Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Cộng đồng AEC: Vừa mừng vừa lo?


 từ Việt Nam, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) trên trang web tiếng Việt của mình đã viết: "Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng tưởng GPD của Việt Nam thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%."; "Nhưng điều này chỉ có thể đạt được nếu có được sự quản lý hợp lý và quyết liệt để thực thi một cách hiệu quả.". Trong khi đó Giám đốc châu Á của công ty luật Baker & McKenzie, Eugene Lim cho rằng: "Việt Nam sẽ là người thắng cuộc lớn nhất sau khi thành hình cộng đồng AEC và khi TPP đi vào hiện thực."
Ngày hội ánh sáng ASEAN với hình ảnh của Lào, 
nước làm chủ tịch luân phiên của khối 2016.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN –AEC chính thức ra mắt vào ngày cuối cùng của năm 2015, nhằm tăng cường liên kết vùng, đưa các quốc gia ASEAN thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất chung. Dù có nhiều kỳ vọng, báo chí khu vực cũng tỏ ra nghi ngờ về hoạt động có hiệu quả của khối kinh tế này.

Một trong những chuyển biến nhờ AEC là chính sách đảm bảo lưu chuyển tự do lao động có tay nghề cao giữa các nước.

Quốc tế cũng kỳ vọng tăng cường hội nhập sẽ giúp ASEAN, với tỷ trọng kinh tế 2,6 nghìn tỷ USD năm 2014, và trên 600 triệu dân, thành một trụ cột của kinh tế toàn cầu.

Hy vọng nhiều nhất, theo các nhà quan sát, vẫn là tăng trưởng ở các nước ASEAN6, gồm Indonesia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Tuy thế, chính giới báo chí ASEAN lại không lạc quan về Cộng đồng Kinh tế AEC.

Trang Jakarta Post hôm 31/12 đặt câu hỏi 'Blessing or curse?' (Phước lành hay lời nguyền) để bày tỏ lo ngại của giới ngân hàng Indonesia trước tác động cạnh tranh của AEC.

Channel Asia ở Singapore thì trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, bà Vivian Balakrishnan tin tưởng rằng AEC sẽ "đóng góp đáng kể cho tăng trưởng trong vùng và tạo ra cơ hội phát triển cho tất cả".

Có kiến nói cần tăng cường vai trò cho Ban Thư ký ASEAN: 
trong hình là Tổng thư ký Lê Lương Minh của khối

Tuy thế, trang web này cũng viết rằng "giới chuyên gia nghi ngờ về khả năng đạt thành quả của AEC" vì "đây là khu vực có khác biệt cực kỳ lớn về trình độ phát triển, về quá trình dân chủ hóa và năng lực của cơ chế".

Trang này cũng trích nhóm nghiên cứu Capital Economics cho rằng AEC "không tạo ra thay đổi cơ bản" và nghi ngờ khả năng cắt giảm hàng rào thuế quan cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng.

Trang CNBC hôm 31/12 đặt câu hỏi không rõ cộng đồng này sẽ là ‘tiếng nổ mạnh hay tan rã’ (bang or bust).

Có ý kiến từ Singapore cho rằng ASEAN và AEC cần tăng cường vai trò của Ban thư ký nếu muốn thúc đẩy hội nhập mạnh mẽ hơn theo mô hình Liên hiệp châu Âu.

Trong báo cáo viết cho Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) hồi tháng 10/2013, nhà nghiên cứu Siow Yue Chia cho rằng việc mở rộng phạm vi và quyền hạn của Ban thư ký ASEAN đã được nêu ra không chỉ một lần.

Tuy thế, chủ đề này đã bị một số quốc gia chống lại, theo tác giả từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Singapore.

Còn từ Việt Nam, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) trên trang web tiếng Việt của mình đã viết:

Image copyrightAFPImage captionLãnh đạo ASEAN một thế hệ trước

"Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng tưởng GPD của Việt Nam thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%."

"Nhưng điều này chỉ có thể đạt được nếu có được sự quản lý hợp lý và quyết liệt để thực thi một cách hiệu quả."

Trong các nước chủ chốt của ASEAN, có vẻ như Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ AEC.

Trang GTR News trích lời Giám đốc châu Á của công ty luật Baker & McKenzie, Eugene Lim cho rằng:

"Việt Nam sẽ là người thắng cuộc lớn nhất sau khi thành hình cộng đồng AEC và khi TPP đi vào hiện thực."

http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/12/151231_aec_hope_and_scepticism

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: