Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Nhớ không nhầm, đây là vùng đất sinh ra Thánh Gióng. "Anh hùng đâu quản tuổi thiếu niên?" Khi văn võ bá quan, quân đội triều đình núng thế, chưa biết làm cách nào, nhà vua chỉ còn mỗi cách cho sứ giả alo kêu gọi dân chúng, thì Ngài đòi may áo giáp sắt, ngựa sắt..cưỡi ngựa, cầm roi ra trận. Dấu tích còn để lại rất nhiều ở vùng Bồ Đề, Gia Lâm.. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là sự ứng báo của trời, thiên vận của đất nước..? Điều này phải chờ xem. Phục bác Thông, cứ mát mẻ như không mà thật tinh, nói được nhiều điều. Làm báo vậy mới đáng!. Cảm ơn bác!

Tuổi nhỏ làm việc lớn

Vụ học sinh ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (thủ đô nhé) giàu nhất nước nghỉ học (ngày xưa cách mạng gọi là bãi khóa) để đi... biểu tình, tôi nghĩ thế này:

-Để đến cả trẻ con cũng phải tham gia vào chuyện của người lớn là điều đau lòng, chả ai muốn. Tôi không tin các cháu tự nguyện "giúp" bố mẹ, chắc phải có lời nói, chỉ đạo của người lớn.

-Tôi càng không tin luận điệu tung ra là có kẻ tung tiền mua chuộc các cháu, rằng mỗi ngày nghỉ thì được mấy chục ngàn. Luận điệu ấy xưa rồi. Được nghỉ học, lại có bố mẹ đồng tình là khoái củ tỉ, chả cần tiền.

-Nếu bố mẹ vì đấu tranh đòi quyền sống mà con cái biết tham gia ủng hộ bố mẹ, đó cũng là điều đáng trọng.


-Ngày xưa, người CS hô hào học sinh bãi khóa, lôi kéo đủ thành phần nam phụ lão ấu vào cuộc đấu tranh của họ, ca ngợi trẻ con hết lời, nào là sớm giác ngộ, tuổi nhỏ chí lớn, chiến sĩ nhỏ...; giờ thì bảo là bị lợi dụng, người lớn có tội khi lôi kéo trẻ con. Dào, chính quyền nào chả là chính quyền, trẻ con nào chả là trẻ con, đấu tranh nào chả là đấu tranh, dân nào chả là dân.


Vấn đề là chính quyền đừng có đối lập với nhân dân, thì trẻ con chả phải nghỉ học như vậy.


Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: