Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Con Trai Nhà thơ Trần Dần:

“CÂU CHUYỆN THỊ GIÁC” VÀ TIỂU THUYẾT “THÀNH PHỐ BỊ KẾT ÁN BIẾN MẤT”


Hoạ sĩ Trần Trọng Vũ
Hoạ sĩ Trần Trọng Vũ
NTT: Hoạ sĩ Trần Trọng Vũ (con trai của nhà thơ Trần Dần) từ Pháp về mang theo “những câu chuyện nghệ thuật” trình thị cùng công chúng Việt Nam. 19h, thứ 5, ngày 03/4/2014 tại Thư viện cà phê Đông Tây (Nhà N11A, Trần Qúy Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội), sẽ ra mắt tiểu thuyết THÀNH PHỐ BỊ KẾT ÁN BIẾN MẤT của anh, với sự chủ toạ của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Trước đó, Trần Trọng Vũ cũng đã có triển lãm mang tên “Tôi đến thăm bạn với một câu chuyện thị giác” tại Hà Nội. Dưới đây là bài viết của nhà báo Bùi Ngọc Hà về triển lãm đó.

Những “câu chuyện thị giác” – mối giao thoa kì lạ của hình ảnh và ngôn từ

BÙI NGỌC HÀ
(Sóng trẻ) – Một câu chuyện được kể bằng hình ảnh, một cuốn tiểu thuyết được viết bằng hình ảnh, một cuộc đối thoại sử dụng hình ảnh làm phương tiện… tất cả đã xuất hiện trong buổi giới thiệu của nghệ sĩ thị giác Trần Trọng Vũ về một số tác phẩm nằm trong dự án nghệ thuật sắp tới của mình. Trần Trọng Vũ cũng đã cho ra mắt một trong những tác phẩm vừa giới thiệu tại triển lãm mang tên “Tôi đến thăm bạn với một câu chuyện thị giác”. Buổi giới thiệu và khai mạc triển lãm bắt đầu lúc 19h ngày 19/3.
 
Tại buổi giới thiệu, Trần Trọng Vũ bày tỏ những ý tưởng, những quan điểm, những ngẫm ngợi, nghĩ suy về cuộc sống nghệ sĩ đã gửi gắm trong mỗi tác phẩm. Và thông qua các tác phẩm nằm trong dự án, người nghệ sĩ thị giác cũng muốn thể hiện suy nghĩ về mối quan hệ giữa ngôn từ và hình ảnh, hay đúng hơn, mối quan hệ giữa văn học và hội họa, mà theo như nghệ sĩ nói: mối quan hệ ấy giống như mối quan hệ giữa “hít vào” và “thở ra”.
 
6 tác phẩm là 6 câu chuyện, 6 cách thể hiện độc đáo, 6 dạng thức của mối quan hệ giữa hình ảnh và ngôn từ đã mang đến cho người xem những góc nhìn mới, những cảm nhận khác lạ về nghệ thuật.
 
b1df2e5e9_photo0919.jpg
 
Tác phẩm đầu tiên được Trần Trọng Vũ giới thiệu là tác phẩm được trưng bày trong triển lãm “Tôi đến thăm bạn với một câu chuyện thị giác”. Tác phẩm với tên gọi “Thư của chỉ một người” này được trình bày dưới hai dạng thức: một không gian treo một cách ngẫu hứng những bức thư bị vò nhàu nát (chỉ có 21 bức thư có chữ kể về “21 ngày không thể”) và một cuốn sách tập hợp 21 bức thư cũng đầy “vẻ nhăn nheo”.  
Với hai cách trình bày này, người thưởng thức có thể đọc tác phẩm bằng hai cách: đọc hình ảnh bằng cách đi vào bên trong không gian đó giống như đứng bên trong tác phẩm để thưởng thức nó, cầm trên tay cuốn sách và đọc ngôn từ – một cách đọc “hoàn toàn bình thản”, theo lời của nghệ sĩ Trần Trọng Vũ.
 
Trần Trọng Vũ tâm sự về ý tưởng cũng như quá trình làm tác phẩm: “Tôi đã ghi lại tất cả những gì xảy ra, đó có thể là câu chuyện của tôi, có thể là câu chuyện của người khác, có thể là những suy nghĩ của tôi về bản thân, về tình yêu, về mọi thứ trên đời, tất cả sẽ trộn lẫn trong một mớ lộn xộn của rất nhiều liên tưởng. Ban đầu tôi định làm cái gì đó trong vòng 1 năm, hay 100 ngày, 200 ngày, 300 ngày. Nhưng ý định ban đầu ấy thất bại hoàn toàn bởi vì đến ngày thứ 21, tôi cảm giác là tôi không thể tiếp tục được nữa, và lúc đó cũng là lúc tôi biết rằng tôi phải làm gì đó cho tác phẩm của mình.”
 
“Thư của chỉ một người” là tác phẩm thứ hai trong dự án nghệ thuật của Trần Trọng Vũ. Tác phẩm đầu tiên của dự án – “ Câu chuyện thị giác” lại được nghệ sĩ giới thiệu tiếp sau. 
 
b1df2e5e9_photo0927.jpg
Thư của chỉ một người
 
“Câu chuyện thị giác” lại là một tác phẩm được kể hoàn toàn bằng hình ảnh, để tiếp cận tác phẩm này, người thưởng thức  chỉ có một cách đọc duy nhất: bước vào bên trong tác phẩm và đọc hình ảnh. Tác phẩm là một mô hình được làm bằng giấy trong suốt. Bên trong mô hình treo những bông hoa giấy với nhiều kích cỡ khác nhau và có những mô hình người với nhiều hình dáng và cách biểu hiện thái độ trên khuôn mặt khác nhau. Tác phẩm “vô ngôn” này mang đến cho người xem những cảm nhận thích thú khi cảm nhận rằng: minh như được sống bên trong tác phẩm. Ngôn từ biến mất, chỉ còn hình ảnh, nhưng người xem có thể kể lại câu chuyện đó bằng ngôn từ sau khi bước ra khỏi tác phẩm. Đây là một ý tưởng thú vị của Trần Trọng Vũ, và ý tưởng này cũng thể hiện quan điểm của người nghệ sĩ thị giác về mối quan hệ giữa hình ảnh và ngôn từ.
 
“Thành phố bị kết án biến mất” là tựa đề của cuốn tiểu thuyết cũng là tác phẩm thứ ba mà Trần Trọng Vũ giới thiệu. Một cuốn tiểu thuyết 292 trang sắp ra mắt sử dụng ngôn từ làm chất liệu, không hề có sự xuất hiện của dấu phẩy trong cuốn tiểu thuyết này. Nhưng điểm đặc sắc của tác phẩm cũng là kết quả mà người nghệ sĩ thị giác muốn hướng đến chính là: hình ảnh sẽ tràn ngập khắp mọi nơi dưới hình dạng của ngôn từ. 
Cốt truyện của “Thành phố bị kết án biến mất” không phải là mục đích cuối cùng của cuốn tiểu thuyết mà chỉ là phương tiện để diễn đạt lại những suy tư nhiều chiều của người viết về những gì nhìn thấy đươc và những gì không được nhìn thấy, về mới quan hệ giữa hình ảnh và ngôn từ, giữa có thể và không thể. 
Cuốn tiểu thuyết hứa hẹn sẽ mang đến cho độc giả những trải nghiệm thú vị.
 
“31 người đối thoại” là tên gọi của tác phẩm thứ tư – một cuốn sách dài 4m được sáng tác nhờ sự góp sức của 15 nhà thơ ,nhà văn và 16 họa sĩ. Mỗi người sáng tác sẽ viết hoặc vẽ trong cuốn sách này những câu chuyện của họ hay những câu chuyện họ nghĩ ra. Cuốn sách có thể gập thành nhiều phần, có thể được trưng bày bằng nhiều hình dạng khác nhau. 
 
Một người xem đã thắc mắc rằng: “Cuốn sách dài như vậy, làm sao anh có thể kiểm soát được nó?”. Trần Trọng Vũ bày tỏ:“Phần tôi viết là phần tôi kiểm soát được, còn những phần khác tôi hoàn toàn không kiểm soát được. Và tôi chấp nhận, chấp nhận rằng cái không kiểm soát được của tôi đồng thời lại là cái kiểm soát được của người khác. Tôi đã nhường phần lớn tác phẩm của tôi cho người khác. Khi tôi đọc lại toàn bộ tác phẩm, tôi sẽ thấy những sự ngạc nhiên tiếp nối nhau”. 
 
Nghệ sĩ cũng nói thêm rằng: “Trong một tác phẩm nghệ thuật, theo tôi nghĩ, kết quả là sự ngạc nhiên còn quan trọng hơn kết quả là sự hiểu.”
 
Cững với ý tưởng về sự đồng sáng tạo với nhà văn, nhà thơ Trần Trọng Vũ giới thiệu về một cuốn sách nghệ sĩ đang làm với sự hợp tác của nhà thơ Giáng Vân, cuốn sách đã hoàn thành được gần 50 chương: trong mỗi chương, hình ảnh và ngôn từ sẽ được xếp đặt song song – bên cạnh một bài thơ là một hình ảnh. Để giải thích cho việc chọn người hợp tác là một nhà thơ mà không phải là một nhà văn, Trần Trọng Vũ bày tỏ quan điểm: “Tôi là người đối thoại bằng hình ảnh. Giáng Vân là người đối thoại bằng ngôn từ. Tôi cho rằng nhà thơ là người là việc bằng ngôn từ triệt để hơn nhiều so với nhà văn.” Tác phẩm sắp ra mắt này mang tên dự kiến là “Dưới mặt trời”.  
 
“Lời chưa nói” là tác phẩm cuối cùng trong dự án nghệ thuật mà Trần Trọng Vũ muốn giới thiệu. Rất nhiều bông hoa kết lại thành một tác phẩm cao 3,5m, dài 8m. Giống như một khu vườn nhỏ, tác phẩm sẽ là kết quả của ý tưởng về việc “che đậy” ngôn từ bằng hình ảnh. Người xem muốn thưởng thức trọn vẹn chất độc đáo, thú vị của khu vườn “tác phẩm” thì họ phải mở những bông hoa ra để đọc những dòng viết về tình bạn, về gia đình, về tình yêu hay đúng hơn là về mọi điều trong cuộc sống. Những dòng viết đó được gửi đến cho tác giả từ nhiều nơi, từ nhiều người – những người quan tâm đến quá trình làm tác phẩm “Lời chưa nói” của Trần Trọng Vũ.
 
b1df2e5e9_a9.jpg
Hình ảnh và ngôn từ được sắp xếp song song trong cuốn sách
 
Một điều khá thú vị nữa trong ý tưởng của Trần Trọng Vũ là nghệ sĩ dự kiến sẽ đặt tác phẩm “Lời chưa nói” ở một hòn đảo “đau thương” – nơi đã chứng kiến những cuộc buôn bán nô lệ da đen. Lí giải cho dự định đặt một tác phẩm với những bông hoa đầy màu sắc ở một nơi lại đầy những kí ức đau buồn, Trần Trọng Vũ đã có một so sánh độc đáo và đấy sâu sắc: “ Giống như khi đến thăm một người bệnh, tôi không thể nào nói chuyện với anh ta về những điều đau thương. Và khi đến thăm một người bệnh, tôi sẽ mang đến cho anh ta những bông hoa.”
 
Đơn giản mà đầy chiều sâu, đậm triết lý, triển lãm “Tôi đến thăm bạn với một câu chuyện thị giác” mang đến cho người xem những cảm nhận mới lạ khi được “bước vào” bên trong một cuốn sách để thưởng thức nó trong một không gian mờ ảo, lạ kì. Cùng với đó, những tác phẩm nằm trong dự án nghệ thuật được Trần Trọng Vũ giới thiệu có thể mở ra nhiều cách tiếp cận nghệ thuật thị giác cho người xem và cũng hứa hẹn sẽ làm phong phú thêm, phát triển thêm ở Việt Nam loại hình nghệ thuật còn đầy mới mẻ này. 
 
Bài và ảnh: Bùi Ngọc Hà
Báo mạng điện tử K33


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giới thiệu tác phẩm của nhà văn trẻ NGUYỄN THỊ TỪ HUY:

"GỬI NGƯỜI YÊU VÀ TIN"

 Nhà văn Nguyễn Thị Từ Huy (hình internet)

Lời giới thiệu của Nhà Xuất Bản 
Ðỗ Quý Toàn

Đề tài chính của cuốn sách Gửi Người Yêu và Tin là Dối Trá. Sống trong một xã hội chỉ thấy toàn gian dối, người ta cần một chỗ nương tựa, cần tâm sự với một người mình có thể tin, một người mình yêu thì càng quý báu. Vì vậy, cuốn sách này gồm những lá thư của một người đàn ông viết gửi cho người yêu. Cô nàng là một phụ nữ không thuộc cùng một chủng tộc mà lại sống ở một xứ rất xa xôi. Cô sống hoàn toàn ngoại cuộc, không chia sẻ hoàn cảnh của anh, mà cũng không mang chung những hoài vọng, ước ao mà anh ôm ấp muốn thực hiện cho đồng bào của mình. Vì vậy, anh có thể nói thật, nói đầy đủ những tư tưởng, ý kiến, hy vọng hay nghi ngờ của mình.

Quý độc giả có thể đọc cuốn sách này như một tiểu thuyết. Có một nhân vật, có một câu chuyện, có những thăng trầm trong cuộc đời nhân vật, có những chuyện tình, có hôn nhân và ly dị, có những đứa trẻ ra đời, có người chết hay người muốn tự tử. Đủ các yếu tố tạo thành một tiểu thuyết.

Nhưng quý độc giả cũng có thể đọc cuốn sách này như một bản tự phán, lời thú tội. Nhân vật chính cố gắng thích ứng với xã hội giả dối quanh mình, và nhân đó đã phân tích, tìm hiểu cuộc sống đó ảnh hưởng thế nào đối với bản thân, với vợ, con, bè bạn, đồng nghiệp, đến tất cả những người chung quanh không quen biết. Đây là chủ ý của tác giả. Tác giả chỉ dựng lên một nhân vật, cho nó sống, bắt nó trải qua nhiều cảnh ngộ, để dùng đó làm điểm tựa phân tích một xã hội sống giả dối nó biến thái ra sao. Nhân vật chỉ là một “hình nộm” hoàn toàn do tác giả điều khiển. Hắn được dùng như một con thỏ nuôi trong phòng thí nghiệm cho công cuộc nghiên cứu y học. Nghiên cứu xong thì vứt bỏ cái xác con thỏ đi. Quý độc giả cần được báo trước như vậy ngay từ đầu, để không chờ đợi được gặp một con người sống thật.

Ngay từ đầu, tác giả Nguyễn Thị Từ Huy đã yêu cầu nhân vật của mình tự nguyện tuân hành theo quy luật sống dối trá. Cả xã hội chấp nhận sống giả dối với nhau, ngay từ lớp mẫu giáo mỗi đứa trẻ đã được dậy hát những lời giả dối. Vậy nếu muốn tồn tại, phải tập sống như mọi người. Hắn bèn nhờ một bác sĩ chữa trị cái lương tâm của mình. Thay đổi lương tâm, tẩy sạch cái lương tâm cũ, có thể vứt bỏ nó đi, thay thế bằng một cái “lương tâm” hoàn toàn mới. 

Có thể biện minh quyết định như vậy là hợp lý. Khi tất cả mọi người trong xã hội thỏa thuận với nhau cùng sống dối trá, thì họ chỉ cần đồng ý một điều, là thay đổi ý nghĩa tất cả hệ thống ngôn ngữ và giá trị đang dùng. Nói cái gì là “thật” thì mọi người đều hiểu nó là “giả;” gọi cái gì là “đúng” thì ai cũng biết nó là “sai.” “Thiện” bây giờ đặt tên là “ác;” “ác” đổi thành “thiện,” “xấu” tức là “đẹp;” “đẹp” chính là “xấu,” vân vân. Chỉ cần thay đổi toàn thể hệ thống thông tin, đảo ngược tất cả các ý nghĩa, sau đó mọi người có thể tiếp tục sống với nhau trong hệ thống ngôn ngữ mới. Người ta vẫn hiểu được nhau, và guồng máy xã hội vẫn tiếp tục vận hành, không thua gì khi còn sử dụng hệ thống ngôn ngữ và giá trị cũ. Cũng giống như khi chúng ta thay thế “hệ thống điều hành” của một cái máy vi tính, dùng “operating system” mới, các phần mềm đều thay đổi, nhưng cái máy vẫn chạy! 

Nếu tất cả xã hội đồng ý đổi “hệ thống điều hành” cũ của lương tâm, kể từ nay tất cả cùng theo “hệ thống điều hành” mới, hoàn toàn dối trá, thì chỉ cần tập luyện một thời gian ai cũng sẽ quen. Giống như đang dùng Microsofts với máy PC mà đổi sang dùng máy Mac cả Apple vậy. Người ta đùa ông Bill Gates, kể câu chuyện ông Steve Jobs sau khi chết có lần trở lại trần gian, gặp đối thủ của mình trên thương trường máy vi tính. Gates hỏi thăm Jobs, sống ở thế giới bên kia thấy gì. Jobs bảo: “Tuyệt vời. Ở đó không ai cần ở trong nhà, cũng chẳng cần có cái vườn, cái sân nào cả!” Như vậy thì có gì mà tuyệt vời? “Tuyệt chứ! Tự nhiên, không ai cần đến Cổng, cũng không cần Cửa Sổ!”

No Gate! No Window! Ông Gates lên cơ nghiệp nhờ bán hệ điều hành Windows cho các máy PC, rồi bán các nhu liệu chạy với hệ thống đó! Nhưng ông cũng biết, chẳng cần sang thế giới bên kia, ngay ở cõi trần gian này nhiều máy vi tính không dùng hệ thống Windows mà vẫn chạy ngon lành!

Nhưng xã hội loài người có thể thay đổi “hệ thống điều hành” của lương tâm rồi vẫn chạy được như thường hay không? Đây là đề tài mà tác giả Gửi Người Yêu và Tin đem ra phân tích.

Sau khi nhân vật chính tự chích ngừa cho cái lương tâm của mình, để tự mình quen dần, rồi sống thản nhiên được với các vi trùng dối trá, hắn đã thành công. Mới đầu anh ta cố thích ứng, rồi tới lúc anh hoàn toàn quen với cái lương tâm mới được “cải tạo,” được “giác ngộ,” và anh còn phấn đấu để trở thành một người cổ động cho “hệ thống điều hành” dùng dối trá thay cho các giá trị cũ. Cứ như vậy, anh ta tiến bước, leo lên các bậc thang xã hội cao hơn, đạt tới địa vị cao nhất.

Trong quá trình thăng tiến đó, anh vẫn theo dõi, quan sát, phân tích những hậu quả của việc sử dụng“hệ thống điều hành” mới. Và anh thấy nó tạo ra những biến chứng trong xã hội, những biến chứng không chỉ đảo lộn các thứ giá trị, mà còn gây bao nhiêu đau khổ, còn làm chết người nữa. Tác giả Nguyễn Thị Từ Huy khai sinh nhân vật chính trong môi trường đại học, cho nên những biến chứng được mô tả phần lớn diễn ra trong môi trường đó. Nhưng chúng ta có thể suy đoán trong mảnh đời nào của xã hội cũng thấy diễn ra bấy nhiêu biến chứng. Thí dụ, người ta sẽ làm nhục lẫn nhau, mà kẻ làm nhục người khác chính hắn cũng nhục nhã. Người ta đối sử độc ác với nhau, mà cũng độc ác với chính bản thân mình. Người ta độc ác một cách tự nhiên, vô tư, giống như đang thở vậy. Một hậu quả của “hệ thống điều hành” dối trá là đưa tính độc ác lên thành nền tảng của xã hội. Cũng như tính vô cảm. Đại học được biến thành nơi người ta giết các thanh niên, giết trí thông minh, giết óc phán đoán và ngay đến khả năng cảm xúc của họ. Còn những biến chứng như nạn tham nhũng, hệ thống phong bì, vân vân, chỉ là những bệnh nhỏ, những chuyện hàng ngày ở huyện.

Trong quá trình phân tích đời sống chung quanh mình, nhân vật chính được hai nhân vật khác giúp “soi sáng.” Một là người yêu cũ ở xa, một người yêu lý tưởng, không còn đụng chạm gì tới nhau, cũng không bao giờ gặp nhau nữa. Hai là người vợ, mà anh ta rất yêu và rất kính trọng. Người yêu của anh đã tuyệt giao. Vợ anh đã mang con bỏ đi. Nhưng không cần đến các diễn biến đó. Chính anh, tới một lúc sẽ thấy chính mình góp phần tạo ra một xã hội đầy ung nhọt, thối nát, đang sụp đổ. Chính anh, sau cùng đã quyết định phải từ bỏ con người đang sống của mình.

Nguyễn Thị Từ Huy kể chuyện một nhân vật hư cấu để mượn cớ viết bản cáo trạng lối sống giả dối bao trùm trên xã hội hiện tại. Không cần nói ra, ai cũng biết, tác giả muốn mọi người thức tỉnh, từ chối cách sống đó. Bắt đầu, phải có người nói ra: Tôi đang sống trong dối trá! Tôi từ chối, không muốn sống dối trá nữa! Giống như một em bé lên ba, sau khi hát, được cả nhà vỗ tay khen và thưởng, em tròn mắt nói thật: Nhưng đêm qua em có nằm mơ thấy cái gì đâu? Nguyễn Thị Từ Huy bắt chước em bé ngây thơ đó.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đọc để ngẫm, đúng sai tùy theo bạn và tôi:

Alan Phan - Nghèo Là Một Cái Tội?

Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích.
Tôi đã nhiều lần rỗng túi, chạy quanh đường phố để suy nghĩ mà không biết ngày mai tiền sẽ từ đâu đến để trả cho cả trăm cái bills (hóa đơn). Tôi cũng đã từng có rất nhiều tiền mà suốt ngày phải họp với các chuyên gia thuế vụ để tìm cách làm “giảm hay hoãn” thuế. Nhìn lại, dù có tiền hay không, hạnh phúc hay đau khổ của tôi trong những hoàn cảnh này đều không liên quan đến tiền. Tuy nhiên, dù khóc hay cười, tôi nghiệm ra một điều là “có tiền” thì vẫn thú vị hơn. Mặt khác, tôi cũng có thể chắc chắn một điều: dù “không tiền”, tôi vẫn chưa bao giờ “nghèo”.
“Nghèo” không đơn thuần chỉ là “không tiền”. Dưới góc nhìn chủ quan của tôi, một con người toàn diện phải hội đủ 6 thành tố: sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội và tài chánh.Một người có nhiều tiền nhưng nghèo sức khỏe vẫn hoang phí tháng ngày. Nghèo kiến thức thì dù là một đại gia vẫn được xếp vào hạng ngu. Cha mẹ cho rất nhiều tiền nhưng tinh thần và tâm linh kém cỏi, yếu đuối thì trước sau gì cũng đi vào khổ lụy. Thêm nữa, dù có một gia đình bền chặt và một kết nối xã hội tốt, bạn vẫn không làm gì được cho ai nếu không có tài chánh.
Nghèo” là người không có gì để “cho”. Dĩ nhiên, ta không thể cho những gì ta không có.
Ngoài những người bất hạnh với tật nguyền bẩm sinh, sứ mệnh của con người theo nhiều tôn giáo, triết thuyết … là để đóng góp một “cái gì đó” cho tha nhân. “Nghèo” hay không có gì để đóng góp có phải là một tội lỗi?
Tôi nhận xét một điều là ở Việt Nam, người dân không thiếu cơ sở hay dữ kiện để truy cập và phát triển về những yếu tố quan trọng như trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội, gia đình hay sức khỏe. Trong khi đó, vì chuyện chính trị là một vùng nhậy cảm cho nhà cầm quyền, nên kiến thức về kinh tế tài chánh lại thiếu hụt, kém chính xác và luôn bị những định hướng chính trị bẻ cong.
Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ giới hạn suy nghĩ của mình về yếu tố tài chánh. Tôi cố gắng phân tích ra những lý do cốt lõi đã gây nên cái nghèo “tiền” cho gần 90% dân số. Dĩ nhiên, tiền không phải là hiện thân của tất cả giá trị con người, nhưng từ ngàn xưa, văn hóa Đông Phương đã hiểu rằng, “dân có giàu, nước mới mạnh”.
Giàu phải là một nghĩa vụ quốc gia, mà tôi cho rằng cũng quan trọng không kém nghĩa vụ quân sự hay văn hóa.
rich n poor
Tư duy nghèo
Từ nhỏ và ngay cả khi bắt đầu biết đọc sách, suy nghĩ, tâm trí của tôi chịu ảnh hưởng nhiều từ một văn hóa và môi trường “ghét người giàu, và đồng hóa cái nghèo với trong sạch”. Dù chế độ VNCH cũ được coi như là một tiền đồn của chủ nghĩa tư bản, chánh phủ vẫn giáo dục người dân về các “tội lỗi” của người giàu (không biết có phải vì cạnh tranh để mua lòng dân nghèo với Cộng Sản?).
Từ chánh phủ với chính sách “người cầy có ruộng” hay “xây nhà bình dân” đến trong lớp học, ngoài đời, văn hóa “thanh bần và trọc phú” là những biểu hiện thường trực. Những câu chuyện khổ nạn của Oliver Twist, Les Miserables, Grapes of Wrath…rất phổ biến, tạo một tư duy “nửa xã hội nửa tiểu tư sản”. Nếu sinh ra thời đó, Bill Gates, Warren Buffett…có lẽ là những tên tuổi xấu thay vì được ngưỡng mộ như gần đây.
Descartes nói, “Je pense, donc je suis” (tôi trở thành người tôi nghĩ). Mỹ có thành ngữ,” Tư duy tạo nên hành động, hành động tạo thói quen, thói quen tạo cá tính và cá tính tạo định mệnh.” Một tư duy “nghèo” chắc chắn phải đem đến một định mệnh “nghèo”.
Đây là suy tưởng của những người miền Nam đã sống với “tư bản Pháp rồi Mỹ”. Còn những người miền Bắc sống với “xã hội của Mác Lê” thì chắc chắn không được phép tư duy “giàu”. Khi mọi suy nghĩ đều cho rằng “nghèo” hơn “giàu” thì từ cá nhân đến xã hội không thể nào vượt trên tư duy đó.
Kiến thức nghèo:
Trong những người giàu có mà tôi hân hạnh được quen biết, họ đều chia sẻ một cá tính chung “rất chịu khó học hỏi tìm tòi và sẵn sàng chấp nhận những mới lạ thay đổi”. Ngoài các quan chức và đại gia làm giàu nhờ quan hệ dựa trên quyền lực, ngay cả những người giàu từ các chế độ XHCN đều thể hiện tinh thần và phong thái cởi mở nói trên.
Người Do Thái suy nghĩ rất nhiều về tiền bạc, nhưng họ cũng chịu khó bỏ ra một số lượng thời gian khá lớn để học hỏi các phương cách làm giàu, từ gia đình bạn bè hay sách vở kinh giảng. Trong trường đại học của tôi, có nhiều social clubs (câu lạc bộ) cho các sinh viên có chung sở thích từ thể thao, từ thiện, chính trị…đến toán học, kịch nghệ hay tranh luận (debate). Nhiều bạn Do Thái chỉ gia nhập how-to-get-rich clubs (làm giàu).
Người Trung Quốc cũng đam mê giàu có từ bản chất. Họ rất bén nhậy với cơ hội, cần cù, nâng đỡ nhau trong các bang hội…để cùng làm giàu. Họ thực tế, không hoang tưởng và mặc cho sự giáo huấn của đảng cộng sản 70 năm qua, bản sắc làm giàu vẫn tiềm tàng mạnh trong mỗi gia đình và cá nhân.
Làm giàu là một hành trình lâu bền và khổ cực. Kiến thức là phương tiện quan trọng để thâu ngắn chặng đường. Nghèo kiến thức thì nghèo kết quả.
Môi trường nghèo:
Một đặc điểm của tôn giáo Do Thái là việc đề cao sự giàu có vật chất. Trong khi Ki Tô Giáo và Phật Giáo khuyến thị tín đồ phải “ép xác” hay “tránh tham” để tự giải thoát tinh thần và tâm linh khỏi vòng khổ nạn, lãnh tụ các tôn giáo này thường nâng cấp góc cạnh “nghèo” qua các bài giảng. Kết quả là một đa số quần chúng coi giàu là một tội lỗi, người giàu là một địch thủ. Sự thù hận, đố kỵ này được các chính trị gia Mác Lê lợi dụng triệt để để thâu tóm quyền lực, tạo nên một môi trường “của người nghèo, do người nghèo và vì người nghèo”. Dĩ nhiên, đó chỉ là thủ đoạn, họ và các phe nhóm hay con cháu…thì không bao giờ nghèo.
Ngay cả trong những nước tư bản tự do làm giàu, một đứa trẻ sinh ra trong một môi trường nghèo như tại các khu ổ chuột thành phố, hay các vùng quê xa xôi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi con người và hoàn cảnh bao quanh. Trừ một thiểu số có ý chí và tư duy mạnh mẽ, đa số âm thầm chịu đựng rồi đổ thừa cho số mệnh. Câu “cái số mình nó thế” nghe rất quen thuộc ở những môi trường nghèo.
Con người có đặc tính “bầy đàn”. Khi đám đông nghèo thì ta cũng “hạnh phúc” với cái nghèo, biện luận là phải “chia sẻ” với láng giềng. Nhiều người lại còn tự hào về cái hạnh phúc trong nghèo đói của mình.
Nghèo hành động:
Tôi quan sát (hoàn toàn chủ quan, không kiểm chứng được) là những người nghèo thường thích “nói” nhiều. Họ luôn luôn có những kế hoạch thần sầu để trở thành một đại gia “top ten” của quốc gia hay thế giới. Kế hoạch luôn thay đổi vì chưa làm gì thì đã có một ý tưởng mới hay hơn, tốt hơn. Hoặc có làm thì thường bỏ cuộc sau 5 phút vào trận đấu vì thực tế thị trường không tươi đẹp như trên giấy tờ hay các khẩu hiệu.
Nói chung, họ thích nhàn (không muốn nhận là lười biếng) và coi đây là một triết lý sống khôn ngoan. Nếu nhờ chút mánh mun mà kiếm được tiền hay quyền, họ sẽ coi họ là đỉnh cao của xã hội. Nói phét, nổ bậy …trong các bàn tiệc nhậu nhẹt be bét là một thói quen rất dễ nhận ra.
Nhiều người nghèo khác thì lười nhưng thích ra dáng trầm uất, bất cần đời…hay khơi động lòng thương hại của người khác. “Xin-cho”, “ăn mày quá khứ”…là những hành xử phổ thông của các nhóm nghèo này.
Chọn bạn nghèo:
Một châm ngôn thông dụng của Âu Mỹ là “bạn cho tôi biết thu nhập của 5 người thân thiết nhất trong đời bạn, và tôi sẽ tính ra con số thu nhập trung bình của bạn”. Á Đông thì rõ ràng hơn, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Tôi nhớ những ngày còn trẻ, tôi hay la cà cùng bạn bè ở quán cà phê, quán rượu, garage nhà hàng xóm. Chúng tôi miên man mơ mộng và nói về những tương lai khi chúng tôi giúp nhau giàu có để trả hận đời. Một ngày, tôi chợt nhận ra là tất cả bạn này đều nghèo rớt mồng tơi như tôi. Tụ họp ngày ngày với nhau, tôi chắc chắn tương lai duy nhất của chúng tôi là sẽ trở thành những ông già nghèo rớt mồng tơi. Sau khi nhận ra chân lý, tôi dứt khoát rời bỏ đám đông “tình nghĩa” này đề đi tìm cho mình một tương lai khác.
Qua những trải nghiệm và suy nghĩ của mình, tôi đúc kết 5 nguyên nhân cốt lõi trên mà tôi cho rằng đang cột chặt bạn với cái nghèo. Tôi có thể sai, tôi còn nhiều thiếu sót, tôi có nhiều định kiến chủ quan…Có lẽ vậy. Nhưng đây là kết luận của một người đã từng rất nghèo, rất ngu và biết thay đổi kịp thời.

Quốc gia nghèo



Một điều nữa. Khi chia sẻ với nhau, nhiều bạn có gởi tôi những cuốn sách, những bài khảo luận về đề tài “lý do khiến một quốc gia nghèo”. Có những lý thuyết rất cao siêu từ tháp ngà hàn lâm (vì chúng làm tôi ngủ thật ngon sau vài trang), có những khôn ngoan rất dễ hiểu (như các bài viết hay phát ngôn của Warren Buffett). Tuy nhiên, tôi cho rằng 5 lý do khiến một cá nhân nghèo như tôi đã trình bày, cũng rất giống 5 lý do cốt lõi khiến một quốc gia nghèo.
Nói về lý do chọn bạn chẳng hạn. Nhìn qua lịch sử, bạn của anh nhà giàu Hoa Kỳ thường giàu theo như Tây Âu, Nhật, Úc, Singapore…Còn bạn của các anh Liên Xô, Trung Quốc, Cuba…vẫn nghèo rớt mồng tơi (ngôn ngữ Việt phong phú nhỉ).
Văn hóa Á Đông thường chê trách về chuyện “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Tôi không dám nói về chuyện vợ chồng vì sẽ bị ném đá, ngay tại nhà. Nhưng nếu có những ông bạn suốt ngày cứ ca tụng chuyện nghèo, tôi sẽ không ngần ngại tránh xa. Họ độc hại hơn các hóa chất trong thực phẩm của Trung Quốc. Lỡ ăn nhầm, vẫn có thể vào bệnh viện bơm ruột. Nhưng nếu tư duy nghèo đã ăn vào trí não và xương tủy, thì cả cuộc đời trở thành lãng phí.
Tôi nhớ một câu message (tin nhắn) thú vị, nhiều người thâu vào hộp thư thoại (voice mail box) của họ,” Xin để lại tên và điện thoại của bạn. Tôi đang tìm cách thay đổi đời mình. Nếu tôi không gọi lại bạn, thì bạn nên hiểu bạn là một trong những thay đổi đó”.
Không biết bao giờ các lãnh đạo của Việt Nam mới can đảm nói với “xứ lạ” điều này?

Alan Phan

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phức nhể:

Vì sao Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa

Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là vấn đề không phải bàn cãi.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Vậy vì sao Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa. Xung quanh việc này còn có nhiều điểm chưa sáng tỏ. Cũng chính vì vậy nhiều người lợi dụng vu cáo chính quyền Việt Nam bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc. Bài viết này xin được nêu lên một số nguyên nhân khiến Trung Quốc dám chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và thực tế là đã chiếm được.
1. Trung Quốc đã chuẩn bị trước cho việc xâm chiếm này
Hội nghị Genève năm 1954 phân định giới tuyến quân sự tạm thời hai miền Nam, Bắc Việt Nam, bao gồm cả đất liền và trên biển. Đây là hội nghị rất quan trọng, song kết quả của nó đã có bàn tay bẩn của Trung Quốc nhúng vào. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp sau này chính Pháp nói ra điều ấy, khiến ranh giới hai miền bị kéo ra tận vĩ tuyến 17. Nếu không có sự mặc cả này ranh giới hai miền sẽ là vĩ tuyến 13. Chúng ta nên nhớ, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 15 đến vĩ tuyến 17. Nhìn vào đó để thấy âm mưu thâm sâu của Trung Quốc.
Năm 1972, Việt Nam giành được những thắng lợi quan trong trong cuộc khác chiến chống Mỹ, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Ngay sau đó, Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 28/2/1972, Chu Ân Lai và Richard Nixon ký Thông cáo chung Thượng Hải, trong đó có 3 điểm liên quan đến Việt Nam:
- Trung Quốc cam kết không can thiệp quân sự vào Đông Dương; đổi lại, Hoa Kỳ cam kết cùng Trung Quốc phối hợp chống “bá quyền” Liên Xô.
- Trung Quốc chấp nhận kiềm chế Việt Nam; đổi lại, Hoa Kỳ giảm dần đi đến triệt thoái các căn cứ quân sự và quân đội Hoa Kỳ ở Đài Loan.
- Trung Quốc chấp nhận để Hoa Kỳ giữ nguyên chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, không ủng hộ việc thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam sau khi có hiệp định hòa bình; đổi lại, Hoa Kỳ ủng hộ Trung Quốc giữ ghế Thành viên cố định tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thay thế Đài Loan.
Ngày 1-3-1972, Kissinger họp báo tuyên bố: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội!
Ngày 22-3-1972, Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn và phát động tấn công “nghiền nát miền Bắc”.
Với Thông cáo chung Thượng Hải, Trung Quốc đã đạt được hai điều: 1. khiến Mỹ yên tâm rằng Trung Quốc sẽ không can dự. 2. Đổi lại những việc làm của Trung Quốc đối với Việt Nam, Mỹ cũng không được can dự.
Đây là đòn “nhất tiễn song điêu” của Trung Quốc, khiến Mỹ hủy bỏ họp Hội nghị Paris vô thời hạn, đánh phá làm giảm sức mạnh của miền Bắc và tiến tới chiếm quần đảo Hoàng Sa mà Mỹ chỉ “im lặng” đứng nhìn không huých sáo cho Việt Nam Cộng hòa tấn công.
2. Trung Quốc đã tạo cớ
Ngày 15/1/1974, Trung Quốc tạo cớ VNCH đã xâm lấn đất đai của mình và đưa quân đổ bộ đánh chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Một cái cớ được tạo ra nhằm che đậy bản chất sự thật và âm mưu thôn tính Hoàng Sa của Việt Nam. Phía Trung Quốc không đưa ra được một bằng chứng nào về việc VNCH đã xâm lấn đất đai. Và nếu có điều đó xảy ra thì Trung Quốc cần phải tấn công để bảo vệ lãnh thổ của mình chứ không phải là đưa quân chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Rõ ràng cớ vẫn chỉ là cớ mà thôi, nói nhiều làm gì.
3. Có sự “im lặng” của Mỹ
Liên tiếp các ngày 20, 21, 22/01/1974, Bộ Ngoại giao, Tổng thống VNCH đã liến tục thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa. Nhưng câu trả lời là sự im lặng của phía Hoa Kỳ. Sự “im lặng” của Mỹ là nguyên nhân trực tiếp khiến Trung Quốc dám xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Không những vậy, Hoa Kỳ còn ra lệnh cho hạm đội ở Thái Bình Dương tránh xa quần đảo Hoàng Sa, để Trung Quốc rảnh tay. Thực tế này cho thấy, thời điểm sau đó Mỹ cũng đã bỏ rơi đứa con VNCH vì lợi ích của mình không gì khác là cần phải lôi kéo Trung Quốc để chống lại Liên Xô khi đó. Thế thì sự im lặng của người Mỹ chính là sự đánh đổi lợi ích mà thôi.
4. Việt Nam Cộng hòa hèn nhát
Khi đã mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc rồi, VNCH cũng mạnh mồm lắm, tuyên bố “sẽ điều lực lượng tái chiếm Hoàng Sa”. 05 phi đoàn F5 (120 máy bay) đã được điều động đến sân bay Biên Hoà và sân bay Đà Nẵng. Đồng thời hải quân Việt nam Cộng hòa thành lập một Hải đoàn đặc nhiệm mới để chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa. Hải đoàn này bao gồm tàu HQ-6, HQ-17 điều động từ Trường Sa và HQ-5 từng tham chiến tại Hoàng Sa trước đó.
Nhưng rồi tất cả đã bị hủy bỏ để “phần xương máu” của Tổ Quốc rơi vào tay Trung Quốc mà chưa biết đến bao giờ mới có thể lấy lại được. Đó là sự hèn nhát, hèn nhát một cách nhục nhã, có tội với dân tộc.
Để lấp liếm đi sự hèn nhát của mình, VNCH đưa ra những lời giải thích, như:
- Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam Cộng Hà không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, nhưng HQ-4 rút lui trong trận đánh vì khẩu 76 ly bị hư không sử dụng được.
- VNCH “không đủ lực tái chiếm Hoàng Sa” vì còn phải bảo toàn lực lượng hải quân để bảo vệ duyên hải (vùng biển gần bờ) và chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- 5 phi đoàn F5 (120 máy bay) đủ sức chiến đấu, nhưng không đủ xăng để chiến đấu và bay về an toàn.
- Sự im lặng của người Mỹ.
Tất cả đều là ngụy biện cho sự hèn nhát nhục nhã của một chế độ chỉ biết dựa vào Mỹ để tồn tại, lấy việc cướp bóc, đe nạt người dân làm mục tiêu sống. Chẳng phải ông Nguyễn Văn Thiệu thưởng ra lệnh cho các chiến đấu cơ F5, thuộc hàng tối tân nhất khi đó đi ném bom vào dân thường đó sao. Trong chiến đấu cần phải dựa vào lực lượng, phương tiện của chính mình và sẵn sàng hi sinh vì lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, dân tộc. Trong chiến đấu làm gì có sự giải thích do súng hỏng, làm gì có chỗ cho sự giải thích người Mỹ không giúp đỡ…
Trần Công Trọng
Trang chủ: http://kenhvietnam.blogspot.com. Hãy để lại nguồn bài viết để tôn trọng quyền tác giả !

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Màn thứ nhất:

Hỏi ông Nguyên Ngọc: Ông có còn nghĩ đến danh dự của mình nữa không?

Written By Huyền Thanh on 19/03/2014 | 17:04

[Bùi Nam Bình]
Tôi – một thanh niên thế hệ 8x, cùng nhiều bạn bè trang lứa của mình được biết đến ông NguyênNgọc khi còn ngồi trên ghế nhà trường, với tinh thần hừng hực của những anh hùng Núp, những người con Xô-man như Tnú, Mai, cụ Mết…, cái tinh thần “Đất nước đứng lên” với lửa rừng xà nu cháy rừng rực. Tôi đã từng kính trọng ông – một nhà văn có tài, có tâm với đất nước, với núi rừng Tây Nguyên.
Van doan doc lap việt nam
Thế nhưng, những năm gần đây, cũng là những năm ông Nguyên Ngọc đã cao tuổi, ông đã liên tiếp làm cho chúng tôi, những độc giả đã từng yêu mến ông, cảm thấy thất vọng vô cùng với những hành xử ngược đời của chính ông.
Đầu tiên là việc ông liên tiếp từ chối nhận các giải thưởng về văn học nghệ thuật – nhưng với cái cách từ chối “không giống ai”.
Năm 2000, ông được nhận Huân chương Độc lập. Nhưng ông không có mặt tại buổi trao Huân chương. Lãnh đạo Hội Nhà văn đến tận nhà riêng của ông để trao Huân chương thì ông nói rằng hôm đó ông bận việc ở Đà Nẵng. Nhưng mọi người đều hiểu nguyên nhân thực sự bên trong, vì trước đó ông được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng không đủ số phiếu bầu, nên ông tỏ thái độ dằn dỗi, không thèm nhận huân chương Độc lập. Thiết nghĩ, nếu chưa đủ phiếu bầu là do uy tín của mình chưa đủ, tài năng, đức độ của mình chưa thuyết phục được lòng người. Dằn dỗi không nhận, rồi lại nhận, y như một đứa trẻ con đòi quà. Ông làm như vậy chỉ để cho bọn trẻ như chúng tôi cười chê thôi.
Thế rồi Hội Nhà văn lại đề cử ông một giải thưởng cao quý hơn, là giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001). Ông lại giở đúng bài cũ, không thèm đến nhận. Khi người ta mang đến tận nhà, lại nhận. Ôi, Nguyên Ngọc.
Tưởng đã xong, lại nổ ra vụ đình đám nữa. Lần này là năm 2011, vẫn bài cũ, từ chối nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Vẫn biết quyền nhận hay không là ở người nhận, nhưng sao ông đã đồng ý cho người ta làm hồ sơ, thủ tục, rồi đùng cái ông bảo “Không nhận”. Sao ông không thể hiện dũng khí từ chối luôn từ đầu mà cứ đến lúc xong đâu đấy rồi ông mới nói không. Rồi ông lên báo chí chém gió, vỗ ngực bành bạch về danh dự nhà văn và sự vô tư, trong sáng không màng danh lợi. Ôi, ông Nguyên Ngọc, ông làm chúng tôi nghĩ đến những một chiêu trò PR bản thân của chân dài óc ngắn Ngọc Trinh.
Ông lại tham gia vào đủ thứ chuyện khác nữa. Nào là cùng ký tên kiến nghị tước quyền của Đảng. Nào là phản đối Bô-xít Tây nguyên. Nào là kích động chiến tranh với Trung Quốc.
Và bây giờ ông cầm đầu cái nhóm vận động thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”. Cái tên hay ho đến nỗi làm người ta liên tưởng đến nhóm Tự lực văn đoàn ngày xưa. Nhưng hỡi ơi, khi nhìn vào cái danh sách thành viên “Văn đoàn” của ông, người ta thấy rặt một phường gian manh, tục tĩu, cơ hội. Xin điểm vài gương mặt tiêu biểu nhé:
Bùi Chát (xếp ngay sau ông Ngọc trong danh sách): thuộc nhóm “Mở miệng” với những vần thơ đạt đến cao độ của sự tục tĩu. Đây ạ (xin lỗi người đọc vì phải trưng ra những câu tục tĩu đó để làm bằng chứng): “Bạn ơi giao hợp nơi đâu”; “Đờm, dãi, thịt, da, tinh, khí, phì, phào”;
Rồi đến Nguyễn Quang Lập, “nhà văn” đã từng kể “cùng với lũ bạn bảy, tám tuổi góp tiền sờ bướm con gái” và những câu văn gây sốc đại loại như: ‘đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L.” Ông Lập còn nổi xú danh vì cho rằng việc thực dân Pháp, đế quốc Mỹ tra tấn, đóng đinh vào đầu tù nhân ở Hỏa Lò, Phú Quốc chỉ là việc “khai thác thông tin”. Xin dành đôi lời với ông Lập: Liệu ông có bằng lòng cho nhà cầm quyền hiện nay “khai thác thông tin” theo cách trên – dù chỉ một chút – đối với bản than ông liệu có được không?
Rồi chốt trong danh sách là Vũ Thư Hiên, người đã không tiếc lời và cả những thủ đoạn hạ lưu hòng bôi đen hình ảnh người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Hồ Chí Minh.
Rất tiếc trong danh sách của cái gọi là Văn đoàn độc lập, chưa có tên của “nhà văn” Lê Quỳnh Như với đệ nhất dâm thư “Sợi xích”. Cũng chưa có tên của nhà quản trị trang mạng Lauxanh hay Coithienthai vì những tên này đang bận thực hiện công việc của mình trong nhà đá vì hành vi tán phát văn hóa phẩm đồi trụy.
Vậy đó. Những người mà ông Nguyên Ngọc định tập hợp lại để thực hiện cái mà như ông nói “một trong nhưng chức năng của văn học là thức tỉnh lương tri của con người”. Với bầy đàn như thế kia, thử hỏi ông định thức tỉnh cái gì?
Hệ thống lại toàn bộ những gì ông đã làm, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Không thể nói ông Nguyên Ngọc hoạt động thuần văn chương, không có mưu đồ chính trị. Chẳng những thế, ông giữ cái nhìn lệch lạc, thiếu công bằng về xã hội. Những người mà ông tụ tập xung quanh, dù ông dẫn đầu hoặc ông theo đuôi, không ít thì nhiều đều có cái nhìn hằn học với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thưa ông Nguyên Ngọc. Với tất cả sự tôn trọng còn sót lại của chúng tôi đối với ông, xin kêu gọi ông hãy để lương tâm, danh dự dẫn lối, đừng để ảo vọng lợi danh che lấp trí tuệ của mình. Trở về đường ngay nẻo chánh, “Quay đầu là bờ”, nhận thức và từ bỏ hành động sai lầm không bao giờ là quá muộn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lập chường vững, dưng mà chính tở chưa vững, biên tộp vội:

BỘ MẶT CỦA VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Hiện nay cái tên chúng ta hay nghe thấy đó là “văn đoàn Việt Nam độc lập” vì vậy việc làm rõ bộ mặt và hình thức hoạt động của “văn đoàn” này là một điều vô cùng cấp bách.
Văn đoàn này một tổ chức của những cây bút muốn “bẻ cong chính ngòi bút của mình”. Sự ra đời của văn đoàn này vô cùng nguy hiểm do nó muốn thoát khổi sự giặng buộc của pháp luật, nếu so sánh với việc thành lập ra Đảng đối lập với Đảng Cộng Sản thì hình thức của “văn đoàn độc lập Việt Nam” cũng là một Đảng “Mini” được thành lập nhằm hoạt động chống lại đường lối chủ trương chính sách phát triển văn học định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng. Câu hỏi đặt ra là nếu: trên mọi lĩnh vực phát triển của đất nước chúc cũng tổ chức những tổ chức giống với “văn đoàn độc lập Việt Nam” thì đất nước ta sẽ ra sao ?. Xin thưa luôn rằng “văn đoàn độc lập Việt Nam” được thành lập ra chỉ nhằm mục đích hợp pháp hóa những bài viết phản động của chúng mà thôi, tạo chỗ dựa cho những phần tử xấu tiếp tục hoạt động, là diễn đàn cho những tên như Trương Duy nhất hoạt động đăng tải những bài viết xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách của Đảng.
Trong khi truyền thông đại chúng chưa công bố một bức văn kiện, hay quy phạm pháp luật nào liên quan đến “văn đoàn độc lập Việt Nam” ấy thế mà RFA đã công bố rằng “Văn đoàn độc lập Việt Nam tuy trong thời gian vận động thành lập theo như quy định của chính phủ…” quan điểm của tôi cho rằng chả có văn bản nào công nhận cho cái gọi là “văn đoàn độc lập Việt Nam” cả, sự vận hành của “văn đoàn” này hoàn toàn sai trái.

“Văn đoàn độc lập” đứng sau hậu thuẫn nó là tổ chức khủng bố Việt Tân thì chả có lí do gì mà phải cấp giấy phép hoạt động cho một tổ chưc là “tay sai của tổ chức khủng bố” cả. văn đoàn này tổ chức ra ngoài mục đích hợp thức hóa những bài viết “xuyên tạc” thì nó còn mục đích khác là làm cho văn học nước ta bị nhiễm cái tinh thần gọi là “văn học mang tính chất đa nguyên” đây cũng là chiêu bài mới của những nhà dâm chủ nhằm mục đích phá hoại tính “đánh địch” của văn học nước ta.
Xin thưa rằng các nhà văn mà sáng tác theo con đường đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đi ngược lại với lợi ích của quần chúng nhân dân, cái hội nhà văn này tuy phát ngôn rằng không cạnh tranh nhưng mà đó chỉ là cái mặt nạ cho bộ mặt giả dối, là cái mặt nạ cho một bộ mặt “diễn biến hòa bình” của nhà phê bình “Phạm Nguyễn Xuân và 61 người khác trong văn đoàn độc lập”.

Hiện nay nước ta đang tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh, vậy thì những nhà văn trong “văn đoàn độc lập” này có học được điều gì không? Tính “đánh địch” trong văn thơ mà Hồ Chí Minh đã thực hiện nó rất thành công đã bị những nhà văn này bôi nhọ, “tính đánh” địch trong thơ văn hiện nay là phơi bày được cái bộ mặt phá hoại, “diễn biến hòa bình” của các nước phương tây, là một biện pháp sắc bén đánh tan những luận điệu xuyên tạc của BBC, VOA, RFA và giới dâm chủ đả kích cái xấu bảo vệ nền hòa bình vốn có của nước ta. Nhà văn Nguyên Ngọc đã không nhận thức được điều đó, tuy bác là một người từng trải không không thể thấy được lịch sử oai hùng của thơ ca Việt Nam, để giờ đây bác đã dùng chính ngòi bút của mình chống lại công lao sương máu mà dân tộc ta đã xây nên. Liệu những nhà văn trong số 62 người trong “văn đoàn độc lập” có bao giờ dùng ngòi bút của mình để cảm thương về nôi đau khổ của những người dân nghèo giúp họ có ý chí làm ăn phấn đấu tăng gia sản xuất hay chỉ đả kích bôi xấu chế độ tươi đẹp này. Tóm lại cái văn đoàn này tổ chức ra chỉ nhằm phục vụ cho mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, mối tình giữa dân với Đảng chứ không hề có mục đích tốt đẹp nào cả.
Tác giả: Quốc Anh
Nhân dân Việt Nam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NT 3/2014


















































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Anh cu Phẹt than:

BUỒN MỘT TÍ



Dạo này hay buồn tê tái và gãi dái bâng khuâng. Biết là chỉ dấu của bên kia sườn đời nên kệ mẹ. Vào cái tuổi trung niên, ngẩng đầu chạm đít bàn thờ, cúi xuống mặt đụng bàn diệu nên rụng rơi nhiều ham hố. Đời cứ như sắp tắt lửa lòng đánh võng với nửa chừng xuân. Mà chả riêng mình mới có nỗi niềm đó mà nhiều bạn tôi cũng vậy. Bằng chứng là chúng hay than trên Phây một cái stt rất lợn mán và vô nghĩa rằng " hôm nay buồn nhẹ.". Địt mẹ, buồn nặng thì tôi nghĩ ngay ra việc đi ỉa. Đời vô nghĩa thế sao?

Hôm nọ về quê lo cái "đệ nhị KỶ NIỆM ngày đi" của cậu út. Nhìn cái cảnh đầu bạc hương khói khóc đầu xanh mà không đành lòng. Bọn đầu đất cháu con chắp tay vái lia chia nhưng mồm lại cười hô hố rồi ngơ ngáo bảo cúng ai. Trông vừa tủi vừa hài. Và xong việc là đi ngay, không dám ở lại dù mai là thứ bảy. Bởi nhẽ sợ đêm đến khóc thầm làm thức giấc giun dế ở chân đê.

Bọn con nít thật sướng. Ấy là thời nay thôi chứ thời tôi thì như chó. Nếu như đời người chia ra làm ba thì thời con trẻ là vô ưu vô đối. Khi trưởng thành và ra dáng trung niên thì đúng là kỷ khắc nghiệt nhất đời bởi những vận động dữ dội để cấu trúc nên một ông người. Đến khi già thì lại như trẻ con thôi. Đừng tưởng người già là đa nghĩ nhé. Hoặc có thì lại giống trẻ con. Thế mới hiểm.

Tôi có anh bạn buồn quanh năm. Tôi không hiểu buồn gì bởi anh có tất cả nhưng thứ mà chúng ta sung sướng. Đại khái như nhà lầu xe hơi, vợ đẹp con khôn, năm tối thiểu cũng xuất dương đôi lần mà du hí. Không hiểu anh buồn gì? Có vẻ như cái sự buồn của anh vừa bí hiểm lại khác người kiêm luôn cả vĩ đại. Mà một người hay " buồn nhẹ" như tôi không tài nào hiểu nổi. Nhưng hôm rồi đến thăm, anh chỉ vào đôi chó đang quay đầu đấu đuôi ngoài vườn làm cái việc đực cái mà thở dài " nhìn chó lẹo nhau tớ cũng buồn" thì tôi mới mang máng ra cái buồn của anh tí tẹo. Eo ơi...

Có vẻ như bọn thi sĩ là chúa hay buồn. Một kiểu buồn rất mất nết như ông Xuân Diệu đã than van " tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn". Buồn vô nghĩa thế mà ra thơ kể thời cũng thánh. Nhưng nếu buồn có nghĩa phát thì thơ thời như cứt ngay. Thật là một lối buồn rối rắm, băm vằm và hư hỏng. Tôi thì buồn có lý đôi khi cũng vô vi. Nói chung nhẹ và nhạt. Thành thử thơ thở ra thì thối, văn phọt ra nát cả hôn hoàng. Nhưng nhất khoát phải buồn thì con chữ mới đánh võng quay vòng được. Vui lên tí chỉ có việc lọ mọ diệu bia rùi hiu hiu cười duyên đong gái. Vãi ra một số thứ nhưng mất sức kinh hoàng. Cứ tự hứa bớt buồn để tìm vui nhưng lại nghĩ đến bọn con bò ò ò réo rắt nên phải cố rặn ra tí gọi là. Buồn đôi khi cũng phò như nhà hát.

Có lẽ tôi phải chấm dứt cuộc chơi ở đây thôi. Bởi càng chơi càng buồn. Biên cốt để tâm thần khuây khỏa nhưng càng ngày càng thấy mỏi mệt nặng đầu. Nhìn người ta hân hoan mà mình tủi phận thì bất công quá. Chưa kể đến vợ khóc con la và thời gian thì tơi tả. Và miếng cơm thấy nặng đầu đũa nhưng nhạt đầu môi. Buồn thôi dồi!

Đời vui hay buồn? Như âm dương thôi. Có thái âm và cả thái dương. Khi cực vui chính là lúc cực buồn và ngược lại. Hai thái cực đó bện vào nhau mà ra cái hỉ nộ ái ố. Nói giản dị đi thì khi đứng trên đỉnh núi người ta thường có xu hướng nhìn về sườn dốc bên kia. Leo lên đã khó, tụt xuống cũng nhọc nhằn. Và để luôn là đỉnh của đỉnh thì chỉ còn nước là trèo tiếp lên. Nhưng đời mấy ai đủ khả năng và bản lãnh cũng như tạo hóa đôi khi cũng không khéo vẽ vời. Là cái nhẽ kiến tạo đỉnh cao luôn ở cạnh vực sâu. Thế mới sầu!

Mấy nay nghe anh Chánh Tín không hiểu cố bơm hay lá cải tích cực vá víu mà buồn cho ảnh quá. Không phải buồn cho cái cảnh ảnh mất nhà và phải ra đường, mà buồn cho cái việc ảnh quá cái lục tuần mà đem nợ đổ cho đời. Khi trên đỉnh cao thì anh hãy đứng lâu nhất có thể mà vẫy cờ huýt sáo. Bằng không hãy từ từ mà tụt xuống. Chứ đem cái quá khứ oai hùng ra để đánh quả với đời rồi nông nỗi trắng tay quả là không hay cho lắm. Tôi hiểu anh muốn trèo lên cao một đỉnh khác nhưng anh quên mất một điều là khi già người ta chỉ có xu hướng đi xuống. Mắt mờ chân mỏi chim héo tay teo, chưa kể đỉnh anh muốn trèo nhiều tráng niên leo còn tướt xác. Rồi tôi buồn hơn nữa khi anh Trung lợn ( Trung Chí ) rên lên trên Phây và tranh thủ bầy ra lá cải cái này:



Các bạn của tôi!

Hôm nay chúng ta đều biết NS Nguyễn Chánh Tín đang lâm nạn! Ai trong chúng ta cũng đã thầm ước mong được gặp người đã thủ vai Nguyễn Thành Luân trong bộ phim nổi tiếng trước đây "Ván bài lật ngửa".

Ngoài đời, vợ chồng Nghệ sỹ Chánh Tín-Bích Trâm cũng là một trong những cặp đôi biểu tượng của giới nghệ sỹ. Giờ đây, anh đang mắc một lỗi lầm lớn, đó là "quá yêu nghệ thuật" và cả gia đình đang mắc vào vòng xoáy của cơn lốc thị trường…

Anh và chị sẽ phải ra đường sau khi cầm cố toàn bộ nhà cửa tài sản khi làm bộ phim "Dòng máu anh hùng" cho Ngân hàng. Chỉ còn ít ngày nữa là chúng ta sẽ thấy một ngôi sao điện ảnh Việt Nam qua nhiều thời kỳ rơi vào trạng thái tuyệt vọng trong khi đang mang trong người rất nhiều trọng bệnh.

Từ trước đến nay, Chí Trung chưa bao giờ dùng ảnh hưởng và tình cảm của mình để kêu gọi các bạn một việc gì tương tự… Nhưng hôm nay tôi khẩn thiết mong muốn các bạn cùng tôi CHUNG TAY GIÚP NS CHÁNH TÍN vượt qua giai đoạn khó khăn này bằng cách gửi những đồng tiền của chúng ta "góp gió thành bão" để anh có thể giữ lại được ngôi nhà của mình hay chí ít ổn định cuộc sống! Tôi cũng đã điện thoại an ủi anh…

Mọi đóng góp, xin gửi thẳng cho NS Nguyễn Chánh Tín theo địa chỉ: Nguyễn Chánh Tín, Ngân hàng TMCP Sài gòn công thương, chi nhánh Thái Bình, TPHCM. Số TK: 000470406001270. Điện thoại của anh Chánh Tín: 0903945503.

Rất cám ơn các bạn đã sẻ chia!

Thì tôi buồn muốn chết. Nó nhang nhác như con voi còi ở bản Đôn - Xiu Bờ Lắc hôm nào. Tất nhiên con voi đâu nhiều hào quang hay giá trị như ngài đại tá Nguyễn Thành Luân dù cả hai đều chơi "Ván bài lật ngửa".

Dân nghệ phải có cái sĩ. Không chỉ là con đĩ mà thôi.

Tôi buồn...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Thơ của Trần Nhương

TẢN MẠN NGÀY MƯA


Hà Nội mưa phùn
Như một người phù thũng
Nước từ trời
Nước từ đất trào ra
Hà Nội chọi trâu Phúc Thọ
Máu đầm đìa tháng Giêng...

Hà Nội sắp bê cầu Long Biên khỏi 100 năm lịch sử


Hà Nội một người ra đi
Đạo diễn làm y xì kịch bản

Hà Nội 35 năm chiến tranh biên giới
Nhảy đầm vườn hoa Chí Linh

Hà Nội thẩm mỹ Cát tường
Đạo đức bó tay chấm hết !




Hà Nội mưa dòng người đi mải miết

Cạnh Bờ Hồ tượng Vua Lý dầm mưa...!




(Ảnh minh họa do H.N trộm cắp từ mạng về.)

Phần nhận xét hiển thị trên trang