Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Hồi kết vụ kiện đập thủy điện Xayaburi

Image copyrightAFP
Image captionDân làng Thái trước Tòa hành chính Thái Lan năm 2012 trong vụ kiện Xayaburi
Tòa Hành chính Thái Lan sẽ ra phán quyết về vụ dân làng Thái Lan khởi kiện các công ty của chính phủ Thái trong vụ việc liên quan đến thủy điện Xayaburi đang được xây dựng tại Lào.
Buổi đọc phán quyết sẽ diễn ra ngày 25/12 tại Bangkok. 37 ngư dân từ tổ chức Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh của nước này khởi kiện các công ty Thái mua điện từ Xayaburi năm 2012.
Xayaburi là thủy điện xây trên dòng chính sông Mekong tại Lào. Các chuyên gia môi trường đánh giá việc xây Xayaburi có thể gây ra các tác động môi trường và ảnh hưởng tới nghề cá, nông nghiệp, hệ sinh thái cũng như đời sống của 60 triệu cư dân sống trên dòng Mekong.
Vụ kiện căn cứ trên trách nhiệm của các công ty chính phủ của Thái đối với các cộng đồng chịu ảnh hưởng từ việc Thái Lan quyết định mua điện từ thủy điện Xayaburi.
Sor Rattanamanee Polkla, luật sư đại diện cho các ngư dân nói "Đây là vụ án đầu tiên cộng đồng cư dân khởi kiện công ty công ích trong khu vực xây dựng đập thủy điện hủy hoại dòng sông Mekong".
Luật sư Sor cũng nhấn mạnh việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi sẽ gây ra tác động xuyên biên giới và các bên phải 'có nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi của những người bị ảnh hưởng, không phân biệt dự án nằm ở đâu'
Vào năm 2012, yêu cầu bồi thường của ngư dân đã bị Tòa Hành Chính bác bỏ, với lý do thiếu thẩm quyền.

'Mua 95% điện từ Xayaburi'

Tháng 6/2014, Tòa án tối cao lật lại phán quyết của tòa án cấp dưới, nói tòa án có thẩm quyền với vụ kiện về những sai phạm của các công ty chính phủ. Các công ty này phải tực hiện trách nhiệm pháp lý của mình, bao gồm công bố thông tin, điều trần công khai và đánh giá tác động xuyên biên giới của dự án.
Image copyrightother
Image captionThủy điện Xayaburia đang được xây dựng
Vụ kiện của nông dân Thái Lan là vụ kiện đầu tiên trước việc chính phủ đồng ý mua điện từ một nhà máy thủy điện của nước láng giềng. Năm 2011, công ty điện nhà nước EGAT của Thái và bốn công ty khác đã đồng ý mua 95% lượng điện do nhà máy thủy điện Xayaburi sản xuất ra khi xây xong, trị giá 3,5 tỷ USD.
Đập thủy điện Xayaburi của Lào cũng được xây bởi vốn từ công ty Thái Lan.
Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đang có kế hoạch theo chân Trung Quốc bằng cách xây thêm nhiều đập thủy điện khác ở hạ lưu sông Mekong.
Tháng 8/2015, phóng viên môi trường của BBC Navin Singh Khadka tường thuật từ một hội nghị quốc tế về sông Cửu Long tại Việt Nam:
Theo International Rivers (IR), tổ chức chuyên nghiên cứu về các dòng sông xuyên lãnh thổ, Trung Quốc đã xây sáu “siêu đập thủy điện” trên sông và có kế hoạch sẽ xây thêm 14 đập khác trong 10 năm tới.
“Trung Quốc xây đập ở vùng thượng nguồn sông Mekong có ảnh hưởng lớn tới dòng chảy hạ lưu, đặc biệt là ven vùng biên giới Thái Lan – Lào, nơi nhiều cộng đồng phải chịu hậu quả do giảm lượng thủy sản và thay đổi mực nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của họ,” IR viết trong một báo cáo.
“Bằng cách thay đổi thủy văn, chặn dòng di chuyển của cá và làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái của sông, việc xây thủy điện ở vùng hạ lưu sẽ làm tiêu nhập toàn bộ vùng lưu vực.”
Trước khi Xayaburi được khởi công, Việt Nam và Campuchia khi đó muốn Lào ngừng dự án trong 10 năm để có đánh giá chính xác hơn về tác động của dự án với môi trường.
Dự án Xayaburi vẫn được khởi công vào ngày 7/11/2012 bất chấp sự phản đối của các tổ chức quốc tế và tiếng nói từ các quốc gia lân cận.
Theo thông lệ, quốc gia nào xây thủy điện trên dòng chính sông Mekong phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: