Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Phức nhể:

Vì sao Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa

Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là vấn đề không phải bàn cãi.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Vậy vì sao Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa. Xung quanh việc này còn có nhiều điểm chưa sáng tỏ. Cũng chính vì vậy nhiều người lợi dụng vu cáo chính quyền Việt Nam bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc. Bài viết này xin được nêu lên một số nguyên nhân khiến Trung Quốc dám chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và thực tế là đã chiếm được.
1. Trung Quốc đã chuẩn bị trước cho việc xâm chiếm này
Hội nghị Genève năm 1954 phân định giới tuyến quân sự tạm thời hai miền Nam, Bắc Việt Nam, bao gồm cả đất liền và trên biển. Đây là hội nghị rất quan trọng, song kết quả của nó đã có bàn tay bẩn của Trung Quốc nhúng vào. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp sau này chính Pháp nói ra điều ấy, khiến ranh giới hai miền bị kéo ra tận vĩ tuyến 17. Nếu không có sự mặc cả này ranh giới hai miền sẽ là vĩ tuyến 13. Chúng ta nên nhớ, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 15 đến vĩ tuyến 17. Nhìn vào đó để thấy âm mưu thâm sâu của Trung Quốc.
Năm 1972, Việt Nam giành được những thắng lợi quan trong trong cuộc khác chiến chống Mỹ, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Ngay sau đó, Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 28/2/1972, Chu Ân Lai và Richard Nixon ký Thông cáo chung Thượng Hải, trong đó có 3 điểm liên quan đến Việt Nam:
- Trung Quốc cam kết không can thiệp quân sự vào Đông Dương; đổi lại, Hoa Kỳ cam kết cùng Trung Quốc phối hợp chống “bá quyền” Liên Xô.
- Trung Quốc chấp nhận kiềm chế Việt Nam; đổi lại, Hoa Kỳ giảm dần đi đến triệt thoái các căn cứ quân sự và quân đội Hoa Kỳ ở Đài Loan.
- Trung Quốc chấp nhận để Hoa Kỳ giữ nguyên chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, không ủng hộ việc thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam sau khi có hiệp định hòa bình; đổi lại, Hoa Kỳ ủng hộ Trung Quốc giữ ghế Thành viên cố định tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thay thế Đài Loan.
Ngày 1-3-1972, Kissinger họp báo tuyên bố: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội!
Ngày 22-3-1972, Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn và phát động tấn công “nghiền nát miền Bắc”.
Với Thông cáo chung Thượng Hải, Trung Quốc đã đạt được hai điều: 1. khiến Mỹ yên tâm rằng Trung Quốc sẽ không can dự. 2. Đổi lại những việc làm của Trung Quốc đối với Việt Nam, Mỹ cũng không được can dự.
Đây là đòn “nhất tiễn song điêu” của Trung Quốc, khiến Mỹ hủy bỏ họp Hội nghị Paris vô thời hạn, đánh phá làm giảm sức mạnh của miền Bắc và tiến tới chiếm quần đảo Hoàng Sa mà Mỹ chỉ “im lặng” đứng nhìn không huých sáo cho Việt Nam Cộng hòa tấn công.
2. Trung Quốc đã tạo cớ
Ngày 15/1/1974, Trung Quốc tạo cớ VNCH đã xâm lấn đất đai của mình và đưa quân đổ bộ đánh chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Một cái cớ được tạo ra nhằm che đậy bản chất sự thật và âm mưu thôn tính Hoàng Sa của Việt Nam. Phía Trung Quốc không đưa ra được một bằng chứng nào về việc VNCH đã xâm lấn đất đai. Và nếu có điều đó xảy ra thì Trung Quốc cần phải tấn công để bảo vệ lãnh thổ của mình chứ không phải là đưa quân chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Rõ ràng cớ vẫn chỉ là cớ mà thôi, nói nhiều làm gì.
3. Có sự “im lặng” của Mỹ
Liên tiếp các ngày 20, 21, 22/01/1974, Bộ Ngoại giao, Tổng thống VNCH đã liến tục thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa. Nhưng câu trả lời là sự im lặng của phía Hoa Kỳ. Sự “im lặng” của Mỹ là nguyên nhân trực tiếp khiến Trung Quốc dám xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Không những vậy, Hoa Kỳ còn ra lệnh cho hạm đội ở Thái Bình Dương tránh xa quần đảo Hoàng Sa, để Trung Quốc rảnh tay. Thực tế này cho thấy, thời điểm sau đó Mỹ cũng đã bỏ rơi đứa con VNCH vì lợi ích của mình không gì khác là cần phải lôi kéo Trung Quốc để chống lại Liên Xô khi đó. Thế thì sự im lặng của người Mỹ chính là sự đánh đổi lợi ích mà thôi.
4. Việt Nam Cộng hòa hèn nhát
Khi đã mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc rồi, VNCH cũng mạnh mồm lắm, tuyên bố “sẽ điều lực lượng tái chiếm Hoàng Sa”. 05 phi đoàn F5 (120 máy bay) đã được điều động đến sân bay Biên Hoà và sân bay Đà Nẵng. Đồng thời hải quân Việt nam Cộng hòa thành lập một Hải đoàn đặc nhiệm mới để chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa. Hải đoàn này bao gồm tàu HQ-6, HQ-17 điều động từ Trường Sa và HQ-5 từng tham chiến tại Hoàng Sa trước đó.
Nhưng rồi tất cả đã bị hủy bỏ để “phần xương máu” của Tổ Quốc rơi vào tay Trung Quốc mà chưa biết đến bao giờ mới có thể lấy lại được. Đó là sự hèn nhát, hèn nhát một cách nhục nhã, có tội với dân tộc.
Để lấp liếm đi sự hèn nhát của mình, VNCH đưa ra những lời giải thích, như:
- Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam Cộng Hà không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, nhưng HQ-4 rút lui trong trận đánh vì khẩu 76 ly bị hư không sử dụng được.
- VNCH “không đủ lực tái chiếm Hoàng Sa” vì còn phải bảo toàn lực lượng hải quân để bảo vệ duyên hải (vùng biển gần bờ) và chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- 5 phi đoàn F5 (120 máy bay) đủ sức chiến đấu, nhưng không đủ xăng để chiến đấu và bay về an toàn.
- Sự im lặng của người Mỹ.
Tất cả đều là ngụy biện cho sự hèn nhát nhục nhã của một chế độ chỉ biết dựa vào Mỹ để tồn tại, lấy việc cướp bóc, đe nạt người dân làm mục tiêu sống. Chẳng phải ông Nguyễn Văn Thiệu thưởng ra lệnh cho các chiến đấu cơ F5, thuộc hàng tối tân nhất khi đó đi ném bom vào dân thường đó sao. Trong chiến đấu cần phải dựa vào lực lượng, phương tiện của chính mình và sẵn sàng hi sinh vì lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, dân tộc. Trong chiến đấu làm gì có sự giải thích do súng hỏng, làm gì có chỗ cho sự giải thích người Mỹ không giúp đỡ…
Trần Công Trọng
Trang chủ: http://kenhvietnam.blogspot.com. Hãy để lại nguồn bài viết để tôn trọng quyền tác giả !

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: