Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

CHUYỆN THỦ TƯỚNG Ở ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQ


Phạm Lê Vương Các - Mấy hôm nay báo chí nhà nước đưa tin chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nghe thật đáng tự hào cho “thế nước Việt Nam đang lên”. Nào là “quốc tế đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng trước Đại hội đồng”, rồi “sau khi bài phát biểu của Thủ tướng kết thúc, nhiều phái đoàn đã đến bắt tay chúc mừng Việt Nam”... nghe cứ như Việt Nam đang là trung tâm của thế giới.

Nếu tinh ý người đọc sẽ nhận ra, tất cả các bài báo hay phóng sự tường thuật như vậy đều không có nổi một video hay một ảnh để mô tả cho tương xứng với nội dung sự kiện mà họ đưa tin. Vì vậy, tôi xin giới thiệu với các bạn video ghi lại toàn bộ sự kiện này trên trang web của Liên Hiệp Quốc, rất chi tiết, từ lúc Thủ tướng đi ra phát biểu, phát biểu vừa xong thì cả phái đoàn Việt Nam đứng dậy ra về khi buổi họp vẫn còn đang tiếp diễn.



Các quốc gia khác cũng giống như Việt Nam, chờ tới ngày, tới giờ, và tới lượt được sắp lịch trước, đến nơi phát biểu xong thì đứng lên ra về, hơi đâu mà quan tâm đến quốc gia khác. Chỉ có các quốc gia thù địch với nhau thì hay theo dõi lắng nghe về nhau, coi thử nó có nói xấu mình không để còn biết đường mà... trả đũa.

Muốn được quốc tế chú ý trong các phiên họp, trước tiên vị thế quốc gia là một siêu cường, như Hoa Kỳ chẳng hạn, và phải kèm theo một khả năng diễn thuyết xuất chúng như tổng thống Donald Trump thể hiện vào hôm 25/9 vừa qua. Nếu không được như vậy thì phải thuộc dạng “chính phủ âm binh” như Bắc Triều Tiên.

Qua video ghi lại sự kiện, thực tế là chẳng có sự quan tâm hay sự khen ngợi nào từ quốc tế đối với Việt Nam như những gì báo chí nhà nước đã tường thuật. Vì bài phát biểu của Thủ tướng VN chỉ là một trong số cả trăm bài phát biểu liên tục như vậy đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của LHQ trong một phiên họp kéo dài đến 10 ngày.

Nói đến đây cũng phải cảm thông cho vị đại diện của Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã phải “ngủ gật” ở giữa phiên họp Đại hội đồng. Vì hầu hết lãnh đạo các quốc gia khác phát biểu có khác gì thủ tướng Việt Nam mấy đâu. Nếu đại diện của phái đoàn nào vì nhiệm vụ tiền trạm cho lãnh đạo của họ phải ngồi trong đó cả ngày, nghe khoảng 5 bài phát biểu như của Thủ tướng Việt Nam thì không ngủ gật mới là chuyện lạ.

Qua video này hy vọng các bạn phóng viên báo chí nhà nước, trong thời đại công nghệ 4.0, khi phản ánh sự kiện cần sự khiêm tốn và chân thực hơn để người Việt không phải ngộ nhận về vị thế của mình.

Rõ ràng với cách thức họp hành thảo luận theo kiểu chờ đến lượt để nói, rồi mỗi quốc gia nói mỗi kiểu. Nói xong coi như hoàn thành nhiệm vụ và ra về là một phiên họp nặng hình thức, rất kém chất lượng đang diễn ra ở Đại hội đồng. Ngày khai mạc phiên họp thì đông đủ chút xíu, càng về sau phiên họp vắng như chùa Bà Đanh. Họp hành chẳng ai thèm chú ý đến ai, thích thì nghe không thích thì ngồi ngủ, làm việc riêng, hay đứng dậy ra về bất kể lúc nào... kiểu họp hành chẳng giải quyết được gì nhưng vô số các lãnh đạo quốc gia cứ khoái đến tham dự và đăng đàn phát biểu trước Đại hội đồng.

Đơn giản vì nó là Đại hội đồng LHQ. Cái tên của nó rất có giá trị dùng để tuyên truyền cho nhà nước, cho uy tín của lãnh đạo quốc gia trong mắt người dân khi đứng giữa cái bục trung tâm của Đại hội đồng LHQ mà dõng dạc, dù có cầm giấy đọc đi chăng nữa, cũng oai lắm chứ bộ!

———
Xem video, trong phần Languages chọn chế độ Original để nghe phát biểu bằng tiếng Việt của Thủ tướng.

Ngoài ra các bạn cũng có thể xem cả trăm bài phát biểu của lãnh đạo các quốc gia khác trong phiên họp lần này dù chưa kết thúc.


Phạm Lê Vương Các

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Triều Tiên có thể tuyên bố kết thúc chiến tranh


https://baomai.blogspot.com/  
Triều Tiên có thể tuyên bố kết thúc chiến tranh mà không cần điều kiện.

Theo phái đoàn Hàn Quốc, Triều Tiên sẵn sàng tuyên bố kết thúc chiến tranh mà không đặt điều kiện Mỹ phải rút các lực lượng khỏi Hàn Quốc.

Phái đoàn Hàn Quốc trở về từ Bình Nhưỡng mang theo một thông tin quan trọng: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẵn sàng ký Tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) mà không cần Mỹ phải rút các lực lượng khỏi Hàn Quốc.

Triều Tiên không đặt điều kiện với Mỹ? 
https://baomai.blogspot.com/ 
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp Thượng đỉnh tại Bàn Môn Điếm tháng 4/2018.

Đoàn đặc phái viên được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cử tới thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên ngày 5/9 mang theo một lá thư từ Tổng thống Moon gửi tới Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên ngày 6/9 đã đăng tải các bức ảnh chụp bữa tối và các cuộc thảo luận đang diễn ra “trong bầu không khí thân thiện và ấm cúng”.

Bài báo của tờ Rodong Sinmun nói rằng, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “hài lòng về các cuộc tiếp xúc trên nhiều lĩnh vực khác nhau giữa hai miền, việc đoàn tụ các gia đình li tán được thực hiện và các cuộc đối thoại quân sự cũng như việc thiết lập văn phòng liên lạc chung đang tiến triển tốt sau cuộc gặp lịch sử ở Bàn Môn Điếm” và “Triều Tiên đánh giá cao tất cả những thành công mà hai bên đã làm và sẽ tiếp tục thúc đẩy những thành quả này mà không làm chệch hướng mối quan hệ song phương đang đi vào quỹ đạo hòa bình mới, quỹ đạo của sự hòa giải và phát triển”.

Theo tuyên bố, các quan chức của Hàn Quốc và Triều Tiên đã thảo luận chương trình và thời điểm cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tiếp theo diễn ra tại Bình Nhưỡng vào ngày 18-20/9. Các chi tiết về cuộc gặp sẽ được công bố thêm khi phái đoàn trở về Hàn Quốc, và các thành viên trong phái đoàn công bố thêm thông điệp từ Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

https://baomai.blogspot.com/
  
Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong nói với báo giới ngày 6/9 rằng, ông Kim Jong-un sẽ sẵn sàng ký tuyên bố kết thúc chiến tranh mà Hàn Quốc và Triều Tiên theo đuổi từ đầu năm nay mà không có điều kiện kèm theo là rút 28.500 binh sĩ Mỹ khỏi Hàn Quốc hay chấm dứt liên minh giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Muốn thiện chí được đáp lại bằng thiện chí

Một Hiệp ước hòa bình cho Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đòi hỏi phải có thêm các cuộc đàm phán phạm vi rộng giữa các bên liên quan: Triều Tiên, Trung cộng, Hàn Quốc và Mỹ. Tuyên bố kết thúc chiến tranh do cả Hàn Quốc và Triều Tiên công bố sẽ là một bước quan trọng hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu Hiệp ước hòa bình – điều mà ông Moon và ông Kim đều bày tỏ mong muốn đạt được kể từ cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên ở Bàn Môn Điếm hồi tháng 4.

https://baomai.blogspot.com/

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in không chỉ muốn một hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, tham vọng của ông còn lớn hơn thế.

Phía Triều Tiên kêu gọi Mỹ không nên cứng rắn với quan điểm phi hạt nhân hóa trước khi ký Hiệp ước hòa bình.

Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong nói rằng: “Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nói rõ ràng nhiều lần rằng, ông khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa. Ông cũng bày tỏ thất vọng về sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế đối với tuyên bố của ông. Ông Kim Jong-un cũng nhấn mạnh, ông đã có những bước đi cần thiết để phi hạt nhân hóa và muốn thiện chí được đáp lại bằng thiện chí”.

Ông Chung Eui-yong cho biết thêm, Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định ông chưa bao giờ nói về Tổng thống Mỹ Donald Trump một cách tiêu cực với các cấp dưới của mình hay bất cứ ai.

https://baomai.blogspot.com/
  
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/9 tuyên bố, ông Stephen Biegun, Đặc phái viên mới của Mỹ về Triều Tiên, sẽ thăm Hàn Quốc, Trung cộng và Nhật Bản tuần tới.

“Đặc phái viên sẽ gặp những người đồng cấp trong khu vực và thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa có thể xác minh một cách đầy đủ và sau cùng trên Bán đảo Triều Tiên”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết và không tiết lộ thêm về hành trình của ông Biegun.

Nhà ngoại giao Hàn Quốc cũng khẳng định về cam kết của hai miền về việc mở văn phòng liên lạc chung ở thành phố Kaesong của Triều Tiên trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới.

Kỷ niệm Quốc khánh
https://baomai.blogspot.com/
  
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên đang chuẩn bị tổ chức sự kiện kỷ niệm lần thứ 70 Quốc khánh nước này. Đây là sự kiện được dư luận quan tâm nhưng hiện chưa có thông tin gì về việc sự kiện này sẽ được tổ chức như thế nào.

Các bức ảnh chụp vệ tinh trên trang 38 North cho thấy, quân đội Triều Tiên đã tham gia diễn tập từ nhiều tuần qua tại quảng trưởng Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng.

Triều Tiên thường tổ chức diễu binh cùng nhiều loại vũ khí quân sự mới nhất trong dịp Quốc khánh. 

Tuy nhiên, giới quan sát đang đặt câu hỏi liệu sự kiện năm nay có khác hay không, để phản ánh sự thay đổi giọng điệu của ông Kim trong những tháng gần đây. Cuộc diễu binh quân sự lớn gần đây nhất được tổ chức vào tháng 2/2018, trong đó có cả tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 và Hwasong-15.

https://baomai.blogspot.com/
  
Theo Defense News ngày 6/9 cho biết, điểm khác biệt lớn nhất so với các cuộc diễu binh trước là hàng chục tổ chức truyền thông quốc tế đã được cấp thị thực để tham dự sự kiện hồi tháng 2/2018./.



Thùy Linh

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ sẽ “phản công toàn diện” và triển khai “vũ khí tài chính” với TQ?


Có quan chức Nhà Trắng đã tiết lộ rằng Mỹ đang chuẩn bị sẵn sàng khởi động biện pháp trừng phạt đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) toàn diện trên quy mô lớn, đây sẽ là “cuộc chiến trừng phạt” chưa từng có. Về vấn đề này, một học giả Trung Quốc đại lục nhận định, biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào giới quan chức ĐCSTQ còn khiến giới quan chức lo ngại hơn cuộc chiến thương mại, nhiều khả năng ĐCSTQ có thể bị Mỹ xếp vào danh sách nước thù địch.
vận chuyển hàng hóa
Có học giả Trung Quốc Đại lục đã cho biết, Mỹ đang triển khai kế hoạch trừng phạt đối với cả cá nhân quan chức cấp cao ĐCSTQ, động thái còn căng hơn cả cuộc chiến tranh thương mại (Ảnh minh họa từ pxhere)
Mỹ sẽ áp dụng biện pháp “phản công toàn diện”?
Làn sóng thứ ba của các cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đã bắt đầu, chiến tuyến lần này có thể mở rộng hơn. Trang tin Axios tại Mỹ trích dẫn hai nguồn tin giấu tên từ quan chức Nhà Trắng cho biết, phía Mỹ thu thập được một số lượng lớn chứng cứ về tấn công mạng, can dự bầu cử, trộm cắp tài sản trí tuệ của ĐCSTQ, qua đó sẽ có hành động đáp trả. Thông tin cũng chỉ ra, Tổng thống Trump đã bật đèn xanh cho kế hoạch toàn diện này với sự vào cuộc của cả cơ quan an ninh quốc gia, bộ quốc phòng, ngân khố, và thương mại của Mỹ, sớm nhất là trong vòng vài tuần kế hoạch sẽ được thực thi.
Thời báo Kinh tế Hồng Kông có nhận định, nếu thông tin này là đúng, có nghĩa là Mỹ sẽ khởi động một cuộc chiến trừng phạt toàn diện chống lại ĐCSTQ.
Nếu Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt tài chính thì tình hình rất nghiêm trọng, khi đó sẽ xảy ra vấn đề đóng băng tài sản của quan chức cấp cao ĐCSTQ cũng như tài sản doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ tại Mỹ; cấm các chính phủ, tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân các chuyên gia làm ăn với Trung Quốc; và thậm chí ngăn cấm Trung Quốc sử dụng các giao dịch ngoại hối bằng Đô la Mỹ…
Thông tin cho rằng, một khi Mỹ dùng “vũ khí hạt nhân tài chính” này, hoạt động thương mại quốc tế của ĐCSTQ sẽ sụp đổ trước. Tại Trung Quốc, 70% doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài có đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp tài trợ nước ngoài này rời bỏ Trung Quốc, các doanh nghiệp địa phương của Trung Quốc nằm trong dây chuyền sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Khi nguồn tài sản khổng lồ chảy ra khỏi Trung Quốc như vậy thì hệ thống tài chính của ĐCSTQ sẽ sụp đổ.
Một trong những dấu hiệu là vào ngày 20/9, Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), Chủ nhiệm Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương ĐCSTQ với lý do mua quân bị của Nga, đây chính là tín hiệu cho thấy Mỹ đã có biện pháp trừng phạt tài chính nhắm vào cá nhân quan chức Trung Quốc.
“Vũ khí tài chính” sẽ kéo theo đối đầu quân sự?
Ông Hạ Giang Binh (He Jiangbin), nhà kinh tế Trung Quốc Đại lục cho biết, biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại các quan chức cấp cao ĐCSTQ là dấu hiệu về cuộc chiến tài chính đang chính thức mở ra, và khả năng của một màn đối đầu quân sự cũng đã chính thức bắt đầu.
Trước đó, ông Hạ Giang Binh đã viết một bài báo trên tờ Apple Daily của Hồng Kông cảnh báo rằng, các lệnh trừng phạt tài chính còn đáng sợ hơn chiến tranh thương mại, và Mỹ cũng đã sẵn sàng trong vấn đề này. Đặc trưng của nó là tính hủy diệt mạnh và độ chính xác cao, có thể giảm thiểu “chi phí tác chiến” của Mỹ.
Mỹ có tiếng nói tuyệt đối trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới, còn hệ thống thanh toán quốc tế cũng dùng đồng Đô la Mỹ làm trung tâm. Bộ Tài chính Mỹ được trao quyền để thực hiện biện pháp trừng phạt đối với các nước độc tài chống lại loài người, gây thảm sát hàng loạt, thành lập các trại tập trung, diệt chủng và đàn áp tôn giáo, chà đạp lên nhân quyền. Một khi lệnh chế tài được triển khai, các quốc gia và tổ chức này về cơ bản không thể thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu, kết quả là sự sụp đổ trong hoạt động thương mại nước ngoài.
Hiện tại, các quốc gia đã bị các quỹ tài chính của Mỹ trừng phạt bao gồm Venezuela, Nga, Iran, Iraq và Yemen. Nhìn qua những dấu hiệu hiện nay cho thấy có khả năng Mỹ sẽ áp dụng hành động tương tự đối với ĐCSTQ.
Ông Hạ Giang Binh cũng chỉ ra rằng, Nga đã bị Mỹ xếp vào nước thù địch vì cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử tại Mỹ. Hiện nay, ĐCSTQ cũng đang bước chân theo Nga.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đều nhận định rằng ĐCSTQ đã có ý đồ can thiệp vào các cuộc bầu cử của Mỹ.
Ngày 23/9, tờ China Daily bản tiếng Anh của ĐCSTQ đã đăng 4 trang quảng cáo trên tờ báo lớn nhất của bang Iowa là The Des Moines Register, theo đó có ghi rõ “do China Daily trả phí và viết”, nội dung những trang này nhằm chỉ trích Tổng thống Mỹ Trump và các cử tri quan trọng của đảng Cộng hòa tại bang Iowa rằng “Trump đã làm hại những người trồng đậu tương của bang này”.
Nhiều nhận định cho rằng đây là một “tội chứng” quan trọng phơi bày ĐCSTQ can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.
Ngày 26/9, tại Diễn đàn về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Tổng thống Trump chủ trì, Trump đã bất ngờ cảnh cáo ĐCSTQ không được can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Trump nói: “Chúng tôi phát hiện Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới của chúng tôi vào tháng Mười Một, nhằm chống lại chính phủ của tôi. Họ không muốn tôi, hoặc chúng ta, giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử, bởi vì tôi là Tổng thống đầu tiên gây thách thức về thương mại đối với Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Hạ Giang Binh cho rằng, trong tình hình căng thẳng hiện nay, hoàn toàn có khả năng Mỹ sẽ chính thức liệt ĐCSTQ vào danh sách nước thù địch, sẽ có lệnh cấm vận thương mại, và biện pháp trừng phạt tài chính toàn diện cũng sẽ được áp dụng. Trong hoàn cảnh của Nga, nước Nga còn có nguồn tài nguyên dầu và lương thực dồi dào, nhưng Trung Quốc thì thiếu thốn hơn!
Thanh Vân / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thủ tướng Việt Nam cam kết bảo vệ nhân quyền và môi trường trước LHQ


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu phiên họp thường niên thứ 73 
của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm 27/9. 


VOA Tiếng Việt
28/09/2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 27/9 nói trước các đại biểu của Liên Hợp Quốc rằng Việt Nam phấn đấu thực hiện cam kết của mình đối với tổ chức này trong việc bảo đảm nhân quyền và môi trường sống.

Một nhà hoạt động trong nước cho VOA biết ông hy vọng người đứng đầu chính phủ Việt Nam không nói suông trước mặt cộng đồng quốc tế. 


Phát biểu tại một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chiều ngày 27/9, ông Phúc nói “Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên Hợp Quốc trong hơn 70 năm qua” trong đó có “đảm bảo quyền con người.”

Trong bài phát biểu tại hội trường trụ sở LHQ ở New York, ông Phúc cho biết Việt Nam “đang nỗ lực phấn đấu hơn nữa cho công bằng” và “bảo vệ tốt môi trường” cũng như “đảm đảo quyền cho mọi người dân.”

Thành tích nhân quyền của Việt Nam luôn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích và ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn nạn gây bức xúc trong xã hội Việt Nam đặc biệt trong những năm gần đây, nhất là từ thảm họa Formosa. 


Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói hôm 28/9 ông được nghe bài phát biểu của ông Phúc tại LHQ qua truyền hình Việt Nam VTV trong đó “ông ấy nói nhiều về thành tích của Việt Nam, về cam kết nhân quyền và phát triển.”

Vị tiến sỹ và nhà hoạt động vì dân chủ này cho rằng nếu những gì ông Phúc nói ở New York là cam kết của chính ông Phúc và chính phủ thì “đó là một điều rất tốt.”

“Tôi mong rằng cam kết ấy sẽ trở thành hiện thực ở Việt Nam, với việc các ông ấy sẽ dừng đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, ngừng bỏ tù những người bất đồng chính kiến và ngăn chặn những tai họa môi trường như trường hợp đã xảy ra với Formosa, với rất nhiều các nhà máy nhiệt điện đang gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng ở Việt Nam.”

.
 
Nhiều người dân đã xuống đường phản đối thảm họa môi trường biển miền Trung do nhà máy thép Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh gây ra trong năm 2016.

Bảo vệ quyền con người là một trong ba trụ cột chính bên cạnh hòa bình-an ninh và hợp tác-phát triển của LHQ mà Việt Nam là một thành viên. Trong khi đó, đảm bảo sự bền vững của môi trường là một trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện.

TS Quang A cho rằng nếu tình hình sẽ vẫn diễn ra như thời gian vừa qua thì lời nói của ông Phúc tại Đại hội đồng LHQ chỉ là “lời nói gió bay cho vui mà thôi.”

Đầu tháng này, chính quyền Hà Nội đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì ngăn cản hai nhà lãnh đạo của các tổ chức nhân quyền quốc tế không cho họ nhập cảnh vào Việt Nam để tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN mà Việt Nam là nước chủ nhà.

Chính quyền Việt Nam trong những tháng gần đây cũng tăng cường bắt giữ nhiều nhà hoạt động, bloggers, nhà báo và những người dùng mạng xã hội với các cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.”

.
 
Ông Trần Văn Huỳnh và hai bà mẹ Việt Nam điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ 
về nhân quyền Việt Nam. (Ảnh: http://huynhngocchenh.blogspot.com)

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), hàng trăm người bị bắt giữ bất hợp pháp trong chiến dịch đàn áp rộng khắp ở Việt Nam vào tháng 6 khi người dân phản đối các dự Luật Đặc khu và An ninh mạng.

Nhiều cuộc biểu tình cũng diễn ra trong cả nước vào năm 2016 khi thảm hỏa ô nhiễm biển do chất thải của nhà máy Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh làm cá chết hàng loạt trên biển miền Trung.

Theo thống kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế, có gần 100 nhà hoạt động đang chịu án tù ở Việt Nam nơi không có truyền thông độc lập và các cuộc biểu tình của dân chúng bị coi là bất hợp pháp.

Vào tháng 4 năm nay, các chuyên gia nhân quyền của LHQ đã thúc giục Việt Nam ngừng đàn áp xã hội dân sự và những tiếng nói bất đồng chỉ vì họ thực hành các quyền tự do biểu đạt và tụ họp trong ôn hòa. Theo họ, điều đó vi phạm các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam đối với luật nhân quyền quốc tế.

TS Quang A, người từng tham gia các cuộc biểu tình trong nước, cho rằng nếu cam kết của ông Phúc hôm 27/9 không trở thành hiện thực thì người dân sẽ yêu cầu giải trình tại sao ông đưa ra tuyên bố đó trước quốc tế.

“Chúng tôi sẽ bằng mọi cách áp lực bắt các ông ấy phải thực hiện. Bởi vì có một sự cam kết như thế là tốt và nó là cơ sở để cho người dân Việt Nam đấu tranh buộc họ phải thực hiện những cam kết mà họ nêu ra.”


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoa Kỳ thông qua đạo luật NDAA 2019, ngăn chặn hoạt động xâm lược của Trung Quốc ở biển Đông


Liên Trà 25 Tháng 9 - 

Hôm thứ Tư, NDAA (Đạo luật ủy quyền quốc phòng) đã thông qua Thượng viện 87 thuận và 10 phiếu chống. Trung Quốc sốc và kinh hoàng vì dự luật này sẽ thanh toán tất cả những âm mưu hoạt động của Trung Quốc trên toàn cầu. Tổng thống Donald Trump đã ký dự luật và Trung Quốc đang lồng lộn tức giận. Dự luật quốc phòng Hoa Kỳ có trị giá 716 tỷ đô la phân bổ kinh phí và tài nguyên để ngăn chặn:

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang đứng

1 Các hoạt động xâm chiếm đất đai biển đảo của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á.
2 Các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ và quốc tế
3 Các kế hoạch của Trung Quốc làm suy yếu Hoa Kỳ.
Cuối cùng thì chính phủ Hoa Kỳ đã nhìn nhận thực tế rằng Trung Quốc là một mối đe dọa số một cho Hoa Kỳ và thế giới.



Tổng thống Donald Trump đã ký dự luật và Trung Quốc đang lồng lộn tức giận.
Trung Quốc nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục trò chơi phá hoại Hoa Kỳ và diển tiến kế hoạch thống trị toàn cầu của họ, nhưng những dự đoán về mọi thứ đã thay đổi kể từ hôm nay.

Thêm nữa, NDAA củng cố lệnh cấm Trung Quốc tham gia dược trận hàng hải của Ngủ Giác Đài , các hoạt động hàng hải đa phương của Vành đai Thái Bình Dương được tổ chức hàng năm.

Lệnh cấm sẽ được dỡ bỏ khi Trung Quốc dừng lại tất cả các hành động xâm chiếm biển đảo và loại bỏ các hệ thống vũ khí ra khỏi các tiền đồn Biển Đông. Quy định này về cơ bản tương đương với lệnh cấm vĩnh viễn.


Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang cười

(Trích)
Beijing pushed back Thursday after Congress passed the 2019 National Defense Authorization Act (NDAA), insisting that this bill which aims to curb malign Chinese activities must not become law.
Noting that the Chinese government has made its position known multiple times, Ministry of Foreign Affairs spokesman Geng Shuang said, "We urge the US to discard its outdated cold-war and zero-sum mentality."

The US "must not let this bill containing negative Chinese-related content become law," he added, stressing that the US risks "undermining China-US relations and cooperation."

Consistent with the 2018 National Defense Strategy's focus on "great power competition" and the growing realization among lawmakers, military leaders, and intelligence officials that China represents one of the greatest challenges to US national interests, the NDAA is increasingly tough on China.

The $716 billion defense bill passed the Senate Wednesday in an 87-to-10 vote. Having already been approved by the House of Representatives, the NDAA has been sent to the president for signing.

The defense bill has China rattled because it "shines a spotlight" on a lot of Chinese activities that China would definitely prefer to not have pulled out of the shadows, Greg Poling, a China expert at the Center for Strategic and International Studies, told Business Insider.

"The NDAA focuses on a new fixture of our foreign policy — our rivalry with China," Poling explained, adding that there are several sections dedicated to "naming and shaming" Beijing.

With regard to the hotly-contested South China Sea, the NDAA requires the Department of Defense to provide reports on new Chinese installations and weapons deployments, highlighting Chinese militarization of the disputed waterway and undermining Beijing's narrative.

Furthermore, the NDAA reinforces the Pentagon's ban on Chinese participation in the multilateral Rim of the Pacific maritime exercises held every year. For the ban to be lifted, China must not only halt all land reclamation activities (it already has for the most part), but it must also remove weapons systems from its outposts in the South China Sea. This provision essentially equates to a permanent ban.

In recent months, China has deployed jamming technology, surface-to-air missiles, anti-ship ballistic missiles, and even heavy bombers to Chinese outposts in the region. In response, Secretary of Defense Jim Mattis accused China of "intimidation and coercion" in the South China Sea.

Rachael Burton, the deputy director at the Virginia-based Project 2049 Institute, told The Wall Street Journal that the provisions of the NDAA focused on the South China Sea are a "a signal to our allies and partners in the region — particularly Australia, Japan and Taiwan — that China's activities in the South China Sea are not accepted as normal."

The NDAA also includes strong language on Chinese attempts to influence public discourse, specifically China's efforts to influence "media, cultural institutions, business, and academic and policy communities." For instance, the NDAA limits Department of Defense funding for Chinese language programs at US universities that host Confucius Institutes, which have come under increased scrutiny as potential player in the Chinese government's broader influence campaign.

In a potential blow to Chinese economic activities, the bill also aims to strengthen the Committee on Foreign investment in the US (CFIUS), which monitors Chinese investment in the US and warns of possible threats to US national interests. There is also an increased emphasis on countering Chinese espionage, a longstanding threat.

China is "trying to position itself as the sole dominant superpower. They're trying to replace the United States in that role," FBI Director Christopher Wray said recently at the Aspen Security Forum, "I think China, from a counterintelligence perspective, represents in many ways the broadest, most challenging, most significant threat we face as a country."

Posted by NGUYỆT-SAN VIỆT NAM




Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chút ân tình tiễn một người anh Trần Đại Quang


Bài này cho thấy rõ quyền lực vô biên của một ông thứ trưởng Bộ Công an khủng khiếp đến mức nào. Chỉ vì muốn mời một nhà báo công an nhỏ nhoi về làm thư ký báo chí cho mình mà ông ta đã ban phát cho nhà báo những ân điển kỹ đến từng chi tiết nhỏ. Tính cách như thế, không lên kế hoạch chuẩn bị mấy ha đất xây lăng hậu sự cho mình thì quá vô lý. Bài này cũng cho thấy một chuyện thường tình ở đất nước duy tình chứ không duy lý, dựa trên quyền pháp chứ không dựa trên pháp quyền: Quan to mấy cũng là người, cũng cần có người tâm giao, có nhân viên, đầy tớ tri kỷ; khi tìm được rồi thì cư xử như bạn bè thân thiết, xóa bỏ khoảng cách, không tiếc ban thưởng, nên được ủng hộ, trung thành, nhớ ơn. Do đó, dù quan có làm sai đến mấy thì vẫn được bạn bè, nhân viên tìm cách che đỡ, bảo vệ vì họ đã được hưởng quá nhiều ân điển quan ban. Những người như nhà báo, tác giả bài dưới đây, chỉ sau một hai lần được hưởng ân điển của quan, lập tức bị thuyết phục hoàn toàn, cả đời xúc động mỗi khi nhớ đến quan, trở nên tin yêu, trung thành tuyệt đối với quan, tự nhận là "đứa em ở xa của anh" và "chỉ muốn đến cùng anh sau mùa hoa nở". Đây là một điểm yếu chung của các dân tộc trọng tình trọng nghĩa hơn là trọng lý như dân tộc Việt Nam chúng ta.
Chút ân tình tiễn một người anh
(Gửi theo anh Trần Đại Quang, ngày anh về với cát bụi ở quê nhà)
FB Nguyễn Hồng Lam 27-9-2018 - Tết Dương lịch 2011, nhân gọi chúc năm mới nhau, một ông anh làm trên Trung ương nhắn: “Nếu có số điện thoại lạ gọi đến, em nhớ cầm máy và nói chuyện lễ độ chút nhé. Có chuyện quan trọng đấy”. Tôi nghe và cười: “Dạ! Thường dân gọi đến cũng quan trọng. Anh đừng lo, em có phải vua quan gì đâu mà dám không lễ độ”. 
Nhưng cũng phải hai tuần sau, cuộc gọi lạ mới đến. Giọng từ tốn, ấm: “Anh Trần Đại Quang đây. Anh có việc muốn gặp em. Mọi việc anh X (ông anh gọi tôi từ trước – NV) sẽ sắp xếp. Em ra Hà Nội nhé.” 

Lúc đó, ông vẫn đang đeo quân hàm Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Cuộc gọi nhận được khi ĐH Đảng XI đang diễn ra. Chưa ai công bố, song cả nước đều biết, chỉ ít bữa nữa thôi, sau Đại hội, ông sẽ là UV BCT, Bộ trưởng, sẽ đổi quân hàm sang Đại tướng. Tôi ngạc nhiên lắm. Không hiểu ở cương vị đó, sao ông lại phải mất thì giờ điện thoại trực tiếp cho một người lính vô danh chưa từng có quan hệ gì riêng như mình. Tuy nhiên, tôi không thắc mắc, chỉ trả lời như nghe lệnh: “Dạ, em sẽ có có mặt. Em có phải báo cáo xin phép cơ quan không ạ?”. Anh Quang trả lời: “Tùy em. Anh gặp em vì việc riêng. Nhưng nếu muốn, em cứ xin phép”. 

Gần như cùng lúc, một code vé máy bay được gửi vào tin nhắn điện thoại của tôi. Không phân vân, tôi báo cáo anh Hữu Ước, Tổng Biên tập: “Em xin phép đi Hà Nội, anh Trần Đại Quang gọi. Tiện thể, anh cho em đi lang thang ngoài đó thêm chục ngày”. Anh Ước không hỏi lý do, chỉ bảo: “Kệ mày, cứ đi, chán thì về. Nhưng phải lo đủ công việc bài vở cho anh đấy”. 

Theo vé, tôi đến cửa làm thủ tục số 2, sân bay Tân Sơn Nhất và ngạc nhiên, nguyên dãy thủ tục đó không làm việc. Sợi xích hàng rào chắn ngang, bên trong không một ai. Đúng lúc đó, có một cậu nam nhân viên tiến lại, rất lễ phép: “Dạ, cho cháu hỏi chú tên gì ạ”. Tôi xưng tên, em chìa vé chuẩn bị sẵn ra luôn: “Vé chú đây ạ. Để con đưa chú đi”. 

Sắp hàng ra máy bay, tôi ngạc nhiên lần nữa. Cô nhân viên xinh đẹp lễ phép: “Thưa chú, chú vui lòng cho con mượn vé. Chú chờ con chút, không phải sắp hàng đâu ạ.” 

Vào máy bay, tôi lại băn khoăn vì được xếp ghế VIP, cô tiếp viên mang champagne mời tận nơi, nhất mực “chú có cần gì cứ gọi để con phục vụ ạ”. Đi máy bay suốt mấy chục năm, tôi chưa bao giờ thấy Hàng không Việt Nam chu đáo với mình như thế. Định bảo với em gái tiếp viên, nếu có thể, chỉ cần gọi bằng anh, đừng gọi chú là được. Nghĩ sao lại thôi, cho qua. 

Xe riêng đến tận sân bay đón, chở tôi về nhà khách Tây Hồ của TW Đảng. Tất cả những người tôi gặp trong suốt chuyến đi, không hiểu sao đều lễ phép thế. Ai cũng chào hỏi đàng hoàng và không ai chịu để cho tôi tự xách hành lý. Có nặng gì đâu, chỉ một ba lô đựng mấy bộ đồ và chiếc máy tính. 

Sáng hôm sau, ông anh của tôi xuất hiện như đã hẹn. Anh bảo: “Em viết báo cũng hơn 15 năm, rất tốt rồi. Nhưng giờ, cái em cần là làm báo chứ không chỉ viết báo. Ai làm việc cũng cần có người đỡ đầu hoặc trợ giúp. Anh Trần Đại Quang mời em tối nay về nhà ăn cơm bàn chuyện. Chỉ có anh Quang, anh và em thôi. Em biết đấy, ngày mai bế mạc Đại hội, anh ấy có trọng trách mới rồi”. 

Mọi chuyện khá dễ hiểu: Tân Bộ Trưởng Trần Đại Quang muốn tôi làm thư ký báo chí cho ông. Nếu đồng ý, tôi có thể nhận nhiệm vụ ngay. Một cơ hội tiến thân không hể nhỏ. Vị trí, chức vụ, quyền lợi…mọi thứ của tôi sẽ tăng vượt bậc. Giả sử sau này thôi không làm thư ký báo chí cho ông nữa, tôi có thể quay lại tờ báo cũ dễ dàng, tất nhiên sẽ là với vị trí cao hơn hẳn hiện tại. Mọi lo lắng, băn khoăn của tôi là không cần thiết, bởi hồ sơ cá nhân, năng lực, tính cách, bước đường học hành, làm việc của tôi đều đã được cân nhắc trước, rất kỹ. Tôi là người được chọn, không phải ứng viên. Ông anh tiến dẫn bảo: “Anh Quang nói em không cần lo. Em sẽ làm rất tốt”. 

Cả ngàn câu hỏi trong đầu, tôi tự trả lời chỉ sau khoảng vài phút suy nghĩ. “Ước một tôi hiền chúa thánh minh”, đời mình đã không có “tôi” tất nhiên cũng không thích hợp để phải nhận ai làm “chúa”. “Chúa” của tôi chỉ có thể là công việc, không thể là một người phàm, dù người phàm đó mang quân hàm Đại tướng, Ủy viên BCT. Làm thư ký cho ông, tôi có thể được thêm nhiều thứ nhưng chắc chắn sẽ mất một thứ, chính là sự tự do tương đối mà tôi đang có. Tôi chỉ thích đi và viết. Được làm cái mình thích, với tôi chính là hạnh phúc. Thêm nữa, tôi không ngại va chạm, nhưng lại không thích hợp với giao đãi trịnh trọng. Với chuyện viết, tôi chỉ có thể viết theo ý mình, đăng hay không còn tùy, nhưng không thể viết theo ý người khác muốn… 

Mọi suy nghĩ, tôi trình bày hết với anh X. Tôi bảo: “Nếu nhận lời, em e là không giúp thủ trưởng được nhiều như ý. Và với tính khí tự do, nóng nảy của em, rất có thể sẽ gây tổn hại cho công việc. Điều này không có lợi cho cả công việc lẫn vị thế của anh ấy. Nếu có thể, cho phép em được từ chối”. 

Nhân tiện, tôi cảm ơn và xin được từ chối luôn bữa cơm chiều. Đã không còn gì về chuyện công việc, tôi nghĩ một người lính không nên ngồi chung bàn với một Đại tướng. Thay vào đó, từ chiều đến khuya, tôi ra bờ Hồ Tây ngồi uống bia với một lô lốc giang hồ cơ nhỡ. Cữ này do họa sĩ giang hồ Nghia Tran Do mời. Gã bảo: “Cứ uống tẹt ga. Tao có phần hùn ở nhà hàng bia này mà”. Phần hùn, như tôi biết là cái logo do lão vẽ, được in trên bảng hiệu và bên thành những chiếc ly dùng trong quán. 

Bữa bia hôm đó còn có một cô giáo dạy tôi môn khảo cổ hồi đại học nhưng luôn xưng với tôi bằng chị, buồn mồm thì gọi tôi bằng mày, bằng em, có khi bằng ông. Tình cờ, tôi gặp cô cùng chuyến bay ra. Biết chuyện, chị Hậu Kc Nguyễnnói: “Ông từ chối là đúng. Tướng ông không làm quan báo được đâu. Đi xách cặp cho người khác càng không. Xin phép lặn đi cho trong nước”. Tôi cười: “Dạ, em từ chối rồi!”. 

Tưởng vậy là thôi, không ngờ, Tết năm đó, tôi vẫn nhận được tin nhắn của anh Trần Đại Quang chúc Tết bố mẹ mình. Phân vân lắm, nhưng tôi, vì bụi giang hồ chưa phủ hết lễ độ, vẫn nhắn tin chúc Tết trở lại. Và chỉ thế thôi. 

Ba năm sau, tháng 3-2014, tôi tham gia trại viết Văn của Hội Nhà văn về đề tài An ninh Tổ quốc và Bình yên cuộc sống tại Đà Lạt. Bộ trưởng Trần Đại Quang có đến thăm, phát biểu cảm ơn và úy lạo trại viết. Đi qua tôi, ông có khẽ gật đầu chào riêng. Trước bữa tiệc do ông chiêu đãi các nhà văn, bất ngờ anh Hà, Thiếu tướng, trợ lý của ông đến gặp tôi và bảo: “Anh Quang mời em lên phòng, anh ấy gặp em chút”. Không có gì to tát cả, chỉ là dù đã mấy năm, ông vẫn chưa quên gã cầm bút vô danh và ngang ngạnh là tôi. 

Ông bảo: “Vậy cũng tốt rồi. Ở đâu mà làm tốt vai trò, làm việc hết mình thì cũng cần, cũng hữu ích cả. Nếu có khó khăn hay nguyện vọng gì khác, em cứ gọi điện thoại cho anh. Số máy em có rồi đấy”. Cái bắt tay rất chặt và ấm áp, chân tình. Tôi cảm động, bởi đó là cái bắt tay của một người anh lớn tuổi với người em, không hề là cái bắt tay xã giao chiếu cố của thủ trưởng đầu ngành giành cho lính. Ông còn muốn gửi “món quà cho vợ con”. Tuy nhiên, là trại viên, đã có quà ông tặng chung toàn trại với tư cách Đại tướng Bộ trưởng, tôi xin phép không nhận quà riêng nữa. 

Từ đó về sau, tôi không có thêm tiếp xúc nào riêng với ông. Nhưng năm nào tôi cũng nhắn tin chúc Tết ông trước, và ngay lập tức nhận lại tin chúc của ông. Anh X thì thỉnh thoảng tôi có gặp. Anh cũng lên cao lắm rồi nhưng vẫn thở dài: “Tiếc quá, phải chi hồi đó em chịu nhận lời…”. Thật tình, nghe anh nói tôi cũng không biết anh tiếc là tiếc cho ai. Về phía mình, tôi nghĩ không đúng chỗ thì chẳng nên ngồi, có gì phải tiếc. Đời tôi tự do thế còn gì. 

Riêng tư, ân nghĩa không có gì nhiều. Nhưng, tôi tự biết trong con người mình luôn tồn tại hai tính cách. Để dấn thân, hành xử khi va chạm, tôi là một gã tập tễnh giang hồ. Để sống và ngẩng mặt, tôi luôn tự coi mình là một gã học trò giữa cuộc đời. Gã học trò học dốt thi mãi không đỗ là Trần Tế Xương thành Nam Định, bất đắc chí còn ngẩng mặt chửi um trời đất, huống nữa là tôi. Ít hay nhiều, gã giang hồ là tôi cũng luôn cố gắng học đòi sống như kẻ sĩ. Với kẻ sĩ, chỉ một cử chỉ ân tình thôi đã trả suốt đời không hết. Huống nữa, với anh Trần Đại Quang, tôi đã nhận được nhiều hơn rất nhiều những quan tâm, dẫu đã từ chối thì vẫn cứ đẫm ân tình. 

Bữa nay anh về với đất. Đúng sai trong đời, lịch sử xét. Tung hô, ca ngợi hay thị phi đều bỏ lại. Tôi không được, không thể, cũng không chắc đã nên ra dự đám tang anh. Tôi nghĩ, chuyện ân tình, tin cậy, ưu ái tôi từng nhận được từ anh,dẫu chưa từng thổ lộ cùng ai thì cũng chẳng phải bí mật gì, chẳng có thể ảnh hưởng đến ai nữa mà phải giấu. Thôi thì cũng ghi ra đây, xin được coi như nén hương của đứa em ở xa kính tiễn anh yên nghỉ. Coi như em làm kẻ chỉ muốn đến cùng anh sau mùa hoa nở, mong anh không lấy thế làm giận hay buồn. 

Anh nghỉ ngơi thanh thản, anh Trần Đại Quang nhé!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƯ NGỎ GỬI ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA XIV


Vũ Hữu Sự (cử tri, nhà văn) 

Gần đây nhất là một vị, đã tự cho mình cái quyền nằm trong một khu đất nông nghiệp rộng tới 3 ha (có người nói là tới 6,5 ha). 3 ha, tức là 30.000 m2. Diện tích ấy bằng không gian sống cho 10 người dân hay một vài nhà máy trong một khu công nghiệp, hàng năm đóng góp cho đất nước rất nhiều, và bằng chỗ nằm cho một sư đoàn liệt sỹ. Thử hỏi, làm như vậy có nên không ? Để ngăn chặn lòng tham vô độ của những học trò hư của chủ tịch Hồ Chí Minh, chết rồi vẫn cố vơ vét, dành giật không gian sống của người khác. Tôi kính mong các vị hãy ban hành một đạo luật về mai táng, trong đó quy định rõ diện tích đất dành để mai táng cho người chết, để bảo vệ phần đất đai ít ỏi, nhưng là tài nguyên quý giá vô ngần cho nhân dân. 


Lăng Vua Ngô Quyền - Vị Tổ Trung hưng lần thứ 
Nhất của Đại Việt. Xã Đường Lâm, TX Sơn Tây, Hà Nội

Kính thưa các vị,
Nước ta có diện tích chỉ 32 triệu ha. Nhưng dân số hiện đã gần 100 triệu người. Bình quân đất đai cho mỗi người dân Việt Nam hiện nay chỉ trên dưới 3.000 m2, và con số đó sẽ còn ít hơn nữa trong tương lai, do dân số tăng, do thiên tai gây lở sông lở núi, do biển tiến (mỗi năm mất thêm hàng trăm ha đất). Trong khi đó, Trung Quốc tuy có trên 1 tỷ người, nhưng bình quân đất đai cho mỗi người dân của họ tới 30.000 m2, tức là gấp 10 lần ta.

Đất đai chật hẹp, nên việc tiết kiệm đất, để dành đất cho người dân canh tác và đất để xây dựng các khu công nghiệp, nhằm phát triển đất nước, đã trở thành cấp thiết và càng lúc càng trở nên cấp thiết hơn. Muốn dành đất cho người sống, thì con đường duy nhất là tiết kiệm đất dành cho người chết. 

Việc tiết kiệm đất cho người chết đã được tiền nhân thực hiện từ rất lâu. Đức Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, khi chết, đã được người thân thiêu xác rồi chôn giữa rừng không để lại dấu vết, theo lời dặn dò của ngài. Đức Ngô vương Quyền cũng chỉ dành cho mình một cái lăng vài chục m2 ở quê mình là làng Đường Lâm (Sơn Tây), Và rất nhiều anh hùng dân tộc khác nữa, khi nằm xuống, cũng chỉ dành cho mình một chỗ đất rất khiêm tốn, không khác gì người dân thường. 


Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương vận động nhân dân an táng theo hình thức hỏa táng, để vừa tiết kiệm đất cho người sống, lại vừa khỏi ô nhiễm môi trường. Về phần mình, Người dặn, hãy hỏa thiêu thi hài của Người sau khi Người đi “gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các bậc cách mạng đàn anh khác”, mang tro cốt rải ở ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. Hàng triệu liệt sỹ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chống quân Pônpốt và quân xâm lược Trung Quốc, cũng chỉ nhận cho mình một chỗ nằm vô cùng khiêm tốn, vẻn vẹn 1 m2 trong các nghĩa trang Liệt sỹ.

Thế mà ngày nay, rất nhiều vị lãnh đạo đảng và nhà nước, khi nằm xuống, đã tự cho mình cái quyền nằm trong một khu đất rộng mênh mông, với những lăng mộ đồ sộ, hoành tráng, và buồn thay, con cháu họ lại lấy đó làm vênh vang, hãnh diện. Gần đây nhất là một vị, đã tự cho mình cái quyền nằm trong một khu đất nông nghiệp rộng tới 3 ha (có người nói là tới 6,5 ha). 3 ha, tức là 30.000 m2. Diện tích ấy bằng không gian sống cho 10 người dân hay một vài nhà máy trong một khu công nghiệp, hàng năm đóng góp cho đất nước rất nhiều, và bằng chỗ nằm cho một sư đoàn liệt sỹ. Thử hỏi, làm như vậy có nên không ?

Các vị đều tự nhận mình là những “học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nhưng “học trò xuất sắc” tại sao lại không nghe lời dạy của thầy ? Tại sao sau khi chết lại không đi vào đài hóa thân hoàn vũ như lời dạy của thày, để rồi người thân mang tro cốt của mình gửi ở một ngôi chùa nào đó, nương nhờ cửa Phật, vừa thanh tịnh lại vừa vệ sinh. Trong nhà trường, những học trò không nghe lời thầy được gọi là những học trò hư, học trò cá biệt.

Đức Hưng đạo Đại vương và rất nhiều anh hùng dân tộc khác không xây lăng mộ, để cho thân xác của mình từ cát bụi lại trở về cát bụi. Nhưng các ngài đã có những cái lăng vô cùng vĩ đại. Đó là những lăng mộ tồn tại muôn đời trong lòng dân. Còn những lăng mộ đồ sộ, trên những khu đất rộng mênh mông của những người lúc sống đã chót vót ngôi cao nhưng lại là những học trò hư của chủ tịch Hồ Chí Minh kia, thì tồn tại trong lòng ai ? Đó chỉ là những núi gạch, núi xi măng đồ sộ đầy phản cảm trong mắt người dân. Có thể do sợ họng súng, sợ dùi cui và sợ còng số 8 mà họ không nói ra, nhưng trong lòng họ bất phục. Và khi sống, nếu người nằm trong đó đã làm những gì trái lòng dân, thì khi chết đi, cái núi gạch, núi xi măng đó chỉ trở thành mục tiêu để người dân chỉ vào đó mà nhiếc móc, chứ hay gì mà phô trương ? Hơn thế nữa, những núi gạch, núi xi măng đó chỉ phơi bày những dấu hiệu bất minh của người nằm trong đó lúc sống. Ai cũng biết, lương của lãnh đạo đảng, nhà nước cấp cao nhất cũng chỉ chưa đầy 20 triệu/tháng. Với mức lương đó, thì tiền đâu để lúc sống đã ở trong những biệt thự khổng lồ trong những khu đất vàng ở thủ đô, trị giá cả trăm tỷ, lúc chết lại còn nằm trong cái lăng trị giá cả trăm tỷ nữa. Hỏi, tức là đã trả lời.

Và nếu cứ đà này, lăng mộ của người sau rộng hơn, đồ sộ hơn lăng mộ của người trước, thì chẳng bao lâu nữa, nước ta sẽ hết sạch đất canh tác và đất xây các công trình. Trên dải đất hình chứ S thân yêu này chỉ còn la liệt những cái lăng. Người dân muốn có đất sống, chỉ còn cách... đi sang hành tinh khác.

Lúc sống, làm những việc thuận lòng dân, rồi lúc chết, dẫu chỉ còn một bình tro gửi cửa chùa, nhưng được nhân dân xây lăng mộ trong lòng mình. Với lúc sống làm trái lòng dân, khi chết nằm trong cả núi gạch đá, xi măng trên một khu đất rộng mênh mông nhưng lại là mục tiêu để người đời xỉ vả. Đằng nào hơn ?

Để ngăn chặn lòng tham vô độ của những học trò hư của chủ tịch Hồ Chí Minh, chết rồi vẫn cố vơ vét, dành giật không gian sống của người khác. Tôi kính mong các vị hãy ban hành một đạo luật về mai táng, trong đó quy định rõ diện tích đất dành để mai táng cho người chết, để bảo vệ phần đất đai ít ỏi, nhưng là tài nguyên quý giá vô ngần cho nhân dân. 

Trân trọng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Não trạng “chết vẫn oai” của quan chức


RFA 2018-09-26 

Khu đền thờ của gia đình ông Trần Đại Quang (có hình mặt cười) và khu đất xây mộ của ông Trần Đại Quang (hình chữ nhật) bên cạnh Courtesy FB Đỗ Nam Trung


Lăng mộ vài chục ngàn mét vuông

Ngay sau khi những thông tin về khu an táng ông chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa qua đời được truyền thông chính thức loan đi, cư dân mạng và công luận nhanh chóng chia sẻ và bình luận. Rất nhiều người tỏ ý không tán thành việc xây dựng một công trình lăng mộ nguy nga như vậy cho một người quá cố. Có những ý kiến còn mỉa mai rằng “May nhờ ông chủ tịch mất mà dân có con đường đẹp để đi” hay “giá mà các dự án giao thông của VN được 1% nhanh như vậy”,…
Trước phản ứng của dư luận, Truyền thông trong nước đồng loạt rút tất cả các bài viết về lăng mộ của ông Quang.
GS. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nhận định về việc xây lăng mộ hàng chục ngàn mét vuông cho nhà lãnh đạo quá cố:
Tôi thấy đây là vấn đề rất phản cảm mà dư luận đã có ý kiến. Người ta cho rằng đây là kiểu thức vua chúa phong kiến, chứ không phải ở thời đại văn hóa, văn minh hiện đại. Dẫu người ta nói mảnh đất đó có thể do gia đình, bạn bè, thân hữu góp tiền mua. Nhưng vấn đề không phải ai bỏ tiền ra mua mà vấn đề là làm một khu lăng mộ rộng như vậy cho một người từng là chủ tịch nước là phản cảm, trong khi dân chúng đói nghèo, một tấc đất cắm dùi không có. Nhiều người bị tước đoạt cả đất đai, nhà ở, kêu than hàng chục năm trời. Một bên là lăng mộ mênh mông hoành tráng, một bên là sự mất đất đẩy đến tận cùng của số kiếp con người.
Một bên là lăng mộ mênh mông hoành tráng, một bên là sự mất đất đẩy đến tận cùng của số kiếp con người.- GS. Nguyễn Khắc Mai
Nhà báo tự do Nguyễn An Dân cũng có quan điểm tương tự:
Nhà nước đã có riêng một nghĩa trang quốc gia cho các lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Nhưng theo thôi, có lẽ các quan chức cũng không muốn nằm ở đó, đặc biệt người Bắc người ta có câu sống cái nhà chết cái mồ.
Tôi thì thấy nó hơi phản cảm ở chỗ nếu như ông ý thức rằng ông phục vụ cho quốc gia và ông chết trên cương vị lãnh đạo Nhà nước thì thôi để quốc gia chi phí cho ông trong nghĩa trang quốc gia đi. Hoặc là đưa về chôn một cách bình dị.
Tại Hà Nội có nghĩa trang Mai Dịch, là nơi Nhà nước dành riêng để chôn cất các nhà lãnh đạo chóp bu hay những người có công với chế độ. Tuy nhiên nghĩa trang này hiện cũng đang ở trong tình trạng quá tải. Khu đất xây lăng mộ cho ông Trần Đại Quang rộng hơn diện tích cả nghĩa trang Mai Dịch.
Hiện chưa có một con số chính thức về việc chi tiêu cho tang lễ và nơi an táng của ông Trần Đại Quang nhưng dư luận ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Trong khi đó mức chi ngân sách nhà nước cho một tang lễ tối đa là 800 triệu đồng. Báo chí cũng không đưa tin lăng mộ cho ông Quang là do gia đình hay Nhà nước chi trả.
Từ hơn chục năm về trước, VN đã đưa ra công văn khuyến khích người dân không tổ chức tang lễ long trọng, lãng phí và vận động nhân dân hỏa táng, điện táng để dần dần bãi bỏ địa táng. Tuy nhiên dư luận cho rằng tang lễ của người đứng đầu Nhà nước mà không làm gương thì làm sao người dân noi theo?

Khu lăng mộ ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp rộng lớn ở Quảng Bình
Khu lăng mộ ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp rộng lớn ở Quảng Bình
Screenshot of Báo Đầu tư.

Chết…vẫn phải oai

Có thể nhận định Việt Nam luôn sẵn sàng chi một khoản tiền khổng lồ để xây những công trình bề thế cho người có công với chế độ khi họ qua đời. Bằng chứng là những lăng mộ rộng lớn như của ông cựu Thủ tướng Phan Văn Khải hay ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những tượng đài hàng ngàn tỷ đồng mọc lên như nấm khắp mọi miền đất nước.
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nêu quan điểm về tình trạng này:
Nó chỉ báo rằng những người lãnh đạo Cộng sản hiện nay trí tuệ rất thấp, nhân cách văn hóa không có gì nên mới hành xử như vậy. Không chỉ riêng vụ ông Trần Đại Quang, mà chế độ này, cái nền văn hóa cộng sản này nó thúc đẩy người ta càng đi tới cái siêu phong kiến. Càng lên ngôi cao thì càng muốn biến mình thành vua thành chúa như ngày xưa. Điều này để lại tiếng xấu, gieo vào trong lòng người hình ảnh xấu. Đấy là một trong những sự thất bại của chủ nghĩa Cộng sản ở VN. Nó không tạo dựng được những con người của văn hóa, văn minh, hiện đại, dân chủ mà nó đưa con người đi tới thụt lùi, thoái hóa, trở về với vua chúa phong kiến độc tài độc quyền, tàn ác ngày xưa. 
Nếu như ông ý thức rằng ông phục vụ cho quốc gia và ông chết trên cương vị lãnh đạo Nhà nước thì thôi để quốc gia chi phí cho ông trong nghĩa trang quốc gia đi.- Nhà báo Nguyễn An Dân
Nhà nghiên cứu xã hội học Phạm Quỳnh Hương, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đánh giá vấn đề này từ góc độ xã hội:
Truyền thống của Việt Nam từ xưa không chỉ vua chúa hay nhà quan mà nói chung những người giàu có, có quyền thế đều có truyền thống xây lăng mộ. Truyền thống đó đã ăn sâu vào văn hóa của người VN rồi thành ra trong tâm tưởng của mỗi người dân đều nghĩ khi mình chết hay bố mẹ mình mất đi thì muốn xây một ngôi mộ thật to đẹp. Đó là một văn hóa bình thường. Tuy nhiên đời sống hiện đại và văn hóa phương tây đến thì người ta sẽ nhìn nhận rằng đó không phải là một điều quá quan trọng. Điều quan trọng là mỗi con người đem lại được những gì cho xã hội, cho cộng đồng. Tuy nhiên đó là một giá trị mới, nhưng giá trị cũ ở VN hiện nay còn tồn tại rất nặng nề.
Vị giáo sư cổ súy tự do dân chủ Nguyễn Khắc Mai cho rằng đây là một nghịch lý trong xã hội VN hiện nay. Một bên thì lãnh đạo, những người tự nhận là “đầy tớ của nhân dân” nhưng lại chễm chệ như vua chúa, còn một bên là số đông người dân vẫn còn nghèo khổ, không đủ ăn, và trẻ em nhiều nơi không được tới trường.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fancy-mausoleums-for-communist-leaders-when-they-die-09262018124818.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang