Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

( Cái này là láo rồi nha, ĐL! Thời chiến nhà văn, nhà thơ tham gia kháng chiến cứu nước, chống ngoại xâm, thời bình họ chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu cửa quyền làm hại đến lợi ích người dân vẫn từ cái tâm trong sáng, phụng sự tổ quốc. Hai cái đó là thống nhất, một cội nguồn sâu xa, một con đường chính đáng quang minh, không có gì để gọi là "ngược lại". Ông là "nhà văn" mà ăn nói không ra sao cả. Vừa kẻ cả vừa lú lẫn, lại dẫn thêm cái đoạn đạo nhà Phật vào, vừa điên vừa vô duyên )!

Nhà văn Đông La: Tự hào nếu được xem là chiến sỹ chống luận điệu xuyên tạc!


Nhà văn Đông La có thể được coi là một trong những cây bút thẳng thắn, vạch trần mọi giả dối và các sai lầm trong nhận thức của các nhân sĩ trí thức đề xướng đổi mới hiện nay. Không chỉ có vậy, ông đồng thời cũng là một nhà văn đề ra khá nhiều các xu hướng xã hội cần được thay đổi hiện nay. Là bạn tương tri trên diễn đàn blog từ lâu, hôm nay Võ Khánh Linh rất hân hạnh có cuộc trò chuyện thân tình với nhà văn Đông La về vấn đề chỉnh sửa và thay đổi nhận thức xã hội hiện nay.

Kết quả hình ảnh cho đông la

1. Thưa nhà văn Đông La, nếu cộng đồng mạng gọi ông là "chiến sĩ chống luận điệu xuyên tạc", ông sẽ nghĩ sao về việc này? 

NV Đông La: Tôi rất mừng và tự hào vì “chiến sĩ” là từ cao quý dùng để chỉ những người chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Tôi đã từng là chiến sĩ như thế, nay trong hòa bình, nếu cộng đồng mạng coi chống luận điệu xuyên tạc là một mặt trận mà tôi cũng lại được coi là một “chiến sĩ” nữa thì đúng là mừng thật! 

2. Khi đọc trên blog của nhà văn, tôi nghĩ ông đã dành rất nhiều công sức để chỉ ra những gì mà các phe phái nhân danh dân chủ đang mưu đồ. Tôi vẫn thắc mắc không biết điều gì đã khiến ông lựa chọn con đường này? 

NV Đông La:  Có lẽ xuất phát từ tính di truyền. Ông nội tôi, cha tôi cũng đều hay bất bình trước mọi chuyện sai trái và họ chống lại. Còn tôi, bắt đầu từ một số việc cụ thể, rồi đến khi nền kinh tế thị trường mở ra kéo theo sự thay đổi mọi mặt của xã hội, kể cả chính trị tư tưởng, tôi thấy có nhiều người thực chất vì quyền lợi, danh lợi, do tham, do cay cú vì chưa thỏa nên đã “đấu tranh”, nhưng lại nhân danh “đấu tranh vì dân chủ”. Họ cứ đông dần lên nên tôi thành ra cũng viết nhiều hơn. Mà viết thì tất nhiên phải mất nhiều công sức rồi. Nhưng hoàn toàn tự nhiên thôi, có lẽ tôi có khiếu tranh luận nên viết dễ dàng, mất công thôi chứ không khó khăn đâu. 

3. Tôi rất ấn tượng với những bài bàn luận triết học của ông. Ông đã giúp độc giá hiểu hơn về những nhận thức triết học sai lầm. Ông có cho rằng, nhận thức triết học sai lầm dẫn đến sự dẫn lối sai về tư tưởng của những người theo xu hướng dân chủ hiện nay không? Và họ thường nhận thức sai hoặc nhầm lẫn điều gì?

NV Đông La: Tôi có thiên hướng về khoa học tự nhiên, đi học, đi làm, sinh sống bằng chính tri thức khoa học tự nhiên. Nhưng với tôi đời đúng là có số thật, vì tôi đã tham gia vào các lĩnh vực khác hẳn nhau, bất ngờ ngay với chính tôi. Còn về triết học tôi cũng mất rất nhiều công sức, không phải vì khó mà vì cách trình bầy không rõ ràng của các nhà triết học, kéo theo các học giả trình bầy còn không rõ ràng hơn. Có lẽ do tôi được đào tạo bài bản ở một lĩnh vực khó là khoa học tự nhiên, đầu óc tôi trở thành một công cụ nhận thức tốt, nên chú ý tới triết học hay các lĩnh vực khác, tôi nhanh chóng hiểu được. Khi tìm hiểu, nghiên cứu, tôi không sa lầy vào các chi tiết mà phải nắm được tổng thể, từ đó mới lần ra những điều cốt lõi, bản chất chứ không phải hiện tượng. Vì thế như các bạn thấy nhiều trường hợp tôi có khả năng chỉ ra người ta sai ngay trong chính chuyên môn của họ.
Còn các “nhà dân chủ” tri thức thường họ còn sai nói chi đến triết học! Các hành động của họ đều xuất phát từ tham vọng, ảo tưởng, từ bản tính cơ hội, lợi dụng mà thôi. Họ nhân danh đủ thứ, những người từng có vị trí và bằng cấp thì nhân danh tri thức, trong đó có triết học. Vì họ không hiểu được bản chất tri thức, nên dù có cả danh vị giáo sư, cũng chỉ nói ra các khái niệm như con vẹt thôi. Thực tế đúng là như thế, nhưng sự yếu kém về khoa học công nghệ ở ta thì dễ thấy, nhưng chuyện các “giáo sư dân chủ” dốt thì không phải ai cũng thấy. Rất ít người chỉ được ra cái đó tường tận như “nhà văn Đông La”, nói thật chứ không phải tự kiêu đâu! 

4. Trong xã hội hiện nay, nhiều người rất bức xúc với chính quyền, vì thế nên họ lên tiếng. Làm sao để phân biệt được đâu là tiếng nói bức xúc, đâu là mưu đồ đằng sau? Ông thường hành xử thế nào với từng trường hợp này? 

NV Đông La: Với chính quyền mà cao nhất là nhà nước đúng là còn có nhiều chuyện khiến mọi người, trong đó có tôi, bức xúc. Nhưng phải nghĩ lại, ngay trong nhà mình thôi cũng có lắm chuyện thì với cả một xã hội đang vận động, phát triển, nhiều điều còn đang tìm đường, thì làm sao mà không có nhiều chuyện chưa tốt được. Tôi đã viết nhiều lần chính tôi cũng là một nạn nhân của sự yếu kém đó. Nhưng khi viết về cái chung mình phải khách quan, nhìn tổng thể, nhiều mặt, nếu không cay cú và cố chấp vào những thua thiệt cá nhân thì ta sẽ thấy, dù còn nhiều chuyện chưa tốt, nhưng vẫn có nhiều cái tốt đẹp hơn, vì thế xã hội mới ổn định và phát triển chứ. Nếu không loạn rồi. Vì là người vừa có tri thức vừa lăn lộn trong đời sống nên tôi dễ dàng nhận ra những sự giả danh, những “mưu đồ”. Có rất nhiều sự bức xúc thật, vì còn nhiều sai trái tất phải như thế. Nhưng bức xúc với tinh thần phản biện như một bác sĩ chữa bệnh là rất khó, ít lắm, vì phải có trí cao, tâm sáng và cả bản lĩnh nữa. 

5. Từ những nhận thức sai lầm trong tư tưởng, hay nói một cách khác, những người cầm bút, những nhân sĩ trí thức, không thật sự nắm vững những tư tưởng mà họ giới thiệu với độc giả, có phải là nguyên nhân dẫn đến sự hỗn loạn hiện nay? 

NV Đông La: Giới trí thức, nhất là văn nghệ sĩ, thường có “cái tôi” cao, thích sự thay đổi, khác biệt. Họ nhạy cảm hơn, trước những điều không hay họ “dị ứng” hơn nên “lắm mồm” hơn. Có sự khác nhau giữa năng khiếu, tài năng với tri thức. Không phải ai làm thơ nhanh, vẽ khéo, đàn giỏi cũng là nhà thông thái. Cũng có nhưng ít, những tác giả này là của hiếm, tác phẩm của họ không chỉ mua vui mà còn có tính tư tưởng. Tiếc là thực tế giới trí thức và văn nghệ sĩ ở ta không hiểu điều đó, có tí vị trí, thành đạt, có tí tên tuổi là vênh vang, nói lăng nhăng. Họ không có tư tưởng gì mà cứ đi giới thiệu tất dẫn đến sự hỗn loạn. Thực trạng hôm nay là thế. 

6. Nhà văn, nhà thơ là những người đáng lẽ ra phải dẫn lối tư tưởng con người đến các giá trị nhân văn, theo ông hiện nay họ có làm đúng chức năng của mình hay không? 

NV Đông La: Thời chiến đúng là như thế, tiếc là thời nay ngược lại. Tỷ lệ nhà văn, nhà thơ quấy rối là cao nhất, không ít người đã bị tù rồi. Trong Đạo Phật nói như thế là “mạt pháp” đấy!  

7. Ông kỳ vọng gì ở những cây bút trẻ, trí thức trẻ trên quá trình thúc đẩy Việt Nam tiến tới một xã hội văn minh và nhân văn? Liệu họ có dễ dàng mắc phải sai lầm của các trí thức phản biện hiện nay không?

NV Đông La: Với những “cây bút trẻ”, tức trong giới văn chương, mà tôi biết thì tôi chẳng kỳ vọng gì cả. Còn “cây bút” trên mạng vì dùng nicknames nên tôi không biết là trẻ hay già, nhiều người tôi thấy viết được. Còn bạn là người viết cũng được đấy nên tôi mới phải mất công làm quen chứ. Còn cô bé mà bạn giới thiệu là Nhật Lệ cũng được nhưng còn phải trau giồi, mài giũa. Một lần cô bé viết thư hỏi “Bao giờ thì cháu giỏi như bác?”. Tôi trả lời “phải từ từ, phải kiên trì”. Thú vị ở chỗ trên mạng tự nhiên hình thành hai lực lượng, khi bóng tối xuất hiện thì ánh sáng cũng hình thành. Cuộc sống có lẽ cũng mãi là như thế.
  
Võ Khánh Linh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: