Tác giả: Ngô Di Lân
Từ 29 đến 31/05/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald J. Trump. Cần nhấn mạnh rằng đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh Việt – Mỹ đầu tiên và cũng là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia một nước ASEAN kể từ khi Nhà Trắng có chủ nhân mới. Do đó, chuyến thăm này sẽ có ý nghĩa bản lề hết sức quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt – Mỹ trong 4 năm sắp tới và giai đoạn tiếp theo.
Tuy Bộ Ngoại giao Mỹ cách đây không lâu đã tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục về Châu Á” được khởi xướng bởi chính quyền Obama nhưng cho đến nay, chính quyền Trump vẫn chưa đưa ra sự lựa chọn thay thế nào. Thay vì cho rằng tuyên bố này đồng nghĩa với việc Mỹ dưới thời Trump sẽ thi hành một chính sách ngoại giao biệt lập ở Châu Á thì nên nhìn nhận rằng đây chỉ là một “chiêu PR” mà những tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền thường dùng để thể hiện sự khác biệt so với người tiền nhiệm của mình.
Trên thực tế, chính quyền Trump vẫn đang trong quá trình xây dựng đội ngũ đối ngoại và chiến lược Châu Á của mình. Vì phía Mỹ vẫn chưa xác định một cách rõ ràng toàn bộ thứ tự ưu tiên chiến lược của mình ở Châu Á cũng như chưa đưa ra chiến lược tiếp cận cụ thể đối với khu vực trọng yếu này nên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể nhân chuyến thăm này để tác động đến lập trường của Mỹ ở Châu Á. Mặc dù Việt Nam không có tiếng nói quyết định trong việc hoạch định chính sách của Mỹ nhưng nếu chúng ta cho thấy rằng Việt Nam luôn chào đón sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thúc đẩy lợi ích chính đáng của cả hai bên thì rất có thể phía Mỹ sẽ đáp lại với một chính sách Châu Á thân thiện với Việt Nam.
Hơn nữa, đây cũng là một dịp rất tốt để chúng ta thăm dò ý đồ chiến lược của Mỹ. Một số chuyên gia gần đây nhận định rằng Mỹ đã có một cuộc “mặc cả” với Trung Quốc ở Biển Đông để đổi lấy sự hỗ trợ của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên nhưng những thông tin này hoàn toàn chưa được kiểm chứng từ bất kì nguồn tin đáng tin cậy. Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể tận dụng cơ hội này để tìm hiểu cách chính quyền Trump nhìn nhận vai trò của nước Mỹ ở Châu Á, từ đó hiểu được ý đồ chiến lược của Mỹ ở khu vực này trong thời gian sắp tới. Nắm rõ được Mỹ muốn gì ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là hết sức quan trọng để chúng ta có thể đưa ra các đối sách phù hợp.
Chuyến thăm này cũng là một cơ hội tốt để các nhà lãnh đạo nước ta xây dựng mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Trump và những cố vấn thân cận của ông. Thực tế cho thấy ông Trump là người thường ra quyết định dựa trên cảm quan cá nhân và trực giác nên việc chiếm được cảm tình của vị tổng thống này là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, vì Việt Nam từ trước tới giờ chưa phải là mối quan tâm của Tổng thống Trump nên đây cũng là một cơ hội tốt để phía Việt Nam giúp ông Trump có cái nhìn chính xác hơn về vị trí địa chính trị và sức hút của nền kinh tế Việt Nam, từ đó thắt chặt quan hệ giữa hai nước.
Bên cạnh đó, vì Tổng thống Trump vốn xuất thân không phải là chính trị gia chuyên nghiệp nên các cố vấn thân cận của ông có tiếng nói đặc biệt lớn trong quá trình hoạch định chính sách. Do đó, bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ cá nhân với ông Trump, việc gặp gỡ và tiếp xúc với những nhân vật như Ivanka Trump, Jared Kushner, Cố vấn an ninh quốc gia H. R. McMaster và Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson là hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rất lớn thì chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ phải đối mặt với một số thách thức đáng kể. Thứ nhất, hiện nay nội bộ Mỹ đang gặp một số trục trặc, đặc biệt trong bối cảnh đang có cáo buộc rằng Nga đã can thiệp để hỗ trợ ông Trump trong kỳ bầu cử Mỹ vừa qua. Nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ vượt qua được sóng gió này nhưng điều này rất có thể khiến chính quyền Trump phân tán sự tập trung, khó dành được toàn bộ sự chú ý cho đoàn Việt Nam.
Thứ hai, tuy phía Mỹ vẫn chưa có chiến lược đối ngoại rõ ràng ở Châu Á nhưng những động thái gần đây như việc Mỹ trì hoãn thoả thuận bán vũ khí cho Đài Loan hay việc Hoàn Cầu Thời Báo cách đây không lâu đăng một số bài xã luận chỉ trích Triều Tiên trong khi lại ủng hộ chính sách chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ cho thấy rằng quan hệ Mỹ – Trung đang dịu dần và trên đà cải thiện. Đây không nhất là tin xấu cho Việt Nam nhưng nó sẽ buộc chúng ta phải khéo léo và tế nhị hơn trong các cuộc gặp với phía Mỹ khi trao đổi về những vấn đề có liên quan tới Trung Quốc.
Cuối cùng, có lẽ sẽ tương đối khó để phía Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với phía Mỹ khi bản thân Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích các thoả thuận hợp tác kinh tế như TPP, NAFTA và cho rằng các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam đang lấy đi việc làm của người Mỹ nhờ nhân công giá rẻ. Đây sẽ không phải là nhiệm vụ bất khả thi nhưng vì nhóm cử tri “ruột” của ông Trump đa phần là những người theo xu hướng bảo hộ kinh tế nên việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương và đa phương sẽ gặp phải nhiều rào cản hơn.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng đây chỉ là chuyến thăm đầu tiên và chủ yếu mang tính chất “thăm dò” lẫn nhau, nên dù có kết quả cụ thể hay không, bản thân chuyến đi vẫn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với hai bên và giúp đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian tới.
Ngô Di Lân là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Brandeis, Hoa Kỳ.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương
Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới
Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ
- See more at:
Tuy Bộ Ngoại giao Mỹ cách đây không lâu đã tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục về Châu Á” được khởi xướng bởi chính quyền Obama nhưng cho đến nay, chính quyền Trump vẫn chưa đưa ra sự lựa chọn thay thế nào. Thay vì cho rằng tuyên bố này đồng nghĩa với việc Mỹ dưới thời Trump sẽ thi hành một chính sách ngoại giao biệt lập ở Châu Á thì nên nhìn nhận rằng đây chỉ là một “chiêu PR” mà những tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền thường dùng để thể hiện sự khác biệt so với người tiền nhiệm của mình.
Trên thực tế, chính quyền Trump vẫn đang trong quá trình xây dựng đội ngũ đối ngoại và chiến lược Châu Á của mình. Vì phía Mỹ vẫn chưa xác định một cách rõ ràng toàn bộ thứ tự ưu tiên chiến lược của mình ở Châu Á cũng như chưa đưa ra chiến lược tiếp cận cụ thể đối với khu vực trọng yếu này nên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể nhân chuyến thăm này để tác động đến lập trường của Mỹ ở Châu Á. Mặc dù Việt Nam không có tiếng nói quyết định trong việc hoạch định chính sách của Mỹ nhưng nếu chúng ta cho thấy rằng Việt Nam luôn chào đón sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thúc đẩy lợi ích chính đáng của cả hai bên thì rất có thể phía Mỹ sẽ đáp lại với một chính sách Châu Á thân thiện với Việt Nam.
Hơn nữa, đây cũng là một dịp rất tốt để chúng ta thăm dò ý đồ chiến lược của Mỹ. Một số chuyên gia gần đây nhận định rằng Mỹ đã có một cuộc “mặc cả” với Trung Quốc ở Biển Đông để đổi lấy sự hỗ trợ của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên nhưng những thông tin này hoàn toàn chưa được kiểm chứng từ bất kì nguồn tin đáng tin cậy. Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể tận dụng cơ hội này để tìm hiểu cách chính quyền Trump nhìn nhận vai trò của nước Mỹ ở Châu Á, từ đó hiểu được ý đồ chiến lược của Mỹ ở khu vực này trong thời gian sắp tới. Nắm rõ được Mỹ muốn gì ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là hết sức quan trọng để chúng ta có thể đưa ra các đối sách phù hợp.
Chuyến thăm này cũng là một cơ hội tốt để các nhà lãnh đạo nước ta xây dựng mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Trump và những cố vấn thân cận của ông. Thực tế cho thấy ông Trump là người thường ra quyết định dựa trên cảm quan cá nhân và trực giác nên việc chiếm được cảm tình của vị tổng thống này là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, vì Việt Nam từ trước tới giờ chưa phải là mối quan tâm của Tổng thống Trump nên đây cũng là một cơ hội tốt để phía Việt Nam giúp ông Trump có cái nhìn chính xác hơn về vị trí địa chính trị và sức hút của nền kinh tế Việt Nam, từ đó thắt chặt quan hệ giữa hai nước.
Bên cạnh đó, vì Tổng thống Trump vốn xuất thân không phải là chính trị gia chuyên nghiệp nên các cố vấn thân cận của ông có tiếng nói đặc biệt lớn trong quá trình hoạch định chính sách. Do đó, bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ cá nhân với ông Trump, việc gặp gỡ và tiếp xúc với những nhân vật như Ivanka Trump, Jared Kushner, Cố vấn an ninh quốc gia H. R. McMaster và Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson là hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rất lớn thì chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ phải đối mặt với một số thách thức đáng kể. Thứ nhất, hiện nay nội bộ Mỹ đang gặp một số trục trặc, đặc biệt trong bối cảnh đang có cáo buộc rằng Nga đã can thiệp để hỗ trợ ông Trump trong kỳ bầu cử Mỹ vừa qua. Nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ vượt qua được sóng gió này nhưng điều này rất có thể khiến chính quyền Trump phân tán sự tập trung, khó dành được toàn bộ sự chú ý cho đoàn Việt Nam.
Thứ hai, tuy phía Mỹ vẫn chưa có chiến lược đối ngoại rõ ràng ở Châu Á nhưng những động thái gần đây như việc Mỹ trì hoãn thoả thuận bán vũ khí cho Đài Loan hay việc Hoàn Cầu Thời Báo cách đây không lâu đăng một số bài xã luận chỉ trích Triều Tiên trong khi lại ủng hộ chính sách chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ cho thấy rằng quan hệ Mỹ – Trung đang dịu dần và trên đà cải thiện. Đây không nhất là tin xấu cho Việt Nam nhưng nó sẽ buộc chúng ta phải khéo léo và tế nhị hơn trong các cuộc gặp với phía Mỹ khi trao đổi về những vấn đề có liên quan tới Trung Quốc.
Cuối cùng, có lẽ sẽ tương đối khó để phía Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với phía Mỹ khi bản thân Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích các thoả thuận hợp tác kinh tế như TPP, NAFTA và cho rằng các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam đang lấy đi việc làm của người Mỹ nhờ nhân công giá rẻ. Đây sẽ không phải là nhiệm vụ bất khả thi nhưng vì nhóm cử tri “ruột” của ông Trump đa phần là những người theo xu hướng bảo hộ kinh tế nên việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương và đa phương sẽ gặp phải nhiều rào cản hơn.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng đây chỉ là chuyến thăm đầu tiên và chủ yếu mang tính chất “thăm dò” lẫn nhau, nên dù có kết quả cụ thể hay không, bản thân chuyến đi vẫn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với hai bên và giúp đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian tới.
Ngô Di Lân là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Brandeis, Hoa Kỳ.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương
Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới
Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ
- See more at:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét