Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

FORMOSA - SẼ CÒN NỔ BAO NHIÊU VỤ NỮA?


Hoàng Tuấn Minh 
Lò số 1 vận hành thử ngày 25/5, cách lò cao luyện thép 500 m (Vnexpress.net). Chẳng biết đúng không? Ông còn xác định "Sự cố không có thương vong về người, thiệt hại ước khoảng 3-4 tỷ đồng, không đáng kể so với tổng đầu tư nhiều tỷ đô ở dự án Formosa" (Vnexpress.net). Mời bạn xem ảnh và tham gia đánh giá vụ nổ Formosa ra sao? Nếu không phải trục trặc kỹ thuật nhỏ mà là “NGHIÊM TRỌNG”.

Vụ nổ lò nung vôi tại nhà máy Formosa Hà Tĩnh ngày 30/05/2017 khiến dư luận xã hội đang đặt ra câu hỏi: Tại sao nhà máy Formosa Hà Tĩnh sau khi gây ra thảm họa môi trường biển cho 4 tỉnh miền Trung, vừa được Hội đồng giám sát liên ngành của Chính phủ do đích thân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà trực tiếp kiểm tra, đánh giá đã khắc phục 52/53 lỗi vi phạm và cho phép vận hành, nhưng chỉ sau chưa đầy 35 tiếng đồng hồ lại đã xảy ra sự cố nói trên? Thử hỏi khi nhà máy này đi vào vận hành chính thức thì còn bao vụ nổ nữa, bao nhiêu thảm họa môi trường nữa???

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi xảy ra vụ nổ lớn, khói và mùi khét bốc lên khét lẹt. Vị trí phát nổ nằm cách lò cao số 1 khoảng 100m (Thanh Niên). Vụ nổ lớn đã làm chấn động cả khu vực gần đó. Sau tiếng nổ khói bốc lên cao và một số bông, thiết bị văng ra xa hàng trăm mét (Pháp luật TP.HCM). Cách hiện trường vụ nổ khoảng một km, công nhân làm việc trong công trường Formosa mô tả tiếng nổ lớn inh tai, rung chuyển mặt đất, vài phút sau thì khói bốc lên kèm mùi khét (Vnexpress.net).

Thế mà: Theo ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, Formosa có hai lò vôi số 1 và số 2. Trong đó lò số 1 vận hành thử ngày 25/5, cách lò cao luyện thép 500 m (Vnexpress.net). Chẳng biết đúng không? Ông còn xác định "Sự cố không có thương vong về người, thiệt hại ước khoảng 3-4 tỷ đồng, không đáng kể so với tổng đầu tư nhiều tỷ đô ở dự án Formosa" (Vnexpress.net).

Còn tại buổi làm việc vào sáng 31/5, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn yêu cầu: “ Mặc dù đây là trục trặc kỹ thuật nhỏ, tuy nhiên FHS phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm” (VTC New).

Mời bạn xem ảnh và tham gia đánh giá vụ nổ Formosa ra sao? Nếu không phải trục trặc kỹ thuật nhỏ mà là “NGHIÊM TRỌNG”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Phúc đi Mỹ là ‘cơ hội kết thân với ông Trump’



Chuyến đi Washington của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong ngày 30-31/5/2017 giúp làm tăng vị thế ngoại giao của Việt Nam và là cơ hội tốt để nhà lãnh đạo Việt Nam nâng cao vai trò cá nhân, theo một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ.
"Ông Phúc là lãnh đạo đầu tiên của các nước ở Đông Nam Á được mời sang [Washington D.C. ]. Điều đó làm tăng uy tín ngoại giao và vai trò của Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC hôm 27/5.
Điểm đáng chú ‎ý ở đây, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là ông Phúc chỉ là một trong nhiều lãnh đạo thế giới nói chuyện qua điện thoại với ông Trump, nhưng lại là một trong số ít những người được ông Trump mời gặp.

Thêm vào đó, tùy viên báo chí của ông Trump ra thông cáo nói rằng vị tổng thống "rất vui lòng tiếp đón một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Á châu", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, khiến cho tầm quan trọng của chuyến đi càng được nhấn mạnh.
Trong cuộc trao đổi với BBC ít hôm trước ngày ông Phúc đi Mỹ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng việc cá nhân ông Trump không mặn mà với Đông Á không có nghĩa là chính quyền Mỹ lơ là khu vực này, và dẫu cho phía Việt Nam có thể không đạt được nhiều kết quả trong mảng kinh tế, thương mại như mong muốn, nhưng ít nhất cũng sẽ đạt được những "thắng lợi ngoại giao" nhất định.

'Cơ hội xây dựng quan hệ cá nhân'

Không chỉ ở vị thế đại diện quốc gia, chuyến đi còn trao cho ông thủ tướng Việt Nam một cơ hội tốt để nâng cao vị thế cá nhân, theo nhà nghiên cứu đồng thời là giáo sư về bang giao quốc tế tại Đại học George Mason.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Mỹ 30-31/5/2017 ảnhGETTY IMAGES
hủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc theo kế hoạch sẽ gặp ông Trump vào ngày 31/5/2017
"Ông [Phúc] có cơ hội tiếp xúc riêng với ông Trump, thân mật với ông Trump, [qua đó] có thể tạo một ấn tượng nào đó đối với ông Trump, để thăm dò xem chính sách của ông ấy đối với Trung Quốc, đối với Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Mỹ có chính quyền mới, ông [Phúc] muốn sang để tìm hiểu. Đây là cơ hội tốt để ông ấy thiết lập đường dây cá nhân, mối liên hệ cá nhân, thăm dò tìm hiểu để tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của ông Trump, nếu có thể được."
Khác với các nhà lãnh đạo khác, ông Trump là người "thích ngoại giao cá nhân", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Vấn đề là làm sao để ông Phúc tạo ra được ấn tượng với ông Trump, để ông ấy thích mình. Nếu ông ấy thích mình thì sẽ có lợi cho đất nước."
"Làm được vậy thì đó chính là thắng lợi của ông Phúc."

Vai trò của Việt Nam trong chính sách an ninh vùng

Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm những thế lực có thể giúp tạo đối trọng với Trung Quốc, như Nhật Bản, Ấn Độ và ở khối ASEAN, nhưng rõ ràng, cho đến lúc này thì "đối trọng quan trọng nhất là Mỹ", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Cơ cấu an ninh vùng đang hình thành trước sự lớn mạnh của Trung Quốc. Nếu Mỹ rút ra thì Trung Quốc sẽ độc quyền, bá quyền mà không ai cưỡng lại được. Cho nên các nước nhỏ muốn Mỹ hiện diện để tạo đối trọng an ninh, tạo sức cân bằng nhất định để các nước nhỏ còn có thể 'thở' được."
Từ phía nước chủ nhà, tuy ông Trump "lơ là Đông Nam Á", nhưng các chiến lược gia và bộ máy cố vấn của ông tổng thống "đều hiểu tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam trong cơ cấu an ninh vùng", và chính sách chung của Mỹ luôn muốn có "thế cấu trúc an ninh đa cực" trong khu vực.
"Sẽ còn có cả Nhật, Ấn Độ, và có những quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói, trong đó "Việt Nam có vai trò quan trọng đối với các nhà chiến lược Mỹ."
Trong lúc chính quyền Mỹ ở cấp cao chưa đưa ra được một chính sách ngoại giao có hệ thống đối với Á châu để thay thế cho chính sách xoay trục trước đây, thì một trong những điều ông Phúc có thể làm được khi gặp gỡ trực tiếp với ông Trump là "cần chứng tỏ là mình hiểu biết, nước mình có một vai trò quan trọng trong nền an ninh Á châu-Thái Bình Dương", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận.
Cảnh sát biển Việt NamBản  ảnhAFP/GETTY IMAGES
Cảnh sát biển Việt Nam vừa tiếp nhận từ Hoa Kỳ tàu tuần duyên CSB 8020
Mặt khác, bất chấp khoảng trống ở phần thượng tầng, hệ thống hành chính cấp dưới vẫn "có sự liên tục về chính sách" bởi "như ông Trump nói ông trao rất nhiều quyền cho các tướng lĩnh để họ tự làm", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Cho nên chúng ta thấy vẫn xảy ra việc [Mỹ] vừa trao tàu tuần duyên [cho Việt Nam], bởi đó chỉ là sự tiếp nối của chính sách cũ, là điều mà những người trong bộ máy hành chính có thể làm được, họ tiếp tục thực hiện, miễn là đảm bảo quyền lợi của nước Mỹ," Giáo sư Hùng nêu ví dụ.

Thách thức lớn cho VN trong chủ đề kinh tế, thương mại

Một trong những thách thức chính của chuyến đi là việc đàm phán song phương với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.
"Ông [Trump] chỉ thích điều đình song phương thôi, nếu Việt Nam muốn hưởng những quyền lợi mà đáng lẽ Việt Nam được hưởng nếu có TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), thì đây cũng là dịp Việt Nam phải điều đình song phương với ông ấy, thành ra đây cũng vừa là một cơ hội, mà cũng vừa là thử thách đối với Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Ông [Phúc] sang vào thời điểm không được thuận lợi như trường hợp của những ông thủ tướng khác."
"Ông sang vào lúc Tổng thống Trump rất lơ là với vấn đề Đông Nam Á và Á châu, không coi [khu vực] đấy là quan trọng."
"Điểm thứ hai là ông ấy đã quay lưng lại với TPP, là một xương sống, cột trụ của chính sách xoay trục của Mỹ ở Á châu."
"Điểm thứ ba là ông ấy đang phải đối phó với rất nhiều vấn đề nội bộ, liệu ông ấy có thể làm được cái gì quan trọng, lớn hay không?"
"Đó là những thách thức lớn, nhất là khi Việt Nam đặt trọng tâm chuyến đi là vấn đề thương mại."
Tổng thống Donald Trump đã nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tới tại Đà Nẵng ảnhREUTERS
Tổng thống Donald Trump đã nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tới tại Đà Nẵng

"Thắng lợi ngoại giao"

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là cả ông Nguyễn Xuân Phúc lẫn ông Donald Trump đều muốn có thắng lợi ngoại giao.
"Sẽ có sự dàn xếp trao đổi nào đó, để ông nào cũng có thể tuyên bố thắng lợi với những người ủng hộ mình."
"Có nhiều chuyện có thể xảy ra, như có thể là tuyên bố đạt được một số hợp đồng mua hàng nào đó, hoặc hai bên có thể đạt được một số đồng ý về nguyên tắc nhằm đưa tầm quan trọng của quan hệ hai nước lên một bậc cao hơn."
"Có thể là hai bên sẽ đặt ra một số nguyên tắc điều đình, tạo cơ chế để tiếp tục liên hệ với nhau. Có thể giống như cơ chế khi ông Tập Cận Bình gặp ông Trump để giải quyết những vấn đề khó khăn giữa hai nước..."
Tuy nhiên, kết quả cụ thể có đạt được gì hay không, hay đạt được tới mức nào, sẽ "phụ thuộc rất nhiều vào sự điều đình, chuẩn bị" của ban tham mưu của hai nhà lãnh đạo.
BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực


Nguồn: “Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.
Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng
Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?
Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”.
Ngày nay, trải qua một thế kỷ rưỡi với sự chiếm đóng của đế quốc phương Tây, tình trạng lộn xộn của nền cộng hòa, sự cướp bóc của loạn sứ quân, cuộc xâm lược của Nhật Bản, cuộc nội chiến, biến động cách mạng và gần đây hơn là sự tăng trưởng kinh tế phi thường, Trung Quốc một lần nữa tự cảm nhận vị thế của một cường quốc. Nhưng lần này, Trung Quốc đã làm được điều đó trong một thế giới hoàn toàn khác: một thế giới do Mỹ dẫn dắt. Trong ba phần tư thế kỷ, Mỹ đã là thế lực bá quyền ở Đông Á, sân sau của Trung Quốc trong lịch sử.
Nhưng giờ đây, không thể phủ nhận là Trung Quốc đã trở lại. Những tòa tháp mới đã thay đổi đường chân trời ở cả những thành phố xa xôi nhất. Một mạng lưới tàu cao tốc siêu hiện đại, chỉ trong một vài năm ngắn ngủi, đã thu hẹp một quốc gia có kích cỡ tương đương với một lục địa. Sức mạnh mới của Trung Quốc nằm ở sản lượng kinh tế gia tăng gấp 20 lần kể từ cuối những năm 1970, khi các nhà lãnh đạo thực dụng của nước này bắt đầu cải cách theo định hướng thị trường. Cũng trong thời gian đó, số dân Trung Quốc sống trong tình trạng nghèo cùng cực, theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, đã giảm xuống còn 80 triệu người, một phần mười con số trước đây. Trung Quốc là quốc gia thương mại lớn nhất và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Hầu như không có nước nào trên thế giới không để tâm tới Trung Quốc, bất kể với tư cách là nguồn cung hàng tiêu dùng hay là nơi tiêu thụ hàng hóa cơ bản, tư liệu sản xuất và đầu tư.
Dựa trên tất cả những điểm này, Trung Quốc muốn – và xứng đáng có – một vai trò lớn hơn ở Đông Á cũng như trong trật tự toàn cầu. Mỹ phải dành chỗ cho Trung Quốc. Nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi cả trí tuệ lẫn sự cân bằng tinh tế giữa sự cứng rắn và mềm dẻo của cả hai bên. Chỉ dấu đầu tiên của những gì chúng ta mong đợi được thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tập Cận Bình và Donald Trump vào ngày 6 và 7 tháng 4 ở Mar-a-Lago, khu nghỉ dưỡng sân gôn của Tổng thống Mỹ ở Florida. Dù không nhiều nội dung được thảo luận, Trump đã ca ngợi mối quan hệ song phương giữa hai nước là “nổi bật” còn Tập thì tuyên bố có “cả ngàn lý do để hoàn thiện mối quan hệ Trung-Mỹ”. Không ai đề cập tới việc Mỹ vừa phóng tên lửa hành trình vào một căn cứ không quân của Syria, hay về việc áp đặt thuế quan sắp tới.
Bất chấp sự thân mật bề ngoài tại hội nghị thượng đỉnh, hai nước có cách nhìn rất khác nhau. Hệ thống chính trị vừa quan liêu vừa chuyên chế của Trung Quốc đã góp phần phát triển kinh tế ở nước này, nhưng lại khác xa với quan niệm của Mỹ về dân chủ. Giới hoạch định chính sách Mỹ vẫn luôn coi các giá trị dân chủ tự do và sự chú trọng vào nhân quyền là những nhân tố giúp chính danh hóa và củng cố trật tự thế giới. Còn giới hoạch định chính sách Trung Quốc lại xem đó là âm mưu của phương Tây nhằm thúc đẩy kiểu cách mạng màu từng lật đổ các chế độ chuyên chế Xô-viết cũ, và có thể sẽ cố gắng làm điều tương tự với Trung Quốc.
Các chiến lược gia Trung Quốc cho rằng các lực lượng quân đội đang nhanh chóng hiện đại hóa của đất nước là thiết yếu đối với việc bảo vệ tuyến đường biển vốn là nền tảng của sự phồn thịnh và an ninh quốc gia. Họ cho rằng một lực lượng hải quân mạnh là cần thiết để kiềm chế các đối thủ tiềm năng khỏi bờ cõi và ngăn chặn họ chiếm đoạt các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng. Họ cũng ngờ rằng sự hiện diện quân sự quy mô lớn của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trái lại, các chiến lược gia Mỹ cho rằng họ buộc phải có mặt trong khu vực bởi sức mạnh cứng của Trung Quốc đang khiến các bạn bè của Mỹ tại Đông Á và Đông Nam Á lo ngại. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã thách thức Nhật Bản trên quần đảo Senkaku (mà người Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) do Nhật Bản kiểm soát và tiến hành các công trình xây dựng dày đặc để dựng căn cứ và đường băng trên các đảo đá và rặng san hô đang tranh chấp ở Biển Đông. Các chiến lược gia Mỹ nghi ngờ Trung Quốc muốn biến vùng biển rộng lớn này thành cái hồ của mình; và nói rộng hơn là tìm cách thống trị khu vực Đông Á và đảo lộn trật tự hiện thời.
Một tình huống tiến thoái lưỡng nan
Mỹ từ lâu đã tìm cách ngăn cản bất cứ cường quốc nào nắm bá quyền ở châu Á, trong khi Trung Quốc lại muốn kiềm chế các đối thủ tiềm năng ra khỏi bờ biển của họ. Bằng cách nào đó, hai nước phải tìm cách đáp ứng các mục tiêu chủ đạo của nhau, như Henry Kissinger đã giải thích trong cuốn sách kinh điển của ông về nghệ thuật quản lý nhà nước, World Order (Trật tự thế giới). Hòa bình tùy thuộc vào kết quả này.
Nền hòa bình đó không thể xem là điều hiển nhiên. Trong phần lớn Đông Á, lịch sử vẫn chưa ngã ngũ. Đài Loan, nơi phe theo chủ nghĩa dân tộc chạy trốn sau thất bại trong cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949, là một nền dân chủ hòa bình và đang lớn mạnh. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc coi sứ mệnh thiêng liêng của họ là đưa Đài Loan trở lại đúng khuôn nếp của mẫu quốc, và bảo lưu quyền sử dụng vũ lực để làm điều này. Sự giám hộ của Mỹ đối với hòn đảo này chính là để đảm bảo Trung Quốc không dám làm điều đó. Nhưng khi Trung Quốc phát triển và cam kết của Mỹ có vẻ dần suy yếu, khả năng sai lệch trong tính toán cũng có thể tăng lên. Ít lâu sau khi đắc cử, Trump dường như thậm chí còn nghi ngờ sự ủng hộ của Mỹ với “chính sách một Trung Quốc” – Trung Quốc luôn một mực khẳng định Đài Loan là một phần của nước này.
Một điểm nóng sắp tới có nguy cơ bùng nổ trong khu vực là bán đảo Triều Tiên, vốn bị chia cắt từ cuối Thế chiến II. Bắc Triều Tiên, dưới sự thống trị của một gia đình mafia đến bây giờ đã là thế hệ thứ ba, có nền kinh tế suy sụp và một lực lượng quân đội được đào tạo kém. Nhưng nước này đã đổ tiền vào các chương trình hạt nhân, đe dọa Hàn Quốc, khiến Nhật Bản lo lắng, và chẳng bao lâu nữa cũng sẽ đặt ra một mối đe dọa đối với Mỹ. Bắc Triều Tiên chọc giận các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại thấy cần phải thể hiện sự đoàn kết với một đồng minh cũ để chống lại Mỹ trong cuộc chiến đẫm máu do Bắc Triều Tiên khơi mào năm 1950. Trung Quốc thà có một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân dưới quyền Kim Jong Un còn hơn một nhà nước thất bại đẩy hàng triệu người tị nạn tuyệt vọng vượt biên sang Trung Quốc. Điều khiến Trung Quốc lo lắng hơn cả là viễn cảnh một Triều Tiên dân chủ, thống nhất với quân đội Mỹ kế bên. Ở Mar-a-Lago, Trump đã hỏi Tập về những ý tưởng đối phó với mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, nhưng vụ phóng tên lửa của Mỹ vào Syria đã cho thấy rõ ràng Mỹ có thể tự mình đối đầu với Bắc Triều Tiên. Xử lý thái độ hiếu chiến của Kim – và sự sụp đổ cuối cùng của chế độ – sẽ là một phép thử lớn đối với sự hợp tác của hai cường quốc này.
Tuy vậy, xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ không phải là tất yếu. Cả hai đều muốn tránh điều đó và do đó có thể điều chỉnh. Truyền thống hợp tác của hai nước ngày một củng cố qua bốn thập niên Trung Quốc cải cách thị trường cũng giúp ích phần nào và điều này khó có thể thực hiện được nếu không có sự bảo đảm an ninh của Mỹ đối với môi trường bên ngoài Trung Quốc. Hợp tác Mỹ-Trung cũng là mối quan hệ kinh tế song phương quan trọng nhất trên thế giới ngày nay, với kim ngạch thương mại hàng năm lên tới 600 tỷ đô la Mỹ và tổng đầu tư của hai nước vào nền kinh tế của nhau xấp xỉ 350 tỷ đô la Mỹ.
Trung Quốc không hăng hái truyền bá tư tưởng hay xuất khẩu cách mạng, hay có bất cứ lo lắng nào về ý thức hệ đối với trật tự hiện nay, và chính điều này khiến Trung Quốc bực bội bởi nước này không có tiếng nói lớn hơn trong việc điều hành trật tự này. Đảm bảo một vai trò lớn hơn của Trung Quốc có lẽ là sứ mệnh chính của Tập, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc kể từ năm 2012. Tập đã tích lũy thêm quyền lực cho bản thân, nhiều hơn bất cứ lãnh đạo nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình, và bây giờ đang cẩn trọng đưa ra một mô hình lãnh đạo toàn cầu lớn hơn mà các lý thuyết gia của đảng đang bắt đầu gọi là “giải pháp Trung Quốc”. Một mặt, điều này liên quan tới những vấn đề thiết thực như đầu tư vào Trung Á để giảm đói nghèo. Mặt khác, mô hình này thách thức sự thống trị của Mỹ. Như Tập phát biểu trong một hội nghị hồi tháng 2, Trung Quốc nên “dẫn dắt an ninh quốc tế” hướng tới một “trật tự thế giới mới đúng mực và duy lý hơn”. Kiểu phát ngôn này gợi nhớ tới những phẩm chất của đế quốc Trung Hoa xa xưa. Nhưng cho dù trước đây từng thống trị cả thiên hạ thì giờ đây Trung Quốc sẽ phải chấp nhận đơn thuần nó chỉ là một siêu cường trong những siêu cường khác. Về phần mình, Mỹ chưa bao giờ nhường lại nhiều ảnh hưởng và quyền lực như nó có thể sẽ phải làm với Trung Quốc trong tương lai.
Mối quan hệ vốn đã căng thẳng lại càng trở nên đáng ngại hơn khi Trump đắc cử Tổng thống. Trong bảy thập niên, đại chiến lược của Mỹ vẫn dựa vào ba trụ cột: thương mại rộng mở, liên minh mạnh mẽ, và thúc đẩy các giá trị nhân quyền và dân chủ. Các bạn bè của Mỹ ở châu Á chưa rõ mức độ sẵn sàng gìn giữ ba trụ cột này của Trump, nếu xét tới sự khinh thị của ông đối với quá trình ngoại giao, tính cách đặc thù của một người theo chủ nghĩa bảo hộ và một định nghĩa hẹp hòi “nước Mỹ trên hết” về lợi ích quốc gia. Theo Michale Fullilove, Viện trưởng Viện Lowy, một viện nghiên cứu chính sách ở Sydney, Trump là “một người không tin vào trật tự tự do toàn cầu và hoài nghi về các liên minh. Và ông ta phải lòng các nhà chuyên chế.”
Chiến thắng của Trump là một cú sốc lớn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ không ưa sự khó đoán và có lẽ thích Hillary Clinton hơn, con người ghê gớm mà họ biết. Điều này cũng diễn ra vào một thời điểm bất lợi cho Trung Quốc. Tập đang tập trung cho Đại hội Đảng Cộng sản năm năm một lần vô cùng quan trọng vào cuối năm nay. Tập có vẻ ra sức củng cố quyền lực trong bối cảnh bong bóng tín dụng đáng lo ngại và tăng trưởng kinh tế chậm lại đột ngột từ mức đỉnh 10% một năm xuống còn 6,5%.
Đa phần Trung Quốc che dấu sự lo ngại về Trump đằng sau sự thận trọng có tính toán kỹ lưỡng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói với Kevin Rudd, cựu thủ tướng Australia và là người am tường về Trung Quốc, trích dẫn một trong vô số câu thành ngữ tiếng Trung: “Dĩ bất biến ứng vạn biến.” Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã quyết định sẽ chờ đợi và xem xét tình hình. Nhưng ở hậu trường, họ vẫn luôn cố gắng nỗ lực để gây ảnh hưởng lên Trump, làm việc chủ yếu qua Jared Kushner, con rể của Trump, một nhà đầu tư bất động sản có nhiều mối quan hệ với Trung Quốc.
Người Trung Quốc cũng nhanh chóng hiểu ra phương thức giao dịch của tân tổng thống Mỹ nên đã cử Jack Ma, ông chủ Alibaba, một người khổng lồ trong ngành thương mại điện tử, tới gặp Trump. Jack Ma cam kết công ty của mình có thể tạo ra một triệu việc làm tại Mỹ. Ngay sau đó các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ thương hiệu Trump tại Trung Quốc vốn chờ đợi mòn mỏi ở các tòa án của nước này trong nhiều năm bỗng lập tức được cấp phép. Nguyên nhân và hệ quả vốn không thể tách rời, nhưng Trump chắc chắn đã hạ giọng so với luận điệu chống Trung Quốc của mình trong thời gian trước cuộc bầu cử.
Nhìn vào vực thẳm
Tuy nhiên, những bất định sâu sắc muôn thuở trong mối quan hệ hai nước vẫn còn đeo đẳng, nhất là trong lĩnh vực thương mại, điều mà suốt ba thập niên qua đã làm nền tảng cho quan hệ hai nước. Trump có vẻ không coi thương mại là một thứ đôi bên đều có lợi mà là một trò chơi có tổng bằng không, và cũng không để tâm tới hệ thống thương mại đa phương thời hậu thế chiến. Một trong những điều đầu tiên mà Trump thực hiện sau khi nhậm chức là rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do giữa 12 nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (mặc dù không bao gồm Trung Quốc) – một đòn giáng lớn lên vai trò kinh tế của Mỹ ở châu Á.
Nói rộng hơn, quan điểm về thế giới của một số cố vấn cho Trump xoay quanh một kỳ vọng kiểu chỉ có thiện và ác về xung đột, khẳng định rằng Trung Quốc kiên quyết cạnh tranh chiến lược với Mỹ đến mức xung đột vũ trang là không thể tránh khỏi, và lập luận rằng cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia là chi nhiều hơn cho quân đội và ít hơn cho ngoại giao. Những tiếng nói này không chi phối hoàn toàn các tranh luận nội bộ về mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc, cũng như trong lĩnh vực thương mại. Khi bản báo cáo đặc biệt này được ấn hành, một hướng tiếp cận khác đối với thương mại, xoay quanh một chủ nghĩa đa phương mạnh mẽ, đang thắng thế. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, trong chuyến công tác đầu tiên tới châu Á vào đầu tháng 2, đã kêu gọi thận trọng khi thách thức các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông bằng vũ lực quân sự, và nhấn mạnh sự ưu tiên ngoại giao hơn là hành động quân sự khi giải quyết những khác biệt.
Mattis, một cựu tướng có năng lực toàn diện, được những nhân vật dày dặn kinh nghiệm của Washington gọi là một trong số hiếm hoi “những người trưởng thành” trong chính quyền Trump. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson, nguyên là một ông chủ ngành dầu khí, cũng nằm trong số đó, mặc dù đã có nhiều câu hỏi dấy lên quanh đường lối ngoại giao châu Á của ông. Và mặc dù mọi chính quyền mới đều cần có thời gian để lấp đầy những ghế trống, những vị trí khuyết trong đội ngũ chính sách đối ngoại của Trump, đặc biệt là địa bàn châu Á, thật đáng báo động. Ngoài ra, gần như phần lớn các chuyên gia châu Á giàu kinh nghiệm của Đảng Cộng hòa, những người làm việc trong các viện nghiên cứu chính sách, các trường đại học hay trong khối tư nhân trong nhiệm kỳ của Obama, đã thề trước cuộc bầu cử rằng họ sẽ không bao giờ phục vụ dưới quyền Tổng thống Trump. Một số sau đó đã nén lòng tự ái và xích lại gần hơn với chính quyền mới, nhưng các tay chân trung thành của Trump sẽ nhớ rất dai những lời chỉ trích ông chủ của họ.
Nhiều nhà quan sát vẫn hy vọng rằng một khi chính quyền hỗn loạn bất thường này đi vào ổn định, nó sẽ quay trở lại một chính sách dựa trên bảy thập niên kinh nghiệm của Mỹ ở châu Á. Nhưng điều đó chưa thể chắc chắn. Một số thành viên chủ chốt của chính quyền vẫn giữ quan điểm mâu thuẫn về chính sách của Mỹ tại châu Á. Có lẽ điều đó phản ánh sự bất đồng lớn hơn của Mỹ về những vai trò và trách nhiệm toàn cầu. Tuy vậy, bản thân Tổng thống Trump có vẻ như không nhận thức được sự thiếu hụt một chiến lược toàn diện của Mỹ ở châu Á, và vấn đề này có thể sẽ còn dai dẳng. Một chuyên gia về châu Á của Đảng Cộng hòa từng phục vụ dưới quyền Ronald Reagan và George H.W. Bush lý giải rằng “Tôi không thấy được sự tiếp thu của Trump. Vì thế tôi không mong đợi điều gì tốt đẹp hơn.”
Giữa tất cả những sự bất định về chính sách của Trump ở châu Á, hai rủi ro chính đối với khu vực này lại có vẻ gần như mâu thuẫn. Thứ nhất, sau tuần trăng mật dạo đầu với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, lập trường ngày càng hung hăng của chính quyền Mỹ mới đã khiến Trung Quốc nổi giận trong khi không thể trấn an các bạn bè của Mỹ ở châu Á. Thứ hai là chính sách của Mỹ ở châu Á đang trở nên hời hợt và tách rời, một lần nữa khiến các bạn bè châu Á của Mỹ lo lắng và có lẽ còn khiến Trung Quốc bạo gan hơn. Những hệ quả trong cả hai trường hợp có thể là như nhau – các động lực quyền lực đang thay đổi đòi hỏi sự điều chỉnh nhanh chóng, và có nguy cơ gây bất ổn và thậm chí là hỗn loạn trong khu vực. Chúng ta hy vọng điều tốt đẹp nhất, nhưng hãy chuẩn bị sẵn sàng cho tình cảnh thiên hạ đại loạn.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/06/01/quan-chien-luoc-trung-va-tuong-lai-trat-tu-khu-vuc/#sthash.awP37Nkr.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghĩ lại về tương lai của Trung Quốc


Phạm Duy Hiển


Stephen S. Roach

Phạm Nguyên Trường dịch

Cuộc “tấn công” mới của Trung Quốc trên toàn cầu thậm chí còn phi lý hơn. Nó chống lại cuộc phản công chống toàn cầu hóa của những người dân túy đang vùng lên ở nhiều nước đã phát triển…

Tương lai của Trung Quốc?

Tôi từng giảng học phần được nhiều người ưa thích ở Yale gọi là “Nuớc Trung Quốc trong tương lai” trong suốt bảy năm qua. Ngay từ đầu, trọng tâm của khóa học này là những bước chuyển tiếp của nền kinh tế Trung Quốc hiện đại – cụ thể là chuyển đổi từ mô hình nhà sản xuất thành công trong thời gian dài sang nền kinh tế được thúc đẩy bởi việc tiêu dung ngày càng gia tăng của các gia đình ở trong nước. Tôi đã dành khá nhiều thời gian để nói về những rủi ro và cơ hội của quá trình tái cân bằng này - và những hậu quả đối với sự phát triển bền vững của Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Mặc dù nhiều thành tố quan trọng của quá trình chuyển tiếp của Trung Quốc đã được xây dựng - đặc biệt là tốc độ gia tăng nhanh chóng trong lĩnh vực dịch vụ và đô thị hóa – nhưng đang xảy ra một bước ngoặt mới và quan trọng, không thể lầm lẫn được: Hiện nay, dường như Trung Quốc đang chuyển từ người tìm cách thích nghi thành người điều khiển quá trình toàn cầu hóa. Trên thực tế, nước Trung Quốc tương lai đang đặt cược vào mối liên kết của họ với thế giới ngày càng hội nhập nhiều hơn - và gây ra ra một loạt những rủi ro và cơ hội mới.

Tín hiệu đã xuất hiện cách đây mấy năm. Sự thay đổi mang tính chiến lược này thể hiện rõ sánh kiến của chính Chủ tịch Tập Cận Bình – cụ thể là, “Giấc mơ Trung Hoa” của ông ta. Khởi thủy, giấc mơ là một câu thần chú mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa: Khôi phục sức mạnh, nhờ đó, nước Trung Quốc sẽ giành lại được vị trí trước đây của mình trên toàn cầu, tương xứng với địa vị của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhưng hiện nay, Giấc mơ Trung Hoa đã có hình thức của một kế hoạch hành động cụ thể, mà trung tâm của nó là Một vành đai, Một con đường (OBOR). Sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng đầy tham vọng này kết hợp sự giúp đỡ về kinh tế với việc phô trương sức mạnh địa-chiến-lược, được hỗ trợ bởi một tập hợp các định chế tài chính lấy-Trung Quốc-làm-trung-tâm vừa mới được dựng lên - Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển BRICS (BRICS, gồm các nước Barazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - ND) và Quỹ Con đường tơ lụa.

Đối với những người đang nghiên cứu về quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc, đây không phải là sự phát triển thông thường. Trong khi quá trình dịch chuyển vẫn đang diễn ra, tôi muốn nhấn mạnh ba ý.

Thứ nhất, Trung Quốc chưa quay hẳn được 1800. Là nhà kinh tế học, tôi có xu hướng chú ý thật nhiều vào các mô hình và giả thuyết rằng các nhà hoạch định chính sách có thể nhảy từ mô hình này sang mô hình khác. Nhưng, không phải là từ đen thành trắng - đối với Trung Quốc cũng như bất kỳ nước nào khác.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, vì những mục đích thực tế, hiện nay đã thừa nhận rằng chiến lược tăng trưởng dựa trên tiêu dùng khó thực hiện hơn là người ta nghĩ lúc ban đầu. Từ năm 2010, tỷ lệ dành cho tiêu dùng trong GDP chỉ tăng có 2,5% - thua xa gia tăng thu nhập cá nhân, được dự đóan là 7,5% trong lĩnh vực dịch vụ và gia tăng tỷ lệ dân số đô thị có thu nhập cao là 7,3%, trong cùng thời kì này.

Sự cách biệt như thế là do mạng lưới an sinh xã hội còn nhiều khiếm khuyết, tiếp tục khuyến khích người ta tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro, cản trở phát triển tiêu dùng một cách linh họat. Trong khi vẫn cam kết với quá trình đô thị hóa và phát triển lĩnh vực dịch vụ, Trung Quốc đã dựa vào nguồn tăng trưởng mới ở bên ngoài nhằm bù đắp cho nhu cầu nội bộ.

Thứ hai, “cuộc tấn công” trên toàn cầu này mang nhiều đặc điểm của mô hình của nhà sản xuất cũ. Nó tạo điều kiện chuyển sư dư thừa càng đáng lo ngại về năng lực sản xuất ở trong nước sang những đòi hỏi về cơ sở hạ tầng của Một vành đai, Một con đường. Và, dựa vào các doanh nghiệp nhà nước (SOE) nhằm thúc đẩy đầu tư, trong khi cản trở những cuộc cải cách đã chin muồi từ lâu trong lĩnh vực công nghiệp quá to lớn này của Trung Quốc.

Mặt trái của sự hỗ trợ mới xuất hiện này đối với mô hình nhà sản xuất là làm mất ưu thế của tăng trưởng dựa vào tiêu dùng. Trong Báo cáo công tác hàng năm của Thủ tướng Lý Khắc Cường - tuyên bố chính thức về chính sách kinh tế - đã nhấn mạnh rằng việc chuyển đổi cơ cấu sang mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng đã giảm trong suốt hai năm qua (xếp hạng ưu tiên thứ ba trong cả hai năm 2016 và năm 2017, sau những biện pháp gọi là những sáng kiến cung-cầu, là những biện pháp được ưu tiên hơn).

Thứ ba, biện pháp tiếp cận toàn cầu mới của Trung Quốc phản ánh sự thay đổi trong nền quản trị quốc gia. Việc củng cố quyền lực của Tập ở trong nước chỉ là một phần của toàn bộ câu chuyện. Việc di chuyển quá trình ra quyết định về kinh tế từ Ủy ban Cải cách và Phát triển đất nước (NDRC) của Hội đồng Nhà nước sang Nhóm lãnh đạo nhỏ của Đảng, cũng như chiến dịch chống tham nhũng, tăng cường kiểm duyệt Internet và các quy định mới về các tổ chức phi chính phủ là đặc biệt quan trọng.

Sự phi lý của việc tập trung quyền lực là rõ ràng. Nói cho cùng, ban đầu Tập đã hứa là sẽ phá vỡ các khối quyền lực đã ăn sâu bén rễ, và những cuộc cải cách được tuyên bố trong Hội nghị III vào tháng 11 năm 2013 nhấn mạnh khuyến khích dành cho thị trường vai trò quyết định hơn nữa.

Nhưng cuộc “tấn công” mới của Trung Quốc trên toàn cầu thậm chí còn phi lý hơn. Nó chống lại cuộc phản công chống toàn cầu hóa của những người dân túy đang vùng lên ở nhiều nước đã phát triển. Là nền kinh tế hướng vào sản xuất, từ lâu, Trung Quốc đã là người được lợi nhất từ quá trình toàn cầu hoá - cả từ tăng trưởng do xuất khẩu và giảm nghèo do người lao động dư thừa đã tìm được việc làm. Cách tiếp cận này đã rơi vào ngõ cụt, do sự mất cân đối trong nội bộ nền kinh tế Trung Quốc, suy giảm thương mại sau khủng hoảng toàn cầu và gia tăng những biện pháp bảo hộ nhắm vào Trung Quốc. Kết quả là, những nỗ lực mới của Trung Quốc nhằm đạt được tăng trưởng từ toàn cầu hóa đã gặp những thách thức nghiêm trọng.

Sự xuất hiện nước Trung Quốc toàn cầu hóa hơn cũng có những hậu quả nghiêm trọng đối với chính sách đối ngoại của nước này. Những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã hiện rõ, nhưng sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ Latin cũng đang được người ta chú ý. Chiến lược mới này có lẽ là vấn đề lớn nhất – liệu Trung Quốc lấp đầy khoảng trống do quan niệm “Mỹ trước hết” của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, tạo ra hay không.

Tóm lại, Trung Quốc trong tương lai sẽ hướng mạnh hơn ra bên ngoài, quyết đoán hơn và tập trung quyền lực hơn là tôi tưởng tượng khi tôi bắt đầu giảng dạy môn học này vào năm 2010. Đồng thời, dường như nước này không còn cam kết mạnh mẽ với chương trình cải cách thị trường, với đặc điểm là tiêu dùng cá nhân và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước như trước đây nữa. Thật khó biết liệu cách làm này có làm thay đổi kết quả của quá trình tái cân bằng của Trung Quốc hay là không. Tôi hi vọng là không. Nhưng nhờ những tình tiết như thế mà người ta sẽ thích dạy khóa học ứng dụng, ở đấy người ta sẽ phải thường xuyên chú ý vào mục tiêu đang di chuyển.


----------------------

Stephen S. Roach, cựu chủ tịch và kinh tế trưởng của Morgan Stanley Asia, hiện là cộng tác viên cao cấp của Yale University's Jackson Institute of Global Affairs và giảng viên cao cấp ở Yale's School of Management. Ông là tác giả cuốn Unbalanced: The Codependency of America and China.

Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo


Nguồn https://www.project-syndicate.org/commentary/global-china-risks-and-opportunities-by-stephen-s--roach-2017-05


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư liêu:


Khoa học Xô-Viết dưới thời Stalin: thành tựu trong nhà tù

Tác giả Simon Ings mới viết một cuốn sách thuật lại những câu chuyện liên quan đến nghiên cứu khoa học dưới thời Stalin. Cuốn cách có tựa đề là "Statlin and the Scientists: A History of Triumph and Tragedy 1905-1953." Tôi chưa đọc cuốn sách, mà chỉ đọc vài bài điểm sách, nên muốn chia sẻ vài thông tin để chúng ta hiểu hơn về khoa ở ... Việt Nam.



Người Bolsheviks xem chủ nghĩa Marx là một khoa học. Họ nghĩ học thuyết Marx có thể giải thích bất cứ hiện tượng xã hội nào. (Nhưng dĩ nhiên, Karl Popper thì xem chủ nghĩa Marx là phi khoa học). Những người như Lenin và Stalin xem họ là những nhà khoa học loại "polymath", và tự cho họ cái quyền can thiệp vào tất cả các lĩnh vực khoa học. Do đó, họ rất quan tâm đến khoa học, và xem đó là phương tiện để biến Liên Xô thành thành trì của khoa học trên thế giới, và làm gương cho các nước chư hầu như Đông Âu và có lẽ Việt Nam nữa. Do đó, họ đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu khoa học. Theo tác giả Simon Ings, vào thời điểm Stalin chết vào ngày 5/3/1953, Liên Xô là nước tài trợ cho khoa học và kĩ thuật dồi dào nhất. Nhưng kết quả của sự đầu tư đó là những thành tựu vinh quang, nhưng cũng là những trò cười cho thế giới trí thức.


Nhưng từ bản chất họ rất ghét giới khoa học mà họ cho là "giai cấp tư sản". Khổ nỗi là đa số giới khoa học (và nghệ sĩ) đều thuộc giai cấp trung lưu và thượng lưu. Họ thừa hiểu rằng giới trí thức Nga và giới khoa học nói chung không ưa cái chủ nghĩa mà Lenin và Stalin theo đuổi, nhưng đồng thời họ rất cần bọn này để xây dựng xã hội cộng sản và những thiết chế khoa học mới. Những kẻ như Lenin và Stalin do đó muốn tạo ra một nhóm khoa học mới, gọi là "khoa học vô sản", đế đối trọng với "khoa học tư sản". Cái tai họa của khoa học Xô Viết là bắt đầu từ nhóm khoa học vô sản này.

Thoạt đầu, giới khoa học Xô Viết (chủ yếu là Nga) ngạc nhiên khi thấy giới lãnh đạo đầu tư cho họ rất nhiều về thiết bị. Ngoài ra, họ còn được trao tặng những chức danh và giải thưởng rất kêu. Nhưng bức tranh dần dần đen tối khi Stalin đòi hỏi phải có những tiến bộ mà ông muốn. Ông đặt lên giới khoa học những áp lực rất lớn. Nói thẳng ra, Stalin trở thành một kẻ khủng bố đối với giới khoa học Xô Viết.

Trọng tâm của cuốn sách của Simon Ings là những câu chuyện khủng bố đã hoành hành giới hoa học Xô Viết ngay từ những năm trong thập niên 1930s. Sự tồn tại của giới khoa học trong xã hội cộng sản không chỉ là cơ sở vật chất, tài trợ nghiên cứu, mà quan trọng hơn là lệ thuộc vào những người có quyền thế chính trị như Andrei Zhdanov và đặc biệt là kẻ độc tài lừng danh và sát nhân lớn nhất trong lịch sử là Stalin. Tác giả Simon Ings còn dành nhiều trang cho nhân vật trẻ con là Trofim Lysenko, người mà sau này trở nên một cánh tay khoa học của Stalin. Lysenko là một người ít học và bất tài, nhưng lại là người có ảnh hưởng lớn đến khoa học Xô Viết. Sau sự thất bại thê thảm của chính sách hợp tác xã vào những năm 1930s, Lysenko nghĩ đến việc phát triển một giống lúa mới để giải quyết vấn đề năng suất quá thấp lúc đó. Lysenko cho rằng ông có thể "xuân hóa" giống lúa mì bằng cách làm cho cây lúa mì lạnh để có thể thu hoạch vào mùa xuân. Dĩ nhiên, cái phương pháp "xuân hóa" này của Lysenko thất bại thê thảm. Simon Ings mô tả nhiều ý tưởng và phương pháp của Lysenko là hết sức ngớ ngẩn, vô lí, và lố bịch. Trong một hội nghị khoa học tại Nga có sự tham gia của các nhà khoa học phương Tây, những người vô cùng ngạc nhiên khi nghe Lysenko mô tả lí thuyết tái sản sinh của ông là do các tế bào "ăn thịt" lẫn nhau rồi ... phun ra. Một trong những đồng nghiệp của Lysenko là Nikolai Koltsov mỉa mai nói rằng "Ông ấy có thể biến con gián thành con ngựa chỉ qua cho ăn uống."

Qua cuốn sách, chúng ta còn biết rằng Stalin rất thích chanh. Ông thích trồng chanh trong vườn ở biệt thự (dacha?) gần Moscow. Lysenko thuyết phục Stalin trồng chanh theo cách "xuân hóa" của ông, nhưng một nhà di truyền thực vật rất nổi tiếng tên là Nikolai Vavilov học phản đối. Lysenko không ưa Vavilov và cho rằng cây cối không có gen gì cả. Vavilov phải cầu cứu đến Stalin, nhưng Vavilov đã gặp ... sai người. Stalin chẳng những khinh bỉ mà còn chế nhạo Vavilov rằng "Anh là Vavilov người đã vá víu mấy bông hoa, lá, nhánh và mấy thứ cây cỏ vớ vẩn, thay vì giúp cho ngành nông như viện sĩ Lysenko." Stalin ra lệnh bắt giam Vavilov, và nhà di truyền học lừng danh của Liên Xô đã chết trong tù vào năm 1943.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin bị sốc khi thấy vũ khí hạt nhân của Mĩ trở thành một sự thách thức và đe dọa đến Xô Viết. Stalin tức tối nhận định rằng "Chúng ta đã lạc hậu so với phương Tây từ 50 đến 100 năm," và tuyên bố sẽ làm cho Xô Viết nhảy vọt sao cho chỉ sau các nước tiên tiến 10 năm. Stalin cảnh báo nếu Xô Viết không hiện đại hóa thì sẽ bị tiêu diệt.

Stalin ra lệnh cho tay sai đắc lực của y là Lavrenti Beria phải nhanh chóng xây dựng bom hạt nhân. Thật ra, trước đó, Beria đã tạo ra những labo đặc biệt trong các nhà tù mà y gọi là "sharashki ". Cần nói thêm rằng năm 1937-1938, Stalin bắt hơn 100 nhà vật lí ở Leningrad, với mục đích duy nhất là tiêu diệt đời sống văn hóa và trí thức. Đó chỉ là một phần trong chiến dịch thanh trừng vĩ đại, mà kết quả là gần 8 triệu người bị bắt và gần 1 triệu người bị xử tử.

Làm việc trong các sharashki là những nhà khoa học sáng giá nhất [nhưng đang bị cầm tù], và chính những tù nhân đặc biệt này đã giúp cho Xô Viết đạt được những thành tự ngoạn mục. Nhà vật lí Leon Theremin được cứu từ các hầm mỏ ở Kolyma để vào làm việc trong sharashki của Beria, và chính Theremin đã sáng chế ra các công cụ nghe lén. Sau này, Theremin được trao giải thưởng Stalin.

Nhưng cũng tại các sharashki này, một số nhà khoa học bị đày đọa đến cùng. Các nhà vật lí lừng danh như Peter Kapitsa, Yulii Khariton và Igor Kurchatov bị Beria hành xử một cách lưu manh, nên họ đã viết thư cho Stalin và phàn nàn rằng Beria không tỏ ra kính trọng giới khoa học. Stalin hứa với họ là sẽ đuổi Beria để họ hài lòng, nhưng cảnh báo họ là không được đụng đến Beria. Năm 1949, qua nỗ lực nghiên cứu của các nhà vật lí, Stalin đã có được bom hạt nhân. Tiếp theo đó là những thành tựu đáng kể như máy bay Tupolev và MiG, và xe tăng T-34 được xem là một trong những xe tăng tốt nhất thế giới.

Đọc qua những câu chuyện này và suy nghĩ của Stalin và Lenin, chúng ta thấy hình như có một sự trùng hợp ở miền Bắc Việt Nam trước 1975 và miền Nam Việt Nam sau 1975. Cũng như Liên Xô dưới thời Stalin muốn tạo ra một thế hệ nhà khoa học vô sản và loại bỏ các nhà khoa học tư sản, Việt Nam thời đó cũng tạo điều kiện tối đa để hình thành một thế hệ khoa học mới từ con em cách mạng và loại bỏ những người thuộc thế hệ cũ. Liên Xô có một cuộc thanh trừng trí thức, thì Việt Nam cũng có sự kiện "Nhân văn Giai phẩm". Cũng giống như Stalin thiết lập giải thưởng khoa học kĩ thuật lấy tên ông, thì Việt Nam cũng có giải thưởng lấy tên lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhưng mãi đến 1996 mới trao giải. Cũng như Liên Xô dưới thời Stalin rất quan tâm đến ứng dụng khoa học, Việt Nam cũng có bí thư Lê Duẩn rất quan tâm đến những vấn đề mang tính ứng dụng. Trong cuốn Hồi kí Trần Đĩnh, tác giả có thuật rằng ông Lê Duẩn rất quan tâm đến đời sống người dân, và ông hỏi bác sĩ Phạm Ngọc Thạch rằng "một bát cơm ăn với rau muống luộc có khác một bát cơm ăn với rau muống xào không." Tuy nhiên, những câu chuyện về thành tựu khoa học dưới thời Stalin có lẽ chưa từng xảy ra ở miền Bắc Việt Nam dù là một nơi có các thiết chế xã hội mô phỏng theo Xô Viết.

Simon Ings nhận định rằng những thành tựu nổi bật nhất của khoa học Xô Viết dưới thời Stalin diễn ra ở trong các nhà tù, chứ không phải các viện nghiên cứu hay đại học. Những thành tựu này, trớ trêu thay, đạt được dưới sự khủng bố chính trị của Stalin. Viết đến đây tôi nhớ đến công trình Tử Cấm Thành của Tàu là do kiến trúc sư Nguyễn An thiết kế dưới áp lực khủng bố của hoàng đế Trung Hoa thời thế kỉ 15. Tình trạng này cũng giông giống như câu "Cái khó ló cái khôn."

tuan's blg

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GEORGE ORWELL VỚI TIỂU THUYẾT NINETEEN EIGHTY-FOUR



 KD George Orwell là nhà văn Anh, tác giả cuốn Trại súc vật nổi tiếng, đã từng bị thu hồi ở VN. Đọc cuốn tiểu thuyết với số trang khiêm tốn, phong cách “nhân cách hóa” độc đáo và hài hước một cách châm biếm, mình kinh ngạc về tầm nhìn, dự báo của một nhà văn ở một đất nước tư bản về CNCS, về sự tha hóa của quyền lực…. Mới hiểu sức mạnh của những bộ óc văn chương “đáng sợ” ra sao. Nay lại cuốn 1984. Nếu có được xuất bản ở VN thì chắc trước sau cũng dễ bị thu hồi thôi. Nhà văn này có vẻ …. không có duyên với VN lắm.
1984
Cuốn sách đang là bestseller tại Anh, Mỹ. Ảnh: Reuters.
George Orwell ra mắt từ năm 1949, bỗng nhiên nổi lên trong danh sách sách bán chạy ở phương Tây đầu năm 2017 sau khi phe của Tổng thống Mỹ Donald Trump dùng cụm từ “alternative facts” (sự thật phiên phiến) để chỉ lượng người dự lễ nhậm chức của ông Trump.
Cụm từ này được đề cập trong cuốn ‘1984’, một tác phẩm được đánh giá là kinh điển về tư tưởng chính trị và khoa học giả tưởng.
Từ ‘Orwellian’ được đề cập trong cuốn tiểu thuyết trở nên phổ biến để chỉ chỉ sự lừa gạt công khai, theo dõi ngầm và thao túng quá khứ của nhà nước toàn trị.
Trong sách, nhân vật chính Winston Smith là đảng viên đảng Ngoài, làm biên tập viên tại Minitrue, chuyên sửa lại dữ liệu lịch sử tuân theo khẩu hiệu của chính Đảng đương thời và xóa các ghi chú về những người đã bị “bốc hơi”.
Nạn nhân không những bị chính quyền thủ tiêu mà còn bị xóa tên khỏi các dữ liệu lịch sử.
‘1984’ hiện đang được chuyển thể dàn dựng trên sân khấu Broadway và sẽ khai diễn tại New York từ tháng 6/2017.
Trước đó tác phẩm viết năm 1948 của George Orwell, tên thật là Eric Blair (1903 – 1950) đã được dựng thành phim nhiều lần.
Hôm 10/2, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Trương Quý, biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ, nói: “Tôi đã đọc qua bản tiếng Anh và bản dịch nháp của cuốn 1984 và thấy rằng việc in nó ở Việt Nam được hay không là còn tùy vào cách tiếp cận.”
“Nếu [cơ quan kiểm duyệt] xem đó là tác phẩm hư cấu, giả tưởng thì có vẻ thuận lợi hơn là sách dự báo lịch sử.”
“Ngoài ra cũng phải tính đến các yếu tố khác như chất lượng bản dịch thế nào, quy trình duyệt bản thảo ra sao…”
“Tôi không nắm thông tin là có công ty sách nào ở Việt Nam đang định xuất bản cuốn này, nhưng tôi biết một thực tế là chưa chắc một cuốn sách bán chạy ở Anh, Mỹ cũng bán chạy ở Việt Nam”.
‘Muốn cũng không được‘
h196Edmond O’Brien và Jan Sterling trong vai diễn phim 1984 hồi năm 1955. Trên tường là ‘Big Brother’ (Anh Lớn) theo dõi toàn bộ xã hội. Ảnh: Getty Images
Hôm 10/2, Chủ tịch Hội đồng Quản trị một công ty sách ở Hà Nội yêu cầu không nêu danh tính, nói với BBC: “Tôi có thể nói ngay là không thể in được cuốn tiểu thuyết ‘1984’ ở Việt Nam.”
“Theo quy trình xuất bản thì trước tiên cần có công ty sách đồng ý kinh doanh tác phẩm; rồi nhà xuất bản nào đấy đồng ý cấp giấy phép xuất bản; có giấy phép thì nhà in nào đó mới dám in; in xong nộp bản mẫu cho Cục xuất bản kiểm tra, nếu họ thấy ổn thì mới cho công ty sách bày bán ngoài cửa hàng và trên mạng.”
“Vì thế, nếu công ty chúng tôi muốn in cuốn này thì phải tính trước hết các bước để tránh rủi ro thiệt hại về tiền đầu tư mua bản quyền, dịch thuật và in ấn.”
“Theo kinh nghiệm làm sách của tôi thì hầu như không có nhà xuất bản nào cấp giấy phép cho cuốn sách mà họ sẽ kết luận là ‘nhạy cảm’ này.”
“Nên dù có muốn thì chúng tôi cũng không in được.”
“Giả sử chúng tôi kiên trì nộp bản thảo đi các nơi nhưng rồi sẽ chẳng nơi nào chịu cấp giấy phép xuất bản.”
h197
George Orwell, tên thật là Eric Blair, sinh năm 1903 và qua đời năm 1950 là nhà văn lớn của Anh. Ảnh: BBC
“Còn nếu nhà xuất bản nào ‘can đảm’, cấp giấy phép thì cầm chắc chuyện họ phải chuẩn bị sẵn tiền nộp phạt, đó là chưa kể lãnh đạo hoặc ban biên tập của họ sẽ bị mất chức.”
“Và dù có chấp nhận nộp phạt hay mất chức thì sách cũng không thể xuất hiện trên thị trường được vì Cục Xuất bản đương nhiên sẽ không cấp giấy phát hành cho nó.”
Một tác phẩm khác của George Orwell, ‘Chuyện Ở Nông Trại’ (‘Animal Farm’), từng được công ty Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in và phát hành năm 2013 và gây tranh cãi về việc “bị kiểm duyệt nhiều phần”.
Trên các website bán sách online tại Việt Nam, cuốn này đang trong tình trạng “hết hàng”.

từ TBT

Phần nhận xét hiển thị trên trang