Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

“quan tòa” nhục nhã không nói nên lời



(“Vợ hai” của ông Vĩ Quân Tử - nguyên Bí thư thành ủy Cát Lâm, TQ - bị tố cáo phạm tội lừa đảo. Ở trên tòa, cô đã có một lời biện bạch vô cùng đặc sắc, có những câu nói đã khiến cho “quan tòa” nhục nhã không nói nên lời… Đâu có khác chi ở VN nhỉ?)
Kính thưa ông chánh án!
Cảm ơn quan tòa đã cho tôi cơ hội phát biểu sau cùng. Làm một người phụ nữ bán thân, đứng ở trước tòa án trang nghiêm này tôi cảm thấy thật sự rất nhục nhã. Tôi đã theo nghề bán tiếng cười mưu sinh này đã được 5 năm, lại từng làm “vợ hai”, cũng có thể là “vợ ba, vợ tư” của nguyên Bí thư thành ủy Vĩ Quân Tử. Nhưng mà, làm “vợ chung” của người ta quyết không phải là tâm nguyện của tôi, sở dĩ tôi phải đi theo con đường mang đến nỗi nhục lớn cho gia đình và bản thân này, quả thật là vì cuộc sống bức bách.
Nhà tôi trên thì có bà nội tuổi đã ngoài tám mươi, dưới thì có em trai trẻ người non dạ. Bà nội cần người chăm lo, em trai thì cần phải đi học, tuy nhiên bố mẹ tôi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời làm việc vất vả khó nhọc ngoài đồng quanh năm suốt tháng, thế mà thu nhập cả năm trời lại không đủ để đóng các khoản tiền thuế trong làng. Mỗi lần nếu như không giao nộp đúng thời hạn, cán bộ làng liền đến nhà bắt gà, bắt dê, tịch thu lương thực.
Tôi vào thành phố làm người giúp việc, nhưng lại bị ông chủ làm nhục mà không biết khởi tố ở đâu, vò đã mẻ lại sứt, vậy nên từ đó về sau mới nhắm mắt đi theo con đường này. Thử hỏi, là một cô gái nhà quê yếu đuối, ngoài việc phải bán tuổi thanh xuân của mình ra, tôi còn có thể bán gì nữa đây?
Quan tham Vĩ Quân Tử bị cảm 3 ngày, liền nhận được 50 vạn tệ “tiền hỏi thăm”; điều chỉnh một lần ban lãnh đạo ở huyện, ông ta lại thông qua việc bán quan, kiếm được khoản thu nhập kếch sù 5 triệu nhân dân tệ. Nếu như tôi có cơ hội kiếm được một phần mười số tiền như ông ta, bản thân tôi cũng tuyệt đối sẽ không đi theo cái nghề bán nụ cười này!
Có quần chúng trách mắng chúng tôi làm gái bán thân quá đáng sợ! Lý do là làm hư hỏng cán bộ, lây truyền bệnh tật, bại hoại lối sống xã hội. Tôi thừa nhận đây là sự thật. Tuy nhiên, ở trên thế giới này, nếu không có kẻ mua thì hỏi làm sao có người bán? Nếu không có những quan tham quyền quý mua dâm, thì thử hỏi làm sao có kỹ nữ bán dâm đây? Nếu như nói đáng sợ, thì mua dâm còn đáng sợ hơn cả bán dâm!
Thị trường bán dâm sinh sôi ồ ạt, cũng không phải là chúng tôi phát động, mà là những người quyền quý có quyền trong tay, có tiền trong túi làm nên. Nếu như nói đến nguy hại xã hội, “mua dâm” đối với xã hội thì nguy hại càng nghiêm trọng hơn.
Chúng tôi bán dâm là bán thân xác thịt của chính mình, nguồn vốn này tuy đáng quý nhưng lại thuộc về chính bản thân chúng tôi. Còn những người làm quan chức đến mua dâm, “tiền” mua dâm của họ là đến từ đâu đây?
Nhân viên công tố chỉ tố cáo tôi tội lừa đảo, tôi thừa nhận, tôi xác thực là tên lừa đảo. Bản thân tôi ngay cả tiểu học còn chưa tốt nghiệp, vậy mà bây giờ lại có được văn bằng tốt nghiệp đại học chính quy. Nhưng mà, trong xã hội này những người có văn bằng giả đâu phải chỉ hàng nghìn hàng vạn thôi đâu. Quan tham Vĩ Quân Tử ngay cả trung học cơ sở còn chưa học xong, không phải cũng đã trở thành “nghiên cứu sinh tại chức” đó sao?
Tôi trước nay chưa từng viết đơn xin gia nhập đảng, vậy mà giờ đây tôi lại trở thành đảng viên có 5 năm tuổi đảng. Thân phận đảng viên của tôi là lừa gạt, điều này không sai. Nhưng mà, những quan chức ban ngày đứng trên bục giảng lớn tiếng nói làm trong sạch hóa bộ máy chính trị, tối đến thì “ăn chơi dâm loạn”, thân phận đảng viên của họ lẽ nào cũng là “hàng thật giá thật” hay sao?
Tôi chẳng qua chỉ là gái bán thân bị người đời phỉ nhổ, nhưng một năm trước tôi lại ngồi trên ghế cục trưởng! Chức vụ cục trưởng của tôi xác thực là Vĩ Quân Tử ban cho. Nhưng những người được Vĩ Quân Tử ban cho chức vụ cục trưởng có đến hàng mấy chục người, những người này có ai chưa từng tiến cống, dâng đại lễ cho ông ta đây? Tiền mà họ dùng để dâng đại lễ toàn bộ đều là tiền của công, còn tiền mà tôi tiêu xài chỉ là tiền mà tôi bán thân thể của mình kiếm được. Tuy nhiên, ở trước pháp luật, thử hỏi liệu tôi và họ có thể xếp ngang hàng hay không?
Các người mắng tôi vô sỉ, tôi cũng thừa nhận bản thân tôi vô sỉ! Nhưng tôi cho rằng những tên quan tham lớn nhỏ giống như Vĩ Quân Tử kia, những người đó còn vô liêm sỉ hơn cả tôi nữa! Những người này ngoài miệng thì nói là vì nhân dân phục vụ, còn những chuyện lén lút sau lưng thì lại là những mánh khóe tội ác, đầu trộm đuôi cướp.
Vĩ Quân Tử ban ngày khi báo cáo với người khác thì dõng dạc hùng hồn, còn buổi tối khi đến chỗ tôi thì lại không bằng cầm thú. Ông ta uống một viên thuốc, thì lập tức thay hình đổi dạng, vắt óc tìm kế để giày vò, hành hạ tôi. Những tên ngụy quân tử ra vẻ đạo mạo giống như ông ta, tôi đã gặp nhiều rồi.
Hôm nay trong số những người ngồi ở đây, có đến mấy người đã từng là “khách” của tôi trước đây, bây giờ lại lấy thân phận quan tòa để xét xử tôi! Các người giỡn cợt tôi đủ rồi, đùa cợt thỏa thích rồi! Vì để lấy lòng Bí thư thành ủy Vĩ Quân Tử, liền dâng tôi cho ông ta, tôi chỉ trong một đêm đã trở thành khách quý ngồi trên của Vĩ Quân Tử. Các người đều biết nội tình của tôi, khi Vĩ Quân Tử mua nhà, mua xe, lại đưa tôi ngồi lên chức cục trưởng, các người không phải còn ăn mừng vì điều này sao? Những lúc đó có ai đứng ra nói một lời công đạo cho nhân dân hay không? Bây giờ Vĩ Quân Tử ngã ngựa rồi, các người lại nói năng hùng hồn, viện đến đủ mọi lý do để xét xử tôi!
Kính thưa quý quan tòa, các vị bồi thẩm đoàn, các vị thính giả, bản thân tôi phạm pháp, hôm nay chịu sự trừng phạt quả thật là đúng với tội. Còn những kẻ quyền quý đường hoàng kia, lấy xương máu của nhân dân, của cải của đất nước để bao nuôi chúng tôi, “bồi dưỡng” chúng tôi, chà đạp chúng tôi, lẽ nào họ không có tội hay sao? Họ chính là có thể tiêu diêu ngoài vòng pháp luật hay sao? Bây giờ lại còn phán xét tôi….
Chánh án nghe đến đây, liền quát lớn một tiếng: “Lôi bị cáo xuống dưới!”.
(theo Secretchina)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghĩ đến cái sự hèn



Trước đó đã lâu và sau khi Trần Bắc Hà bị bắt, trên mạng đã râm ran kể nhiều giai thoại về những hành vi coi trời bằng vung của Trần Bắc Hà. Cách của Hà là lối ứng xử của kẻ vô học nhờ dựa hơi mà có uy danh. Nhìn tướng của Hà cũng chỉ la tướng mạo của kẻ trùm vỉa hè, bố già của đám du đãng đâm thuê chém mướn. 

Thế mà nghe Hà đã từng chửi vào mặt một bộ trưởng, gọi ông ta bằng mày. Hà cũng đã từng tát tai một phó chủ tịch tỉnh trong một cuộc họp. Y cũng từng giật tờ báo trên tay một viên chức của chính phủ ngay trên máy bay. Và lắm chuyện khác nữa với nhiều người. Thật ra Hà chẳng có quyền lực gì, tất cả hành động ngạo mạn của y đều là cáo mượn hơi hùm. 

Tui cứ thắc mắc hoài là sao ông bộ trưởng, tay phó chủ tịch tỉnh, viên quan chức cao cấp khi bị y hạ nhục, mà toàn là hạ nhục giữa đám đông người lại không có chút phản ứng nào. Sao họ lại hèn thế. Đã có địa vị như họ, là những quan chức lãnh đạo, là những người có địa vị xã hội mà sao lại thiếu cái dũng của một người có vị thế trong xã hội. 

Họ quá hèn, vì chức vụ, vì quyền lợi, họ nhẫn nhục trước một tay chỉ dựa hơi sức mạnh của người khác. Đến khi thấy các ông tướng công an ra tòa, khóc lóc, bi lụy. Rồi nhớ lại một ông trong Bộ Chính trị khi bị kết tội cũng chẳng thấy dũng khí của của một người từng lãnh đạo muôn dân. Thấy cái dũng của người lãnh đạo thời nay đã bị chôn xuống hố sâu rồi.

Tui lại nhớ đến những clip đã từng xem đám học sinh đánh nhau, và tui cũng đã từng suy nghĩ tại sao lớp trẻ bây giờ lại hèn thế. Bị đánh như thế thì phải phản ứng chứ, phải tìm một cái gì đó để chống trả, sao lại cúi đầu cam chịu để bị hành hạ và đánh đập như thế. Và những đứa trẻ chứng kiến nữa, phải có hành động trước cái ác, phản ứng trước cái xấu chứ, sao lại dửng dưng chứng kiến và vô tư cười cợt trước cảnh bạn bè mình bị đánh đập dã man. Ít nhất là phải can ngăn, hoặc phải có thái độ cứng rắn với kẻ đang dùng bạo lực với bạn bè của mình. 

Ngay trong lớp học cũng vậy, khi thấy thầy cô sử dụng bạo lực vô lý và quá đáng với bạn mình, những người cùng lớp phải có thái độ chứ. Phải can ngăn, phải có ý kiến. Đằng này cả tập thể im lặng chứng kiến bạo lực và nhiều khi còn tiếp tay với bạo lực. Như chuyện cô giáo bắt tát học sinh 231 cái, học sinh có quyền phản đối, một người thì lẻ loi, nhưng cả tập thể lớp cùng phản ứng thì cô giáo cũng chẳng làm gì được. 

Lãnh đạo hèn, cả một thế hệ học trò cũng hèn ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Học trò không thấy phẫn nộ trước những điều sai trái, cúi đầu ngoan ngoãn làm theo lệnh thì mốt mai khi lớn lên, dù ở vị trí nào của xã hội, chúng vẫn là những thằng hèn. 

Mới chỉ là một tay mượn oai hùm, mới chỉ là những lời dọa nạt của thầy cô giáo mà đã khúm núm thế kia. Mới chỉ là vì chiếc ghế đang ngồi, chức quyền đang nắm, quyền lợi đang hưởng. Mới chỉ là câu dọa đuổi học, hạnh kiểm xấu hoặc không cho lên lớp mà đã hèn như thế. Thế thì lỡ đất nước có chiến tranh, trước kẻ thù, mạng sống bị đe dọa, sinh tử chỉ là mành treo chuông thì sẽ hèn hạ đến độ nào. 

Mới nghĩ thế thôi mà đã thấy hỏng mẹ nó rồi. Mấy thế hệ được giáo dục bàng quan trước cái xấu, chấp nhận hèn hạ nhục nhã trước kẻ có quyền lực thì chẳng có chút hy vọng gì ở tương lai. 

NHẪN KHÔNG ĐÚNG LÚC LÀ NHỤC, NHẪN KHÔNG ĐÚNG NGƯỜI LÀ HÈN. Không phải lúc nào nhẫn cũng là thái độ đúng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những kịch bản cho cuộc gặp Trump - Tập tối nay





VNE
 
Thứ bảy, 1/12/2018, 00:04 (GMT+7) 

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo có thể giải quyết căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hoặc tiếp tục đẩy kinh tế thế giới đến rủi ro.

Trump: 'Mỹ đã rất gần thỏa thuận với Trung Quốc' 
Trump - Tập gặp nhau tối thứ Bảy bàn về chiến tranh thương mại

Tổng thống Mỹ - Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau để bàn luận về tình trạng căng thẳng thương mại bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina tối nay (1/12).


Cuộc gặp giữa hai lãnh đạo tối nay có thể xoa dịu các vấn đề hoặc cũng thể tiếp tục đẩy thế giới đến nhiều rủi ro. Bởi vậy, giới chuyên gia đang đưa ra nhiều dự đoán.

Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra cuối tuần này tại Argentina. Ảnh: SCMP

Bàn luận xoay quanh chủ đề thương mại nhiều khả năng chiếm ưu thế tại hội nghị G20, trong khi cuộc gặp của Trump và Tập có thể làm lu mờ phần lớn chương trình nghị sự tại thủ đô Bueno Aires (Argentina). Tuy nhiên, hầu hết chuyên gia đều không tin tưởng, cuộc gặp có sự đột phá để giải quyết cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung.

Ngay trước khi sang Argentina, Tổng thống Mỹ nói với báo giới rằng: "Mỹ đã tiến rất gần để thực hiện điều gì đó với Trung Quốc nhưng tôi không chắc có muốn làm nó hay không". Gary Locke – Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc nhận định, thông điệp này cho thấy Trump đang chuẩn bị cho kịch bản "không có thỏa thuận nào" được đưa ra.

"Không có cuộc đàm phán đáng kể nào diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng qua. Nhiều nhất, hai bên chỉ có thể đạt thỏa thuận Mỹ không áp thêm thuế mới và tiếp tục đàm phán trong vài tháng tới", Locke trả lời CNBC hôm nay.

Trong khi đó, Kirk Wagar – Cựu đại sứ Mỹ tại Singapore chỉ ra hai lý do có thể khiến Trump đồng ý không áp thêm thuế mới. Thứ nhất, Trung Quốc có khả năng mang đến bàn đàm phán "những thứ có thể đạt được" để xoa dịu căng thẳng với Washington. Thứ hai, Trump đang phải đối mặt với áp lực chính trị gia tăng tại Mỹ trong bối cảnh người dân nước này phải trả hàng tỷ USD tiền thuế vì mức thuế cao hơn với hàng hóa từ Trung Quốc. Điều này khiến các trang trại phá sản, các nhà máy đóng cửa, công ty cắt giảm việc làm.

Một số chuyên gia khác cảnh báo, Trump có thể tiếp tục tăng thêm thuế với hàng hóa Trung Quốc như kế hoạch từ tháng 1 năm sau và cuối cùng là với toàn bộ hàng Trung Quốc vào Mỹ.

"Trump có thể thực hiện lời đe dọa như một cách gây sức ép buộc Trung Quốc thực hiện một thỏa thuận khác", các nhà nghiên cứu tại Pictet Wealth Management nhận định tuần trước.

Ông Trump và ông Tập gặp nhau tại Florida, Mỹ tháng 4 năm ngoái. Ảnh: Reuters

Theo số liệu của World Bank, Mỹ và Trung Quốc chiếm 40% GDP toàn cầu. Hai quốc gia này cũng là những thị trường tiêu dùng lớn, nút thắt quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này có nghĩa bất kỳ thiệt hại nào với hai nền kinh tế trên đều đe dọa đến phần còn lại của thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay và năm sau. Động thái này cho thấy, căng thẳng thương mại là một rủi ro lớn sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh tế toàn cầu.

Các doanh nghiệp đã bắt đầu thay đổi chiến lược kinh doanh. Theo một cuộc thăm dò hồi đầu năm của Citi, nhiều khách hàng của tập đoàn này đang thay đổi chuỗi cung ứng để tránh các mức thuế bổ sung.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, cuộc chiến thương mại không đem lại lợi ích cho phe nào. Tuy nhiên, nhiều người nhận định, cuộc chiến thuế quan giữa hai cường quốc trên sẽ kéo dài, một số còn dự đoán có thể đến năm 2020.

Trump đã nhiều lần công kích Trung Quốc vì tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Năm ngoái, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD. 9 tháng đầu năm nay, con số này là 301 tỷ USD.

Tổng thống Mỹ cũng nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh không công bằng trong sở hữu trí tuệ và cản trở doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc. Đặc biệt, chính quyền của ông Trump không hài lòng với "Made in China 2025" – chiến lược nhằm biến Trung Quốc thành nhà lãnh đạo các ngành công nghiệp chủ chốt trên toàn cầu, bao gồm công nghệ. Nhiều mặt hàng của Trung Quốc bị Mỹ nhắm áp thêm thuế nằm trong kế hoạch này.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh hai nước áp thuế lên hàng hóa lẫn nhau từ đầu năm nay. Trong đó, Washington đã đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD, còn Bắc Kinh đáp trả với thuế nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trị giá 110 tỷ USD.

Căng thẳng thương mại có thể leo thang hơn nữa trong thời gian tới khi Trump từng dọa sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% với hàng Trung Quốc vào đầu năm sau. Tổng thống Mỹ cũng cho biết, ông đang cân nhắc việc đánh thêm thuế nhập khẩu với hàng Trung Quốc trị giá 267 tỷ USD nếu Bắc Kinh tiếp tục phản ứng.

Tú Anh (theo CNBC)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sách tham khảo, tìm hiểu TQ:

Chết dưới tay Trung Quốc - Chương 01

Unmute
Loaded: 0%
Progress: 0%
Remaining Time-0:00
Chương 1 - Đó không phải là sự chỉ trích Trung quốc. Đó là sự thật.
Chết dưới tay Trung quốc

Đó không phải là sự chỉ trích Trung quốc. Đó là sự thật.

Chết dưới tay Trung quốc. Đây là hiểm nguy rất thực mà giờ đây tất cả chúng ta phải đối mặt khi quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới nầy đang nhanh chóng biến thành sát thủ tàn độc nhất hành tinh.

Về mặt an toàn của người tiêu dùng, các doanh nhân vô đạo đức Trung quốc đang làm tràn ngập thị trường thế giới với một loạt sản phẩm, thực phẩm, dược phẩm không gây chết người thì cũng cực kỳ có hại, gây ung thư, dễ gây cháy, độc.

• Về đồ dùng cho trẻ em, những sản phẩm nguy hiểm nầy có từ vòng tay, dây chuyền và đồ chơi chứa chì đến đồ ngủ dễ cháy, áo quần độc hại

• Ở tiệm thuốc gần nhà hay trên mạng, ta có thể tìm thấy tất cả cách thức "chữa trị" mà thực ra là giết người - từ viên aspirin nhiễm độc, Lipitor nhái, Viagra giả trộn với strychnine đến thuốc heparin phá thận và vitamin chứa đầy độc tố arsen.

• Nếu thích chết do nổ, hỏa hoạn hay điện giật, ta có thể chọn trong một đống thứ từ dây điện, quạt, đèn bẫy người, bộ phận điều khiển từ xa quá nhiệt, điện thoại di động dễ nổ và máy hát tự bốc cháy.

• Dĩ nhiên, nếu vừa đói vừa muốn tự tử, ta luôn luôn có thể thưởng thức cá, trái cây, thịt hay rau nhập khẩu từ Trung quốc ngấm ngon lành các kiểu kháng sinh bị cấm, vi khuẩn thối rửa, kim loại nặng, hay thuốc trừ sâu bất hợp pháp.

Ngay cả khi hàng nghìn người thực sự chết do sự tấn công dữ dội nầy của sản phẩm rác rưởi và chất độc của Trung quốc, nền kinh tế Mỹ và công nhân của nó đang chịu đựng "cái chết không kém phần đau thương hơn của nền tảng sản xuất của Mỹ."

Trên mặt trận kinh tế nầy, nhãn hiệu quái đản Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước theo kiểu Cộng sản của Trung quốc đã hoàn toàn xé bỏ những nguyên tắc của cả thị trường tự do và thương mại tự do. Thay vào đó, "các nhà vô địch quốc gia" được nhà nước chống lưng của Trung quốc đã triển khai một hỗn hợp vũ khí của chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ để lần lượt vặt hết việc làm nầy đến việc làm khác từng cái một khỏi những ngành công nghiệp của Mỹ.

"Vũ khí hủy diệt việc làm" của Trung quốc bao gồm trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, giả mạo tràn lan sở hữu trí tuệ của Mỹ, bảo vệ môi trường lỏng lẻo tệ hại, và sử dụng phổ biến lao động nô lệ. Tuy thế, trung tâm của chủ nghĩa con buôn Trung quốc là tiền tệ bị thao túng một cách vô liêm sỉ đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà sản xuất Mỹ, kích thích điên cuồng xuất khẩu của Trung quốc, và dẫn đến trái bom hẹn giờ thâm hụt thương mại Mỹ - Trung gần một tỉ đô-la một ngày.

Trong khi đó, "phí nhập cuộc" cho bất cứ công ty Mỹ nào muốn leo qua "Bức Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ" của Trung quốc và bán hàng vào thị trường nước nầy không chỉ là giao nộp công nghệ của họ cho đối tác Trung quốc. Các công ty Mỹ còn phải chuyển cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung quốc, theo cách đó đã xuất khẩu "nguồn sữa mẹ" tạo ra việc làm tương lai của Mỹ cho đối thủ thù địch.

Cho đến nay hàng triệu việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ đã bị mất trong sự nhạo báng thương mại tự do của Trung quốc, ngay cả nhân công cổ xanh Mỹ cũng đã trở thành một hạng việc làm bị nguy hiểm. Hãy xem xét những điều sau đây:

• Từ khi Trung quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 và hứa hẹn giả dối chấm dứt thực hiện chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ, các ngành may mặc, dệt và đồ gỗ đã co qui mô lại chỉ còn một nửa - riêng việc làm trong ngành dệt đã giảm 70%.

• Những ngành quan trọng khác như hóa chất, giấy, thép và lốp xe cũng bị bao vây tương tự, trong khi đó việc làm trong ngành sản xuất máy tính và điện tử công nghệ cao của chúng ta đã giảm hơn 40%.

Khi chúng ta đã mất hết việc làm nầy đến việc làm khác, nhiều người Mỹ tiếp tục nhầm lẫn gắn sản xuất Trung quốc với những sản phẩm rẻ tiền, phẩm cấp thấp như giày dép và đồ chơi. Nhưng thực ra, Trung quốc đang tiến lên trong "chuỗi giá trị" thành công chiếm lấy thị phần trong nhiều ngành thu nhập tốt nhất của Mỹ - từ ô tô và hàng không vũ trụ đến thiết bị y tế tiên tiến.

Với sự hỗ trợ to lớn của chính phủ, các công ty Trung quốc đang ráo riết lũng đoạn các thị trường được gọi là ngành "xanh" như ô tô điện, năng lượng mặt trời, và năng lượng gió. Hiển nhiên, đó chính là những ngành các chính khách Mỹ rất thích nói đến như là các nguồn mới tạo ra việc làm tốt nhất của Mỹ.

Chẳng hạn, về năng lượng gió, Trung quốc hiện nay dẫn đầu thế giới cả về sản xuất tua-bin và sự phi lý trong bảo hộ. Ngay cả khi các công ty được nhànướctrợ cấp của Trung quốc làm tràn ngập thị trường thế giới với tua-bin của chính họ, các nhà sản xuất nước ngoài như General Electric đóng tại Mỹ, Gamesa của Tây ban nha, và Suzlon của Ấn độ bị cấm đấu thầu các dự án ở Trung quốc do chính sách "Chỉ Mua Hàng Trung quốc".

Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất từ sự nổi lên của Trung quốc như là "công xưởng" không thể tranh chấp của thế giới là sự phàm ăn ngày càng tham lam năng lượng và nguyên liệu của trái đất. Để nuôi cỗ máy sản xuất của mình, Trung quốc phải tiêu dùng một nửa xi-măng, gần một nửa lượng thép, một phần ba đồng, và một phần ba nhôm của thế giới. Hơn nữa, vào năm 2035, nhu cầu dầu của chỉ riêng Trung quốc sẽ vượt tổng sản lượng dầu hiện nay của toàn thế giới.

Đây là sự phàm ăn chết người. Vì để hỗ trợ cho sự phàm ăn nầy, các viên chức chính quyền Trung quốc đã leo lên chiếc nệm thực dân đẫm máu ngồi cùng các nhà độc tài sát nhân và các chế độ tàn bạo khắp thế giới. Để làm điều đó, các viên chức chính phủ và nhà ngoại giao Trung quốc đã tiến hành lạm dụng một cách thô bỉ nhất ngoại giao Liên Hiệp quốc mà thế giới từng thấy.

Là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, Trung quốc có thể phủ quyết bất cứ biện pháp trừng phạt nào nó muốn. Trong gần một thập kỷ nay, những nhà ngoại giao cao cấp Trung quốc đã dùng quyền phủ quyết của Trung quốc để mối lái một loạt các giao dịch "đổi máu lấy dầu" và "cướp đoạt lấy nguyên liệu". Hãy xem xét các thực tế sau:

• Để đổi lấy dầu của Sudan, những con buôn quyền phủ quyết Trung quốc đã ngăn Liên Hiệp quốc can thiệp vàp sự diệt chủng ở Darfur - thậm chí khi lực lượng quân sự Janjaweed tàn bạo sử dụng vũ khí Trung quốc để cưỡng hiếp hàng ngàn phụ nữ và giết chết 300.000 người dân Sudan vô tội.

• Những con buôn quyền phủ quyết Trung quốc cũng ngăn Liên hiệp quốc trừng phạt Iran và vị tổng thống bài Do thái, trúng cử gian dối để được tiếp cận các mỏ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Hành vi nầy đã mở tung cánh của cho phổ biến hạt nhân ở Trung đông. Nó cũng làm tăng cao khả năng tấn công hạt nhân vào Israel và làm tăng đáng kể nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay các phần tử thánh chiến chống Mỹ.

Sự lạm dụng của Trung quốc đối với sứ mạng gìn giữ hòa bình của LHQ khó có thể là những sự cố biệt lập. Thay vào đó có thể nói rằng, chúng là một phần của chiến lược "tiến ra ngoài nước" biến Trung quốc từ một quốc gia từng theo chủ nghĩa biệt lập thành, một đế quốc thực dân bành trướng lớn nhât thế giới. Đây không phải là sự mỉa mai nhỏ bé đối với một quốc gia ban đầu được xây dựng trên những nguyên tắc Mác-xít chống thực dân và từng là nạn nhân đau khổ của Đế quốc Anh và cuôc chiến tranh thuốc phiện của nó với Trung quốc

Khắp Châu Phi, Châu Á, và Mỹ La tinh sân sau của Mỹ, nhãn hiệu chủ nghĩa thực dân thế kỷ 21 của riêng Trung quốc luôn bắt đầu với sự mặc cả hiểm ác nầy: những khoản cho vay hậu hĩnh, lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng đổi lấy nguyên liệu và sự xâm nhập thị trường nội địa.

Dĩ nhiên, một khi đất nước đó cắn lấy miếng mồi thực dân nầy, thay vì dùng lao động tại chỗ, Trung quốc sẽ mang vào đội quân kỹ sư và công nhân khổng lồ của nó để xây dựng đường cao tốc, đường sắt, cảng và hệ thống viễn thông. Hạ tầng nầy cả thực tế và kỹ thuật số mở đường khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu. Tiếp đó nó quay về lại các công xưởng ở những thành phố như Trùng Khánh, Đông quan, và Thẩm quyến gỗ của Cameroon, ma-giê của Congo, thạch cao của Djibouti, ma-giê của Gabon, uranium của Malawi, titan của Mozambique, mo-lyp-đen của Niger, kẽm của Rwanda, và bạc của Zambia. Như cú đánh kết liễu thực dân cuối cùng, Trung quốc sau đó sẽ bán lại thành phẩm của nó vào thị trường các nước nầy - xóa bỏ các ngành tại chỗ, đẩy cao tỉ lệ thất nghiệp, và đẩy các thuộc địa mới của nó lún sâu hơn nữa vào đói nghèo.

Tự vũ trang tận răng

Ngay cả khi Trung quốc phát triển bằng cái giá mà tất cả các nước còn lại trên thế giới phải trả, nó đã dùng sự phát triển kinh tế nhanh chóng của mình tài trợ cho một trong những sự tăng cường quân sự nhanh và toàn diện nhất mà thế giới từng chứng kiến. Theo cách nầy, và với tinh thần nhận xét của Lê-nin là nhà tư bản sẽ bán dây thừng dùng để treo cổ chính hắn, mỗi 'đô-la Walmart" người Mỹ chúng ta hiện nay chi tiêu vào những thứ nhập khẩu rẻ tiền giả tạo của Trung quốc vừa là khoản ứng trước cho tình trạng thất nghiệp của chúng ta vừa là khoản tài trợ bổ sung cho một Trung quốc vũ trang nhanh chóng. Đây chỉ là một vài điểm mà cỗ máy chiến tranh khoa trương đó đang định hình:

• Hải quân và không quân mới được hiện đại hóa có tất cả mọi thứ từ tàu ngầm hạt nhân hầu như không thể phát hiện và máy bay phản lực chiến đấu với thiết kế của Nga đến tên lửa đạn đạo có thể nhắm chính xác các tàu sân bay Mỹ trên các đại dương.

• "Lầu năm góc" của Trung quốc tự tin phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến - trong đó nhiều thứ do tin tặc và gián điệp ăn cắp của chúng ta - để bắn hạ vệ tinh và hệ thống GPS của chúng ta và bắn các đầu đạn hạt nhân vào sâu các khu trung tâm nước Mỹ.

• Không giống như quân đội Mỹ đã kiệt sức và giờ đây dàn mỏng do các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc - quân đội lớn nhất thế giới - có cả lực lượng vượt trội và tính sẵn sàng tấn công để áp đảo lực lượng của Ấn độ, Hàn quốc, Đài loan, hay Việt nam và vẫn còn quá đủ bộ binh để nghiền nát Taliban và giữ gìn hòa bình ở Baghdad nếu nó quan tâm đến.

• Cánh "diều hâu chiến tranh" của quân đội Trung quốc thậm chí chuẩn bị khả năng ném bom hạt nhân hầu như không thể truy dấu từ không gian. Những vũ khí hạt nhân vũ trụ nầy đến đúng mục tiêu chỉ trong vài phút ngắn ngủi, quá nhanh và lặng lẽ để đối phó.

Dĩ nhiên, Mỹ không là quốc gia duy nhất nên e ngại sự nổi lên của kẻ gây hấn châu Á mới và hùng mạnh nầy. Những láng giềng lo lắng ngày càng tăng giờ đây đối mặt với nguy cơ tăng lên nhanh chóng từ một kẻ bá quyền châu Á đang lên với chính sách bên miệng hố chiến tranh và việc bắt nạt tất cả từ tiếp cận các tuyến vận tải biển đến tranh cấp lãnh thổ sục sôi kéo dài.
Chính Đại ca gặp Mùa xuân lặng lẽ

Cũng ở trong hiểm nguy là hằng trăm triệu công dân Trung quốc vô tội, những người đối mặt với nguy cơ cực kỳ "Cái chết do Trung quốc đặt lên Trung quốc" từ mô hình tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm lan tràn, chính trị thần quyền của Đảng Cộng sản cứng nhắc dựa trên giai cấp, và một chủ nghĩa toàn trị kiểu "Orwell về steroids"

Về mặt ô nhiễm, nền kinh tế sản xuất chiếm tỉ trong cao, dựa quá mức vào xuất khẩu đã biến bầu khí quyển của trung tâm công nghiệp của Trung quốc thành đám mây che phủ độc hại lớn nhất thế giới. Hơn 70% hồ, sông, suối chính của Trung quốc ô nhiễm trầm trọng. Thậm chí một chuyến du lịch xuôi sông Dương Tử, phía trên đập Tam Hiệp, cho thấy kho báu quốc gia nguyên sơ trước đây của Trung quốc, nơi Mao đã từng bơi qua giờ đây hầu như vắng bóng các loài chim và dấu hiệu của các loài thủy sinh.

Trong khi đó, "Cái gì xảy ra ở Trung quốc lại không ở lại Trung quốc." Khi các nhà máy Trung quốc tạo ra cơn lũ sản phẩm để chất lên giá cứa hàng của Target và Walmart, các loại tro bụi ô nhiễm không khí cực kỳ độc hại của Trung quốc bay hơn 6.000 dặm theo các luồng gió xoáy đến California, thả xuống các chất thải độc hại trên đường đi. Ngày nay, phần lớn mưa a-xit ở Nhật và Hàn quốc là "Made in China," trong khi tỉ lệ ngày càng tăng các hạt nhỏ phát hiện trong không khí các thành phố ở Bờ biển Phía tây như Los Angeles cũng xuất phát từ các nhà máy của Trung quốc.

Về nguy cơ từ xã hội cứng nhắc, dựa trên giai cấp của Trung quốc, sự thật mỉa mai, cay đắng ở đây là Đảng Cộng sản cầm quyền cai trị không phải là một đảng "Cộng hòa Nhân dân" chân chính mà là một chế độ thần quyền thế tục. Khi Mác trở mình trong mồ và xác ướp Mao từ chiếc hòm pha lê của mình hướng cặp mắt đờ đẫn vào quảng trường Thiên An Môn, một tỉ lệ tương đối nhỏ dân số Trung quốc trở nên giàu có cực kỳ ngay khi một tỉ công dân Trung quốc tiếp tục sống trong thế giới đói nghèo của triết gia Thomas Hobbes, không được chăm sóc ý tế đầy đủ, nơi mà một bệnh tật nhỏ cũng thành án tử hình.

Nền chính trị toàn trị của Trung quốc cũng kinh hoàng không kém. Để dập tắt chống đối, Đảng Cộng sản dựa vào công an và lực lượng bán quân sự có trên một triệu người. Trang web Orwell cũng có khoảng 50.000 công an mạng. Các công an thực và ảo nầy không ngừng cùng nhau ngăn chặn và đàn áp.

• Cố gắng sắp xếp nới làm việc của mình, ta sẽ bị đánh và đuổi việc.

• Đứng lên vì quyền con người hay quyền phụ nữ, ta sẽ bị săn lùng tàn nhẫn, quản thúc trong nhà, hay đơn giản "biến mất".

• Bị phát hiện là người theo Pháp Luân công hay "Hội kín Thiên chúa giáo", thì sẵn sàng để "tư tưởng lệch lạc" được tẩy nảo.

Trụ cột của sự đàn áp như trên của Trung quốc là quần đảo ngục tù tàn bạo các trại lao động cưỡng bức, nơi hàng triệu công dân Trung quốc bị lưu đầy - thường không qua xét xử. Đối với những người bị giam ở trại tù Laogai còn tồi tệ hơn; theo tổ chức Ân xá Quốc tế, hàng năm nước Công hòa Nhân dân nầy xử tử dân chúng của mình nhiều hơn 4 lần các nước khác gộp lại.

Ít ra tiêm thuốc độc giờ đây được ưa chuộng hơn viên đạn bắn vào đầu truyền thống. Tuy nhiên, đó không phải do lòng từ bi dẫn đến "sự đổi mới" hình thức tử hình nầy. Đơn giản là vì tiêm thuốc độc dễ dọn vệ sinh hơn, ít nguy cơ bị nhiễm HIV cho người thi hành án, và dễ dàng hơn nhiều cho việc thu hoạch các bộ phận cơ thể của nạn nhân để bán ra chợ đen.

Phản bội nghiêm trọng, trốn tránh còn nghiêm trọng hơn

Ngay cả khi vô số Cái Chết do Trung quốc diễn ra cả bên trong nước Cộng hòa Nhân dân nầy và ở những nơi chết chóc trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà báo, và nhà chính trị Mỹ có quá ít để nói về nguy cơ lớn nhất duy nhất đối mặt với nước Mỹ và thế giới.

Trong lĩnh vực kinh doanh, một số công ty lớn nhất của Mỹ - từ Caterpillar và Cisco đến General Motors và Microsoft - đã hoàn toàn đồng lõa với chính sách "trước hết chia rẻ nước Mỹ và sau đó chinh phục nó" của Trung quốc. Bi kịch ở đây là khi những con buôn Trung quốc tấn công công nghiệp Mỹ bắt đầu vào cuối những năm 1990 - và những ngành như đồ gỗ, dệt và may mặc bắt đầu sụp đổ hết ngành nầy đến ngành khác - cộng đồng và các tổ chức kinh doanh như Phòng Thương Mại Mỹ đã đoàn kết vững chắc.

Tuy thế, trong thập kỷ qua, khi mỗi việc làm bổ sung của Mỹ và mỗi nhà máy Mỹ mới chuyển sang Trung quốc, vì mối quan tâm hẹp hòi nhằm tối đa hóa lợi nhuận của nhiều lãnh đạo công ty Mỹ đã dàn xếp với đối tác Trung quốc của họ. Thực ra, khi bánh mì của họ được phết bơ ở nước ngoài, các tổ chức được gọi là 'Mỹ" như Bàn Tròn Kinh doanh (Business Roundtable)và Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia (National Association of Manufacturers) đã chuyển biến từ phê phán gay gắt chủ nghĩa con buôn Trung quốc thành những chiến binh cởi mở, và thường rất xông xáo trong vận động hành lang ủng hộ Trung quốc.

Trong khi nhiều nhà điều hành công ty Mỹ trở thành những chiến binh vận động hành lang cho Trung quốc, các nhà báo Mỹ phần lớn đã mất tích. Sự tinh giản biên chế của các tờ báo và tin tức truyền hình trong thời đại Internet dẫn đến việc đóng của hay thu hẹp nhiều phòng tin tức ở nước ngoài. Dẫn đến các phương tiện truyền thông Mỹ ngày càng dựa vào luồng tin tức từ báo chí của chính quyền Trung quốc - một trong những cỗ máy tuyên truyền không ngừng và hiệu quả nhất mà thế giới từng chứng kiến.

Trong khi đó, tinh hoa của báo chí tài chính Mỹ - nhất là tờ Wall Street Journal - sốt sắng trung thành với thị trường tự do và tư tưởng thương mại tự do, dường như không biết đến một thực tế là "thương mại tự do một chiều" của Trung quốc hoàn toàn là sự đầu hàng đơn phương của Mỹ trong thời đại chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung quốc. Điều vô lý ở đây là thay vì xem cải cách thương mại là một hình thức tự vệ chính đáng chống lại sự tấn công liên tục của hành động "lợi mình, hại người" của Trung quốc, báo chí như tờ Wall Street Journal lại liên tục phê phán nguy cơ "chủ nghĩa bảo hộ" Mỹ. Tất cả điều đó quá vô nghĩa, nhưng tiếng trống ý thức hệ vẫn tiếp tục vang lên.

Đối với các chính khách Mỹ, không một nhóm cá nhân riêng lẻ nào đáng chịu tội vì đã nhu mì, thụ động và dốt nát khi để Trung quốc tự do hành động đối với nền tảng sản xuất của Mỹ và tiến hành tăng cường quân sự qui mô lớn. Không phải vì Quốc hội Mỹ đã không được cảnh báo đầy đủ về những hiểm nguy của một Trung quốc đang lên. Mỗi năm, Quốc hội đã cấp ngân sách cho Ủy ban Mỹ - Trung quốc xuất bản cả báo cáo hàng năm và nhiều tài liệu về mối nguy cơ đang nổi lên nầy.

Chẳng hạn, Ủy ban Mỹ - Trung quốc đã cảnh báo "hoạt động gián điệp của Trung quốc trong nước Mỹ rộng đến nỗi chúng bao gồm nguy cơ lớn nhất duy nhất với an ninh của công nghệ Mỹ." Thực tế, đến nay, mạng lưới gián điệp rộng lớn của Trung quốc đã đánh cắp những bí mật quan trọng liên quan đến tàu khu trục tên lửa dẫn đường Aegis, máy bay ném bom B1, hỏa tiễn Delta IV, hệ thống hướng dẫn ICBM, máy bay ném bom tàng hình, và Tàu vũ trụ Con Thoi. Tin tặc và gián điệp Trung quốc có hiệu quả như nhau trong việc cung cấp chi tiết hệ thống phóng của tàu sân bay, máy bay không người lái, thiết kế lò phản ứng tàu thủy, hệ thống động cơ đẩy của tàu ngầm, cơ chế hoạt động bên trong của bom neutron, và thậm chí quy trình hoạt động rất chi tiết của tàu chiến hải quân Mỹ.

Tương tự, về nguy cơ kinh tế, Ủy ban đã yêu cầu Quốc hội thừa nhận rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ "đương đầu với gánh nặng của hoạt động thương mại không công bằng, thao túng tiền tệ, và trợ cấp không hợp pháp của Truing quốc cho các hoạt động xuất khẩu của nó." Bất chấp những cảnh báo nầy, Quốc hội tiếp tục đã bỏ qua tư vấn của ủy ban độc lập của nó để thức tỉnh trước nguy cơ kinh tế và quân sự ngày càng tăng từ Trung quốc.

Dĩ nhiên, Nhà trắng phải chịu trách nhiệm tương tự. cả hai tổng thống George W. Bushvà Barack Obama đã nói chuyện nhẹ nhàng và mang rất ít gậy khi đến Trong quốc. Lý do của tổng thống Bush là bận rộn với cuộc chiến ở Iraq và an ninh nội địa cộng với niềm tin mù quáng duy nhất vào thị trường tự do. Chỉ trong nhiệm kỳ của Bush, nước Mỹ đã mất hàng triệu việc làm cho Trung quốc.

Về phần mình, Ưng cử viên Obama trong chiến dịch vận động vào năm 2008 đã hứa hẹn nhiều lần kiên quyết chấm dứt hoạt động thương mại không công bằng của Trung quốc, nhất là tại các bang công nghiệp chủ yếu như Illinois, Michiganm Ohio, và Pennsylvania. Thế nhưng, từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã nhiều lần cúi đầu trước Trung quốc về những vấn đề thương mại then chốt, chủ yếu vì ông muốn Trung quốc tiếp tục tài trợ cho thâm hụt ngân sách khổng lồ của Mỹ. Trong khi Obama thế chấp tương lai của chúng ta cho các ngân hàng Trung quốc, ông ta không hiểu được rằng chương trình tạo việc làm tốt nhất cho nước Mỹ là cải cách thương mại toàn diện với Trung quốc.
Con đường phía trước: Mọi con đường đều chỉ về Bắc kinh

Trong sách nầy, chúng tôi sẽ nêu một cách hệ thống các dạng Chết dưới tay Trung quốc chính - từ kỷ lục kinh hoàng về an toàn sản phẩm và sự hủy hoại nền kinh tế Mỹ đến sự gia tăng của chủ nghĩa thực dân Trung quốc, sự tăng cường quân sự nhanh chóng của Trung quốc, và các hoạt động gián điệp mạnh mẽ và trắng trợn. Để làm điều đó, mục tiêu bao trùm của chúng tôi không chỉ cung cấp cho bạn một sự thực phơi bày và danh mục các lạm dụng của Trung quốc. Cuốn sách nầy cũng có nghĩa như một cẩm nang để sống còn và kêu gọi hành động tại một thời khắc quan trọng trong lịch sử nước Mỹ và thế giới. Trừ khi tất cả chúng ta cùng nhau đứng lên đương đầu với Con Rồng nầy, phần còn lại của cuộc đời chúng ta và cuộc sống của con cháu chúng ta sẽ kém thịnh vượng hơn nhiều - và lại nguy hiểm hơn nhiều - so với Thời đại Vàng son mà nhiều người trong chúng ta đã lớn lên.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"GIẢ NAI" VÀI HÔM TRÊN BIỂN



Trung Quốc lệnh cho tàu cá "biết cư xử" 
khi hội nghị G20 diễn ra

Người lao động
30/11/2018 18:38 

(NLĐO) – Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Argentina vào tuần này, Bắc Kinh cảnh báo tàu cá Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài tránh các hoạt động bất hợp pháp.

Theo đài CNBC hôm 30-11, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc yêu cầu các đơn vị đánh bắt cá xa bờ của Trung Quốc phải giữ tàu thuyền của họ cách vùng đặc quyền kinh tế biển của các nước ít nhất 3 hải lý.


Khoảng cách này sẽ đảm bảo tàu cá Trung Quốc không thể thực hiện các hành vi vi phạm như đánh bắt cá qua biên giới.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc giải thích động thái trên nhằm bảo vệ hình ảnh của Bắc Kinh với vai trò là một cường quốc có trách nhiệm cũng như ngăn chặn bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào ở nước ngoài trong thời gian tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G-20.

Trung Quốc lệnh cho tàu cá tránh hoạt động trái phép để giữ hình ảnh. Ảnh: VCG

Cảnh báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc lưu ý các tàu đi vào vùng đặc quyền kinh tế biển của một quốc gia phải thông báo cho quốc gia đó, đồng thời tuân thủ quy định về hàng hải. Ngoài ra, các đơn vị đánh bắt cá xa bờ của Trung Quốc được khuyến cáo theo dõi tàu thuyền của mình 24/24 và đảm bảo chúng hoạt động đúng luật.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã có những hành vi hung hăng tại các tuyến hàng hải quốc tế như biển Đông trong khi một số tàu Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt cá bất hợp pháp ở nước ngoài.

Hồi năm ngoái, một tàu Trung Quốc ở Vườn quốc gia Galapagos (Ecuador) - khu bảo tồn biển bị cấm đánh bắt cá phục vụ công nghiệp – bị phát hiện cùng với hơn 6.000 con cá mập.

Trung Quốc cũng thường bị cáo buộc đánh bắt cá quá mức trong vùng lãnh hải của nước này. Kể từ năm 1994, Bắc Kinh đã khai thác thủy hải sản vượt hạn mức hằng năm, theo tổ chức Hòa Bình Xanh khu vực Đông Á.

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính 90% ngư trường trên thế giới đang bị đánh bắt quá mức và Trung Quốc là "thủ phạm" chính. Thống kê cho thấy khoảng 2.600 "siêu tàu" đánh cá của Trung Quốc đang càn quét đến cạn kiệt nguồn cung hải sản trên thế giới.

Một vấn đề gây tranh cãi khác là Trung Quốc trợ giá nhiên liệu cho đội tàu cá nước mình và khăng khăng không chịu chấm dứt bất chấp bị phản đối. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết đội tàu cá được sự tài trợ của nhà nước dự định tăng sản lượng đánh bắt thường niên từ 2 triệu tấn năm 2016 lên 2,3 triệu tấn năm 2020.

Phạm Nghĩa (Theo CNBC)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

từ ngày thơ đeo kính râm

 
#1.
chẳng phải quá khứ hay hiện thực
tao nhã nỗi thống khổ
niềm đau biết trang điểm
chạy tìm thời gian bị quên lãng nằm phơi ở đâu đó
thật dễ dàng lột truồng sắc màu dục tính
khi người đàn bà loã thể trên tranh vẽ
ngửi thấy mùi thơm da thịt
phả ra từ miệng con thú trống hoác
hẫng hụt vì sự tan loãng và biến mất
 
#2.
nhọn hoắt lưỡi dao cảm tính
chọc thủng vào ánh nhìn đối xứng
tởm lợm con chữ lịch sử múa rối khi được đánh bóng
mổ bụng chủ nghĩa địa ngục phì phò tiếng thở súc vật
xoa nắn trí tưởng học thuyết con khỉ tiến hoá thành người
đêm. những đóm diêm sinh từ mộ địa tìm về
chúng đeo bám trên chốt cửa nguỵ biện bóng tối
thành phố đã mọc ra đôi cánh máu
nhưng không thể bay lên vì đã suy dinh dưỡng
 
#3.
có thể em đang bị lừa khi mặt trời vừa tắt
cái bóng trốn ngủ trong ngăn lạnh thời tiết
chiếc lược gãy dường như gắt gỏng vì vết thương hoài niệm
thật ra. đêm hay ngày chúng ta đều khiếm thị
khi ấy con quỷ hoang dâm trồi lên từ đỉnh sọ
buông xuống mặt tôi một lớp da người thuộc tính
em soi gương náo nức
muốn gột rửa mùi hương đêm muộn phiền trên môi
ảo giác kết tụ một ngọn roi quất vào nụ cười
chúng ta nào hay trong sự rướn mình
những linh hồn đang mở mắt
 

 
 
----------------

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phim Song Lang của người Việt ở Ba Lan


baomai.blogspot.com
Một cảnh trong bộ phim Song Lang

Liên hoan Phim châu Á Quốc tế thường niên lần thứ 12 mang tên 'Ngũ Vị' được tổ chức trong hai ngày 18 và 19/11/2018 tại Warsaw, Ba Lan.

Khán giả Warsaw đã có dịp được xem Song Lang của đạo diễn Leon Quang Lê, bộ phim được xem là hiện tượng điện ảnh Việt Nam năm 2018.

Đây cũng là lần đầu tiên Song Lang được trình chiếu tại châu Âu và là phim Việt Nam duy nhất tham gia liên hoan phim lần này.

baomai.blogspot.com
  
"Song lang" là tên một nhạc cụ gõ dùng để giữ nhịp trong dàn nhạc cải lương, cũng là câu chuyện của hai người đàn ông: Dũng (Liên Bỉnh Phát) - một tay anh chị đòi nợ thuê và Linh Phụng (Isaak) - kép chính của đoàn cải lương nơi Dũng đến đòi nợ.

Bối cảnh của phim là Sài Gòn những năm 1980, thời kỳ vàng son của nghệ thuật cải lương.

Từ vị trí đối đầu, sự tình cờ của số phận đã khiến Dũng và Linh Phụng nhận ra những đồng cảm và đam mê thầm kín nhất trong tâm hồn mình.

Bằng sự nhạy cảm và kinh nghiệm nghệ thuật của một diễn viên, ca sĩ và vũ công trình diễn nhiều năm trên các sân khấu ở Mỹ, trong đó có cả Broadway, đạo diễn Leon Quang Lê đã kể câu chuyện bằng một thứ ngôn ngữ tinh tế, chắt lọc, sâu sắc, vừa nên thơ, vừa hóm hỉnh, vừa có những khoảnh khắc bi kịch tột cùng.

baomai.blogspot.com
  
Mặc dù trời lạnh và mưa tuyết, nhưng cả hai buổi chiếu tại hai rạp lớn của Warsaw là Muranów và Kinoteka đều hết vé với khoảng hơn một nửa là khán giả người Việt.

Không phụ lòng nhiệt tình của khán giả, Song Lang đã cho người xem những cảm xúc, ấn tượng đặc biệt. Khi phim kết thúc, khán giả lặng đi và sau đó những tràng vỗ tay kéo dài. 

baomai.blogspot.com
Song Lang được xem là hiện của tượng điện ảnh Việt Nam năm 2018

Bộ phim trở thành đề tài bàn luận sôi nổi sau các buổi chiếu giữa các nhóm bạn bè, trong gia đình, trên Facebook.

Rất nhiều lời nhận xét nồng ấm được dành cho Song Lang như "lâu lắm rồi mới được xem một phim Việt Nam hay như thế", "tôi thẫn thờ ngồi nhìn vào màn ảnh đến khi hết các dòng chữ cuối phim, ít khi như vậy, ít ít lắm! Không thể không xem phim này!", "đầy cảm xúc từ đầu đến cuối", "lần đầu trong đời bị cải lương thu hút"...

baomai.blogspot.com
  
Có nhiều người ban đầu mang ấn tượng đây là phim về cải lương nên "dị ứng không đi xem", nhưng sau khi nghe nhận xét và bình luận của những người xem suất chiếu trước đã gạt bỏ định kiến để "phải đi xem mới được!".

Có thể nói Song Lang là bộ phim gây được ấn tượng sâu sắc nhất đối với cộng đồng người Việt ở Ba Lan trong số những phim Việt Nam từng được trình chiếu trong khuôn khổ các liên hoan phim khác nhau ở Ba Lan từ trước đến nay.

baomai.blogspot.com
Tài tử Kiều Chinh và cuộc đời đầy chia ly

Ngoài những yếu tố nghệ thuật đầy thuyết phục từ cốt truyện, lời thoại, diễn xuất, quay phim đến âm nhạc, ánh sáng..., có lẽ bối cảnh của bộ phim cũng khiến khán giả Việt đặc biệt xúc động, bởi cộng đồng người Việt ở Ba Lan được hình thành chủ yếu từ những năm 90, và ký ức về Việt Nam những năm 80 của Song Lang mãi mãi là những kỷ niệm yêu dấu khó quên trong lòng nhiều người.

Không chỉ người Việt, nhiều khán giả Ba Lan cũng dành những lời khen ngợi nhiệt thành cho Song Lang. "Sâu sắc", "xúc động", "đầy nghệ thuật", "tuyệt đẹp", "rất hay"... là những gì có thể nghe thấy ngoài hành lang sau buổi chiếu.

Sau khi xem phim, người xem có cơ hội được giao lưu trò chuyện với đạo diễn để hiểu thêm về quá trình làm phim và những chi tiết thú vị liên quan đến Song Lang.

baomai.blogspot.com
   
Đạo diễn Leon Quang Lê với cách trò chuyện thân thiện, thông minh và thẳng thắn cũng chiếm được nhiều cảm tình của khán giả.

Lần đầu đến Ba Lan, với đứa con đầy tâm huyết và đam mê của mình, Leon đã tặng cho người xem ở đây một bữa tiệc tinh thần quý giá mà dư âm của nó chắc hẳn sẽ còn âm vang dài lâu.




Nguyễn Thái Linh

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang