VTN
Trong một bài viết về lòng yêu nước trên trang FB cá nhân 8-9-2018, tôi có nhắc tới một ý
Nếu bề ngoài, xã hội Việt Nam là do người Việt Nam làm chủ mọi phương diện, nhưng trong kinh tế, là yếu tố căn bản của một xã hội lại do người nước ngoài định đoạt, thì sự độc lập kia cũng chỉ là giả tạo.
Ý này không phải do tôi nghĩ ra mà do nghe được trong một buổi nói chuyện rông rãi của Trần Đại Nghĩa ( 1913-1997).
Đại ý ông bảo trong xây dựng đất nước thời hậu chiến, đừng ỷ vào tài nguyên mà phải dành nhiều quan tâm tới khâu quản lý, không quản lý tốt kinh tế không khác gì thùng không đáy. Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả.
Ngoài ra ông còn nói tới nhiều ý rất cơ bản đáng gọi là cương lĩnh xây dựng xã hội hậu chiến.
Những ý tưởng mà tôi đã được nghe từ 1976 này, tôi cứ nhớ mãi; tôi đã trình bày lại trong một bài viết in ở Thời báo kinh tế Sài gòn 2008 và đưa trên blog của mình ngày 13 – 12 - 2008.
https://vuongtrinhan.blogspot.com/2008/12/nhng-li-on-trng.html
Trước khi mời các bạn đọc một số ý cơ bản của bài này ở dưới, tôi muốn thêm một số suy nghĩ về một khía cạnh trong quan niệm "cái gì là chính trong sứ mệnh của người trí thức".
Trong các tài liệu chính thức, người ta chỉ nói Trần Đại Nghĩa như một quan chức và cùng lắm thì gọi ông là nhà trí thức mang kiến thức chuyên môn phục vụ đất nước.
Còn với chúng tôi – tôi tin có nhiều người cũng nghĩ như tôi – qua bài nói chuyện này thấy ông là một trí thức thực thụ với nghĩa không chỉ bó hẹp trong chuyên môn của mình mà còn quan tâm và có ý kiến về những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và đó là những ý kiến đúng - những điều tiên tri.
Chỉ có một điều tôi để ý thì thấy những ý kiến loại này không bao giờ được ghi nhận trong các tài liệu chính thức về Trần Đại Nghĩa .
Người ta không bao giờ coi trọng những ý kiến này của ông.
Việc của người trí thức là thực hiện những điều cấp trên đã nghĩ, chứ không được bàn góp và nghĩ thay cấp trên, lại cũng không nên nói rộng ra các ý ấy với công chúng – chúng tôi được dạy bảo như vậy và thấy nguyên tắc này được áp dụng với cả công thần Trần Đại Nghĩa .
Giả sử như hôm ấy tôi không nghe ông nói chuyện thì chả bao giờ biết ông có ý ấy.
Trên con đường đi tới của mình, chúng tôi không được sự gợi mở của những người đi trước.
Tôi không muốn các bạn trẻ hơn lặp lại bi kịch của chúng tôi, nên đã tìm cách phổ biến lại những ý của Trần Đại Nghĩa và có bài dưới đây.
NHỮNG LỐI ĐOẠN TRƯỜNG
Thư viện quốc gia Hà Nội hàng tháng thường có những buổi nói chuyện về đủ loại vấn đề đang được dư luận quan tâm.
Một ngày hè 1976, tôi có dịp được nghe một buổi nói chuyện loại đó mà diễn giả là kỹ sư Trần Đại Nghĩa.
Đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, ông cũng như nhiều người nghĩ nhiều đến sự phát triển kinh tế, trong đó có việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài.
Bấy giờ nước Nhật còn là cái gì xa xôi lắm. Trần Đại Nghĩa kể ở Tokyô, các kỹ sư đứng ở ngã tư, để nghe mọi người phát biểu về kinh tế, ai nói họ cũng ghi để tham khảo, ai nói hay họ còn trả tiền.
Quay về mình ông bảo đừng ỷ vào tài nguyên mà phải dành nhiều quan tâm tới khâu quản lý, không quản lý tốt kinh tế không khác gì thùng không đáy. Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả.
Nước mình lạ lắm, càng những ngành then chốt càng lạc hậu, ông nói tiếp.
Về hướng phát triển ông gợi ý đủ chuyện từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn. Chuyện nhỏ ( đúng ra phải nói “có vẻ là nhỏ “ ) đào tạo công nhân lành nghề khó lắm, thợ hàn cao áp ở VN đào tạo 100 người chỉ đậu được 4 người. Chuyện lớn ( cái này thì lớn thật ) - phải hiện đại hóa về giao thông và thông tin. Phải tiêu chuẩn hóa mọi chuyện.
Tiêu chuẩn hóa là công cụ để đạt tới hiệu lực, biến khó thành dễ.
Một điều lạ nữa với bọn tôi là ở chỗ tuy làm khoa học kỹ thuật, nhưng Trần Đại Nghĩa lại xem trọng khoa học xã hội. Ông báo động là cả nước 50 triệu người mà gần như không có ai nghiên cứu tâm lý. Hiểu và xử lý đúng tâm lý xã hội tâm lý nhân dân không tốt, thì cũng quản lý kinh tế không tốt.
Tổng quát hơn ông nói đến cái sự mình phải minh bạch với mình, rành mạch với mình.
Bấy giờ là những năm tháng đầu tiên sau chiến tranh nên cái sự giấu giấu giếm giếm còn tạm tha thứ được. Song Trần Đại Nghĩa đã thấy đủ những tai hại mà cái lối “gì cũng coi là bí mật “ ấy gây ra. Theo Trần Đại Nghĩa, trong quản lý xã hội phải xác định bằng được số liệu chính xác. Vì đây là bước đầu để đi tới mình nắm được mình, tự xác định được vị trí của mình trên thế giới.
Lần giở lại những trang ghi chép được hôm ấy tôi thấy nó giống như một lời tiên tri. Bởi nó đúng quá, đúng cả với “thời gian lớn” là hơn ba chục năm nay, cả với “thời gian nhỏ” là khoảng dăm bảy năm nay. Cả cái cách nó bị quên lãng nữa chứ ! Và tôi thầm nghĩ sao lịch sử oái oăm vậy, những suy nghĩ đúng thì không được thực hiện, những cảnh báo đúng thì không được đề phòng, khiến cho đất nước cứ ì ạch mãi.
Hàng ngày có nhiều việc khiến tôi hối hận. Ai mà chẳng thế, có làm là có sai. Nhưng tôi nhớ nhất một số trường hợp rất lạ, trước đó mình đã nghĩ đúng rồi, vậy mà khi bắt tay hành động, vẫn lầm lỡ thảm hại.
Những lần như thế khiến tôi đau xót và tiếc nuối bội phần. Tại sao mình lại đổ đốn vậy? Do dốt một phần. Nhưng tôi nghĩ đến một thủ phạm nữa là những thói quen cũ không chế ngự nổi.
Để chỉ cái tình trạng lưỡng phân rất đáng tiếc này, người xưa có nhiều cách nói thú vị Hòn chì thì mất hòn đất thì còn, Hoa thường hay héo có thường tươi, Răng cắn phải lưỡi…
Nghe hơi tục thì có câu Miệng khôn trôn dại.
Nhưng tôi thích hơn cả là câu trong Truyện Kiều Ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những lối đoạn trường mà đi.
Đoạn trường ở đây có nghĩa là đứt ruột. Có những lầm lỡ làm người ta tiếc đến đứt ruột, và e sợ hình như ở đây đã có vai trò của ma quỷ.
Cá nhân mắc nạn loại này đã đau lắm rồi. Đến như cả cộng đồng cả xã hội, nếu không tránh được, thì sự đời chẳng phải là oan nghiệt quá sao ?
Phụ lục
Khi bài này đua trên fb, anh bạn Trần Tâm có đoạn "còm- mèn' như sau
Nếu bề ngoài, xã hội Việt Nam là do người Việt Nam làm chủ mọi phương diện, nhưng trong kinh tế, là yếu tố căn bản của một xã hội lại do người nước ngoài định đoạt, thì sự độc lập kia cũng chỉ là giả tạo.
Ý này không phải do tôi nghĩ ra mà do nghe được trong một buổi nói chuyện rông rãi của Trần Đại Nghĩa ( 1913-1997).
Đại ý ông bảo trong xây dựng đất nước thời hậu chiến, đừng ỷ vào tài nguyên mà phải dành nhiều quan tâm tới khâu quản lý, không quản lý tốt kinh tế không khác gì thùng không đáy. Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả.
Ngoài ra ông còn nói tới nhiều ý rất cơ bản đáng gọi là cương lĩnh xây dựng xã hội hậu chiến.
Những ý tưởng mà tôi đã được nghe từ 1976 này, tôi cứ nhớ mãi; tôi đã trình bày lại trong một bài viết in ở Thời báo kinh tế Sài gòn 2008 và đưa trên blog của mình ngày 13 – 12 - 2008.
https://vuongtrinhan.blogspot.com/2008/12/nhng-li-on-trng.html
Trước khi mời các bạn đọc một số ý cơ bản của bài này ở dưới, tôi muốn thêm một số suy nghĩ về một khía cạnh trong quan niệm "cái gì là chính trong sứ mệnh của người trí thức".
Trong các tài liệu chính thức, người ta chỉ nói Trần Đại Nghĩa như một quan chức và cùng lắm thì gọi ông là nhà trí thức mang kiến thức chuyên môn phục vụ đất nước.
Còn với chúng tôi – tôi tin có nhiều người cũng nghĩ như tôi – qua bài nói chuyện này thấy ông là một trí thức thực thụ với nghĩa không chỉ bó hẹp trong chuyên môn của mình mà còn quan tâm và có ý kiến về những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và đó là những ý kiến đúng - những điều tiên tri.
Chỉ có một điều tôi để ý thì thấy những ý kiến loại này không bao giờ được ghi nhận trong các tài liệu chính thức về Trần Đại Nghĩa .
Người ta không bao giờ coi trọng những ý kiến này của ông.
Việc của người trí thức là thực hiện những điều cấp trên đã nghĩ, chứ không được bàn góp và nghĩ thay cấp trên, lại cũng không nên nói rộng ra các ý ấy với công chúng – chúng tôi được dạy bảo như vậy và thấy nguyên tắc này được áp dụng với cả công thần Trần Đại Nghĩa .
Giả sử như hôm ấy tôi không nghe ông nói chuyện thì chả bao giờ biết ông có ý ấy.
Trên con đường đi tới của mình, chúng tôi không được sự gợi mở của những người đi trước.
Tôi không muốn các bạn trẻ hơn lặp lại bi kịch của chúng tôi, nên đã tìm cách phổ biến lại những ý của Trần Đại Nghĩa và có bài dưới đây.
NHỮNG LỐI ĐOẠN TRƯỜNG
Thư viện quốc gia Hà Nội hàng tháng thường có những buổi nói chuyện về đủ loại vấn đề đang được dư luận quan tâm.
Một ngày hè 1976, tôi có dịp được nghe một buổi nói chuyện loại đó mà diễn giả là kỹ sư Trần Đại Nghĩa.
Đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, ông cũng như nhiều người nghĩ nhiều đến sự phát triển kinh tế, trong đó có việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài.
Bấy giờ nước Nhật còn là cái gì xa xôi lắm. Trần Đại Nghĩa kể ở Tokyô, các kỹ sư đứng ở ngã tư, để nghe mọi người phát biểu về kinh tế, ai nói họ cũng ghi để tham khảo, ai nói hay họ còn trả tiền.
Quay về mình ông bảo đừng ỷ vào tài nguyên mà phải dành nhiều quan tâm tới khâu quản lý, không quản lý tốt kinh tế không khác gì thùng không đáy. Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả.
Nước mình lạ lắm, càng những ngành then chốt càng lạc hậu, ông nói tiếp.
Về hướng phát triển ông gợi ý đủ chuyện từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn. Chuyện nhỏ ( đúng ra phải nói “có vẻ là nhỏ “ ) đào tạo công nhân lành nghề khó lắm, thợ hàn cao áp ở VN đào tạo 100 người chỉ đậu được 4 người. Chuyện lớn ( cái này thì lớn thật ) - phải hiện đại hóa về giao thông và thông tin. Phải tiêu chuẩn hóa mọi chuyện.
Tiêu chuẩn hóa là công cụ để đạt tới hiệu lực, biến khó thành dễ.
Một điều lạ nữa với bọn tôi là ở chỗ tuy làm khoa học kỹ thuật, nhưng Trần Đại Nghĩa lại xem trọng khoa học xã hội. Ông báo động là cả nước 50 triệu người mà gần như không có ai nghiên cứu tâm lý. Hiểu và xử lý đúng tâm lý xã hội tâm lý nhân dân không tốt, thì cũng quản lý kinh tế không tốt.
Tổng quát hơn ông nói đến cái sự mình phải minh bạch với mình, rành mạch với mình.
Bấy giờ là những năm tháng đầu tiên sau chiến tranh nên cái sự giấu giấu giếm giếm còn tạm tha thứ được. Song Trần Đại Nghĩa đã thấy đủ những tai hại mà cái lối “gì cũng coi là bí mật “ ấy gây ra. Theo Trần Đại Nghĩa, trong quản lý xã hội phải xác định bằng được số liệu chính xác. Vì đây là bước đầu để đi tới mình nắm được mình, tự xác định được vị trí của mình trên thế giới.
Lần giở lại những trang ghi chép được hôm ấy tôi thấy nó giống như một lời tiên tri. Bởi nó đúng quá, đúng cả với “thời gian lớn” là hơn ba chục năm nay, cả với “thời gian nhỏ” là khoảng dăm bảy năm nay. Cả cái cách nó bị quên lãng nữa chứ ! Và tôi thầm nghĩ sao lịch sử oái oăm vậy, những suy nghĩ đúng thì không được thực hiện, những cảnh báo đúng thì không được đề phòng, khiến cho đất nước cứ ì ạch mãi.
Hàng ngày có nhiều việc khiến tôi hối hận. Ai mà chẳng thế, có làm là có sai. Nhưng tôi nhớ nhất một số trường hợp rất lạ, trước đó mình đã nghĩ đúng rồi, vậy mà khi bắt tay hành động, vẫn lầm lỡ thảm hại.
Những lần như thế khiến tôi đau xót và tiếc nuối bội phần. Tại sao mình lại đổ đốn vậy? Do dốt một phần. Nhưng tôi nghĩ đến một thủ phạm nữa là những thói quen cũ không chế ngự nổi.
Để chỉ cái tình trạng lưỡng phân rất đáng tiếc này, người xưa có nhiều cách nói thú vị Hòn chì thì mất hòn đất thì còn, Hoa thường hay héo có thường tươi, Răng cắn phải lưỡi…
Nghe hơi tục thì có câu Miệng khôn trôn dại.
Nhưng tôi thích hơn cả là câu trong Truyện Kiều Ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những lối đoạn trường mà đi.
Đoạn trường ở đây có nghĩa là đứt ruột. Có những lầm lỡ làm người ta tiếc đến đứt ruột, và e sợ hình như ở đây đã có vai trò của ma quỷ.
Cá nhân mắc nạn loại này đã đau lắm rồi. Đến như cả cộng đồng cả xã hội, nếu không tránh được, thì sự đời chẳng phải là oan nghiệt quá sao ?
Phụ lục
Khi bài này đua trên fb, anh bạn Trần Tâm có đoạn "còm- mèn' như sau
Chào anh Nhàn. Xin phép anh điểm lại 2 câu chuyện về GS Trần Đại Nghĩa. Thứ nhất, lần đầu tiên tôi được nghe ông nói chuyện ở UBKHNN 39 Trần Hưng Đạo 1973 về công nghiệp hóa và cải cách quản lý kinh tế. Khi nói về ý nghĩa của công nghiệp hóa, ông bắt đầu bằng câu “thu nhập quốc dân của Việt Nam trên đầu người, từ thời Hai Bà Trưng đến nay chưa có gì thay đổi cơ bản”. Về cơ giới hóa nông nghiệp “vấn đề chính của cơ giới hóa nông nghiệp là giải quyết nhân lực dư thừa của quá trình cơ giới hóa”. Về quản lý kinh tế “với qui mô như nền kinh tế Việt Nam hiện tại, ở Mỹ người ta chỉ cần 15-20 nhà quản lý”. Cán bộ trẻ chúng tôi shock nặng.
Thứ hai, năm 1980 trong một cuộc nói chuyện của ĐT Võ Nguyên Giáp (Phó TT phụ trách Khoa học kỹ thuật) tại Nghĩa Đô, ông Giáp nêu rất nhiều yêu cầu về đột phá công nghệ cho khoa học kỹ thuật Việt Nam. GS Trần Đại Nghĩa (Viện trưởng VKHVN lúc đó) đã nhẹ nhàng phản biện từng mục và khẳng định, rằng cơ sở kỹ thuật (kể cả quốc phòng) của Việt Nam về mặt kỹ thuật quá yếu để thực hiện những yêu cầu như vậy, còn nền kinh tế thì càng yếu hơn để đầu tư và tiếp nhận kết quả nghiên cứu.
Ngay cả việc tiếp nhận công nghệ Liên Xô cũng không có ý nghĩa về 2 phương diện. Một, rất tốn phí nguyên liệu và nhiên liệu. Hai, không tương thích với công nghệ Phương Tây và cụ thể là những nền tảng còn lại ở miền Nam sau 1975. Tóm lại, không có triển vọng vì trước sau cũng phải làm lại.
Ông Giáp rất giận và nạt trước bàn dân thiên hạ “Anh Nghĩa, tại sao anh toàn bàn lùi, nếu nói như anh chúng ta làm sao thắng được Mỹ”. Ông Nghĩa chỉ nhẹ nhàng trả lời “Công nghệ là bài toán kinh tế. Làm kinh tế khác với tiến hành chiến tranh” và sau đó hoàn toàn im lặng.
Vâng anh Nhàn con người GS Trần Đại Nghĩa là như vậy. Những người kế tục ông ở những cương vị khác nhau, cả trong công nghiệp quốc phòng lẫn khoa học đều không có được cách hành xử như vậy.
Thứ hai, năm 1980 trong một cuộc nói chuyện của ĐT Võ Nguyên Giáp (Phó TT phụ trách Khoa học kỹ thuật) tại Nghĩa Đô, ông Giáp nêu rất nhiều yêu cầu về đột phá công nghệ cho khoa học kỹ thuật Việt Nam. GS Trần Đại Nghĩa (Viện trưởng VKHVN lúc đó) đã nhẹ nhàng phản biện từng mục và khẳng định, rằng cơ sở kỹ thuật (kể cả quốc phòng) của Việt Nam về mặt kỹ thuật quá yếu để thực hiện những yêu cầu như vậy, còn nền kinh tế thì càng yếu hơn để đầu tư và tiếp nhận kết quả nghiên cứu.
Ngay cả việc tiếp nhận công nghệ Liên Xô cũng không có ý nghĩa về 2 phương diện. Một, rất tốn phí nguyên liệu và nhiên liệu. Hai, không tương thích với công nghệ Phương Tây và cụ thể là những nền tảng còn lại ở miền Nam sau 1975. Tóm lại, không có triển vọng vì trước sau cũng phải làm lại.
Ông Giáp rất giận và nạt trước bàn dân thiên hạ “Anh Nghĩa, tại sao anh toàn bàn lùi, nếu nói như anh chúng ta làm sao thắng được Mỹ”. Ông Nghĩa chỉ nhẹ nhàng trả lời “Công nghệ là bài toán kinh tế. Làm kinh tế khác với tiến hành chiến tranh” và sau đó hoàn toàn im lặng.
Vâng anh Nhàn con người GS Trần Đại Nghĩa là như vậy. Những người kế tục ông ở những cương vị khác nhau, cả trong công nghiệp quốc phòng lẫn khoa học đều không có được cách hành xử như vậy.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét