Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Nhiều bức chân dung, nom thấy tướng địa ngục, súc sinh... hiện lên rõ mồn một.

MỘT CHÚT VỀ THỨC THỨ 8
Nhiều người tin vào sự tồn tại của thức thứ 8 (tàng thức, a lại da thức). Nhưng thường "chấp" vào 2 sai lầm.
Thứ nhất, cho rằng mỗi người đều có thức thứ 8 (a lại da thức) riêng biệt. Sự chấp này chẳng khác gì chấp vào "ngã" (tiểu ngã) cả. Và bởi vì chân lý "ngã" là Không, nên không có a lại da thức riêng biệt đối với mỗi chúng sinh.
Thứ hai, cho rằng a lại da thức là cái "thức" chung của tất cả chúng sinh. Quan điểm này dẫn tới thuyết "đại ngã" của ngoại đạo. Thực tế cũng là 1 hình thức chấp vào "ngã". Vì vậy cũng không có một a lại da thức chung cho tất cả chúng sinh.
Thực ra thì a lại da thức là không phải chung, cũng không phải riêng. Đây là luận điểm "bất nhất, bất dị" (không phải một, cũng không phải khác) của Trung đạo. Con người ta thường quen tư duy theo các cực đối lập (nhị nguyên), nên rất khó "chứng" được điều này.
Ví như trong một căn phòng có nhiều ngọn đèn cùng bật sáng, thì bất kì 1 điểm sáng nào trong căn phòng ấy cũng không của riêng ngọn đèn nào, song cũng không nằm ngoài ánh sáng của từng ngọn đèn riêng biệt.
Kinh điển đại thừa rất sâu xa khi nói về thức thứ 8, đã dùng nhiều tên gọi để chỉ nó. Đều là thức thứ 8 cả, song đối với tất cả chúng sinh thì gọi là a lại da thức, đối với 1 kiếp người cụ thể, với tư cách căn mệnh thì gọi là a đà na thức, với tư cách quả báo trong luân hồi thì gọi là dị thục thức, ra khỏi luân hồi thì gọi là vô cấu thức... Tổng cộng có gần... 30 tên gọi.
Thức thứ 8 tàng chứa mọi hành động (nghiệp) của mỗi mỗi chúng sinh từ vô lượng kiếp về trước, đến vô lượng kiếp về sau. Tại đâu mà nó có "dung lượng" lớn như thế? Tại nó là "Không", nên nó vô cùng. Cũng như một căn phòng không bao giờ từ chối ánh sáng chiếu vào bởi lý do đã "chật" ánh sáng cả.
Bởi thức thứ 8 không phải là chung, nên "nghiệp" không ai giống ai. Và bởi nó không phải là riêng, nên không ai thoát được "nghiệp quả", cho dù có "bí mật" đến đâu.
Nhân mùa tranh đoạt, nghĩ đến sự dối trá, tham tàn, đểu giả... đã và đang được phơi bày mà rùng mình. Nhiều bức chân dung, nom thấy tướng địa ngục, súc sinh... hiện lên rõ mồn một.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc: Thiếu vắng niềm tin và sự tử tế.



Gary Feuerberg
Phạm Nguyên Trường dịch


He Huaihong (bên trái), Giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh và Cheng Li, Cheng Li, giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings đang thảo luận về sự suy đồi và thức tỉnh về mặt đạo ở Trung Quốc, Brookings, ngày 6 tháng 11(ảnh của Gary Feuerberg)

Trong cuốn sách do Brookings Press mới xuất bản gần đây, một vị giáo sư Trung Quốc, ông He Huaihong đề xuất một nền đạo đức xã hội mới cho cái xã hội mà nhiều nhà quan sát, cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc, cho là đang ở trong tình trạng khủng hoảng về mặt đạo đức.

Nhà sử học, đạo đức học, phê bình xã hội, và người bảo vệ không khoan nhượng Nho giáo, giáo sư He đưa ra khuôn khổ trí tuệ nhằm định hướng hành vi của người dân và khôi phục lại nền đạo đức xã hội để Trung Quốc có thể giành được vị trí của mình trong cộng đồng các quốc gia khác mà không phải xấu hổ. Giáo sư He nói tại Viện Brookings vào ngày 06 tháng 11, nhân dịp xuất bản cuốn sách mới của mình: “Đạo đức xã hội ở nước Trung Quốc đang thay đổi: Suy đồi đạo đức hay sự thức tỉnh về đạo đức?”

He Huaihong là giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh. Cuốn sách gồm 19 bài tiểu luận, trừ hai bài, đều được viết trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2013.

“Hiện nay, trong xã hội Trung Quốc, chúng tôi gặp vấn đề khá nghiêm trọng về mặt đạo đức. Những vấn đề chính là chúng tôi thiếu niềm tin và chúng tôi thiếu tử tế”, He nói như thế, đấy là qua lời người dịch tiếng Anh.

Đặc biệt là niềm tin của nhân dân đối với các nhà lãnh đạo chính trị. “Dù chính phủ có nói gì thì dân chúng cũng không tin. Ngay cả khi họ nói sự thật thì người dân vẫn không tin”. Các đảng viên và quan chức nhà nước cũng nghi ngờ, ông nói.

“Hiện nay, ở Trung Quốc, chủ đề về suy đồi đạo đức và thiếu niềm tin không còn là những chủ đề nhạy cảm và chắc chắn không phải điều cấm kỵ về mặt chính trị nữa”, Cheng Li, giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings, người giới thiệu giáo sư He nói như thế.

Trong phần giới thiệu cuốn sách, Li đưa ra một danh sách dài những hiện tượng chứng tỏ đang có những vấn đề đạo đức nghiêm trọng: “Gian lận thương mại, gian lận thuế, lừa dối tài chính, những dự án kỹ thuật kém chất lượng và nguy hiểm, sản phẩm giả, sữa nhiễm độc, bánh mì độc, thuốc độc, và sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp trong giáo viên, bác sĩ, luật sư, các nhà sư Phật giáo, và đặc biệt là các quan chức chính phủ”.

Giáo sư He viết rằng, tham nhũng là không chỉ giới hạn trong những quan chức cao cấp nhất. Ngay cả “trưởng thôn, thị trưởng, các nhà quản lý ngân hàng địa phương có thể có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu nhân dân tệ tiền hối lộ. Một trưởng văn phòng huyện có thể sở hữu hàng chục ngôi nhà”.

Giáo sư He đặc biệt lo lắng về việc xã hội Trung Quốc đang mất dần sự tử tế. Trong buổi nói chuyện, ông có nói rằng nếu người ta nhìn thấy một người già ngã, rất nhiều người sẽ không dám đỡ dậy vì sợ bị tống tiền. Họ có thể sẽ phải trả tiền viện phí. Trong cuốn sách, ông đã dẫn ra một trường hợp có thể làm người ta choáng váng: một bé gái 2 tuổi bị hai ô tô cán lên người, hàng chục người đi qua mà không ai giúp đỡ.

“Nhiều vụ tai nạn với xe chở trẻ con lớp mẫu giáo; khi xe tải đâm vào, người qua đường không những không cứu nạn nhân mà nhảy vào hôi của”, ông viết trong bài tiểu luận thứ tám. “Trong xã hội Trung Quốc, đang xảy ra khủng hoảng đạo đức”.

“Sự thờ ơ đối với tha nhân… đang lan tràn, không quan tâm tới đời sống của con người, không quan tâm tới tục lệ xã hội và luật pháp”, He viết.

Cách mạng Văn hóa

Giáo sư He chỉ ra nhiều nguồn gốc có tính lịch sử làm cho đạo đức suy đồi, nhưng chủ yếu là Cách mạng Văn hóa (1966-1976), khi đất nước rơi vào tình trạng suy đồi đạo đức tồi tệ nhất. Chiến dịch “tiêu diệt bốn cái cũ” - tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, và thói quen cũ – trên thực tế là tiêu diệt đạo đức truyền thống.

“Nhiều cuốn sách lịch sử, nhiều hiện vật và địa điểm lịch sử bị phá hủy. Mộ của một số nhân vật lịch sử được nhân dân kính trọng bị đập phá và thậm chí đôi khi hài cốt của họ còn bị đào lên. ... Trẻ con được lệnh phải báo cáo về gia đình của mình và đôi khi thậm chí còn tham gia đánh đập người thân trong gia đình. ... Chính trị hoàn toàn thay thế đạo đức. Tiêu chí duy nhất để đánh giá về đạo đức là lòng trung thành với lãnh tụ Mao Trạch Đông”.

Thành phần chủ chốt của Cách mạng Văn hóa là Hồng vệ binh, đỉnh điểm là trong hai năm đầu tiên 1966-1968, lúc đó “đất nước thực ra là đã lâm vào tình trạng hỗn loạn”. Hoạt động của chúng chỉ giảm từ tháng bảy năm 1968, đấy là lúc Mao đưa hầu hết Hồng vệ binh về các vùng nông thôn. He trở thành Hồng vệ binh khi vừa tròn 12 tuổi và đã chứng kiến hoạt động và bạo lực quá mức của tổ chức này. Ông nói rằng đã tìm cách lảng tránh và đóng vai quan sát viên là chính.

Đặc điểm quan trọng nhất của Hồng vệ binh là “xu hướng bạo lực”. Một trong những khẩu hiệu yêu thích của nó là: “Khủng bố đỏ muôn năm!” Trong cuốn sách, He đã dẫn ra một trường hợp khi trở thành người sợ hãi “bạo lực bừa bãi”.

“Đạo đức đứng sau chính trị”, ông nói. Từ sau sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh và kháng chiến chống Nhật, các giá trị được mượn từ Liên Xô và Stalin, “Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ các giá trị truyền thống và cổ xưa của mình”.

Trong vụ Hồng vệ binh, ông cho rằng chỉ một mình Mao có lỗi và đã bỏ qua vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng những lời chỉ trích Đảng Cộng sản, tuy không được nói rõ, lại nằm ngay bên dưới bề mặt. Ông nhắc đến 100 năm hỗn loạn trước khi áp dụng nền kinh tế thị trường trong 30 năm vừa qua, mà theo ông đã để lại một di sản đáng ngờ. Những lời kêu gọi về bình đẳng của thế kỷ trước phải được đưa vào nền đạo đức sẽ được tái thiết, ông nói, nhưng “lý thuyết cực đoan về đấu tranh giai cấp và triết lý về xung đột không phải là di sản mà chúng ta phải chấp nhận (trang 77)”, He viết như thế, mà đấy chính học thuyết cơ bản của Cộng sản.

Tuy không gọi tên Đảng cộng sản Trung Quốc, He cho rằng hệ tư tưởng cũ sinh ra từ lý thuyết về cách mạng, chứ không phải là lý thuyết về quản trị. “Nó bắt đầu như là món hàng nhập khẩu từ nước ngoài, và ban đầu đã chú tâm vào cuộc tấn công vào truyền thống văn hóa của Trung Quốc”. He nói rằng ngay cả những lý tưởng chính trị gần đây, ví dụ như “xã hội hài hòa” cũng “luôn luôn là ý thức hệ và mâu thuẫn với thực tế của đời sống của người Trung Quốc”.

He nói rằng người Trung Quốc vừa mới thoát ra khỏi “thời kỳ quá độ đầy rối loạn” và mặc dù hiện nay đương là thời bình, “chúng ta phải thường xuyên cảnh giác nhằm chống lại sự trở về tình trạng hỗn loạn”. Vì vậy, cần phải xây dựng ngay một kiểu xã hội mới và “bước đầu tiên trong quá trình đó là tạo dựng nền tảng luân lý vững chắc”, ông viết.

Phê Khổng

Giáo sư He viết rằng “linh hồn” văn hóa truyền thống đã bị đánh bật gốc rễ, đấy là trong giai đoạn sau của Cách mạng văn hóa, khi những người cầm bút, từng tin tưởng Khổng giáo bắt đầu tham gia phê phán Khổng Tử.

“Trong nhân dân, Khổng Tử, Khổng giáo, những nghi thức của Nho giáo và đạo đức Nho giáo trở thành những từ ngữ rủa xả. Hiện nay [2013] vẫn còn cảm nhận được ảnh hưởng của việc phê Khổng và không được đánh giá thấp những tác hại mà nó gây ra đối với đạo đức xã hội”.

Không chỉ sự cuồng tín và bạo lực của Hồng vệ binh, sự thiếu giáo dục của cả một thế hệ trong Cách mạng Văn hóa, mà đạo đức truyền thống cũng bị ảnh hưởng trong suốt 30 năm, trước khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ. “Đạo đức lại bị kinh tế và kinh tế thị trường chôn vùi một lần nữa”, giáo sư He nói. “Đó là lý do chính làm cho chúng tôi gặp phải những vấn đề đạo đức như hiện nay”, ông nói ở Brookings.

Khuôn khổ mới của đạo đức xã hội

Giáo sư He cố gắng kết hợp nền đạo đức cũ, từng được sử dụng trong suốt 3.000 năm, với thời hiện đại. Ông dẫn người đọc bài tiểu luận đầu tiên, “Những nguyên tắc mới: Hướng tới khuôn khổ mới của đạo đức xã hội ở Trung Quốc”, thông qua một khóa học ngắn về Nho giáo.

Khởi đầu là Mạnh Tử, học trò nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của Khổng Tử. Mạnh Tử tin vào lòng tốt bẩm sinh của con người. “Mọi người đều có lòng từ bi”, He trích dẫn lời của Mạnh Tử.

Giáo sư He coi những “tính tốt không đổi” từ thời cổ đại và chỉ ra rằng những đức tính đó có thể được áp dụng cho thời kỳ hiện đại: nhân, nghĩa, lễ, trí, và tín. Năm đức đó vẫn còn giá trị, chỉ cần giải thích theo lối mới mà thôi, ông viết.

Ví dụ, lòng nhân có thể được coi là nguồn gốc của toàn bộ đạo đức. Khi lòng từ bi bị những yếu tố bên ngoài làm suy giảm thì nó không còn là động cơ cho hành vi nữa, như được thể hiện trong ở sự vô tâm trong những thí dụ được nói tới bên trên. Lễ là tỏ ra lịch sự. “Tự kiềm chế là một điều kiện tiên quyết cho lễ”, và cũng có nghĩa là hạn chế những ham muốn của chúng ta, đặc biệt là ham muốn vật chất của chúng ta, He nói. Trí là về công nhận những điều đúng đắn và có “ý trí và trí tuệ là để đánh giá về mặt đạo đức ... trí còn để tìm ra sự cân bằng và tìm trung đạo”.

Một trong những tư tưởng của Nho giáo là “chính danh”. Giáo sư He nói rằng ý thức hệ chính trị không phù hợp với thực tế xã hội. “Ở đâu cũng đầy những lời xáo rỗng”, ông viết. Niềm tin trong xã hội, đặc biệt là giữa chính quyền và nhân dân, đã không còn, tạo ra khủng hoảng lòng tin. Giáo sư He nói rằng người Trung Quốc “đang thường xuyên gặp phải sự giả dối; chúng ta đang quen với nó”.

Ví dụ, chính quyền gọi các “quan chức” là “đầy tớ của nhân dân”, tạo ra sự bất tương thích giữa danh và thực. Các quan chức sử dụng quyền hạn một cách vô trách nhiệm và phi đạo đức, dẫn tới “sự tức giận và lòng hận thù chưa từng có đối với các quan chức đó”. Cách chữa trị: “Hãy để các quan chức là quan chức” và sửa lại tên gọi, một cách chính thức.

Nền đạo đức mới khác đạo đức cũ ở điểm quan trọng. Quan hệ cũ giữa kẻ cai trị và người bị trị có nghĩa là đưa ra những hướng dẫn cho người bị trị và người bị trị có trách nhiệm trước kẻ cai trị. Hiện nay, ngược lại, người cai trị phải làm tròn bổn phận của mình trước những người có địa vị thấp và chịu trách nhiệm trước các “công dân”. Các chính khách “phải coi nhân dân là ông chủ cao nhất của mình”, He viết. He coi đây là sự thay đổi lớn nhất giữa nền đạo đức cũ và mới. Ông nghĩ rằng với tình hình hiện nay ở Trung Quốc, trở thành chế độ dân chủ và pháp quyền là con đường khó khăn và lâu dài, nhưng đó là hướng đi của lịch sử Trung Quốc.

Nguồn http://www.theepochtimes.com/n3/1899732-confucian-scholar-confronts-the-lack-of-trust-and-

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đối ngoại Nga năm 2015: "Một mình chống lại tất cả''


Phạm Duy Hiển


Lê Hùng

Xin tóm tắt một số ý chính trong bản báo cáo này để giới thiệu với bạn đọc (nguồn “Lenta.ru” (Nga) ngày 29/12/2015), các ảnh trong bài là của “Lenta.ru”.

Mới đây, Giám đốc Trung tâm Carnegie Mátxcơva Dmitri Trenhin (Carnegie Moscow Center là Trung tâm chuyên nghiên cứu các vấn đề quan trọng nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nga, các vấn đề xã hội, quan hệ quốc tế, an ninh quốc tế và kinh tế) đã trình bày một bản báo cáo có tiêu đề “Một mình chống lại tất cả” đề cập đến những thành tựu và thất bại của ngoại giao Nga, về triển vọng hình thành một trật tự thế giới mới, cũng như những hậu quả Nga có thể phải gánh chịu vì đối đầu với Phương Tây.

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch không kích tại Syria, một số nhà quan sát lên tiếng là những động thái cô lập Nga đã chấm dứt và cả về việc Nga đã nâng được vị thế của mình trên trường quốc tế, mặc dù một thái độ lạc quan như vậy là hơi sớm.

Có lẽ chúng ta nên xem xét những kết quả đối ngoại chủ yếu của Nga trong năm 2015 qua phân tích thực trạng mối quan hệ của chúng ta (Nga) với các quốc gia láng giềng và với các quốc gia chủ chốt trên thế giới.

Dmitri Trenhin. (Ảnh: carnegie.ru)
Nước Mỹ "căm ghét"

Có thể gọi quan hệ của nước ta (Nga) với Mỹ trong năm 2015 là tiến trình ổn định hóa quan hệ đối đầu. Năm 2014 vừa qua là năm khủng hoảng trầm trọng nhất (trong mối quan hệ Nga-Mỹ) kể từ năm 1983 đến nay – chính trong năm 2014 đã xuất hiện nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa hai nước. Mặc dù trong năm 2015, sự căng thẳng có phần dịu đi, nhưng mối quan hệ Mátxcơva - Washington vẫn ở mức thấp một cách ổn định.

Nguyên nhân cơ bản của sự đối đầu như vậy là những hành động của Nga ở Crimea và Donbass. Mátxcơva đã công khai thách thức trật tự thế giới hiện đại được thiết lập sau Chiến tranh lạnh. Trong thời điểm hiện nay, đã xuất hiện một tình thế mới rất khó đối với cả hai bên: Mỹ không có quyền bỏ qua sự thách thức đó (của Nga –ND), còn đối với giới lãnh đạo Nga hiện nay – đã không còn bất kỳ một đường lùi nào.

Trong năm 2016, nhiều khả năng hơn cả là mối quan hệ song phương vẫn tiếp tục phát triển theo hướng đối đầu cường độ thấp và hợp tác trong một số lĩnh vực nhất định (như Syria, Chương trình hạt nhân Iran, Afganistan).

Kết cục của cuộc đối đầu này sẽ ảnh hưởng nhiều đến định dạng của một trật tự thế giới mới trong tương lai, còn số phận của chính nước Nga sẽ phụ thuộc vào việc Nga có thể gồng mình đối đầu với Mỹ trong một thời gian dài hay không. Tháng 11/2016 nước Mỹ sẽ bầu tổng thống mới, nhưng dù tổng thống mới là ai thì mối quan hệ Nga-Mỹ cũng sẽ không được cải thiện.

Nhưng cũng cần phải hiểu rõ rằng, hiện nay thời kỳ lãnh đạo thế giới vô điều kiện kéo dài hơn 20 năm của Mỹ đang chấm dứt. Mỹ vẫn giữ được vai trò nổi bật, nhưng đang bị Trung Quốc tranh chấp vai trò đó, kể cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị-quân sự. Vai trò của Mỹ trên thế giới đang bị bào mòn và sau một số sai lầm lớn trong chính sách đối ngoại, sức mạnh của Washington đã bị giảm đi và mất quyền kiểm soát các sự kiện toàn cầu.

Sergey Lavrov và John Kerry. (Ảnh: Iuri Gripas/Cоmmersant)
Châu Âu nổi giận

Hiện đang diễn ra một tiến trình xa lánh giữa Nga với Châu Âu, các biện pháp cấm vận Nga sẽ thường xuyên được gia hạn, dù có một số quốc gia Châu Âu riêng rẽ đã tỏ thái độ bất bình ra mặt (đối với các biện pháp cấm vận–ND).

Châu Âu đã quá mệt mỏi bởi cuộc khủng hoảng Ukraine và bởi chính bản thân quốc gia này - sau chiến thắng của Maidan Ukraine vẫn không triển khai được những cải cách hệ thống quy mô lớn. Mặc dù có một số bất đồng (trong nội bộ các nước Châu Âu-ND), nhưng trong năm 2016, Châu Âu vẫn là một mặt trận chung được xây dựng trên nền tảng là thái độ tiêu cực đối với chính sách đối ngoại của Mátxcơva.

Tại Đông Âu, một liên minh quân sự - chính trị chống Nga sẽ dần hình thành từ các nước Baltics và Ba Lan với mục tiêu là tăng cường sự hiện diện quân sự của NATO tại khu vực này. Nước Nga cần phải từ bỏ ảo tưởng liên quan đến việc duy trì quan hệ hợp tác đầy đủ và toàn diện với một số quốc gia Châu Âu riêng rẽ, trước hết là Đức - nước Đức sẽ còn theo đuổi lập trường kiên định thân Đại Tây Dương (NATO) trong một thời gian dài nữa. Lãnh đạo Nga cần phải hiểu rằng, các nước hàng đầu Châu Âu vẫn sẽ tiếp tục đường lối hợp tác chiến lược với Mỹ.

Ukraine thù địch

Sau các sự kiện đã xảy ra trong năm 2014, Ukraine sẽ là quốc gia thù địch nhất đối với Nga trong tương lai dài hạn. Vấn đề đau đầu và nhạy cảm nhất – quy chế của Crimea. Năm 2015 đã cho thấy những hy vọng của một bộ phận giới lãnh đạo Nga về việc Ukraine bị tan rã đã sụp đổ hoàn toàn - và điều này (Ukraine không tan rã–ND) rõ ràng là rất tốt vì nếu một kịch bản như vậy xảy ra thì đó sẽ là một thảm họa đối với đất nước chúng ta.

Kể cả trong năm 2016 và trong thời gian tiếp theo, quốc gia Ukraine vẫn sẽ không tan rã, nhưng nước này vẫn ở trong tình trạng không ổn định. Rất tiếc là trong tương lai gần khó có thể hy vọng vào sự khôi phục nhanh chóng và thành công đất nước (Ukraine) vì Kiev không tìm ra đủ ý chí và quyết tâm tiến hành những cải cách chống tài phiệt và dân chủ hóa theo mô hình Châu Âu như đã từng được tuyên bố trong thời kỳ Maidan.

Các hành động của Nga ở Crimea và Donbass đã nhanh chóng dẫn đến việc hình thành một dân tộc Ukraine đồng nhất với nền tảng tư tưởng bài Nga. Trong những năm trước đó, sau khi Ukraine giành độc lập thì tiến trình trên (hình thành một dân tộc với các quan điểm chống Nga – ND) đã diễn ra không mấy thành công, bởi vì những mối quan hệ chặt chẽ với Nga và tiềm năng ảnh hưởng mạnh của văn hóa Nga đã cản trở sự hình thành một một dân tộc Ukraine đồng nhất.

Chính vì thế, dù đáng buồn và là thảm kịch nhưng sự đối đầu với Nga là cơ hội duy nhất để hiện thực hóa thành công ý tưởng xây dựng một dân tộc thống nhất.

Hiện nay, xác suất một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Donbass là thấp hơn nhiều so với mùa hè năm 2014. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện các thỏa thuận Minsk -2 sẽ trở thành một tiến trình chậm chạp và kéo dài, các cuộc đàm phán sẽ nhiều lúc bị đứt đoạn và thay vào đó là các cuộc đấu súng ở tuyến tiếp xúc.

Trong năm 2016, khó có thể thực hiện Thỏa thuận Minsk-2 một cách trọn vẹn và đây sẽ là nhân tố làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga với Ukraine và cả với Châu Âu nói chung.

(Ảnh: Dmitri Lekai/Cоmmersant)

Trong giới lãnh đạo Nga có nhiều người cho rằng chính quyền Kiev “Maidan” hiện nay sẽ nhanh chóng sụp đổ, và Donbass sẽ là con bài tủ trong các cuộc đàm phán với chính phủ mới của Ukraine, vì vậy mà có thể duy trì trạng thái bán quân sự ở khu vực Đông – Nam Ucraine như hiện nay bao lâu cũng được. Nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn với cách tư duy và cách hành xử y hệt nhau ở cả Mátxcơva lẫn Kiev sẽ đắc lợi với một thực trạng như vậy.

Trung Quốc dè dặt

Mối quan hệ với Trung Quốc trong năm 2015 đã vượt ngưỡng đối tác chiến lược, nhưng không đạt mức liên minh đầy đủ. Sự xích lại gần hơn với quốc gia này đã được giới lãnh đạo cấp cao ghi nhận, nhưng mọi việc chỉ dừng lại ở đó và không có tiến triển nào.

Mặc dù trong thế giới hiện đại, Trung Quốc cùng với Mỹ sẽ trở thành một trong hai trung tâm sức mạnh toàn cầu nhưng trong giai đoạn hiện nay Bắc Kinh mới hành động như một thế lực địa - kinh tế nhiều hơn là như một thế lực địa - chính trị. Bắc Kinh theo đuổi một chính sách đối ngoại rất thận trọng, và điều đó (thận trọng –ND) không chỉ liên quan đến Nga, mà còn liên quan cả đến Vùng Trung Cận Đông không ổn định.

Trung Quốc vẫn luôn là một đối tác rất phức tạp đối với Nga, còn kỳ vọng của giới lãnh đạo Nga về một làn sóng đầu tư mạnh của Trung Quốc (vào Nga) thay cho nguồn đầu tư Phương Tây đã không trở thành hiện thực.

Bắc Kinh đang dần gia tăng những ảnh hưởng kinh tế và chính trị trên hướng Tây, và Mátxcơva sớm muộn gì cũng phải can dự vào tiến trình đó. Nga cùng với các nước Trung Á và Iran có thể trở thành chiếc cầu trung chuyển nối Trung Quốc với Châu Âu.

Nhưng tuyệt đối không được ảo tưởng: Nga không phải là mục tiêu của sự gia tăng ảnh hưởng về phía Tây biên giới nước này (Trung Quốc –ND), mà chỉ là một trong những phương tiện để Trung Quốc sử dụng, chỉ là một trong những tuyến (đường) của Trung Quốc.

Trong tương lai sẽ dần hình thành một Lục địa Á-Âu lớn với hai cực là Trung Quốc và Châu Âu, nằm giữa hai cực đó là chúng ta (Nga). Tất nhiên, Nga phải thích ứng với tiến trình này, nhưng hiện chưa rõ là quá trình thích ứng của Nga sẽ diễn tra trong những điều kiện như thế nào và Nga sẽ đóng vai trò gì.

Thổ Nhĩ Kỳ thâm hiểm

Sau khi mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và Châu Âu bị đầu độc trong năm 2015, Nga trở thành một bộ phận của “một thế giới phi Phương Tây” , chính vì thế mà hợp lý hơn cả là nên có một chiến lược hợp tác với các quốc gia “phi Phương Tây” khác.

Nhưng đã không có bước đột phá về chất nào theo hướng này, bởi vì chúng ta đã không học được cách giao tiếp một cách bình đẳng với các nước của thế giới thứ ba cũ. Mối quan hệ (Nga) với Ấn Độ vẫn không vượt quá giới hạn hợp tác quân sự - kỹ thuật, mặc dù có rất nhiều tiềm năng lớn chưa được khai thác.

Sau khi những biện pháp cấm vận Iran được dỡ bỏ, đã có rất nhiều điều kiện thuận lợi để hợp tác với Tehran (trong đó có cả vấn đề Syria), nhưng điều này (hợp tác với Iran) rất có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn khác hiện chưa được nghiên cứu kỹ.

Mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ bị cắt đứt một cách hoàn toàn bất ngờ. Xung đột giữa Putin và Erdogan một lần nữa cho thấy tính chất “quốc vương” trong chính sách đối ngoại của chúng ta - mối quan hệ dựa vào quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo như trong thế kỷ XVIII. Khi “Sa hoàng'' và “Sultan'' bất hoà thì ngay lập tức một quan hệ được xây dựng nhiều thập kỷ giữa Nga với một cường quốc khu vực quan trọng và gần về địa lý bị cắt đứt.

Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, mệnh lệnh bắn hạ máy bay Nga của Erdogan nhằm làm cho Mátxcơva và Washington đối đầu trực diện với nhau là một hành động khiêu khích nguy hiểm và vô trách nhiệm. Nguyên nhân dẫn đến quyết định trên (bắn hạ máy bay Nga) - do Nga can thiệp vào Syria làm tổn hại lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này – một quốc gia mà Thổ cũng coi là “ láng giềng gần gũi ” như Nga đối với Ukraine.

Syria bốc cháy

Mátxcơva tham gia vào cuộc chiến ở Syria theo đúng phong cách Mỹ, bằng một chiến tranh không tiếp xúc và đây là một điều mới mẻ đối với Nga. Trong trường hợp này hiển hiện một mâu thuẫn rất rõ ràng bởi vì trước đây, khi Nga còn yếu, Nga luôn lên án chính sách “ngoại giao tên lửa-ném bom” của Mỹ.

Chúng ta (Nga) luôn khẳng định không thể giải quyết các vấn đề chính trị bằng các phương tiện quân sự, nhưng chúng ta (Nga) đã hành động theo đúng cái cách như vậy (giải quyết các vấn đề chính trị bằng các phương tiện quân sự -ND) tại Syria.

Căn cứ vào những gì đang diễn ra có thể rút ra nhận xét là nhiệm vụ chính của các chiến dịch ném bom của Nga (tại Syria) – không chỉ nhằm nâng cao uy tín quốc tế của Nga, mà còn đẩy IS ra khỏi lãnh thổ Syria sang Iraq đang do Mỹ kiểm soát. Ngoài ra, Mátxcơva còn quan ngại là những thành công của các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Syria có thể dẫn tới việc gia tăng mất ổn định ở Trung Á - khu vực sẽ có sự thay đổi các nhân vật lãnh đạo trong thời gian sắp tới.

Nhưng dù sao thì sự can thiệp của Nga vào cuộc nội chiến ở Syria quả thực đã tạo ra một số điều kiện nhất định để thúc đẩy tiến trình giải quyết chính trị tại nước này, mặc dù tồn tại những mối nguy hiểm thực sự đối với Nga – nhiều khả năng chúng ta (Nga) sẽ dần bị sa lầy trong cuộc xung đột ở Trung Cận Đông.

Hành trang và tham vọng của Nga

Những gì đã diễn ra trong năm 2014 cho thấy một thực tế rõ ràng là 2 học thuyết cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nga – xích lại gần hơn với Phương Tây (học thuyết chính) và hội nhập Á-Âu hậu Xô Viết (học thuyết dự phòng) – đều bị thất bại.

Hiện nay Nga đang không có chiến lược hành động rõ ràng trong điều kiện bị cô lập, sau khi gây hiềm khích với Phương Tây đã không thể thực sự xích gần lại với Phương Đông. Hiện vẫn đang đứng bên lề các tiến trình chính trị toàn cầu.
Ảnh: mil.ru)

Rất khó để Nga có thể giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với Phương Tây vì những nguồn lực của Nga đã gần cạn kiệt. Đất nước chúng ta (Nga) đã từ lâu và thường tự nguyện làm những việc quá sức mình, và điều đó có thể kéo dài tương đối lâu nhưng không thể kéo dài vĩnh viễn, bởi vì khoảng cách giữa những tham vọng được tuyên bố và tiềm lực thực tế là rất lớn.

Những nước mà chúng ta đã gây mâu thuẫn trong hai năm trở lại đây cũng hiểu rất rõ điều đó và họ hy vọng Mátxcơva cuối cùng cũng sẽ bị suy sụp, sau đó buộc phải chơi theo những luật lệ cũ - những luật lệ mà chính Nga đã phá bỏ tháng 3/2014. Nhưng điều ấy (Nga chơi theo luật lệ cũ) rất khó xảy ra – có những kịch bản khác không hay ho hơn nhiều, cả đối với chúng ta lẫn với các nước láng giềng.

Để điều này (bị suy sụp và phải chơi theo luật cũ hoặc những kịch bản xấu khác –ND) không xảy ra, Nga cần phải tiến hành các cải cách nội bộ quy mô lớn và thay đổi hệ thống chính trị và kinh tế hiện hành.

Những cải cách đó đòi hỏi cần phải thay đổi những thỏa thuận xã hội ngầm và tái cơ cấu bộ phận tinh hoa (giới quan chức) Nga để nó được bổ sung những con người vừa có tâm vừa có tầm, chứ không phải là những người ngoan ngoãn dễ bảo - để những người làm việc trong bộ máy nhà nước coi việc phụng sự quốc gia là một sứ mệnh chứ không phải là nơi để trục lợi.

Nếu Nga không thể tìm cho mình ý chí và sức mạnh để tiến hành tất cả những cải cách hệ thống đó, Nga chỉ còn hai khả năng: hoặc là sự sụp đổ nhanh chóng hoặc mục nát dần dần.

Theo Lê Hùng (dịch và giới thiệu)
http://dantri.com.vn/the-gioi/doi-ngoai-nga-nam-2015-mot-minh-chong-lai-tat-ca-

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BẢN TIN CUỐI CÙNG CỦA NĂM 2015



Phái viên của Thủ tướng gặp dân oan Dương Nội

Hôm nay ngày 31/12 cũng là ngày cuối cùng năm 2015, bà con Dương Nội cùng dân oan Bắc - Trung- Nam tiếp tục biểu tình tại trụ sở ban tiếp dân Trung Ương số 1 Ngô Thì Nhậm.

Những ngày gần đây đại diện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có 3 buổi làm việc với bà con Dương Nội , nội dung làm việc xoay quanh vấn đề thu hồi đất. Phía đại diện thủ tướng đã trả lời cho chúng tôi biết, do không chuyển đổi được nghề nghiệp sau thu hồi nên chính phủ sẽ có phương án trả lại tư liệu sản xuất cho bà con.

Sau cuộc làm việc hôm thứ hai vừa qua, hôm nay bà con tiếp tục đến làm việc theo giấy hẹn của TT-CP và người đại diện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cả hai bên sẽ cùng làm việc, tham gia bổ xung ý kiến cho đến khi ra văn bản hợp tình, hợp lý, đảm bảo cho bà con có đất để tăng gia, sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

HAI VẤN ĐỀ CỦA NƯỚC VIỆT TRONG THỜI KỲ MỚI -


MỞ ĐẦUĐất nước đang bị bắt buộc phải chuyển mình thế chế chính trị, vì chiếc áo chật của chính trị không còn thể đủ kích cỡ để cho nền kinh tế bị cái bẫy thu nhập trung bình thấp thắt chặt. Với dân số 90 triệu dân, có hơn 50% lao động trẻ, nhiều người trẻ vươn ra thế giới buộc CEO của một tập đoàn hàng đầu Google phải tìm đến như Nguyễn Hà Đông. Không chỉ thế mà bao người trẻ tài năng ở ngoại quốc còn hơn cả Nguyễn Hà Đông ngày đêm đau đáu vọng về đất mẹ với một lòng yêu nước nồng nàn, nhưng vẫn cứ mãi là đau đáu, do đâu?

Thời điểm cuối năm là thời điểm mà lượng kiều hối gửi về cho thân nhân gia đình ăn tết của những "khúc ruột vạn dặm" rất nhiều. Kiều hối mỗi năm lên đến 10% GDP, nên tỷ giá đồng đô la thời điểm này luôn thấp. Nhưng năm 2015, tỷ giá này lại kịch trần, và ngân hàng nhà nước buộc phải hạ lãi suất đồng đô la xuống 0% để dân bán đô la gửi tiền đồng kiếm lãi thì ngân khố mới còn chút đỉnh dự trữ ngoại hối là điều lâu nay chưa có.

Một tổng kết khoa học từ những năm đầu thành lập nước Mỹ đã chỉ ra rằng, khi một chính phủ có đội ngũ quá đông, quyền hạn của chính phủ quá lớn, thì quốc gia ấy sẽ tha hóa và chậm phát triển. Tôi quan tâm đến yếu tố vô cùng quan trọng này, nên dù chỉ ở Mỹ chỉ 11 ngày đếm đi và về Việt Nam trong 2 đợt sang Mỹ làm hồ sơ định cư, nhưng tôi cố gắng tìm tòi khi có dịp.

HÀNH CHÁNH CỦA NƯỚC MỸ

Ngày 16/02/2014, tôi nhập cảnh định cư Hoa Kỳ tại cửa khẩu Los Angeles Air Port. Lúc ấy, trong một buổi chiều có những công dân của 57 quốc gia trên toàn thế giới cùng làm hồ sơ với tôi. Nhưng ấn tượng nhất là, hôm 17/02/2014, khi đi làm thẻ xanh tại thành phố Temple, California thì tôi mới biết, văn phòng Hạt - County - không phải của chính phủ, mà của một công ty tư nhân, kể cả chú cảnh sát lo an ninh văn phòng này cũng là của một công ty tư nhân tuyển dụng và làm công việc trật tự, bảo an cho văn phòng.

Ngày 26/8/2014 tôi quay lại Hoa Kỳ để hoàn thành hồ sơ Re-Entry Permit 2 năm ở Việt Nam, vì còn nhiều việc chưa xong. 9:00 sáng tôi cùng người bạn đến văn phòng Hạt làm visa 2 năm cho Re-Entry Permit thì, văn phòng này cũng do một công ty tư nhân lãnh thầu chính phủ làm giấy tờ và mọi thủ tục. 14:00 tôi lại đến một văn phòng khác ở Santa Ana city vì tiện đường đi thăm bạn, làm hồ sơ cho ID Card - thẻ căn cước - của công dân California thì văn phòng này cũng do một công ty tư nhân lãnh thầu làm cho chính phủ.

Xếp hàng rồng rắn dài lê thê để được làm giấy tờ là chuyện ở nước Mỹ rất thường tình, vì có quá đông những người di dân đến đây để trở thành công dân số 1 toàn cầu. Tôi hỏi nhân viên các nơi này - vì có một cháu gái ngồi chụp hình làm ID card là người Tiền Giang sau khi du học, ở lại xin làm việc ở đây - là, làm việc cho chính phủ an toàn về phúc lợi xã hội con nhỉ? Cháu trả lời, vâng rất an toàn, thưa chú, nhưng lương không cao, và bản chất là làm cho chính phủ, nhưng do một tập đoàn tư nhân thầu lại chính phủ chú ạ. Nếu không phải tư nhân làm thì không thể nào nhanh được.

Cô cháu gái còn nói, kể cả police địa phương công ty tư nhân cũng thầu và điều hành, chỉ có FBI - cảnh sát liên bang - thì chính phủ mới trực tiếp điều hành. Hiến pháp Mỹ quy định, chính phủ và tổng thống Mỹ chỉ là người làm công ăn lương của dân Mỹ, và họ sống nhờ dân, do dân và của dân, nếu họ không hợp lòng dân thì lập pháp - quốc hội - Mỹ sẽ đại diện dân cắt chi ngân sách từ thuế của dân để chính phủ tinh giảm biên chế và chi tiêu công phi lý chú ạ. Nhưng muốn được vậy thì nền chính trị nước Mỹ phải đa nguyên để có bộ lọc và hỗ trợ quyền lực dân sự của người dân, để giảm tha hóa và lộng quyền của người làm thuê cho nhân dân - chính phủ.

NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Tôi cũng có dịp làm việc với nhiều người có trách nhiệm lớn của hệ thống chính quyền Việt Nam - thân chủ là bệnh nhân của tôi. Khi nói về tản quyền của Việt Nam và nước Mỹ, họ đều thở dài ngao ngán. Không phải tất cả các người cán bộ cộng sản ở Việt Nam không muốn chuyển đổi nền chính trị đã quá lạc hậu hiện nay, nhưng chính cái tản quyền trong một thể chế tập quyền nửa phong kiến, nửa quân phiệt, và nửa chiếm hữu nô lệ của Việt Nam hiện nay nó đã làm cho chính trị Việt Nam khó thoát khỏi cái vòng kim cô, mà người cộng sản tự tạo ra và tự trói mình vào đó.

Những người cộng sản - họ sắm ra cái vòng kim cô để tạo sự đoàn kết và học cướp quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của dân, nhưng khi họ đã thỏa mãn được quyền cướp của mình thì cũng là lúc họ sa vào nơi sụp đổ, song không ai trong họ dám tháo củi xổ lồng vì sợ đám đông còn lại đánh hội đồng như những ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ và Trần Độ đã từng bị đánh.

Tản quyền ở nền chính trị Việt Nam không phải không có, mà có chỉ để ăn chia tài nguyên đất nước và xương máu của dân vì chính khách và thân hữu của họ.

Bộ tứ, bộ chính trị, trung ương đảng, v.v... là một kiểu tản quyền, nhưng tất cả những tổ chức này chịu dưới sự chi phối của một thế lực vô hình tập quyền là "nguyên tắc tổ chức đảng" và "điều lệ đảng" do 2 cái phàm là của Mao Trạch Đông đã vẽ ra để trị con chiên, nên buộc họ phải thỏa hiệp để ăn chia.

Tất cả các tổ chức của đảng cầm quyền bị tập quyền trong một đảng cầm quyền bằng sự thỏa hiệp đoàn kết lại để giải quyết bản chất động vật của con người: tha hóa và tham nhũng. Họ đã ngồi ra soạn thảo hiến pháp biến tất cả chính trị và kinh tế của dân, do dân, vì dân trở thành của đảng cầm quyền ăn chia, tha hồ thỏa mãn thú tính của mình bằng súng, bạo lực, khủng bố và nhà tù cả thân xác lẫn tinh thần người dân trong một thể chế đơn nguyên tập quyền.

HAI VẤN ĐỀ CỦA NƯỚC VIỆT

Từ thực tế khách quan trên, nước Việt hiện nay có 2 vấn đề cần làm để chuyển đổi thể chế chính trị trong êm thắm nhất có thể, vì nền chính trị của nước Việt khác hoàn toàn với Miến Điện, kể cả Venezuela hay Iraq là độc tài trong đơn nguyên tập quyền của Việt Nam với độc tài trong đa nguyên tập quyền của các quốc gia kia.

Khi giải quyết một việc lớn muốn thông suốt và nhẹ nhàng nhất đòi hỏi người ta phải chia nhỏ việc lớn thành những việc nhỏ để giải quyết. Kết hợp với việc chia nhỏ việc lớn, người ta phải chia làm từng giai đoạn nhỏ để giải quyết nó. Để thay đổi một cá nhân đã khó, nên việc chuyển đổi cái mới cho một cộng đồng 90 triệu trong đó có 4 triệu cái đầu tư duy cũ kỹ càng khó hơn. Nên cần có lộ trình cho 2 vấn đề lớn này của nước Việt.

Vấn đề thứ nhất tập quyền, thực chất của tập quyền của nền chính trị hiện nay là tập quyền nửa vời, vì vẫn tản quyền của các nhóm lợi ích từ bộ tứ - tứ trụ triều đình; đến bộ 16 - bộ chính trị; đến bộ hơn 200 - trung ương ủy viên; đến bộ gần 4 triệu đảng viên. Việt Nam cần tập quyền triệt để về chỉ một bộ nhất - Nhất Trụ!

Cần gom quyền lực về chỉ một người thôi, không có tứ trụ, tam trụ hay nhị trụ, nhằm để người này dủ quyền lực chính danh làm điều tốt nhất hoặc xấu nhất do năng lực của người ấy làm ra. Lúc ấy, đất nước sẽ có cơ hội chuyển đổi nền chính trị cần thiết để vừa cho nền kinh tế đang sập bẫy trung bình thấp, mà bất cứ quốc gia đang phát triển nào cũng phải bị vướn vào, vì đó nguyên lý kinh tế chính trị học.

Đại hội 12 chỉ còn chưa đầy 30 ngày nữa là bắt đầu, việc cơ cấu nhân sự đến nay vẫn chưa xác định được. Mặc dù, nghị quyết vẫn giữ bộ tứ, không thể cả bộ tam, nhưng nghị quyết là do con người đẻ ra, thì nghị quyết cũng do con người phá bỏ. Nhất trụ sẽ dẫn đến tinh giảm biên chế, giảm chi ngân sách, và cứu nền kinh tế đang không còn tiền để trả lương bộ máy quá cồng kềnh như lâu nay. Tại sao không làm? Câu hỏi này sẽ là câu hỏi có tính tư duy phản biện và sáng tạo cho nền chính trị Việt Nam cần thay áo.

Vấn đề thứ hai thay đổi hiến pháp, hiến pháp 2013 của Việt Nam chỉ mới ra đời 2 năm, nhưng nó đã lỗi thời ngay khi nó ra đời vì 2 lý do sau:

1. Về kinh tế hiến pháp không kích thích và huy động được nguồn lực kinh tế toàn dân, vì quy định nền kinh tế công hữu về tư liệu sản xuất của hiến pháp. Không ai - con người và động vật - làm làm hết mình vì cho người khác hưởng. Đó là quy luật của muôn đời.

2. Về chính trị thì hiến pháp 2013 trói buộc tư duy và sứ mệnh nhân bản của con người, khi hiến pháp không cho người dân được tự do học thuật, tự chủ và quyền tham gia chính trị để bảo vệ cái của dân, do dân và vì dân, mà hiến pháp chỉ dành riêng một tập thể độc quyền được ban ơn, phán xét, quyết định quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của dân, và tập thể cầm quyền đó hơn cả đấng tạo hóa tối cao.

Cho nên, vấn đề thứ hai cũng là bước thứ hai mà nền chính trị Việt Nam cần chuyển đổi là, sau khi có được Nhất Trụ, con người này cần thay đổi hiến pháp 2013 càng sớm càng tốt. Thay đổi cái gì trong hiến pháp? Chỉ cần thay đổi 2 nội dung tư tưởng quan trọng sau:

1. Về kinh tế hiến pháp mới phải bỏ sở hữu công tư liệu sản xuất thành sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

2. Về chính trị hiến pháp mới phải có nội dung trong điều 4 là: Mọi người dân, mọi tổ chức dân sự xã hội của người Việt trong và ngoài nước đều được quyền tham gia chính trị. Quân đội chỉ được phép bảo vệ biên cương, lãnh thổ, vùng biển, vùng trời chống lại ngoại bang xâm lược. Cảnh sát chỉ được phép bảo vệ nội an đất nước. Quân đội và cảnh sát không được tham gia chính trị và không được phép bảo vệ bất kỳ đảng phái chính trị nào. Chính quyền chỉ là bộ máy làm công ăn lương của dân, do dân và vì dân.

Hiến pháp không cần rườm ra và dài dòng như lâu nay, vì nó là khế ước của người dân với chính quyền và là luật căn bản. Trên nền tảng của hiến pháp mới sẽ cho ra bộ luật mới và những tu chánh án mới phù hợp với đất nước theo từng thời kỳ.

KẾT

Chỉ có thể chuyển đổi 2 việc cốt lỏi về quyền lực chính trị và kinh tế như tôi đã trình bày như trên thì mới cứu được đất nước và con người Việt Nam trong thời đại mới.

Với sự thay đổi như thế, nước Việt sẽ huy động toàn lực người Việt trong và ngoài nước phụng sự quốc gia. Và dĩ nhiên, lúc đó, chúng ta không cần phải lên gân cổ để mất thì giờ vô bổ luận bàn với nhau nước Việt nhỏ hay không nhỏ, mà quốc tế phải kính cẩn nhìn nước Việt, dân Việt tự lực, tự cường sãi cánh đại bàng.

Để kết thúc bài này, tôi xin ghi lại một nhận xét của một người bạn lớn làm thay đổi thế giới, nói với tôi, khi tôi đi gặp và vận động để hỗ trợ Go West Foundation: "You are doing what the human have to do, but there aren't human in your country, only animal!" Khi người ấy nói câu này, nước mắt tôi tự nhiên cứ chảy không cầm được. Một nỗi đau!

Asia Clinic, 13:20' ngày thứ Sáu, 25/12/2015
http://bshohai.blogspot.com/2015/12/hai-van-e-cua-at-nuoc-viet-trong-thoi.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cộng đồng AEC: Vừa mừng vừa lo?


 từ Việt Nam, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) trên trang web tiếng Việt của mình đã viết: "Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng tưởng GPD của Việt Nam thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%."; "Nhưng điều này chỉ có thể đạt được nếu có được sự quản lý hợp lý và quyết liệt để thực thi một cách hiệu quả.". Trong khi đó Giám đốc châu Á của công ty luật Baker & McKenzie, Eugene Lim cho rằng: "Việt Nam sẽ là người thắng cuộc lớn nhất sau khi thành hình cộng đồng AEC và khi TPP đi vào hiện thực."
Ngày hội ánh sáng ASEAN với hình ảnh của Lào, 
nước làm chủ tịch luân phiên của khối 2016.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN –AEC chính thức ra mắt vào ngày cuối cùng của năm 2015, nhằm tăng cường liên kết vùng, đưa các quốc gia ASEAN thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất chung. Dù có nhiều kỳ vọng, báo chí khu vực cũng tỏ ra nghi ngờ về hoạt động có hiệu quả của khối kinh tế này.

Một trong những chuyển biến nhờ AEC là chính sách đảm bảo lưu chuyển tự do lao động có tay nghề cao giữa các nước.

Quốc tế cũng kỳ vọng tăng cường hội nhập sẽ giúp ASEAN, với tỷ trọng kinh tế 2,6 nghìn tỷ USD năm 2014, và trên 600 triệu dân, thành một trụ cột của kinh tế toàn cầu.

Hy vọng nhiều nhất, theo các nhà quan sát, vẫn là tăng trưởng ở các nước ASEAN6, gồm Indonesia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Tuy thế, chính giới báo chí ASEAN lại không lạc quan về Cộng đồng Kinh tế AEC.

Trang Jakarta Post hôm 31/12 đặt câu hỏi 'Blessing or curse?' (Phước lành hay lời nguyền) để bày tỏ lo ngại của giới ngân hàng Indonesia trước tác động cạnh tranh của AEC.

Channel Asia ở Singapore thì trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, bà Vivian Balakrishnan tin tưởng rằng AEC sẽ "đóng góp đáng kể cho tăng trưởng trong vùng và tạo ra cơ hội phát triển cho tất cả".

Có kiến nói cần tăng cường vai trò cho Ban Thư ký ASEAN: 
trong hình là Tổng thư ký Lê Lương Minh của khối

Tuy thế, trang web này cũng viết rằng "giới chuyên gia nghi ngờ về khả năng đạt thành quả của AEC" vì "đây là khu vực có khác biệt cực kỳ lớn về trình độ phát triển, về quá trình dân chủ hóa và năng lực của cơ chế".

Trang này cũng trích nhóm nghiên cứu Capital Economics cho rằng AEC "không tạo ra thay đổi cơ bản" và nghi ngờ khả năng cắt giảm hàng rào thuế quan cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng.

Trang CNBC hôm 31/12 đặt câu hỏi không rõ cộng đồng này sẽ là ‘tiếng nổ mạnh hay tan rã’ (bang or bust).

Có ý kiến từ Singapore cho rằng ASEAN và AEC cần tăng cường vai trò của Ban thư ký nếu muốn thúc đẩy hội nhập mạnh mẽ hơn theo mô hình Liên hiệp châu Âu.

Trong báo cáo viết cho Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) hồi tháng 10/2013, nhà nghiên cứu Siow Yue Chia cho rằng việc mở rộng phạm vi và quyền hạn của Ban thư ký ASEAN đã được nêu ra không chỉ một lần.

Tuy thế, chủ đề này đã bị một số quốc gia chống lại, theo tác giả từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Singapore.

Còn từ Việt Nam, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) trên trang web tiếng Việt của mình đã viết:

Image copyrightAFPImage captionLãnh đạo ASEAN một thế hệ trước

"Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng tưởng GPD của Việt Nam thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%."

"Nhưng điều này chỉ có thể đạt được nếu có được sự quản lý hợp lý và quyết liệt để thực thi một cách hiệu quả."

Trong các nước chủ chốt của ASEAN, có vẻ như Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ AEC.

Trang GTR News trích lời Giám đốc châu Á của công ty luật Baker & McKenzie, Eugene Lim cho rằng:

"Việt Nam sẽ là người thắng cuộc lớn nhất sau khi thành hình cộng đồng AEC và khi TPP đi vào hiện thực."

http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/12/151231_aec_hope_and_scepticism

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại tá Khuất Biên Hòa, Thư ký của Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh viết về sếp của mình, tin được bao nhiêu còn do nhận thức của người đọc:

Tướng Lê Đức Anh đưa VN thoát vòng xoáy nước lớn
“Khi mâu thuẫn Trung - Xô chuyển thành mâu thuẫn đối kháng, rồi xuất hiện xu hướng liên kết Mỹ - Trung chống Liên Xô bằng "con bài Việt Nam” đã khiến ta rơi vào vòng xoáy giữa các mối mâu thuẫn giữa các nước lớn.”, đại tướng Lê Đức Anh
Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
LTS: Năm 2016 được xác định có ý nghĩa đặc biệt đối với kinh tế - xã hội khi Việt Nam là thành viên trong Khối Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC). Từ những ý kiến nhận định sáng suốt của Đại tướng-nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại thời điểm hơn 40 năm trước, thư ký của ông, Đại tá Khuất Biên Hòa đã viết về câu chuyện “Ý tưởng gia nhập Asean – khởi điểm hành trình đến AEC hôm nay”.
Trong vòng xoáy các nước lớn

Trước thềm Đại hội Đảng VI, khi đại hội Đảng toàn quân từ ngày 13-18/10/1986 , đồng chí Lê Đức Anh được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng thay cho Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn vừa đột ngột qua đời. Vừa nhậm chức, ông lập tức lên thị sát biên giới phía Bắc, rồi trở vào Nam Trung Bộ thám sát tất cả các đảo của quần đảo Trường Sa và quân cảng Cam Ranh. Lúc này, nhận định về vị thế “VN đang bị cuốn vào các vòng xoáy các nước lớn” trong tâm trí ông càng rõ.

Sau khi được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh có điều kiện để trình bày một cách đầy đủ với Bộ Chính trị về những nhận định và đề xuất ý tưởng của mình.

Tại cuộc họp Bộ Chính trị hẹp tại Nhà con rồng – Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng tại Hoàng thành Thăng Long tháng 2/1987, ông đã trình bày toàn bộ báo cáo phân tích và nhận định về tình hình thế giới, trong nước, biên giới, đồng thời đưa ra ý tưởng phải tìm cách để đưa VN “thoát ra khỏi vòng xoáy ba nước lớn” là Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ:

- 30/4/1975, ta giải phóng miền Nam. Sau đó 5 tháng, từ 19 đến 23/10/1975, cấp cao Mỹ-Trung đã gặp nhau ở Bắc Kinh và ngay sau đó ở Wasinhton, thỏa thuận 5 điểm với nội dung chủ yếu là: Mỹ sẽ viện trợ quân sự cho Trung Quốc trị giá một tỷ USD, đồng thời mở cửa thị trường và hỗ trợ kinh tế cho Trung Quốc. Đổi lại, sau 18 tháng chuẩn bị, Trung Quốc sẽ dùng tập đoàn Pôn Pốt đánh VN từ hướng Tây Nam. Bên cạnh đó, Mỹ-Trung dùng các nước thứ ba bao vây VN từ các hướng khác…

Mâu thuẫn Xô-Trung có từ những năm 50, rõ nhất từ sau Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân, mùa Thu 1960 ở Matxcơva – từ mâu thuẫn về quan điểm, đường lối, đã trở thành mâu thuẫn đối kháng và ngày càng gay gắt.

Sau khi có “Hiệp định hợp tác toàn diện Xô-Việt”, Liên Xô một mặt đưa Hải quân và Không quân tới đóng và hoạt động ở quân cảng Cam Ranh, lập cầu hàng không vận chuyển vũ khí và phương tiện chiến đấu cho Việt Nam, một mặt thiết lập “đoàn cố vấn quân sự” từ cấp sư đoàn bộ binh và trung đoàn binh, quân chủng kỹ thuật trở lên.

Họ cũng yêu cầu ta bỏ “cơ chế Đảng ủy” trong Quân đội, đồng thời đưa cả 19 sư đoàn bộ binh lên áp sát biên giới Việt-Trung. Chưa hết, họ còn đề nghị ta thành lập Quân đoàn thứ 10. Nếu làm như vậy quân số thường trực sẽ lên tới một triệu sáu. Không một nền kinh tế nào có thể nuôi nổi, huống hồ ta vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Có thể hình dung, trong “Đội hình tiến công” của Liên-xô, quân cảng Cam Ranh như một mũi dao, còn bộ đội Việt Nam áp sát biên giới như một tên lính xung kích.

Khi mâu thuẫn Trung - Xô chuyển thành mâu thuẫn đối kháng (trước đã có, bây giờ tăng lên), rồi xuất hiện xu hướng liên kết Mỹ - Trung chống Liên Xô bằng "con bài Việt Nam” đã khiến ta rơi vào vòng xoáy giữa các mối mâu thuẫn giữa các nước lớn.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thoát khỏi vòng xoáy này mà vẫn giữ được độc lập dân tộc?

Sau khi phân tích tình hình, đại tướng đã đề xuất ba bước đi cơ bản và cần thiết:Thứ nhất, hoạt động tích cực để “tháo ngòi nổ xung đột biên giới” tiến tới lập lại quan hệ bình thường hóa với Trung Quốc; Thứ hai, tháo gỡ thế bao vây cấm vận của Mỹ để tiến tới thiết lập quan hệ bình thường với Hoa Kỳ như ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và hai Cố vấn Trường Chinh và Phạm Văn Đồng; Thứ ba, tìm đường gia nhập ASEAN.

Theo Đại tướng, nếu đạt được 2 mục tiêu đầu ta sẽ thoát ra khỏi vòng xoáy mâu thuẫn, thoát khỏi tầm ảnh hưởng của các nước lớn nói trên. Tiếp đó, khi vào được ASEAN sẽ là bước đi để chúng ta thoát khỏi vòng xoáy ba nước lớn một cách bền vững.

Địa chính trị Việt Nam

Sau thất bại chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã câu kết với Trung Quốc, dùng Pôn Pốt ở Campuchia trả thù ta và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực. Kế hoạch này đã thất bại.

Trong khi Mỹ chưa có chính sách mới đối với Việt Nam là thời cơ để ta có thể tiến hành phá bao vây cấm vận. Nhiều lãnh đạo của các nước ASEAN lệ thuộc Mỹ và Trung Quốc. Nếu ta tìm cách gia nhập ASEAN để nâng tinh thần độc lập tự chủ của họ lên, họ sẽ dần cảm thấy không bị lệ thuộc vào Trung Quốc và Mỹ nữa.

Lúc đó cũng có ý kiến băn khoăn, liệu vào ASEAN ta có lôi kéo được họ không hay ta lại bị họ lôi kéo? Và, liệu họ có chịu không? Vì nếu xét ở khía cạnh kinh tế họ sẽ không chịu mình đâu...

Đại tướng phân tích: “Nếu chỉ vì mục đích kinh tế thì khó, vì ta đang nghèo. Nhưng ta có hai cái "giàu" là giàu về chính trị và về địa lý, giàu về tiềm năng con người. Ban đầu về kinh tế có thể ta chưa có lợi gì, nhưng về chính trị thì ta có thế của một nước độc lập có chủ quyền, mà nền độc lập của ta không phải nói suông, cả dân tộc ta đã đổ bao nhiêu mồ hôi, xương máu và trí tuệ mới có được. Lòng tự trọng, tự tôn dân tộc thì anh nào cũng có. Ta vào thì họ sẽ có chỗ dựa về chính trị để họ vươn lên vì từ trước đến nay họ thường xuyên bị nước lớn chi phối. Họ cần ở ta là cần về chính trị trước tiên, mà ta lại có "vốn lớn" về chính trị. Trong khối Asean hiện tại một số nước trước đây rất "căng" với ta, gần đây đã có những dấu hiệu thay đổi. Sẽ có những nước ủng hộ ta. Ta sẽ đặt chân vào Asean từ cánh cửa của những nước như vậy.

Ông nói thêm, nhưng những bước đi đầu tiên phải hết sức bí mật và thận trọng. Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Khi ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về chính trị để các nước ASEAN vươn lên.”

Phân tích thấu đáo của Đại tướng đã được đồng tình cao. Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: "Việc này bên Ngoại giao làm là đúng chức năng, Bộ Quốc phòng phải phối hợp. Việc lớn này cả Đảng và Nhà nước cùng làm mới xong". Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tiếp lời: "Bây giờ các anh cứ quyết, tôi xin làm ngay!". Cố vấn Trường Chinh đề nghị “giao cho anh Lê Đức Anh làm cái đoạn "mở đầu". Mọi người cùng nhất trí…

Ngăn Liên Xô đưa đầu đạn hạt nhân vào Cam Ranh

Song song với việc thực thi kế hoạch “Tháo ngòi nổ cuộc xung đột Biên giới phía Bắc” và đạt tới thành công, Đại tướng Lê Đức Anh đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng văn bản Hiệp định giữa Việt Nam ký kết cùng Liên Xô.

Nhận thấy không có điều khoản nào nói Liên Xô được đưa đầu đạn hạt nhân vào Cam Ranh. Sau khi được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đồng ý, Đại tướng đã làm việc với Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam, yêu cầu không đưa đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm quân sự vào khu vực cảng Cam Ranh. Người Nga nhận thấy nếu không đưa được tàu ngầm mang đầu đạn H vào Cam Ranh, thì mục tiêu không đạt được nên đã đồng ý rút khỏi Hiệp định sớm 4 năm, bộ đội Hải quân và Không quân Nga cũng rút khỏi Cam Ranh.

Ngay sau khi Nga rút, VN đã kí với ASEAN Hiệp định “Khu vực Đông Nam Á là khu vực phi hạt nhân”. Các nước Asean rất đồng tình và thấy rõ VN có thiện chí. Đây chính là bước ngoặt quan trọng để sau đó Việt Nam từng bước đạt được những lộ trình quan trọng và cơ bản của 3 mục tiêu đã đề ra, sau cùng là chính thức gia nhập Hiệp hội ASEAN:

Tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định lập lại quan hệ bình thường.

Tháng 7/1993, Tổng thống Bill Clinton đã mở đường cho các tổ chức tài chính quốc tế gồm IMF, WB bắt đầu cung cấp tín dụng cho VN. Tháng 2/1994, Mỹ tuyên bố chấm dứt cấm vận sau 19 năm. Ngày 12/7/1995, VN và Mỹ chính thức lập quan hệ bình thường, lập văn phòng ngoại giao.

Ở vị trí Chủ tịch Nước, ngày 29/4/1994, Đại tướng Lê Đức Anh đã thăm Indonesia và gặp Tổng thư kí khối ASEAN. Tại cuộc gặp này, ông đã chia sẻ ý định gia nhập ASEAN của Việt Nam và nhận được ủng hộ. Sau đó, là các cuộc viếng thăm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các thành viên Chính phủ đã diễn ra. Cuối cùng chúng ta đã trở thành thành viên của ASEAN vào ngày 28/71995

***
Nhìn lại ý tưởng hội nhập khởi đầu đưa ra từ Đại hội VI đến cuối nhiệm kì Đại hội VII, đặc biệt nhiệm kỳ 91-97 là giai đoạn VN ĐỔI MỚI toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác đối ngoại đã được triển khai thận trọng, nghiêm túc và thu được kết quả quan trọng.

Ta đã làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ và ghi nhận chính sách của Đảng, Nhà nước và Nhân dân VN – kiên trì đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau – hợp tác cùng có lợi.

Thành quả của công tác đối ngoại và kết quả của công cuộc đổi mới đất nước đã thực sự nâng tầm vị trí VN trên trường quốc tế. Khẩu hiệu “VN muốn là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước và các dân tộc trên thế giới” đã trở thành hiện thực. Từ đây, ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ, khai thác được thế mạnh của từng quốc gia, từng tổ chức quốc tế vào công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước của ta. AEC ngày hôm nay, là thành tựu, thành quả của một bước tiến dài trong ý tưởng – kế hoạch – thực thi mục tiêu độc lập, phát triển, tiến bộ của con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Đại tá Khuất Biên Hòa, Thư ký của Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
(Tuần Việt Nam)

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/281998/tuong-le-duc-anh-dua-vn-thoat-vong-xoay-nuoc-lon.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Hội nhập giữa đời thường


ngominh 
Vương Trí Nhàn



Nhà văn Bùi Ngọc Tấn từng kể, hồi kháng chiến chống Pháp, có lần Xuân Diệu đến trường văn nghệ các anh nói chuyện thời sự:
– Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ny-lông ! Quần áo ny-lông.
Bùi Ngọc Tấn và bè bạn ngồi nghe hết sức xúc động. Họ nghĩ: Thật là một lũ điên loạn trụy lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng.
Xuân Diệu bồi thêm – vẫn theo Bùi Ngọc Tấn trong “Một thời để mất”:
– Còn quần áo may bằng vải thường các đồng chí có biết nó in gì lên đấy không? Không phải in hoa! Nó in cả một tờ Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng sét, tít lớn tít nhỏ tin ngắn tin dài lên mặt vải. Còn tổng thống ở bên Mỹ hết nhiệm kỳ không còn làm tổng thống nưã các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền!
Và phản ứng lần này của người nghe như Bùi Ngọc Tấn là “Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn người quái đản ấy cần được cải tạo”.
Nhắc lại những chuyện này để thấy những ngày xưa chúng ta quá ấu trĩ và ngày nay đã hiểu biết thêm rất nhiều.
Thế nhưng cũng phải nhận rằng tình trạng ngây thơ hôm qua, dưới những hình thức khi tinh vi hơn khi thô thiển hơn, còn kéo khá dài, không phải chỉ trong thời kỳ từ 1954 trở về trước mà tới cả thời gian 1965-1975 ở miền bắc và và sau 1975 trên phạm vi toàn quốc.
Những chuyển biến hôm nay – những biến chuyển mà công cuộc hội nhập diễn ra hai chục năm nay và được đánh dấu bằng việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO mang lại – do vậy nổi lên như một bước ngoặt trong tâm trí mỗi người bình thường. Theo tôi phải xem đây như một nét mới của người Việt hiện đại.
Một lần vào mùa hè, tôi ra đường Hàm Long ở Hà Nội chọn mua cho gia đình mấy cái ghế loại nửa nằm nửa ngồi. Người bán hàng chỉ vào một dãy ghế ngổn ngang, nói với tôi:
– Cái thứ khung nhôm và thân đan bằng sợi nhựa kia là ta mới học theo kiểu nước ngoài. Nhưng chính đám mấy người Âu họ lại thích thứ hàng thuần gỗ này hơn.
Trong một lời chào hàng như thế, tôi nhận ra một điều: nay là lúc cái gì người ta cũng tính tới các tiêu chuẩn nước ngoài. Tốp thanh niên nọ hết truyền tay nhau các băng nhạc lại ngồi bàn nhau các mốt quần áo mới. Các ông già bà già rủ nhau đi du lịch. Phong trào viết blog lan sang đến đám thiếu niên 13-14. Một lần về chợ Vinh tôi thấy người ta bày bán cả cuốn hồi ký của Beckham như bán đôi giày, cái mũ.
Từ chuyện làm ăn kinh tế xuất khẩu, nhập khẩu sang chuyện sinh hoạt đời thường, hội nhập đang diễn ra theo quy trình phổ biến như thế.
Và từ sinh hoạt đời thường, sẽ ngấm cả sang cách nói cách nghĩ, quan niệm chung về đời sống nữa.
Trong tâm trí nhiều người, Hoài Thanh chỉ là nhà phê bình gọi ra phong cách của nhiều tác giả, nhất là những người trong phong trào Thơ mới.
Cũng như nhiều người, lúc trẻ, tôi từng thuộc lòng mấy câu “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ. Ta phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư. Ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử Chế Lan Viên. Ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
Song giờ đây với tôi, Hoài Thanh trước tiên là một nhà nghiên cứu văn hóa sâu sắc, nhất là khi khắc họa cái phần giao thoa – ảnh hưởng – tiếp nhận của văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây đầu thế kỷ XX.
Đây là một đoạn trong bài “Một thời đại trong thi ca” ghi lại cái tình trạng nhân thế của xã hội Việt Nam hồi ấy: “Chúng ta ở nhà Tây đội mũ tây đi giày tây mặc áo tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp. Nói làm sao cho xiết những thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta.”
Nếu thay mấy chữ đồng hồ, ô tô, xe lửa … nói trên bằng ti-vi, tủ lạnh, mobil, email, thị trường chứng khoán, quota xuất khẩu, v.v. thì thấy sự chuyển biến ngày nay có khác gì ngày xưa?
Bởi vậy chúng ta hoàn toàn có thể kết luận như Hoài Thanh rằng “Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước”.
Từ những chi tiết bé nhỏ, lặt vặt, tác giả “Thi nhân Việt Nam 1932-1941” đi tới những khái quát mà đọc chểnh mảng thì thôi, chứ đọc chăm chú hẳn ta phải giật mình “Một cái đinh cũng mang theo nó một chút quan niệm của phương Tây về nhân sinh về vũ trụ, và có ngày ta sẽ thấy nó thay đổi cả quan niệm của phương Đông …
Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong tâm hồn ta”.
Liệu ai có thể cả quyết rằng những biến động mà Hoài Thanh đã ghi nhận ấy không phải là đang đến với chúng ta hôm nay?
Tuy nhiên, ngay ở đây phải nhận một điều: không phải muốn tiếp thu có nghĩa là đã biết tiếp thu. Đang phổ biến một thứ bệnh mà người ta gọi nó bằng nhiều cái tên: học mót, học lỏm, đua đòi, bắt chước không phải lối, người ác khẩu một chút thì gọi là rửng mỡ, đú đởn, mất nết, giẫm phải phân người khác.
Với người ít được tiếp xúc thì sự choáng ngợp trước những cái lạ không phải là một cái gì khó hiểu.
Một người bạn Nga của tôi mới sang Việt Nam kể, bên ấy cũng đang thịnh hành cái mốt bắt chước phương Tây lố bịch lắm.
Bởi không tiêu hóa được nguyên mẫu nên bệ nguyên xi cách làm của người ta, rồi không làm nổi, sinh ra nửa đời nửa đoạn trông rất buồn cười.
Ở một nước có nền văn hóa lớn và ảnh hưởng rộng như Nga mà trong dân chúng, bệnh học đòi cũng không tránh khỏi, nữa là người mình.
Có điều, cùng với thời gian, rồi cái hay cái dở sẽ được sàng lọc.
Muốn bắt chước tức còn muốn tự mình khác đi.
Bắt chước một cách lố bịch chẳng qua là bản lĩnh ta còn non nớt quá. Dẫu sao còn hơn đóng cửa cam phận nghèo hèn mãi mãi rồi lại tự lừa mình tự cho là mình hoàn chỉnh rồi, mình hay ho tuyệt vời lắm, thiên hạ không ai ra gì và không cần ngó ngàng đến ai cả.
Hội nhập để làm giàu, hội nhập để “vươn ra biển lớn”, nhưng hội nhập cũng là để làm cho mình khác đi, làm cho mình tốt đẹp hơn sang trọng hơn hòa hợp hơn với thế giới hiện đại.
Muốn hội nhập không đủ, mà còn phải luôn luôn trao đổi bàn bạc với nhau để TÌM RA CÁCH HỘI NHẬP phù hợp với chính mình, hội nhập một cách tối ưu.
Tự động tự phát hội nhập là việc của những người dân thường.
Nghiên cứu và giúp xã hội có định hướng đúng đắn trong hội nhập là điều người ta trông chờ ở các nhà hoạt động văn hóa, các trí thức.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Châu Á trước nguy cơ tiềm ẩn từ IS


Ngày 26-12, đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố Nagpur (ATS) của Ấn Độ đã bắt 3 thanh niên tại sân bay Nagpur, bang Maharashtra, miền Tây nước này vì bị tình nghi họ nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang