Chiều qua gã leo tầng 16, tòa nhà nhìn ra Nam Sài Gòn thăm bác Tương Lai. Trà Tân Cương, mứt gừng Huế và mênh mông... thế sự.
Bác Tương con trai một ngài thượng thư triều đình Huế luôn giữ phong thái tự tại, ung dung dù đang ủ bệnh...mênh mông, dù tuổi gió đưa gió đẩy cây cải...
Mênh mông gì thì cái sự cũng quẩn quanh chuyện nước nước, non non. Bác hỏi gã, ông đi nhiều ngóng nghe chuyện "đối thoại" mà Võ Văn Thưởng vừa tung ra thế nào?
Gã đáp: Bác à, em nghĩ trước hết có thể có đối thoại thực sự giữa các bác lãnh đạo đảng với một số bác đảng viên có quan điểm khác như bác Nguyễn Trung, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Đào Văn Sâm, Phạm Chi Lan...
Hê, gã không nhắc đến tên bác Tương Lai, người từng là thành viên ban cố vấn cho hai đời thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.
Lý do, chắc bác Tương Lai cũng quá rành khi trước nhà các bác trên không hề có lính canh, còn nhà bác cứ chuẩn bị xảy ra sự kiện gì, mặc dù bác đi đâu cũng phải chống gậy, cũng có vài bạn trẻ cười cười lễ độ chào bác với câu lễ phép: bác ơi chân bác đau thế, bác xuống đường làm gì cho mệt?
Nghe gã nói thế, bác Tương Lai cười rõ giòn tan. Bác bảo, để tôi kể chuyện này cho ông nghe.( Bác hay gọi người ít tuổi hơn mình là ông).
***
Năm 2007, tiến sĩ Phùng Liên Đoàn, chuyên gia hàng đầu về điện hạt nhân tại Hoa Kỳ, và giáo sư triết Lê Xuân Khoa cũng ở Hoa Kỳ với mong muốn tập hợp các trí thức trong và ngoài nước lập ra một Trung tâm gọi là "Nghiên cứu Việt Nam thế kỷ 21" để cùng trao đổi, đối thoại về con đường phát triển của đất nước. Kinh phí sẽ do tiến sĩ Phùng Liên Đoàn bỏ ra một nửa, nhà nước VN bỏ ra một nửa.
***
Năm 2007, tiến sĩ Phùng Liên Đoàn, chuyên gia hàng đầu về điện hạt nhân tại Hoa Kỳ, và giáo sư triết Lê Xuân Khoa cũng ở Hoa Kỳ với mong muốn tập hợp các trí thức trong và ngoài nước lập ra một Trung tâm gọi là "Nghiên cứu Việt Nam thế kỷ 21" để cùng trao đổi, đối thoại về con đường phát triển của đất nước. Kinh phí sẽ do tiến sĩ Phùng Liên Đoàn bỏ ra một nửa, nhà nước VN bỏ ra một nửa.
Nghe tin vậy cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ động mời giáo sư Lê Xuân Khoa về nước để cùng trao đổi thành lập Trung tâm trên. Ông Kiệt bảo tôi đại diện cho ông ra sân bay đón ông Khoa, sau đó ông Kiệt tiếp ông Khoa rất chân tình. Ông Kiệt muốn Trung tâm này đặt tại Hà Nội và vai trò là tập hợp trí thức bất kể chính kiến, xuất phát từ bất cứ đâu để phản biện cho các đường lối, chính sách của đảng và nhà nước VN.
Tôi và giáo sư Lê Xuân Khoa bay ra Hà Nội họp bàn với nhiều trí thức tên tuổi Hà Nội để xúc tiến thành lập Trung tâm này. Nhưng rồi có một số nguồn tin có trách nhiệm từ phía an ninh đến với tôi rằng giáo sư Lê Xuân Khoa và tiến sĩ Phùng Liên Đoàn là những phần tử chống cộng kịch liệt.
Ông Kiệt gặp tôi hỏi tình hình sao rồi. Tôi lo ngại nói với ông ý kiến từ phía an ninh. Ông Kiệt cười ha hả rồi không chút đắn đo nói với tôi: Họ chống cộng nhưng họ cũng yêu nước, muốn cho nước giàu thì mình mới cần ngồi với họ mà đối thoại mà bàn chuyện chứ.
***
Gã biết dự định thành lập Trung tâm trên không thực hiện được vì có quá nhiều cản ngại, nhưng từ chính cái ý định của tiến sĩ Phùng Liên Đoàn, giáo sư Lê Xuân Khoa và cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt sau đó một thời gian đã ra đời Viện IDS tập hợp các trí thức hàng đầu của VN chủ động đối thoại và phản biện các đường lối, chính sách của nhà nước.
***
Gã biết dự định thành lập Trung tâm trên không thực hiện được vì có quá nhiều cản ngại, nhưng từ chính cái ý định của tiến sĩ Phùng Liên Đoàn, giáo sư Lê Xuân Khoa và cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt sau đó một thời gian đã ra đời Viện IDS tập hợp các trí thức hàng đầu của VN chủ động đối thoại và phản biện các đường lối, chính sách của nhà nước.
Tiếc rằng, vâng, gã lại phải chậc lưỡi nhiều lần để nói câu tiếc rằng này, sau một thời gian phản biện thì có một thế lực cản trở bước tiến của dân tộc đã tìm mọi cách vô hiệu hóa Viện IDS do giáo sư toán hàng đầu, nhà ái quốc Hoàng Tụy là chủ tịch và tiến sĩ Nguyễn Quang A là giám đốc để dẫn đến nó phải tuyên bố tự giải tán.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét