Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Từ chuyến hàng từ thiện lên Yên Bái bị đánh thuế...


Những bao hàng từ thiện đưa lên Yên Bái - Ảnh chụp màn hình FB Diem Hang Phan Vu 



Một Thế Giới
Đăng lúc: 24.11.2017 18:43
Tôi có cảm giác tỉnh này đang còn phải hứng chịu nhiều áp lực từ nhân tai kiểu như nội bộ lãnh đạo luôn có chuyện này chuyện nọ. Ví như chuyện lãnh đạo nổ súng bắn bỏ nhau như trong phim hành động, chuyện cán bộ xây biệt phủ hoành tráng quá mức thu nhập bình thường của một công chức để rồi trở thành tâm điểm chú ý của dư luận xã hội cả nước… Phải chăng những chuyện này đã khiến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức đối với mỗi người cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ những đồng tiền người dân đóng thuế nuôi họ bị bỏ lơ (?)

Tôi đã không thể im lặng và thực sự đã nghẹn lòng khi đọc trên facebook của chị Phan Vũ Diễm Hằng, người nữ sinh đầu tiên của Việt Nam đoạt giải cao toán quốc tế (1975) hơn bốn chục năm trước. Nay tôi cũng được biết, chị đang là người phụ nữ đau yếu nhiều năm nay vì chứng nan y. Thế nhưng, người phụ nữ ấy vẫn ngày ngày mải mê đan những chiếc mũ, chiếc khăn len quàng cổ cho trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Chị đan và gửi đi nhiều nơi bằng tiền của chị và các cá nhân vốn là bạn bè đã có lòng hảo tâm tin tưởng gửi gấm nơi chị. 
Bà Phan Vũ Diễm Hằng. Ảnh: VietNamnet.

Tôi không khỏi bức xúc khi hay tin, chuyến hàng từ thiện mà nhóm của chị vừa thuê xe chuyển lên cho trẻ em nghèo ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu thì bị liên ngành quản lý thị trường huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái chặn lại yêu cầu nộp thuế.

Trên facebook, chị Diễm Hằng kể lại rằng:

“Hôm qua (23.11), cô Dung gửi 14 bao quần áo cũ, chị Dương Thắm gửi 4 bao áo ấm mới, giao cho nhà xe Hưng Thành xanh đỏ chở. Em đã alo thoả thuận chủ xe là hàng từ thiện, giá cước ủng hộ 70k/ bao.

- 12 giờ 27 phút lái xe alo: bọn em bị liên ngành huyện Văn Chấn (Yên Bái) kiểm tra, họ yêu cầu tháo dỡ hết 18 bao quần áo của chị và xuất trình giấy tờ xuất xứ nguồn gốc hàng ....

- Xe phải đánh vào chỗ liên ngành mất 25 phút (phụ xe giữ điện thoại báo em biết), sau hơn 1 tiếng giải quyết, giải thích là quần áo từ thiện thì một biên bản được thành lập với mức phạt 1.500k (1,5 triệu) và nhà xe alo đề nghị em mai hỗ trợ!

Cả đêm mất ngủ!

- Sáng nay 7 giờ xe vẫn chưa lên tới Tân Uyên (muộn 2 tiếng), em alo cho chủ xe: 14 bao thì 70k/bao, còn 4 bao to a tính 150k/ bao, em chịu hộ anh nửa biên bản phạt, tổng: 2,2 triệu. Nói khô bọt mép cũng không bớt được số lẻ.

Đến giờ đi làm, không thể đón xe, em nhờ em Hà hàng xóm giúp... Xe lại đi qua 1,5km. Sau khi em sắp khóc thì họ ok quay lại (vì chưa trả cước) ....

500 anh em trên fb cho em hỏi: QUẦN ÁO TỪ THIỆN THÌ LÀM SAO CÓ HÓA ĐƠN ĐỎ CHỨNG MINH NGUỒN GỐC HÀNG ĐÂY?

- 2,2 triệu tiền cước = 70 áo ấm = 70 em học sinh đáng ra được ấm áp! Hôm nay mưa, nhiệt độ ngoài trời 9 độ... nên em rất muốn khóc!"

Tôi đọc mà thấy buồn cho sự vô cảm của những người có trách nhiệm trong liên ngành quản lý thị trường huyện nọ tại Yên Bái. Tôi không tin cái việc giản đơn đến như thế mà lại bị gây khó dễ đến như thế. Nếu như cả chuyến xe mà đều là hàng mới, dù có chữ đề cứu trợ đâu đó chăng nữa thì đã là một nhẽ. Đằng này, trong số hàng đó có rất nhiều bao tải là quần áo cũ của người dân Hà Nội quyên góp mà sao các công bộc của dân kia lại không nhận ra được đây là hàng buôn trốn thuế hay đồ từ thiện?

Chị Phan Vũ Diễm Hằng vốn sinh ra trong một gia đình có nề nếp giáo dục truyền thống nho giáo. Ông nội chị, cụ Phan Kế Toại, một nhân sĩ yêu nước, từng là Phó thủ tướng chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (từ 1955-1973). Cụ Phan Kế Toại cũng từng là quan Khâm sai Bắc bộ của chính phủ Bảo Đại. Năm 1947, cụ được Chủ tịch Hồ Chí minh cho người về quê mời cụ ra giúp nước vì cụ Hồ biết cụ rất rõ. Khi Cách mạng Tháng Tám chưa nổ ra thì cụ Phan Kế Toại đã bí mật giúp đỡ Cách mạng rất nhiều việc quan trọng, từ tiền của cho đến những chỉ đạo ngầm tại Phủ Khâm sai, không được nổ súng khi thấy lực lượng Cách mạng vào cướp Bắc bộ phủ...)

Mấy năm nay, Yên Bái luôn hứng chịu nhiều thiên tai vô cùng thảm khốc. Đồng bào cả nước cũng luôn hướng về nơi đây và giúp đỡ hết lòng. Tôi được biết, người dân nơi đây vô cùng cơ cực. Việc thu thuế là nhiệm vụ cần thiết đối với bất kể địa phương nào. Song cần thu đúng, thu đủ và không để lọt lưới vì bất kể lý do gì.

Bên cạnh đó, tôi có cảm giác tỉnh này đang còn phải hứng chịu nhiều áp lực từ nhân tai kiểu như nội bộ lãnh đạo luôn có chuyện này chuyện nọ. Ví như chuyện lãnh đạo nổ súng bắn bỏ nhau như trong phim hành động, chuyện cán bộ xây biệt phủ hoành tráng quá mức thu nhập bình thường của một công chức để rồi trở thành tâm điểm chú ý của dư luận xã hội cả nước… Phải chăng những chuyện này đã khiến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức đối với mỗi người cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ những đồng tiền người dân đóng thuế nuôi họ bị bỏ lơ (?). Đã đến lúc chúng ta, mà trước hết là các ngành, các cấp ở tỉnh Yên Bái không nên xem nhẹ câu chuyện này!

Quốc Phong 
__________________

Hoài Hương

CUỐI NGÀY GẶP MỘT TIN KHỐN NẠN.


Có lẽ nào những tay đày tớ ở Yên Bái lại khốn nạn như lũ không tim ngu dốt và tham lam?

Chuyến hàng từ thiện mà nhóm của chị Phan Vũ Diễm Hằng(Nhà toán học) vừa thuê xe chuyển lên cho trẻ em nghèo ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu thì bị liên ngành quản lý thị trường huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái chặn lại yêu cầu nộp thuế??? 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: