Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Chung voi cùng với đức ông - Kẻ nào không hiểu, chổng mông mà gào!


BBC: VN sẽ cùng khai thác Biển Đông?


BBC


02:24 GMT - thứ sáu, 11 tháng 1, 2013 
Việt Nam không phản đối ý tưởng cùng thăm dò và phát triển nguồn lực ở các vùng lãnh hải tranh chấp, theo hãng tin Đài Loan Central News Agency.
Hãng tin này dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói việc hợp tác như vậy với các nước láng giềng phải được thực hiện theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Nhưng ông Nghị cũng được dẫn lời nói Việt Nam sẽ không hợp tác tại các vùng mà Việt Nam có chủ quyền.
Đây là điểm gây nhiều tranh cãi khi vùng mà các nước đòi chủ quyền trên Biển Đông chồng lấn và riêng Trung Quốc muốn sở hữu 90% vùng biển này.
Mặc dù hãng tin Đài Loan dẫn lời ông Nghị nói về khả năng hợp tác để cùng khai thác các vùng tranh chấp ở Biển Đông, trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam không nói gì tới chuyện này.
Bộ Ngoại giao dẫn lời ông Nghị trả lời câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước phản đối từ Trung Quốc và Đài Loan khi Luật Biển của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2013:
Ông Nghị nói: "Việc Việt Nam thông qua Luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của UNCLOS 1982.
Luật Biển Việt Nam khẳng định rõ chủ trương của Việt Nam giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận, cơ chế liên quan, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực Biển Đông." 
'Việt Nam bất lợi'
Các nước có tranh chấp trên Biển Đông đã từng nói về chuyện gác lại bất đồng để cùng khai thác nguồn tài nguyên biển. 
Tuy nhiên chưa có dự án hợp tác khai thác nguồn lực nào diễn ra. 
Nhà nghiên cứu Biển Đông Dương Danh Huy bình luận với BBC về khả năng khai thác chung trên Biển Đông:
"[M]ặc dù Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không chấp nhận là có tranh chấp, và không chấp nhận khai thác chung với Việt Nam"
Nhà nghiên cứu Dương Danh Huy
"Trên nguyên tắc thì khái niệm khai thác chung vùng có tranh chấp theo luật quốc tế, không khai thác chung vùng không thể có tranh chấp theo luật quốc tế, là quan điểm hợp lý.  
"Tất nhiên điều kiện tiên quyết cho việc khai thác chung phải là không được gây phương hại cho chủ quyền Việt Nam.
Ông Huy cũng nói Việt Nam vẫn có những bất lợi khi đồng ý cùng khai thác: .
"Thứ nhất, mặc dù Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không chấp nhận là có tranh chấp, và không chấp nhận khai thác chung với Việt Nam.
"Thứ nhì, mặc dù Trường Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, và vì vậy trên nguyên tắc thì khai thác chung là có thể chấp nhận được, nhưng trên thực tế lý lẽ chủ quyền của Trung Quốc và các nước khác là yếu hơn của Việt Nam, cho nên khai thác chung sẽ là thiệt thòi cho Việt Nam hơn là đưa tranh chấp cho Tòa phân xử.
"Thứ ba, Trung Quốc chủ trương mở rộng vùng tranh chấp ra xa hơn luật quốc tế cho phép, lấn sâu vào những vùng biển không thể nào là vùng tranh chấp theo luật quốc tế. Nếu khai thác chung những vùng biển này thì chắc chắn là sẽ thiệt thòi cho Việt Nam."
Nguồn: BBC Tiếng Việt.
Ngày 26.4.2011, tại Hội thảo quốc gia về “Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: Lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế".Tại hội thảo, GS Lê Văn Cương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Khoa học Công an - Bộ Công an, đưa ra 4 kịch bản cho tình hình biển Đông từ nay đến năm 2020. 

Một là, tình hình khu vực sẽ tốt hơn hiện nay nếu như các bên, đặc biệt là Trung Quốc, hành xử đúng theo những gì mình đã nói, đó là “tạo dựng biển Đông thành một vùng biển hòa bình và hợp tác”.

Hai là, tình hình sẽ cơ bản như hiện nay, quá trình hợp tác và đấu tranh tiếp tục và đan xen lẫn nhau.

Ba là, tình hình xấu hơn hiện nay, tức mặt xung đột, tranh chấp nhiều hơn hợp tác nhưng chưa có xung đột quy mô lớn.

Bốn là, xảy ra xung đột lớn.
Theo GS Lê Văn Cương, kịch bản thứ ba có khả năng diễn ra nhiều hơn nếu các bên không có những nỗ lực kịp thời. (Hết lời dẫn từ báo Người Lao Động).

Khi Tướng Lê Văn Cương phát biểu xong, đến lượt Ông Dương Danh Dy (Nguyên Tổng lãnh sự VN tại Quảng Châu) phát biểu cho rằng: Có một kịch bản nữa. Kịch bản thứ 5. Và kịch bản này sẽ thực hiện đầu tiên. Đó là "Gác tranh chấp, cùng khai thác". Và với kịch bản này thì rất dễ mắc mưu họ.  
Nguồn: tại đây

Đinh Kim Phúc: Cẩn thận tránh lọt bẫy
Trung Quốc đưa ra nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” để đàm phán với các nước có tranh chấp trên biển với họ. Ông bình luận gì về quan điểm này?
+ Chủ trương này nghe qua có vẻ hòa hoãn nhưng thực chất đây là một xu thế tấn công trên bàn đàm phán, trong khi chờ “điều kiện chín muồi” để sử dụng sức mạnh.
Theo các chuyên gia về Trung Quốc ở Nhật, Trung Quốc một mặt chủ trương “giải quyết hòa bình” cuộc tranh chấp nhưng mặt khác lại củng cố chiếm cứ bằng sức mạnh quân sự; đàm phán song phương với nước có yêu sách về chủ quyền, phản đối việc giải quyết bằng thương lượng đa phương. Mặt khác, Trung Quốc đưa ra chủ trương “cùng nhau khai thác” tài nguyên đáy biển, “gác lại” vấn đề lãnh thổ với tiền đề Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo nhỏ, dãy đá ngầm khác là của Trung Quốc, với việc khư khư lập trường xem biển Đông là vùng biển “mang tính lịch sử”. Nói là “giải quyết hòa bình” để “cùng khai thác” bằng cách “gác lại tranh chấp” nhưng chính Trung Quốc là nước thực quyền chi phối các quần đảo này.
Vì vậy, nếu chấp nhận đàm phán với Trung Quốc theo phương thức này là lọt bẫy của họ; là thừa nhận một tiền đề nguy hiểm là Trung Quốc có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
Nguồn: tại đây.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: