Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Bóng đen phá sản bao trùm nền kinh tế Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Một nền kinh tế phát triển bằng mọi giá, hủy diệt môi trường sống, gây bất công xã hội khiến hàng triệu trẻ em nghèo đói, không được đến trường… đi ngược lại nhân tính và văn minh của loài người để đánh đổi lấy tăng trưởng cho một nhóm người thâu tóm quyền lực thì nhận kết cục này là điều có thể dự đoán được.

Nền kinh tế Trung Quốc có thể sụp đổ vì cuộc chiến thương mại. (Ảnh: Internet)
Nền kinh tế Trung Quốc có thể sụp đổ vì cuộc chiến thương mại. (Ảnh: Internet)
Đây là bài học mà các nước có thể nhìn vào. Bong bóng nền kinh tế Trung Quốc được quảng bá tung hô, tô hồng lâu nay, giờ đang đối mặt khó khăn và nguy cơ nổ tung. Bong bóng sẽ trở thành một cái hố đen vũ trụ cho nền kinh tế nói riêng và cả đất nước Trung Quốc nói chung. Việt Nam hãy ngừng dựa dẫm, “xích lại” gần anh láng giềng phương Bắc nếu không muốn liên lụy.
Tín hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc sắp không trụ nổi, bóng ma phá sản bao trùm nền kinh tế là bộ sậu dưới trướng Tâp Cận Bình chán nản bỏ ngang diễn đàn kinh tế thế giới quan trọng. Vì sao ư? Bởi họ còn lo những thứ khác quan trọng hơn, chẳng hạn như tẩu tán tài sản, thâu tóm USD trước khi sụp đổ.

Trước khi đi vào vấn đề trên, chúng ta sẽ nói về sự kiện Mỹ liên tiếp bắt gián điệp Trung Quốc trước.

Vấn đề gián điệp Trung Quốc là một vấn đề nghiêm trọng trong quan hệ Mỹ – Trung được nêu lên từ khá lâu, trước cả khi chiến tranh thương mại bùng nổ. Giám đốc FBI Mỹ cho biết gián điệp kinh tế Trung quốc có mặt trong khắp 50 tiểu bang Mỹ và trong tất cả các lĩnh vực. Theo ước tính Mỹ bị thiệt hại mỗi năm 600 tỷ USD chỉ từ việc bị Trung Quốc đánh cắp bí mật công nghệ. Chỉ riêng vấn đề này thôi đã cho thấy việc đàm phán thương mại Mỹ – Trung không có lối thoát.
Trump sẽ tiếp tục áp thuế lên các hàng hóa của Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Trump sẽ tiếp tục áp thuế lên các hàng hóa của Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Tính từ tháng 9 đến nay, đã có 4 đợt bắt gián điệp kinh tế Trung Quốc. Đợt thứ nhất vào ngày 25/9, đợt thứ 2 ngày 10/10, đợt thứ 3 vào 30/10 và đợt mới nhất vào đầu tháng này.
Như vậy ngay trước thềm cuộc gặp gỡ tại G20 giữa ông Trump và ông Tập, Mỹ đã liên tiếp giáng nhiều đòn vào Trung Quốc. Bắt gián điệp, yêu cầu rút tên lửa ra khỏi Trường Sa … là những động thái mạnh mẽ không chút nể nang.
Vấn đề tiếp theo là bóng đen phá sản ở Trung Quốc khiến các nhà đầu tư khiếp sợ. Các áp lực tài chính đè lên nhiều doanh nghiệp Trung quốc, đặc biệt lĩnh vực bất động sản khiến các doanh nghiệp này rơi vào nguy cơ đe dọa phá sản. Theo Bloomberg, các doanh nghiệp bất động sản tại Trung Quốc sẽ đối diện với 18 tỷ USD nợ tới hạn cả trong và ngoài nước trong quý I/2019, dự kiến còn tăng gấp đôi nếu nhà đầu tư lo lắng yêu cầu trả nợ trước thời hạn với một số trái phiếu. Theo Xinhua New Agency, ít nhất 4 doanh nghiệp khổng lồ có liên quan tới bất động sản phá sản vì không có khả năng trả nợ trong năm nay. Điều này sẽ tác động dây chuyền rất lớn đến nhiều nhà đầu tư.
Trong một bối cảnh ảm đạm tang thương của nền kinh tế như vậy, thì lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn không còn thiết tha gì với những diễn đàn kinh tế nữa. Lòng dạ đâu mà quan tâm! Có lẽ vì vậy nên “Diễn đàn kinh tế mới” quy tụ nhiều lãnh đạo nền kinh tế khu vực và thế giới theo dự định sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh nhưng bị Trung Quốc đột ngột huỷ bỏ, sau đó phải dời qua Singapore.
Khi dời qua Sing, chỉ có một mình ông Phó Chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn bay qua phát biểu rồi về ngay, còn các quan chức khác theo dự kiến đã không có mặt, trong khi một trong những chủ đề chính là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.“Có lẽ họ quá bận rộn hoặc là không muốn đến” – GS Zha Daojiong của Trường ĐH Bắc Kinh nói.
Có một số tờ báo đã đề cập đến rằng Trung Quốc không hề hấn gì trong cuộc chiến thương mại, nhưng thực ra đó là những bài báo mang tính chất tung hỏa mù bạn đọc mà thôi. Còn thực tế thì, nền kinh tế Trung Quốc hiện rất bi đát, rất dễ sụp đổ
Ngày 12 tháng 10 thì ở 7 tỉnh biên giới đã chính thức cho thương lái mua hàng hóa bằng NDT trong khi thanh toán bằng USD – đồng tiền dự trữ quan trọng và là phương tiện thanh toán quốc tế phổ biến nhất, lại bị nghiêm cấm tại Việt Nam, mọi giao dịch liên quan đến USD đều bị cấm. Phải chăng Việt Nam đang “nhẹ dạ”, tự đưa mình vào chiến lược thôn tính của Trung Quốc, cô lập với phần còn lại của thế giới?
>>> Sau Mỹ, New Zealand bắt đầu cấm cửa Huawei của Trung Quốc
Theo Bao

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: