỏm đá nhô lên cao là đi tour có hướng dẫn viên. Khi đó hướng dẫn viên sẽ treo mình ngược từ 10 đến 12 mét để chụp hình.

"Liệu chúng ta có thật sự muốn đợi để chụp được tấm hình này không?" Tôi hỏi Jacqueline.
"Không," cô trả lời. "Cái mà em muốn xem là cảnh vật trên đường đi xuống núi."

Tôi gật đầu đồng ý. Chúng tôi quay lại và bắt đầu xuống núi bước qua quang cảnh ngoạn mục của Na Uy. Chúng tôi đi thư thả và nhớ lại những quy định của fjellvettreglene.





Shannon Dell

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện thằng tây và mũ bảo hiểm

Một thằng sinh viên Việt Nam du học ở châu Âu dẫn bạn là một thằng Tây về nhà chơi. Hai thằng đi bằng xe máy, thằng Việt Nam đưa cho thằng Tây cái mũ bằng nhựa mỏng dính nói thằng Tây đội vào,thằng Tây nói:
– Tao có mũ vải rồi.
– Không được, cái này gọi là mũ bảo hiểm, theo luật giao thông, nếu không đội mũ này mày sẽ bị phạt.
– Nhưng cái mũ này làm sao có tác dụng bảo hiểm ?
– Mày đúng là thằng Tây, tao có nói để bảo hiểm đâu, chỉ để khỏi bị phạt thôi.
Đi một đoạn, thấy mấy tay công an đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, thằng Tây hỏi:
– Luật giao thông Việt Nam không áp dụng cho công an à ?
– Có áp dụng.
– Vậy sao họ không đội,họ không lo bị phạt sao ?
– Vì đó là công an, không đội cũng không bị phạt, vì công an không ai lại đi phạt công an.
Đi tiếp, thấy mấy thanh niên không đội mũ bảo hiểm đi ngang qua cảnh sát giao thông cũng không bị phạt, thằng Tây hỏi:
– Đó cũng là công an à ?
– Mày lại hỏi đểu à, đó là bọn trẻ trâu, nó không bị phạt vì nó nhuộm tóc vàng và khoe hình xăm ở cánh tay, nó sẵn sàng bỏ chạy khi bị thổi còi, lâu dần nó không cần bỏ chạy cũng không bị phạt.
– Tại sao tóc tao cũng vàng, tay tao cũng có hình xăm mà mày bắt tao đội mũ bảo hiểm ?
Thằng Việt Nam bí quá nói đại:
– Tại tóc mày chỉ có một màu vàng, bọn kia tóc nó nhuộm hai màu. Mắt mày lại xanh, mũi lõ nên không giống mấy đứa đó được.
Đến ngã tư, có đèn đỏ thằng Việt Nam vẫn đi tiếp, thằng Tây kinh ngạc hỏi:
– Mày không nhìn thấy đèn đỏ à ?
– Có.
– Vậy sao mày không dừng ?
– Mày không hiểu cái gì hết, cần phải xem xe container đằng sau nó có dừng không, nếu nó vẫn lao nhanh thì phải chạy tiếp không nó húc chết.
Thằng Tây ngoái lại thấy một xe container lù lù chạy đằng sau, mặt xanh lét, vừa sợ vừa khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Đến ngã tư khác, gặp đèn xanh, thằng Việt Nam dừng lại không đi, thằng Tây hỏi:
– Sao đèn xanh mày lại dừng ?
– Tại phải chờ cho các anh em nhân dân ở đường vuông góc với đường này nó vượt đèn đỏ xong đã rồi mới đi được, không nó húc chết.
Vừa nói xong thì một người nhân dân thiếu kinh nghiệm bị xe của làn vuông góc húc ngã vì liều lĩnh vượt đèn xanh. Thằng Tây lại càng khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Xe vượt đèn đỏ gây tai nạn bỏ chạy, thằng Tây gọi thằng Việt Nam đến hỗ trợ người bị nạn, đỡ người, vẫy xe ô tô để chở nạn nhân đi viện nhưng không ai hỗ trợ, cũng không ai cùng vào giúp, thằng Tây hỏi:
– Tại sao không ai cùng giúp nạn nhân như chúng ta ?
– Tại người Việt Nam ai cũng bận.
– Người châu Âu không bận sao ?
– Nhưng người Việt Nam bận hơn người châu Âu, và cứu người cũng có thể gặp phiền phức, mà thôi không hỏi nữa, mày với tao chở nạn nhân vào viện bằng xe máy.
Hai thằng đến quá nửa đêm mới về đến nhà. Sáu giờ sáng hôm sau, đang ngủ, bị đánh thức bởi tiếng loa phường, thằng Tây hỏi:
– Tại sao loa không thông báo muộn hơn ?
– Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.
– Vậy phát thanh sớm thì có người nghe không ?
– Cũng không có.
– Vậy tại sao phải phát thanh sớm ?
– Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.
———————————-
Bây giờ thì các đồng chí đã hiểu tại sao ta thắng Mỹ chưa?
Sưu Tầm


Phần nhận xét hiển thị trên trang