Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Siêu dự án của Elon Musk có thể khiến ngành viễn thông sụp đổ



Mục tiêu mang kết nối Internet đến khắp nơi trên thế giới của Starlink có thể đe dọa các nhà cung cấp Internet truyền thống.
Quan điểm của tác giả Derick David, viết trên Medium.
Starlink là dự án chòm sao vệ tinh do SpaceX phát triển với mục tiêu cung cấp Internet vệ tinh đến bất cứ đâu trên thế giới. Chòm sao này gồm hàng nghìn vệ tinh nhỏ được sản xuất và phóng hàng loạt lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, cung cấp kết nối Internet cho những thiết bị như smartphone, máy tính...
Đại dịch Covid-19 đã chứng minh Internet là một phần quan trọng của cuộc sống, giúp chúng ta làm việc, học tập, liên lạc đến bất cứ ai. Và Starlink có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta kết nối Internet.
Nếu được đầu tư và phát triển hợp lý, đây sẽ là mối đe dọa lớn với ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu.
Du an Starlink cua SpaceX de doa nganh vien thong the gioi anh 1
Sứ mệnh của Starlink là mang kết nối Internet đến mọi nơi trên Trái Đất bằng cách phóng hàng chục nghìn vệ tinh lên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Ảnh: Starlink.

Từ phim viễn tưởng ra đời thực

Trước hết, cần biết rằng chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp mới. Nhiều người có thể chưa nhận thức song đó là những gì đang diễn ra. Trí tuệ nhân tạo (AI), robot hay tiền mã hóa chính là ví dụ cho cuộc cách mạng ấy.
Không chỉ Starlink, Elon Musk còn sở hữu Neuralink, công ty công nghệ thần kinh và OpenAI với sứ mệnh tạo ra AI thân thiện, thông minh như con người. Rõ ràng Musk muốn thay đổi cả thế giới với những doanh nghiệp của mình.
Để Starlink bước vào không gian cần xây dựng cơ sở hạ tầng. "Xương sống" của Starlink chính là các vệ tinh - hệ thống viễn thông liên lạc không dây - cung cấp Internet băng thông rộng trực tiếp cho người dùng trên Trái Đất.
Nếu cách đây vài chục năm, điều đó chỉ có thể tưởng tượng trong phim khoa học viễn tưởng thì bây giờ, đó là những gì Elon Musk đang thực hiện.
Một trong những cái tên được cho là đối tác của Starlink là Vislink, công ty phát triển hệ thống liên lạc video và vệ tinh có trụ sở tại Florida (Mỹ). Đó chính xác là những gì mà Starlink cần. Vài tuần trước, logo của Vislink cũng được tìm thấy trong một video trực tiếp của SpaceX.
Nhiều tin tức cũng khẳng định SpaceX đang có hoạt động thử nghiệm vệ tinh tại Florida, tiểu bang mà Vislink đặt trụ sở. Liệu đây chỉ là sự trùng hợp?
Du an Starlink cua SpaceX de doa nganh vien thong the gioi anh 2
Ảnh mô phỏng mạng lưới vệ tinh của Starlink bao phủ gần như toàn bộ Trái Đất. Ảnh: Đại học College London.

Starlink sẽ thay đổi cả thế giới như thế nào?

Tháng 11/2018, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã chấp thuận cho SpaceX phóng 12.000 vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, song Musk hy vọng con số sẽ tăng lên 30.000 trong tương lai. Kế hoạch của Starlink đã được vạch sẵn, và chúng ta có thể đang chứng kiến cột mốc quan trọng mới của lịch sử nhân loại.
Ưu điểm của Starlink chính là khả năng cung cấp kết nối Internet đến bất cứ đâu trên thế giới. Hãy tưởng tượng đang cắm trại trong rừng, thưởng thức bữa tối với phim 4K trên Netflix không gián đoạn, hay vừa livestream vừa thả bộ trên một hòn đảo. Đó là những gì Starlink muốn đạt được.
Du an Starlink cua SpaceX de doa nganh vien thong the gioi anh 3
60 vệ tinh Starlink được SpaceX phóng lên quỹ đạo hồi tháng 4 bằng tên lửa Falcon 9. Ảnh: Elon Musk/Twitter.
Những quốc gia đang phát triển với Internet không ổn định, tốc độ thấp và giá cước cao cũng hưởng lợi nhờ Starlink. Trong tương lai, các nhà cung cấp viễn thông sẽ phải dè chừng cái tên này.
Alex Knapp, nhà báo của Forbes cho rằng Starlink sẽ phải cạnh tranh với những nhà mạng truyền thống như Comcast của Mỹ. Với khu vực nông thôn hoặc các thị trường đang phát triển, một số nhà mạng truyền thống đang nỗ lực xây dựng mạng di động 5G.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đang đầu tư cho hệ thống cáp quang biển để cải thiện ổn định, tốc độ Internet cho khách hàng.
Mục tiêu của Starlink là mang đến kết nối Internet đến mọi nơi với chi phí rẻ, tốc độ cao. Nếu mọi người để ý đến Starlink và hệ thống của Starlink ngày càng được cải thiện, đó sẽ là đối thủ lớn với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
Bài báo đăng trên TechCrunch ngày 15/6 nói rằng Starlink hoàn toàn đủ khả năng tham gia chương trình tài trợ liên bang trị giá 16 tỷ USD nếu chứng minh ưu điểm của nó so với các nhà mạng Internet thông thường.
Không chỉ đe dọa các nhà mạng, Starlink còn có thể khiến cả ngành viễn thông sụp đổ. Có lẽ đó là điều tất yếu của sự đổi mới.
Phúc Thịnh / Zing
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Covid-19 và 5G: Hiểm họa khôn lường!


Covid-19 và 5G: Hiểm họa khôn lường!
Ảnh minh họa: ĐKN
Trên mạng gần đây xôn xao giả thuyết 5G làm trầm trọng hóa Covid-19, thậm chí 5G là tác nhân đằng sau đại dịch toàn cầu. Liệu có tồn tại bất kỳ bằng chứng nào đằng sau giả thuyết này? Và liệu có tồn tại mối liên hệ nào đó giữa Covid-19 với công nghệ 5G?
Tác  giả Chris Ford đã có bài bình luận về vấn đề này trên The BL hôm 4/2. Dưới đây là nguyên văn bài bình luận:
Một nhà sinh vật học tên Paul Doyon nghĩ như vậy. Lúc đầu ông nhận thấy những ảnh hưởng của các tháp di động, khi ông bị bệnh và nhận ra rằng việc này có liên hệ đến việc sống gần một vài cột tháp 5G.
Doyon đã sống ở Trung Quốc trong 18 tháng qua và đã trở thành một chuyên gia hiểu khá rõ về ảnh hưởng của bức xạ điện từ (electromagnetic radiation – EMR).
“Hiện tại, với 10.000 cột ăng ten 5G được lắp đặt gần đây phủ đầy thành phố, Vũ Hán có lẽ là một trong những thành phố bị ô nhiễm sóng điện từ 5G nhiều nhất trên hành tinh”, ông Doyon nói với The BL. Mô hình 5g triển khai tại Vũ Hán giống như đắp lên một tấm chăn điện từ. Bên cạnh đó, Iran, các tàu du lịch và Ý cũng là một trong những nơi khác được triển khai 5G.
Doyon tuyên bố, “trên thực tế, tỷ lệ tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc là ở những nơi đã triển khai công nghệ 5G, ví như Hàn Quốc và Ý. Iran, nơi rất có thể đang thử nghiệm bí mật công nghệ 5G, hiện ghi nhận 47.593 trường hợp nhiễm bệnh với 3.036 ca tử vong. Trên thực tế, tại Iran, một dự án hợp tác giữa hai tập đoàn viễn thông Irancell và Ericsson, đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ này vào tháng 9/2017”, ông Doyon nói.
Tháp viễn thông 5G (ảnh minh họa từ 3D Boscorelli/Shutterstock).
Nhiều người đã cố gắng cảnh báo về mối nguy hiểm của công nghệ 5G trước đây, tuy nhiên đa số không đưa ra bằng chứng khoa học, nên đã bị gán cho biệt danh những người theo thuyết âm mưu. Tuy nhiên, thực ra có rất nhiều bằng chứng khoa học ngoài kia có thể giúp củng cố các tuyên bố của họ.
Năm 2012, một nhóm các nhà khoa học đã công bố bản Báo cáo BioInitiative, với 29 tác giả từ 10 quốc gia, 10 người có bằng y khoa, 21 người có bằng tiến sĩ và ba người có bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên, thạc sĩ nghệ thuật hoặc thạc sĩ y tế công cộng. Trong số các tác giả có ba cựu chủ tịch hiệp hội điện từ sinh học (Bioelectromagnetics Society), và năm thành viên chính thức của Hiệp hội điện từ sinh học.
Bản báo cáo BioInitiative cảnh báo:
“Bằng chứng về rủi ro đối với sức khỏe từ các trường điện từ và công nghệ không dây (bức xạ tần số vô tuyến) đã gia tăng đáng kể từ năm 2007. Báo cáo đánh giá dựa trên hơn 1.800 nghiên cứu khoa học mới. … Các vấn đề về sức khỏe bao gồm tổn hại đến DNA và gen, ảnh hưởng trí nhớ, học tập, hành vi, khả năng tập trung, gián đoạn giấc ngủ, ung thư và các bệnh về thần kinh như Alzheimer. Việc thiết lập các tiêu chuẩn an toàn bổ sung là rất cần thiết để bảo vệ trước EMF (trường điện từ) và phơi nhiễm sóng không dây vốn đang hiện hữu ở mọi góc cạnh trong cuộc sống”. Xem thêm các bằng chứng ở đây.
Đã có nhiều cảnh báo từ các nhà khoa học, bác sĩ, nhà nghiên cứu … trong bốn thập kỷ qua về sự nguy hiểm của bức xạ không dây và trường điện từ đối với con người và các sinh vật khác.
Doyon nhắc nhở chúng ta về nhiều trường hợp như vậy. Lấy ví dụ, vào năm 1977, phóng viên Paul Brodeur đã xuất bản một cuốn sách có tên là “Hạ gục nước Mỹ (The Zapping of America)”; năm 1985, cố bác sĩ Robert O. Becker (hai lần được đề cử giải thưởng Nobel y học) đã viết quyển “Cơ thể điện (The Body Electric)”, và sau đó xuất bản cuốn “Dòng điện chéo: Những hiểm họa của điện hóa dân số, và niềm hy vọng nhân điện (Cross Currents: The Perils of Electropollution, The Promise of Electromedicine)”, năm 1990; hay B. Blake Levitt, tác giả và nhà nghiên cứu đã xuất bản cuốn “Trường điện từ: Cẩm nang người tiêu dùng về các vấn đề và cách bảo vệ chính chúng ta (Electromagnetic Fields: A Consumer’s Guide to the Issues and How to Protect Ourselves)” vào năm 1995 (và một lần tái bản kế tiếp vào năm 2007).
Ngoài ra có rất nhiều các báo cáo khác như vậy. Bác sĩ Martin Pall, Tiến sĩ, và giáo sư Hóa sinh và Khoa học y tế cơ bản tại Đại học bang Washington mới đây cho biết:
“Việc thiết lập hàng chục triệu ăng ten 5G mà không có bất kỳ một thử nghiệm sinh học nào về độ an toàn là ý tưởng ngu ngốc nhất bất cứ ai có thể nghĩ ra trong lịch sử thế giới”.
Bản kiến nghị của các nhà khoa học quốc tế về sóng điện từ (International EMF Scientist Appeal), được đệ trình lên Giám đốc điều hành Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) Inger Andersen, yêu cầu UNEP đánh giá lại các tác động sinh học tiềm tàng của các công nghệ mạng viễn thông 4G và 5G đối với thực vật, động vật và con người.
Bản kiến nghị có chữ ký từ 248 nhà khoa học đến từ 42 quốc gia. Các nhà khoa học này từng công bố các nghiên cứu bình duyệt về tác động sinh học hoặc sức khỏe của trường điện từ không ion hóa, một bộ phận của phổ điện từ trường (EMF) bao gồm các trường tần số cực thấp (ELF) phát ra từ các thiết bị điện; và bức xạ tần số vô tuyến (RFR), được sử dụng cho thông tin liên lạc không dây.
Trong một đoạn video ghi hình tại Hội nghị Thượng đỉnh về Sức khỏe và Nhân quyền ở Tucson, bang Arizona, ngày 12/3/2020, bác sĩ đồng thời là nhà nhân chủng học Thomas Cowan cho biết mỗi khi một công nghệ điện thế hệ mới được triển khai, chúng ta đều ghi nhận một đại dịch.
“Một cơn sốc sinh học đã xảy ra vì cơ thể chúng ta không biết phải phản ứng ra sao trước tình huống mới đầy căng thẳng. Nhiều người chết, còn những người sống sót, thì mang một cơ thể sinh học bị kích thích”, thì ông Cowan nói.
Công nghệ 5G xuất hiện chưa đủ lâu để có thể bị quy kết cho cuộc khủng hoảng sức khỏe đang xảy ra, tuy nhiên nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những vấn đề lớn đối với con người của loại công nghệ mới nổi này. Liệu có khả năng người ta xuất hiện các triệu chứng Covid-19 tăng cường sau khi tiếp xúc và phơi nhiễm với liều lượng lớn bức xạ 5G? Hãy hỏi một số nhà khoa học kể trên để biết câu trả lời.
Theo The BL
Thiện Lành dịch, Quý Khải biên tập / DKN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Nhà văn nào đang có số lượng sách dịch nhiều nhất tại Việt Nam?


Chỉ tính riêng với các tác phẩm độc lập, nhiều nhà văn lớn của Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Nhật đang có số lượng sách xuất bản tại Việt Nam ngày càng nhiều.
Nha van co nhieu sach o Viet Nam anh 1
8. Nicholas Sparks: Nhà văn người Mỹ nổi tiếng Nicholas Sparks tính đến hiện tại đã có 20 tiểu thuyết và 2 tác phẩm phi hư cấu, bán được hơn 100.000 bản trên khắp thế giới, dịch ra hơn 50 thứ tiếng. Nhiều cuốn lọt vào list sách bán chạy của New York Times, và được chuyển thể thành phim. Ông được coi là con gà để trứng vàng của làng xuất bản khi với sức sáng tác lớn trong chủ đề tình yêu lãng mạn. Tại Việt Nam đã có 12 tác phẩm của Sparks được dịch ra tiếng Việt.
Nha van co nhieu sach o Viet Nam anh 2
7. Diệp Lạc Vô Tâm: Bắt đầu phát triển từ văn học mạng, giờ đây Diệp Lạc Vô Tâm được mệnh danh một trong bốn tứ đại tác giả "Bảo chứng ngôn tình" của Trung Quốc nổi tiếng nhất hiện tại bên cạnh Tân Di Ổ, Cố Mạn và Phỉ Ngã Tư Tồn. Các tác phẩm của cô tập trung vào những mối tình chẳng mấy suôn sẻ nhưng thường khiến người đọc phải ghi nhớ mãi. Nhiều cuốn sách của Diệp Lạc Vô Tâm cũng đã được ký hợp đồng chuyển thể thành phim, trong đó có gần đây tác phẩm nổi tiếng nhất của cô - Mãi mãi là bao xa. 15 tác phẩm đã được dịch của Diệp Lạc Vô Tâm cũng vừa được tái bản trong diện mạo mới với thiết kế đồng bộ hơn.
Nha van co nhieu sach o Viet Nam anh 3
6. Guillaume Musso: Musso là một trong hai nhà văn Pháp đương đại thành công nhất với tốc độ sáng tác trung bình vào khoảng mỗi năm một cuốn sách. Được dịch ra khoảng 40 thứ tiếng, mỗi cuốn sách của Musso không chỉ thành công ở Pháp mà còn được đón nhận trên toàn thế giới. Các tác phẩm không chỉ tập trung vào tình yêu mà còn ẩn chứa những điều bí mật chờ người đọc khám phá. Ở Việt Nam, tốc độ phát hành sách của Guillaume Musso cũng rất nhanh chóng với 16/18 tác phẩm đã được dịch và phục vụ bạn đọc.
Nha van co nhieu sach o Viet Nam anh 4
5. Sidney Sheldon: Qua đời ở tuổi 89, Sidney Sheldon để lại gia tài gồm 18 tác phẩm và toàn bộ trong số đó đã được dịch tại Việt Nam. Ông thành công ở mảng đề tài trinh thám, tội phạm và bán được hơn 600 triệu bản sách trên thế giới, dịch ra 51 thứ tiếng. Năm 2019, Sidney Sheldon được vinh danh là một trong mười tiểu thuyết gia bán chạy nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, khi hầu hết tác giả khác trong danh sách này vẫn đang sống và vẫn tiếp tục viết nên con số 18 của Sidney Sheldon có thể sẽ sớm bị bỏ xa.
Nha van co nhieu sach o Viet Nam anh 5
4. Marc Levy: Marc Levy chỉ bắt đầu viết sách khi đã 37 tuổi, nhưng sau đó ông trở thành một hiện tượng xuất bản toàn cầu và trở thành tác giả Pháp đương đại được đọc nhiều nhất trên thế giới. Bất cứ khi nào Marc Levy ra cuốn sách mới, không chỉ độc giả, nhà phê bình mà còn có đơn vị bản quyền các nước săn đón. Cuốn sách mới nhất của Marc Levy xuất bản năm 2019 cũng đã được dịch ở Việt Nam với nhan đề Ghost of Love.
Nha van co nhieu sach o Viet Nam anh 6
4. Agatha Christie: Nữ hoàng trinh thám có một gia tài đồ sộ gồm 66 tiểu thuyết thám tử và 14 tuyển tập. Tổ chức Guinness thế giới ghi nhận bà là tiểu thuyết gia có số bản in lớn nhất mọi thời đại với trên 2 tỷ bản được bán ra, trở thành tác giả có tác phẩm được biết đến chỉ sau Kinh Thánh và các vở kịch Shakespeare.Trước đây nhiều tác phẩm của Agatha Christie đã được dịch ở Việt Nam nhưng phần lớn là không có bản quyền. Sau đó NXB Trẻ tiến hành mua và dịch lại các tác phẩm trinh thám của bà, đến nay đã có 20 cuốn sách được xuất bản.
Nha van co nhieu sach o Viet Nam anh 7
2. Keigo Higashino: Tập trung và mảng sách trinh thám, bí ẩn, nhà văn người Nhật Keigo Higashino cực kỳ được yêu thích tại các nước châu Á. Ông có hơn 60 tiểu thuyết kỳ bí, hàng chục truyện ngắn và tiểu luận, là mảnh đất màu mỡ cho các đơn vị phát hành ở Việt Nam khai thác và xuất bản. Tính đến nay đã có 22 cuốn sách của Keigo Higashino đã và sắp xuất bản, những năm gần đây tốc độ ra sách mới của ông tại nước ta lên đến 3,4 cuốn mỗi năm, và hoàn toàn có khả năng leo lên đứng vị trí số một.
Nha van co nhieu sach o Viet Nam anh 8
1. Haruki Murakami: Hiện đứng đầu danh sách này là nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami. Phần lớn các tác phẩm của ông cũng đã được dịch tại Việt Nam, chưa bao gồm cuốn sách mới nhất xuất năm 2017 Killing Commendatore. Được đánh giá là “một trong những nhà văn vĩ đại nhất vẫn đang sống”, Haruki Murakami để lại trong lòng người đọc những dấu ấn khó phai về các triết lí siêu thực qua những cuốn sách của ông.
Thiên Ái / Zing

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Các binh sĩ Ấn Độ chết thế nào khi đối đầu quân Trung Quốc ở Ladakh?

VOV.VN - Tin tức cho hay, các binh sĩ Ấn Độ đánh nhau với quân Trung Quốc trên gờ núi, nhiều người bị đập bằng gậy và rơi xuống đá và sông lạnh giá bên dưới.
Theo các nguồn tin mà SCMP có được, 20 quân nhân Ấn Độ đã chết trong tay binh sĩ Trung Quốc ở thung lũng Galwan ở khu vực Ladakh nằm ở độ cao 4,2km so với mực nước biển, thuộc khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ.
cac binh si an do da chet the nao trong cuoc doi dau voi quan trung quoc o ladakh? hinh 1
Sĩ quan quân đội Ấn Độ làm nghi lễ cho một binh sĩ Ấn Độ tử trận trong cuộc đụng độ với lính Trung Quốc ở vùng Ladakh, trước khi hỏa thiêu thi thể của họ. Ảnh: Reuters.
Theo nghĩa đen, các binh sĩ Ấn Độ đã chết trong tay quân Trung Quốc vì ở đây hai bên không hề dùng súng.
Thông tin cho hay, những người lính Ấn Độ đã bị đập chết bằng gậy trong cuộc giao chiến trên một gờ núi. Hai bên hẹn nhau quyết chiến ở đây. Hậu quả là nhiều binh lính thuộc hai bên bị rơi xuống các tảng đá phía dưới và con sông Galwan lạnh giá. Họ đã chết vì chấn thương não và mất nhiệt cơ thể.
Ngoài 20 lính Ấn Độ tử trận còn có 76 lính Ấn Độ khác bị thương và 10 lính Ấn Độ bị bắt làm tù binh rồi được thả vào hôm 18/6.
Trong số các quân nhân Ấn Độ nói trên có 1 trung tá và 3 thiếu tá.
Thông tin từ một cơ quan của Ấn Độ cho rằng phía Trung Quốc cũng hứng chịu thương vong đáng kể nhưng Bắc Kinh không công bố chính thức số tử vong ở phía họ./.
Nguồn: SCMP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực tranh chấp ở cao nguyên Ladakh khiến nhiều người thiệt mạng.

Truyền thông Ấn Độ cho hay cuộc đụng độ kéo dài hơn 3 giờ và binh sĩ Trung Quốc dùng đá và gậy quấn dây thép gai, đóng đinh để tấn công binh lính Ấn Độ.
Các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại một khu vực biên giới /// Indian Express
Các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại một khu vực biên giới
INDIAN EXPRESS
Đài India Today ngày 17.6 đưa tin khá chi tiết diễn biến của vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực tranh chấp ở cao nguyên Ladakh khiến nhiều người thiệt mạng.
Hãng tin ANI đưa tin Trung Quốc hứng chịu 43 ca thương vong, trong khi quân đội Ấn Độ xác nhận ít nhất 20 binh sĩ nước này thiệt mạng trong vụ đụng độ vào đêm 15.6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh ở Kashmir. Còn báo Times of India hôm 17.6 nói thông tin tình báo Mỹ cho hay phía Trung Quốc có 35 quân nhân thương vong, bao gồm cả người chết và bị thương.
Báo Ấn Độ: Chi tiết vụ đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ Trung - Ấn - ảnh 1
Xe tải chở lính Ấn Đô hướng đến Ladakh, tại khu vực quận Ganderbal ở Kashmir ngày 17.6.2020
REUTERS
Đây là vụ đụng độ thảm khốc nhất giữa binh sĩ 2 nước kể từ vụ đụng độ năm 1967 ở Nathu La khiến 80 binh sĩ Ấn Độ và hơn 300 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Theo India Today, hai bên tổ chức đàm phán cấp trung tướng vào ngày 6.6 nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng tại phía đông Ladakh. Sau khi hai bên đồng ý rằng các binh sĩ Trung Quốc sẽ rút lui về khu vực của họ tại thung lũng Galwan, dự kiến đối thoại cấp thiếu tướng sẽ diễn ra vào ngày 16.6.
Current Time0:00
/
Duration1:24
Auto
[VIDEO] Đụng độ biên giới Trung-Ấn, 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, Trung Quốc có thương vong
Tuy nhiên, sau đó vài ngày, phía Trung Quốc quay trở lại và dựng lều “bên phía Ấn Độ” nên các binh sĩ Ấn Độ dỡ bỏ lều, dẫn đến xô xát và một số binh sĩ bị thương.
Các binh sĩ Trung Quốc quay trở lại với số lượng đông hơn vào cuối tuần và xảy ra một số pha ném đá vào nhau hôm 14.6. Đến tối 15.6, đụng độ nổ ra tại một điểm gần sông Galwan và nhanh chóng leo thang khiến nhiều binh sĩ Ấn Độ bị rơi xuống sông.
Do các binh sĩ Trung Quốc không rút lui, một nhóm tuần tra phi vũ trang của quân đội Ấn Độ do đại tá Santosh Babu chỉ huy trung đoàn Bihar 16 dự kiến sẽ thảo luận với phía Trung Quốc. Các binh sĩ Trung Quốc từ chối rút lui và cố ý làm tình hình xấu đi khi ném đá và dùng gậy quấn dây thép gai và đóng đinh để tấn công, khiến phía Ấn Độ đáp trả.
Báo Ấn Độ: Chi tiết vụ đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ Trung - Ấn - ảnh 2
Đưa thi thể binh lính Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đụng độ ở biên giới với Trung Quốc vào bệnh viện ở thị trấn Leh (Ladakh, Ấn Độ), ngày 17.6.2020
Sau đợt tấn công đầu tiên, ông Babu cùng một binh sĩ bị thương được đưa về phía sau, để lại một số binh sĩ khác bị thương bị phía Trung Quốc bắt giữ.
Gần 40 phút sau, một thiếu tướng chỉ huy nhóm binh sĩ trở lại khu vực và tiếp tục đụng độ, khiến 55 - 56 binh sĩ Trung Quốc bị thương.
Báo Ấn Độ: Chi tiết vụ đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ Trung - Ấn - ảnh 3
Hình ảnh vệ tinh khu vực thung lũng Galwan tại cao nguyên Ladakh, ảnh chụp ngày 16.6.2020
ẢNH: REUTERS
Các vụ đụng độ xảy ra gần vách đá và nhiều binh sĩ bị xô xuống sông Galwan đang chảy xiết trong điều kiện nhiệt độ thấp. Theo các nguồn tin, phía Trung Quốc vượt trội hơn Ấn Độ về số binh sĩ. Dường như có một sĩ quan Trung Quốc cấp hàm thiếu tướng tại đồn gần đó vẫy tay kêu gọi binh sĩ 2 bên dừng tay.
Vụ đụng độ kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, với nhiều người bị chấn thương đầu do bị ném đá và tấn công bằng gậy quấn dây thép gai, và kết thúc sau nửa đêm. Thi thể nhiều binh sĩ được vớt lên từ dòng sông và nhiều người bị thương nặng đã không qua khỏi vào sáng hôm sau.
Các nguồn tin cho biết nhiều cuộc đối thoại cấp đại tá được tổ chức ngay tại khu vực trên trong ngày 16.6. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc khá im ắng về vụ đụng độ và Bộ Ngoại giao nước này cho hay tình hình chung ở biên giới là "ổn định và trong tầm kiểm soát".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người sáng lập The A.I. Organization: ‘Huawei dùng trí tuệ nhân tạo để nô lệ hóa con người’?


Người sáng lập Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo: Huawei và hiểm họa mạng 5G đối với nhân loại
ĐCSTQ sử dụng trí tuệ nhân tạo trên nền tảng 5G để trích xuất dữ liệu nhằm giám sát, theo dõi, bắt bớ, thậm chí là thực hiện các hoạt động ám sát (ảnh: Cyrus A. Parsa, Piyamas DulmunSumphun, Dreamstime)
Nhà Trắng gần đây đã mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Luân Đôn cũng đang xem xét đánh giá lại việc cho phép Huawei tham gia vào cơ sở hạ tầng của Anh Quốc. Theo báo cáo mới nhất, Thủ tướng Anh Boris Johnson dự định sẽ đình chỉ hoàn toàn việc sử dụng các thiết bị của Huawei, khiến gã khổng lồ công nghệ này một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý. Cuộc phong tỏa nhắm vào Huawei có những nguyên nhân rất sâu xa.
Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo (The A.I. Organization – một tổ chức tại Mỹ chuyên nghiên cứu, đánh giá và cảnh báo rủi ro đến từ các loại hình trí tuệ nhân tạo), ông Cyrus Parsa chỉ ra rằng việc Tổng thống Trump ngăn chặn Huawei, thực tế là để nhắm vào công nghệ robot tự động nhân tạo (AI) điều khiển 5G. ĐCSTQ đã tạo ra Huawei 5G thông qua sáng kiến ​​”Một vành đai một con đường”, nhằm mục đích giám sát ngầm, “nô lệ hóa con người”, với mục tiêu tối thượng là thao túng toàn thế giới, theo the BL.
Ảnh chụp màn hình Twitter tài khoản của ông Cyrus A Parsa, người sáng lập Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo 
Trong phong trào phản đối “Luật dẫn độ ở Hồng Kông” năm ngoái, Tổ chức AI đã công bố một bài viết cảnh báo việc chính quyền Trung Quốc đang sử dụng AI do các tập đoàn công nghệ Trung Quốc cung cấp, có tính năng nhận dạng khuôn mặt để bắt giữ những thanh niên biểu tình ở Hồng Kông. Tổ chức này cho biết họ đã nhận được thông tin tình báo nói rằng cảnh sát Trung Quốc đại lục đã trà trộn vào cảnh sát Hồng Kông, dùng công nghệ AI để xác định vị trí của các sinh viên biểu tình, giam giữ các sinh viên nữ để họ bị cảnh sát hãm hiếp tập thể. Bài viết cũng đề cập đến các vụ việc mà cảnh sát gọi là “tự tử”, thực chất là các nạn nhân nữ bị hãm hiếp và giết chết nhằm khiến các sinh viên biểu tình khiếp sợ, một số khác là nạn nhân bị đẩy xuống từ tầng cao, sau đó cảnh sát tuyên bố rằng họ đã tự nhảy lầu.
Bên cạnh việc sáng lập Tổ chức AI, ông Cyrus cũng là một chuyên gia về an ninh trong nước và các vấn đề Trung Quốc, Iran. Ông đã dành 20 năm để khảo sát hơn 1.000 công ty trí tuệ nhân tạo, robot, 5G, sinh trắc học và công nghệ sinh học, trong đó có hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc.
Ông Cyrus cho biết các thiết bị đầu cuối như Internet of Things (IoT), điện thoại thông minh và mạng 5G tạo thành một mạng lưới khổng lồ tích hợp AI bên trong; Tuy nhiên các ứng dụng cơ giới học thần kinh và nghiên cứu phát triển “bộ não kỹ thuật số” đối với con người của các công ty công nghệ không chỉ mang đến những rủi ro sức khỏe như chứng đột quỵ, bệnh tim và các bệnh về hệ thần kinh mà còn ẩn chứa trong nó mối đe dọa sâu sắc và to lớn hơn.
(Ảnh: Shutterstock)
Vũ khí hóa công nghệ  5G của Huawei
Trong các video đặc biệt và các cuộc phỏng vấn, ông Cyrus thẳng thắn bày tỏ, chiếc smartphone mà hiện nay con người luôn mang theo như hình với bóng, lúc ban đầu được quân đội Mỹ phát triển làm vũ khí, nhưng Trung Quốc đã nâng nó lên một tầm cao mới, khi nghiên cứu vũ khí hóa bổ sung mạng 5G Huawei và trí tuệ nhân tạo tự động.
Ông Cyrus cảnh báo về ảnh hưởng tiêu cực của mạng 5G với sức khỏe con người: “5G được tạo ra cho máy móc, điều khiển tự động, máy bay không người lái và robot, chứ không được thiết kế cho con người, vì thế tần số bức xạ cao của nó sẽ gây hại cho cơ thể con người”. Ông cho biết so với 4G, thì sóng 5G và bức xạ sẽ gây tổn hại hơn cho sức khỏe, các tế bào, hệ thống thần kinh và mạng lưới thần kinh, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus và vắc-xin.
Điện thoại thông minh có thể thông qua “cảm biến khoảng cách” kết nối với hệ thống thần kinh, mạng lưới thần kinh, cơ quan cảm thụ ngoài da và các cơ quan quan trọng của con người, làm tổn thương hệ thần kinh, gây ra tình trạng teo tế bào và thay đổi hóa học trong não. Ông Cyrus nhắc nhở, trong đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán, mang bên mình một điện thoại di động có kết nối 5G, nguy cơ mắc các chứng bệnh nghiêm trọng và tử vong sẽ gia tăng.
Đồng thời, chức năng nhận dạng AI do chính quyền Trung Quốc phát triển, không chỉ nhận diện khuôn mặt, mà còn có thể đo nhịp tim, mức độ tuân thủ và thậm chí tín ngưỡng của người dân, chính quyền có thể trích xuất dữ liệu để giám sát, theo dõi, bắt bớ, thậm chí là thực hiện các hoạt động ám sát.
Mặc dù Hoa Kỳ hiện chỉ có 10.000 trạm 5G, chẳng là gì so với Trung Quốc, Ý, Hàn Quốc và các quốc gia khác, nhưng ông Cyrus vẫn kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump nên ngừng ngay tất cả việc xây dựng các trạm 5G.
(Ảnh: A.I. Organization/Dreamstime)
5G và “Lập trình xã hội kỹ thuật số sinh học”
Ở cấp độ  văn hóa tư tưởng, ông Cyrus cũng chỉ ra rằng mạng 5G mà chính quyền Trung Quốc thúc đẩy và công nghệ “lập trình xã hội kỹ thuật số sinh học” (Bio-Digital Social Programming) đang khiến con người đứng trên bờ vực bị nô lệ hóa.
Ông đã phân tích rõ khái niệm “lập trình xã hội số sinh học”: “sinh học” nghĩa là chỉ đặc điểm sinh học của con người, “kỹ thuật số” có nghĩa là hệ thống thần kinh bị giám sát nhận dạng, “mã số tự thân”, bao gồm tín ngưỡng, suy nghĩ, cảm xúc; “xã hội” là chỉ mạng xã hội Internet, bao gồm cả gia đình và phương tiện truyền thông xã hội. Điều quan trọng nhất là “lập trình”, nghĩa là AI tự động xâm nhập vào cơ thể con người để tự sao chép, làm biến dị tư tưởng, tăng cường truyền bá dẫn đến hậu quả càng nghiêm trọng hơn.
Trong cuốn “Trí tuệ nhân tạo: Mối hiểm họa đối với con người” (Intellegence Artificial: Dangers to Humanity), ông Cyrus đã giải thích khái niệm này từ nhiều góc độ.
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vRHse53nXr3MHt3mwyExXtT5hkQVMS3rYsDoWda4VBBA6Vex2kezFxTJWjqAMhWHwqMXtxgE6YsdiYONANN4mZ1brwC_nwkgyNS8oQ7INnj2BXAmPBa-dtpxGshIzxacetUtVZ0k
Trang bìa cuốn  “Trí tuệ nhân tạo: Mối hiểm họa đối với con người” (ảnh: Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo).
Nhìn từ góc độ công nghệ số, mọi người đều có một “trường số sinh học” và cũng có “mạng lưới số sinh học cơ thể người”, còn AI vận hành trên Internet lại đến từ một “mạng lưới số sinh học toàn cầu” được ẩn giấu.
Khi mọi người sử dụng điện thoại thông minh 5G chơi trò chơi hoặc xem tin tức, AI điều khiển 5G có thể kết nối mạng số sinh học của cơ thể người với Internet và mạng số sinh học toàn cầu để tạo thành một cơ chế tuần hoàn.
Thông qua cơ chế này, AI sẽ phát tán vật chất sinh học vào cơ thể con người và nó cũng có thể cài đặt một phần mềm sao chép vào “mạng lưới số sinh học của con người”, có thể tự sao chép trong cơ thể con người, hình thành lớp não kỹ thuật số cho nó, từ đó thay đổi ý chí tự do của con người. Ông Cyrus gọi phần mềm này là “Bạo lực trí não”.
Khi được phỏng vấn, ông Cyrus giải thích rằng: “Bộ não là một cơ quan tiếp thu. Mọi người không ý thức được những gì họ nhìn thấy trên điện thoại di động có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua “cảm biến khoảng cách” và “hệ thống đầu vào cơ thể. “Hệ thống này bao gồm mắt, tai, cơ quan cảm thụ da và điện trường. Nội dung tiếp nhận này được điều chỉnh bởi hệ thống AI trong mạng hoặc điện thoại di động và sẽ được sao chép trong não, tạo ra một mạng lưới thần kinh mới để thay thế mạng ban đầu của cơ thể người, từ đó hình thành ý tưởng, khái niệm và phán đoán; Ví dụ, “mọi người dễ dàng công kích Tổng thống Trump và tin vào lời của ĐCSTQ”.
Ông Cyrus nhấn mạnh rằng AI sẽ đóng vai trò lập trình thông qua cảm xúc của con người, chẳng hạn như phụ thuộc cảm xúc vào phương tiện truyền thông xã hội. Có một số người, “trường tự thân” rất mạnh thì có thể chống lại lập trình, nhưng những người có cảm xúc yếu hoặc suy nghĩ bại hoại thì rất dễ bị nó lập trình.
Ông cho biết: “Nếu cơ sở hạ tầng 5G Huawei được cài đặt, thì đây không chỉ là vấn đề về mạng, mà ‘Hệ thống AI thống nhất’ được chế độ cộng sản Trung Quốc mã hóa có thể kiểm soát những gì mọi người nghĩ, nhìn và cảm nhận, con người sẽ trở thành nô lệ”.
Nghiên cứu của tổ chức trí tuệ nhân tạo phát hiện “lập trình xã hội số sinh học” đã trở thành hiện thực trên quy mô lớn trong cộng đồng công nghệ phương Tây và người làm truyền thông.
Dã tâm mạng 5G của Huawei
Nói về việc công nghệ 5G sẽ đi đến đâu, ông Cyrus chỉ ra rằng ĐCSTQ sẽ thông qua Huawei để kết nối robot hình người và máy bay không người lái với một nền tảng AI “bộ não kỹ thuật số 5G”. Một khi robot  “tự động hóa AI” được kích hoạt, thì có thể tăng gấp đôi tốc độ học tập và vận hành của AI, gần bằng cấp độ trí tuệ nhân tạo thứ hai – cấp độ “Trí tuệ nhân tạo chung” (AGI). Gần như không thể nhận ra tốc độ vận hành của nó.
Bằng cách này, mạng Huawei có thể kiểm soát đất liền, đường hàng không, Internet, ô tô, trung tâm giáo dục, bệnh viện, nhà máy, cảnh sát, thiết bị an ninh và thậm chí cả quân đội, có thể cho phép AI kiểm soát hoàn toàn và nô lệ hoá con người. Trên thực tế, quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có dữ liệu nhận dạng khuôn mặt của 6 tỷ người.
Hậu quả việc giới thiệu 5G Huawei 
Ông Cyrus từng là một võ tăng ở trong núi sâu của Trung Quốc khi còn trẻ. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với người dẫn chương trình Elle Bradley của kênh Youtube “Elle Bradley Beneath The Waters”, ông nhấn mạnh rằng, nhìn từ một loạt các hành động trong lịch sử mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm, bao gồm gây ra cái chết bất thường của gần 100 triệu người, nô lệ hoá toàn dân, xóa bỏ các giá trị truyền thống kính trời tín Thần, bức hại các học viên Pháp Luân Công tin vào giá trị Chân Thiện Nhẫn, thậm chí cả việc mổ cướp nội tạng sống,… có thể thấy hậu quả của việc truyền bá Huawei 5G ở nhiều quốc gia khác nhau là điều không thể tưởng tượng được.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc là một kẻ nói dối trắng trợn”, ông Cyrus nói trong buổi phỏng vấn. “Một chính quyền tống giam người dân của chính mình vào các trại tập trung, bức hại họ, hãm hiếp họ, giết họ để lấy nội tạng. Các vị liệu có muốn cấp cho chính quyền đó quyền thao khống mạng lưới điện, hệ thống mạng 5G để huy động các máy bay không người lái, các cỗ máy, và khả năng giám sát người dân thông qua AI này chăng. Các vị khờ quá vậy?”
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của Huawei lan rộng 170 quốc gia và bao phủ hơn 3 tỷ người, nhưng đã bị Tổng thống Trump từ chối kiên quyết. Ông Cyrus cảm khái: “Chính quyền Obama đã bật đèn xanh cho Huawei. Nếu ông Trump không ra tay, Huawei có thể đã kiểm soát Hoa Kỳ”.
Trong cuốn sách  “Trí tuệ nhân tạo: Những mối hiểm họa đối với con người”, ông Cyrus đã phân tích hơn 50 công ty và tổ chức nghiên cứu dựa trên AI trên khắp thế giới, giải thích các mối đe dọa của công nghệ mới liên quan, trong đó bao gồm hơn 100 ý đồ vũ khí hoá AI, ông cũng kể lại quá trình ông tự mình báo cáo kế hoạch sử dụng máy bay không người lái côn trùng của ĐCSTQ để thực hiện các vụ ám sát Nhà Trắng.
Trang bìa cuốn  “AI, Trump, Trung Quốc & Vũ khí hóa robot với 5G” (ảnh: Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo).
Trong cuốn sách trước của mình, “AI, Trump, Trung Quốc & Vũ khí hóa robot với 5G”, ông Cyrus đã phân tích kĩ việc phương Tây đã chuyển giao công nghệ AI cho Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào. Ông cũng nhận định người Mỹ nên ngừng chỉ trích ông Trump, vị tổng thống Mỹ tín thần và có tầm nhìn xa về mối đe dọa từ ĐCSTQ.
Vào tháng 12 năm ngoái, Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo đã kiện các gã khổng lồ công nghệ và truyền thông xã hội như Google, Facebook, Neuralink lên tòa án Mỹ về các tội danh như: vũ khí hóa AI, chuyển giao công nghệ, hợp tác với nhóm diệt chủng ĐCSTQ. Mặc dù Cyrus  đã vấp phải sự ngăn cản của các phương tiện truyền thông lớn do cánh tả kiểm soát, những lời cảnh báo mạnh mẽ của ông đã thu hút sự chú ý của Nhà Trắng và giới trí thức Mỹ.
Gần đây, Mỹ đã tăng cường lệnh trừng phạt đối với Huawei, yêu cầu các nhà sản xuất toàn cầu phải xin phép chính phủ Mỹ trước khi xuất khẩu chip bán dẫn sử dụng công nghệ hoặc thiết kế của Hoa Kỳ cho Huawei.
Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia (NCSC) của Vương quốc Anh cũng đã có động thái tương tự và đưa ra một đánh giá mới về tác động của việc Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại Anh. Theo báo cáo mới nhất, Thủ tướng Boris Johnson dự định thay đổi lập trường và cấm sử dụng thiết bị Huawei 5G ở Anh.
ĐCSTQ gần đây đã thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, điều đó càng cho thấy rõ mối đe dọa từ Huawei và 5G. Ông Cyrus nhấn mạnh: “Không chỉ là vấn đề một cá nhân mất kiểm soát, nếu cảnh sát, quân đội và chính phủ đều mất kiểm soát, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được”.
Theo BL Daily
An Hòa dịch và biên tập

Phần nhận xét hiển thị trên trang