Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Chân dung nhân vật xuất hiện trên tờ 100 USD của Mỹ


Ông là một nhân vật kiệt xuất của nước Mỹ thế kỷ 18. Benjamin Franklin - "Người Mỹ đầu tiên", là một trong bảy “người cha lập quốc” của nước Mỹ. Là một trong hai người chưa từng làm tổng thống Mỹ nhưng chân dung ông xuất hiện trên tờ tiền Mỹ, với mệnh giá cao nhất 100 USD.
Tuổi trẻ tài hoa
Benjamin Franklin ban đầu được gia đình giáo dục theo định hướng trở thành tăng lữ, nên đã gửi ông tới trường Latin Boston, để chuẩn bị cho việc vào học ở Harvard. Thế nhưng, sau một thời gian, dù Franklin học hành tiến tới, cha ông vẫn đột ngột thay đổi quyết định về việc gửi ông tới Harvard.
Chan dung nhan vat xuat hien tren to 100 USD cua My hinh anh 1
Bìa sách Bejamin Franklin: Cuộc đời một người Mỹ.
Đây là quyết định có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời Franklin. Sau khi từ bỏ câu chuyện Harvard, Benjamin ở tuổi lên 10 bắt đầu theo học việc toàn thời gian tại cửa hàng nến và xà phòng của cha, nhưng trong thâm tâm, Benjamin luôn có những khao khát mãnh liệt về việc “vượt thoát” và “ra khơi”.
Trong quãng thời gian tuổi trẻ của mình, khi đã trở nên thuần thục với ngành in ấn, Franklin bắt đầu thể hiện tài năng văn chương của mình, với những bài viết bình luận vừa sắc sảo, hài hước, vừa châm biếm, chua cay.
Trong suốt một khoảng thời gian dài, với bút danh Silence Dogood, trong vai một góa phụ, Franklin đã viết rất nhiều bài luận gây chú ý với độc giả.
Sau khi tờ báo của người anh trai Jame bị cấm, Franklin tự mình xuất bản tờ Tuần báo, nhưng khi anh trai hết thời gian cấm túc, trở lại công việc Franklin bị tước mất quyền in ấn và phát hành. Chính vì thế, ông đã nghĩ đến việc bỏ trốn.
Philadelphia chính là nơi đã chứng kiến sự va vấp, thất bại và trưởng thành đầu tiên của Franklin.
Trong cuốn sách tự truyện này, chân dung cậu thiếu niên Franklin thông minh, nhanh nhẹn, giỏi giao thiệp, tài năng, đã được tác giả Walter Isaacson thể hiện tập trung, sáng tỏ, mạch lạc.
Tại Philadelphia, Franklin đã lên kế hoạch để trở thành người đáng tin với bốn quy tắc chặt chẽ: “Tôi cần phải cực kỳ căn cơ một thời gian, cho đến khi tôi trả hết nợ nần; Cố gắng nói thật trong mọi hoàn cảnh…; Để bản thân tôi chuyên tâm vào bất cứ công việc nào mà tôi dám nhận…; Tôi quyết tâm dù thế nào cũng không nói xấu ai”. Khi ấy Franklin 20 tuổi.
Ở Philadelphia, Franklin từng bước tìm kiếm cơ hội và nỗ lực hết mình, ông trở thành chủ nhà in, thành lập Hội kín, viết tiểu luận (ký tên Người bận rộn); và trở thành chủ bút của tờ Nhật báo Pennsylvania vào tháng 10/1729.
Thời gian này cũng là khoảng thời gian ông quyết định chung sống cùng Deborah Read như vợ chồng. Người phụ nữ này là người vợ cần mẫn, cả đời hài hòa, giúp đỡ Franklin rất nhiều trong sự nghiệp.
Chan dung nhan vat xuat hien tren to 100 USD cua My hinh anh 2
Chân dung Benjamin Franklin.
Đây cũng là khoảng thời gian Franklin bắt đầu phát hành Niên giám Richard nghèo khổ kết hợp hai mục tiêu của triết lý “làm giàu nhờ làm việc tốt: kiếm tiền và khuyến khích đạo đức”.
“Trong 25 năm tồn tại, nó đã trở thành kinh điển trào phúng vĩ đại đầu tiên của nước Mỹ”. Cuốn sách đã giúp mọi người hiểu thêm về Franklin, nhất là trí tuệ và những quan điểm về cuộc sống, xã hội của ông.
Trong những năm tháng sau này, khi nhà in của Franklin trở thành một “tổ hợp truyền thông tích hợp”, Franklin quyết định nghỉ hưu năm 1748, khi ấy ông 42 tuổi.
Nghỉ hưu ở tuổi 42, Franklin đã là quý ông giàu có, với lợi tức hàng năm lên đến 650 bảng. Đây là lúc ông có thể tập trung hoàn toàn vào những hoài bão chưa từng nguôi ngoai của mình như: khoa học, chính trị, ngoại giao và thuật trị quốc gia.
Một tính cách Mỹ điển hình
Trong tiểu sử về Benjamin Franklin, Isaacson liên tục khẳng định, nhấn mạnh “tính cách Mỹ” của Franklin, và việc ông là đại diện cho lợi ích của tầng lớp trung lưu mới nổi của đất nước này. Ông không chỉ đơn thuần là một người Mỹ, ông là một người Mỹ điển hình, là người cha sáng lập của tầng lớp văn minh.
Những sự kiện chi tiết, những thành tựu quan trọng Franklin đạt được sau thời gian nghỉ hưu đã được kể lại thận trọng, thấu đáo, và hấp dẫn trong cuốn tự truyện.
Về mặt khoa học, ông đã phát minh ra rất nhiều thứ hữu ích bao gồm cột thu lôi, bếp lò Franklin và ống thông tiểu.
Nghiên cứu quan trọng nhất của ông về bản chất của điện đã khiến ông được cả thế giới khen ngợi, khi Immanuel Kant gọi ông là "Prometheus mới" vì những thí nghiệm của ông với diều và sét. (Đối với tác phẩm này, ông được trao tặng Huân chương Copley uy tín của Hội Hoàng gia - người đầu tiên sống bên ngoài nước Anh được vinh danh theo cách này.)
Những đóng góp của ông cho văn hóa dân sự Mỹ bao gồm việc thành lập thư viện cho mượn đầu tiên, sở cứu hỏa đầu tiên.
Chan dung nhan vat xuat hien tren to 100 USD cua My hinh anh 3
Đồng tiền 100 USD của Mỹ in hình Franklin.
Ông cũng là một nhà ngoại giao tài năng, tạo nên một liên minh giữa Pháp và Mỹ năm 1777, hỗ trợ Hiệp ước hòa bình Anh - Mỹ năm 1783, và hỗ trợ viết Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787.
Tự truyện của ông đến nay vẫn là một văn bản kinh điển của Mỹ. Theo sự nhất trí của đông đảo những người có uy tín, ông được xem là nhà văn giỏi nhất ở Mỹ thế kỷ 18, cũng như là ông trùm truyền thông của quốc gia.
Một điểm rất thú vị trong cách viết tiểu sử Franklin của Isaacson là việc nhận thức của ông rằng danh tiếng Franklin đã thay đổi qua nhiều thế kỷ. Franklin đã từng bị “phỉ báng” trong giai đoạn lãng mạn và được “sư tử hóa” trong giới kinh doanh. Mỗi thời đại lại có sự đánh giá ông thêm lần nữa, nhưng trên hết, ông vẫn luôn được coi là một người Mỹ điển hình.
Giai đoạn này, không chỉ đạt được vô vàn thành tựu trên mọi lĩnh vực, ông cũng trở thành một chuyên gia “tán tỉnh”, có sức hút với rất nhiều phụ nữ trong và ngoài nước.
Một trong những mối quan hệ thân thiết nhất có thể kể đến là mối quan hệ của ông với Madame Brillon de Jouy, người phụ nữ ông gặp năm 1777. Lúc đó cô 33 tuổi, đã kết hôn với một người đàn ông thành đạt. Cô và Franklin có một mối quan hệ kéo dài trong tám năm, trong thời gian đó họ trao đổi hơn 130 bức thư, với đầy những câu chuyện thú vị.
Cuốn tiểu sử “đồ sộ” Benjamin Franklin: Cuộc đời một người Mỹ đã cho thấy sự công phu trong việc tìm kiếm, sắp xếp, sử dụng tư liệu của tác giả Isaacson. Ông chính là một tác giả viết tiểu sử nổi tiếng của Mỹ.
Bên cạnh tiểu sử của Benjamin Franklin, ông còn viết những cuốn sách tiểu sử nổi tiếng về Albert Einstein, Steve Jobs, Leonardo da Vinci…. Ông nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất do tờ Time bình chọn (2012); được tặng Huy chương Benjamin Franklin của Hiệp hội nghệ thuật hoàng gia (2013); Huy chương Nicholas - Chancellor của Đại học Vanderbilt (2015)…
Thủy Nguyệt / Sach1hay / Zing.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kẻ bị Kim Jong Un xử tử làm việc cho Tàu cộng hay Mỹ?


BM 

Trước khi tiếp nhận vai trò đặc phái viên về Mỹ từ Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui vào đầu tháng 02/2019, Kim Hyok-chol là Đại sứ quán của Bắc Hàn tại Tây Ban Nha.

Tháng 01/2019, Kim Hyok-chol tháp tùng Kim Yong-chol, cựu trùm tình báo Bắc Hàn, được ví là "cánh tay phải" của Kim Jong-un, trong chuyến thăm Mỹ. Tại Mỹ, Kim Yong-chol đã giới thiệu với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Kim Hyok-chol sẽ là người đàm phán chính với đặc phái viên Mỹ Stephen Biegun.

BM
  
Trước khi bay đến Hà Nội vào ngày 19/02/2019 để gặp đặc phái viên Mỹ là ông Stephen Biegun nhằm tiền trạm cho cuộc hội ngộ Trump - Kim thì Kim Hyok-chol đã ghé Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để nghe chỉ thị. Sau đó Kim Jong Un đã đi sang Hà Nội để hội kiến ông Trump nhưng lần này cả đi lẫn về Kim Jong Un không thèm ghé Bắc Kinh để diện kiến Tập Cận Bình. Về kết quả của Hội nghị thượng đỉnh lần 2 thì chúng ta đã biết ông Trump đã "xô ghế" ra về mà không có tuyên bố chung.

Trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim tại Hà Nội vào ngày 27/02 thì cách đó 5 ngày, vào ngày 22/02/2019, một nhóm ít nhất 10 người đã cầm súng giả xông vào đại sứ quán của Bắc Hàn ở Tây Ban Nha, trói tay và bịt miệng các nhân viên ngoại giao rồi lấy đi nhiều tài liệu, máy tính và ổ cứng.

BM
  
Nhóm đột nhập này sau đó trốn sang Mỹ và liên lạc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại New York để cung cấp thông tin. Phía Mỹ khẳng định họ không liên quan đến vụ đột nhập. Sau đó, vào ngày 18/4/2019, một quan chức hành pháp Mỹ cho biết cựu thủy quân lục chiến Christopher Ahn bị bắt vào ngày 18/4 và bị buộc tội tại tòa án liên bang ở Los Angeles ngày 19/4. Ahn là thành viên của Dân phòng Cheolima - CCD, nhóm đã nhận trách nhiệm đột nhập sứ quán Bắc Hàn ở Madrid vào ngày 22/02/2019.

CCD là nhóm người Bắc Hàn muốn lật đổ Kim Jong-un. Năm 2017 CCD đã đưa con trai của Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ với Kim Jong-un rời khỏi Macau vì mạng sống của cháu Kim Jong Un có nguy cơ bị đe dọa. CCD tuyên bố sẽ phơi bày "các hoạt động phi pháp lan tràn trong các phái đoàn Bắc Hàn ở nước ngoài" và "đang tiến hành nhiều bước chuẩn bị để làm rung chuyển tận gốc chính quyền Kim Jong-un".

BM
  
Đến đây chúng ta đã có thể hình dung ra cựu đại sứ tại Tây Ban Nha là Kim Hyok-chol, kẻ được giao trọng trách đặc phái viên về Mỹ trong tiến trình hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần 2 tại Hà Nội vừa bị Kim Jong Un xử tử là phe nào.

Nếu Kim Hyok-chol đã thông đồng với CIA như tin tức loan truyền thì CCD không dại gì đột nhập vào đại sứ quán của Bắc Hàn ở Tây Ban Nha rồi chạy sang sang Mỹ để liên lạc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ - FBI, làm vậy thật vô nghĩa bởi hóa ra "ta lại đánh ta" nếu Kim Hyok-chol thông đồng với CIA.

Chỉ có một nhận định duy nhất là Kim Hyok-chol chính là thân tín của Tàu cộng, do Tàu cộng đào tạo để làm theo lệnh Tàu cộng trong nhiệm vụ "chống lại tự diễn biến" của Kim Jong Un trong quá trình phi nguyên tử Bắc Hàn.

BM
  
Căn cứ trên tài liệu, hồ sơ mà nhóm CCD lấy được từ việc đột nhập vào cơ quan cũ của Kim Hyok-chol mà họ đã cung cấp cho FBI, phía FBI đã nhanh chóng giải mật và xác định Kim Hyok-chol là một điệp viên gạo cội của Tàu cộng. Vì vậy ông Trump và Kim Jong Un đã vạch ra kế "dụ rắn khỏi hang" nhưng tránh "đả thảo kinh xà" và có lý cớ để Kim Jong Un diệt trừ rắn độc đang ẩn núp dưới gầm bàn nên cả 2 diễn tuồng "xô ghế" vào phút 89 để sau đó Kim Jong Un dễ bề "phản gián".

Lệnh xử tử Kim Hyok-chol và 4 quan chức ngoại giao khác đã được thực thi với tội danh "thông đồng với CIA làm hỏng đại sự quốc gia". Tập Cận Bình đau như thiến nhưng đành bặm môi, cắn nứu vì đòn phản gián cực đỉnh của trùm CIA Mike Pompeo nay là ngoại trưởng Mỹ đã biến Tập thành kẻ có họng ăn không có họng nói. Siêu đẳng hơn là sau khi từ Hà Nội trở về Bình Nhưỡng, Kim Jong Un vờ "hất hủi" em gái ruột là cô Kim Yu Jong, một nhiếp chính đại thần của Kim Jong Un để tránh tiếng là "vị thân" vì cô ta cũng đã tháp tùng anh trai mình đến Hà Nội thì tại sao Kim Jong Un chỉ xử tội bè lũ Kim Hyok-chol mà không đá động đến em gái Kim Yu Jong?

BM
  
Kế hợp tung của Donald Trump với Kim Jong Un quả thật siêu đẳng mà đạo diễn không ai khác chính là sếp CIA Mike Pompeo. Bái phục.



Tran Hung

BM


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Truyền thông thiên lệch sẽ nhận sự quay lưng của độc giả


BM
  
Truyền thông thiên lệch đã trở thành một công cụ đắc lực trong cuộc chiến quyền lực và tuyên truyền của thời đại công nghệ. Một ví dụ điển hình còn nóng hổi là truyền thông chính thống Hoa Kỳ cố gắng mô tả một hình ảnh hoàn toàn khác về vị tổng thống đương nhiệm – Donal Trump. Nhưng trong khi cố gắng truyền tải thông tin bất lợi với mục đích làm xấu đi hình ảnh Tổng thống Trump, họ phải nhận lại sự thờ ơ và thiếu tin tưởng của người dân.

Xây dựng hình ảnh, câu chuyện không chân thực

BM
  
Trong suốt chiến dịch tranh cử và ngay cả sau khi nhậm chức tổng thống, ông Trump thường xuyên được các phương tiện truyền thông mô tả như một người phân biệt chủng tộc với tư tưởng đế quốc.

Ngày 28/3/2017, trang RedState đã đưa tin về một bài viết cố tình làm sai lệch nội dung, từ ngữ trong bài diễn văn của tổng thống Trump đăng trên New York Times. Trong bài diễn văn tại Hội nghị Hành động Chính trị bảo thủ, ông Trump đã nói: “Chúng ta sẽ cứu vô số người Mỹ. Như chúng ta đã nói hôm nay, các nhân viên nhập cư đang tìm kiếm bọn giang hồ trong các băng đảng, những kẻ buôn ma túy và người nước ngoài phạm tội, sau đó tống chúng ra khỏi nước Mỹ”.

Nhưng trên New York Times, Glenn Thrush lại mô tả rằng: “Bài diễn văn của ông ta bao gồm một lời hứa để tống những kẻ nhập cư không có giấy tờ ‘ra khỏi đất nước’ và nhắc đi nhắc lại những lời hứa trong chiến dịch tranh cử theo luật lệ – và – trật tự của ông ta”. (Theo “Hiểu về Trump” của Newt Gingrich).

BM
  
Tháng 2/2017, một phóng viên thuộc Mạng lưới Đài phát thanh Đô thị Mỹ tuyên bố rằng ông Trump đã nói trong chiến dịch tranh cử của mình rằng người da trắng xây dựng nên nước Mỹ. Sau khi các quan chức Nhà Trắng phản hồi rằng ông Trump chưa bao giờ nói như vậy, phóng viên này đã giải thích với tờ Washington Examiner rằng cô nói về bài diễn văn của ông Trump ngày 12/3/2016 tại Vandalia, Ohio trước những người ủng hộ mình.

Tuy nhiên hôm đó, ông Trump tuyên bố rằng: “Chúng ta không thể để các quyền được quy định trong Tu chính án Thứ Nhất bị tước đoạt, thưa các bạn. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra. Chúng ta có quyền nói. Ý tôi là, chúng ta là những người tuân thủ pháp luật. Chúng ta là những người làm việc rất chăm chỉ. Chúng ta là những người đã xây dựng đất nước này và làm cho nó trở nên vĩ đại”. Trong đó, không có câu nào nói rằng người da trắng đã xây dựng nên nước Mỹ.

BM
  
Một số kênh truyền thông nổi tiếng như BuzzFeed, CNN và nhiều tờ báo khác đã bỏ qua các tiêu chuẩn cần phải có của giới truyền thông khi tác nghiệp và đưa thông tin về một việc không hề được kiểm chứng. Một người được cho là cựu tình báo của Anh đã cáo buộc ông Trump và các cộng sự có liên quan tới kompromat (thuật ngữ tiếng Nga chỉ tài liệu được sử dụng để tống tiền hoặc tác động tới các quan chức nhà nước). Theo cựu Chủ tịch Hạ Viên Newt Gingrich trong cuốn “Hiểu về Trump”, báo cáo này đã được “đưa đi dưa lại ở Washington trong nhiều tháng, và không có cơ quan ngoại giao nào xác nhận bất cứ chi tiết nào trong đó”. Vậy mà giới truyền thông dòng chính Hoa Kỳ đã đồng loạt đưa tin dù không có cách nào xác minh tính chính xác của dữ kiện.

BM
Khảo sát cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đáng tin hơn báo chí Mỹ.

Ngoài những bài báo bóp méo, cắt gọt, trích dẫn không đầy đủ lời phát biểu của Tổng thống và những người liên quan, báo chí cánh tả thiên vị Mỹ còn phạm những lỗi lầm ngớ ngẩn chỉ vì sự thành kiến không cân nhắc tới tính chính xác hay công bằng.

Khi một phóng viên tạp chí Time chuyên đi theo thu thập tin tức về Tổng thống nói với các đồng nghiệp rằng một bức tượng bán thân của Martin Luther King Con đã bị chuyển ra khỏi Phòng Bầu dục, ngay lập tức cáo buộc phân biệt chủng tộc về ông Trump được lan tỏa, thúc đẩy sự thù hằn giữa người Mỹ gốc Phi và vị Tổng thống mới. Nhưng hóa ra, bức tượng bán thân của King chưa bao giờ bị đưa ra khỏi Phòng Bầu dục. Anh chàng phóng viên sau đó đã đăng một dòng tweet bào chữa rằng mình đã tìm kiếm bức tượng ít nhất hai lần nhưng có thể nó đã bị che khuất bởi cánh cửa hoặc nhân viên mật vụ.

BM
  
Anh ta hoàn toàn có thể nhầm lẫn, đó là điều bình thường, nhưng anh đã không thể giải thích được vì sao không trực tiếp hỏi Thư ký báo chí Nhà trắng về bức tượng, mà tận dụng ngay cơ hội hạ bệ Tổng thống dựa trên quan niệm cá nhân có sẵn thành kiến của mình.

Và hệ quả thì cũng khó có thể vãn hồi 100% khi hơn 3.000 tổ chức truyền thông đã lặp lại câu chuyện giả dối về một tổng thống da trắng phân biệt chủng tộc, gieo rắc những tư tưởng thù hằn trong cộng đồng Mỹ Phi. (Theo “Hiểu về Trump” của Newt Gringrich)

Còn rất nhiều những câu chuyện khác về ông Trump được giới truyền thông Hoa Kỳ thêu dệt bất chấp đạo đức nghề nghiệp và nguyên tắc xác minh, khách quan, chân thực của người làm báo. Từ việc bẻ cong lời bạn gái cũ Rowanne Brewer Lane của ông Trump, cho tới những quy kết nặng nề hơn đối với các chương trình nghị sự của ông dù chúng có thể tương đồng với những gì người tiền nhiệm của ông đã làm. Và một cách đang được ưa thích là đăng những bài báo gây thiện cảm đối với người dân nhập cư, thậm chí là nhập cư bất hợp pháp, phớt lờ những câu chuyện thương cảm về những trường hợp bị giết, cướp bởi những tên tội phạm là người nhập cư bất hợp pháp, những nhân viên biên phòng, những người nhập cư hợp pháp bị kỳ thị bởi những hành động của những kẻ phạm pháp.

Sự mất niềm tin của người dân

BM
  
Sau một cuộc chiến dài và đơn độc của truyền thông tuyên truyền cánh tả Hoa Kỳ, người dân đã chán ngấy và xa rời những cái loa một chiều. Theo kết quả thăm dò của Gallup công bố vào ngày 14/9/2016, niềm tin của công chúng Mỹ đối với giới truyền thông đã giảm xuống mức thấp nhất mà Gallup từng ghi nhận: từ 68% trong năm 1973 xuống 32% trong năm 2016, đây cũng là thời điểm ông Trump bị công kích nhiều nhất khi tranh cử chức tổng thống Hoa Kỳ.

Sang năm 2017 và 2018, chỉ số niềm tin đã tăng dần lên sau khi chạm đáy, đạt tương ứng 41% và 45%, tuy nhiên con số vẫn đang thấp hơn mức trung bình và đa số người dân vẫn cho rằng truyền thông có xu hướng một chiều và thiên lệch. Cụ thể, vào tháng 6/2018, một cuộc khảo sát của Gallup cho thấy, 62% người được hỏi tin rằng tin tức trên truyền hình, báo chí và truyền thanh là có thiên vị, 44% nói rằng thông tin là báo đài đưa là không chính xác.

BM
Niềm tin của dân chúng Mỹ vào sự chân thực của giới truyền thông chạm đáy vào năm 2016

Một cuộc thăm dò khác của Hiệp hội Hiệp sĩ (Knight Foundation) cũng cho kết quả tương tự, khi 39% số người Mỹ được hỏi cho rằng tin tức trên các kênh truyền thông là sai. Theo đó, thông tin sai được định nghĩa là “những câu chuyện được dựng lên hoặc không thể xác minh được tính chính xác nhưng lại được đưa tới cho người đọc như thể là chính xác”.

Và cũng không có gì quá ngạc nhiên, khi mức độ đánh giá tính xác thực của truyền thông từ phía những người thuộc đảng Dân chủ cao hơn rất nhiều so với người trung lập hoặc thuộc đảng Cộng hòa. Năm 2016, trong khi 51% số người thuộc đảng Dân Chủ (đảng đối lập với đảng cầm quyền của tổng thống) được hỏi tin vào truyền thông, thì con số của nhóm người trung lập và từ đảng Cộng Hòa chỉ là 30% và 14%. Năm 2018, ba tỷ lệ tương ứng là 76%, 42% và 21%.

Thế giới không còn là nơi của truyền thông một chiều

BM
Người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng đánh giá cao tính xác thực của các thông tin trên truyền thông nhiều hơn người trung lập hoặc theo Đảng Cộng hòa.

Truyền thông tuyên truyền có thể đã từng là một công cụ đắc lực và hiệu quả cho các hoạt động cạnh tranh quyền lực và định hướng dư luận. Nhưng dù làm gì, ở ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần dựa trên những nguyên tắc đạo đức cơ bản. Bởi chỉ khi sống và làm việc dựa trên các giá trị phổ quát của nhân loại thì mới nhận được sự ủng hộ của xã hội, đồng thời cũng là chứng nhận “thành nhân” của một người có đạo đức. Đạo đức nhà báo nếu dựa trên những giá trị phổ quát, có thể khái quát thành: sự trung thực (Chân), có trách nhiệm với quyền lợi của người khác (Thiện), sẵn sàng chịu tổn thất vì lẽ phải (Nhẫn).

Truyền thông ngày nay đã quá rộng lớn và đa chiều, tài năng và nhân cách của người làm báo sẽ luôn luôn được kiểm chứng và đánh giá bởi những độc giả sáng suốt và am hiểu. Thông tin trên thế giới không còn là độc quyền của tuyên truyền một chiều, và thế giới cần phải tôn trọng những giá trị phổ quát thì đạo đức xã hội mới thăng hoa trở lại. Bởi chỉ có tuân theo những giá trị đó, mới có thể sinh tồn và thịnh vượng.



Thiên Bình

BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câu chuyện xứ tù mù:

Vì sao ta cần thận trọng trước tin 'Bắc Hàn xử tử quan chức'

BM
Kim Hyok-chol xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội hồi đầu năm nay

Một số báo quốc tế đưa tin phái viên chuyên về hạt nhân của Bắc Hàn đã bị xử tử trong đợt thanh trừng các viên chức có liên quan tới thất bại của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội.

Thế nhưng có một lý do khiến ta cần phải thận trọng khi cân nhắc, đánh giá các tường thuật nói quan chức Bắc Hàn bị xử tử.

Các tuyên bố đó luôn cực kỳ khó kiểm chứng, và thường là không đúng.

BM
  
Cả truyền thông Nam Hàn lẫn chính quyền Seoul đều từng đưa tin về các cuộc thanh trừng trong quá khứ - để rồi các quan chức "đã bị xử tử" vài tuần sau đó lại xuất hiện, vẫn sống và hoàn toàn khỏe mạnh đứng cạnh nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Lần này, mới chỉ có một nguồn tin ẩn danh nói với một tờ báo ở Seoul rằng ông Kim Hyok-chol, cựu phái viên Bắc Hàn tại Hoa Kỳ và là nhân vật chủ chốt trong các cuộc đàm phán trước khi diễn ra kỳ họp thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un và ông Donald Trump tại Hà Nội, bị xử tử tại sân bay Bình Nhưỡng.

Nguồn tin này nói rằng ông bị trừng phạt cùng với bốn viên chức ngoại giao cao cấp khác. Toàn bộ những người này bị cáo buộc tội làm gián điệp cho Hoa Kỳ và trình bày kém tại các cuộc đàm phán khiến không tạo được sự chú ý đúng mức từ phía Mỹ.

BM 

Tin tức cũng nói rằng ông Kim Yong-chol, cánh tay phải của nhà lãnh đạo Bắc Hàn, người được gửi tới Washington để giúp thu xếp hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, đã bị tống vào một trại cải tạo lao động gần biên giới Trung cộng.

Tường thuật này nghe có vẻ hợp lý. Các viên chức chủ chốt này đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc họp thượng đỉnh 2/2019 tới nay. Ông Kim Jong-un rõ ràng là rất tức giận về kết quả các cuộc đàm phán giữa ông với ông Donal Trump và có lẽ muốn tìm người để đổ trách nhiệm.

BM
 
Ván cược ngoại giao của ông với Mỹ cho đến nay là thất bại, không đem về kết quả gì, khiến ông phải chịu nhiều áp lực.

Các lệnh trừng phạt kinh tế gắt gao vẫn đang được duy trì. Các cuộc thảo luận giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn đang trong thế bế tắc.

Tại Bình Nhưỡng, quyết định có thể đã được đưa ra, và cần có ai đó phải trả giá.

BM
Ông Kim Yong-chol tới Mỹ chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thông Trump và ông Kim Jong-un

Đáng chú ý là tờ báo chính thức Rodon Sinmun của Bắc Hàn trong một bài xã luận hồi đầu tuần đã nhắc tới "những kẻ phản bội" và "những kẻ phản đảng". Bài xã luận nói rằng những người "chống đảng" và "có hành động phản cách mạng" cần phải chịu "sự phán xét nghiêm khắc của cách mạng". Không có cái tên nào được nêu ra, nhưng thông điệp thì rất rõ ràng.

Ông Kim Jong-un trước đây đã từng tiến hành các vụ xử tử.

BM
  
Hồi 2013, người dượng quyền lực của ông, Jang Song-thaek, đã bị xử tử về tội phản quốc. Tin tức tình báo Nam Hàn công bố về cái chết của ông nhiều ngày trước khi Bắc Hàn loan tin.

'Bị xử tử' rồi lại xuất hiện

Nhưng tôi dám nói rằng thường thì các tường thuật về những vụ xử tử như thế hóa ra lại là tin giả.

BM
  
Vụ khét tiếng nhất là tin nói về cái chết của ca sĩ Hyon Song-wol. Hồi 2013, cũng tờ bác Nam Hàn trên nói rằng nữ ca sĩ bị bắn chết "bắn dồn dập bằng súng máy trong lúc các thành viên trong đội văn công của cô đứng nhìn".

BM
  
Năm ngoái, Hyon Song-wol 'càn quét' Seoul với việc dẫn đầu đoàn đại biểu Bắc Hàn tới dự Thế vận hội Mùa đông, trông rực rỡ hào nhoáng trong chiếc áo choàng lông, đầy sức sống. Nay cô là một trong những phụ nữ quyền lực nhất Bắc Hàn.

Tình báo Nam Hàn nói hồi 2016 rằng cựu lãnh đạo quân đội Ri Yong-gil bị xử tử về tội tham nhũng. Vài tháng sau, ông này xuất hiện trên truyền thông nhà nước và được thăng chức.

Các nguồn tin bên trong Bắc Hàn thường là những nguồn quý giá nhất cho phóng viên, nhưng cũng là những nguồn gây phiền toái nhất. Chúng tôi không có cách nào kiểm chứng được tin họ đưa.

BM
  
Các nguồn tin tình báo tại Seoul và Hoa Kỳ đang tìm cách tìm hiểu số phận của ông Kim Hyok-chol, nhưng trừ phi Bình Nhưỡng quyết định tự mình công bố ra thì chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ biết được thực hư thế nào.



Laura Bicker

BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc hôm nay là sai lầm của Mỹ 20 năm qua


BM
Hàng loạt tổng thống Mỹ, từ Bill Clinton đến Barack Obama, bị đánh giá là nhìn nhận sai tham vọng của Trung cộng. Hậu quả của "sai lầm 20 năm" đến bây giờ mới bắt đầu phơi bày, khi Trung cộng đã trở nên quá mạnh.

Bài phân tích của giáo sư Panos Mourdoukoutas, trưởng khoa kinh tế Đại học LIU Post (New York, Mỹ), đăng trên tạp chí Forbes.

Từ Biển Đông, Ấn Độ Dương cho đến châu Phi, Trung cộng đang vươn lên mạnh mẽ, thách thức vị thế thống trị của Mỹ. Đây là điều các nhà đầu tư nên trông chừng: căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu lan ra xa hơn, không chỉ riêng thương mại.

Cần phải nhấn mạnh: sự trỗi dậy của Trung cộng không phải vô tình. Nó diễn ra một cách có hệ thống, một chiến lược khổng lồ được giúp đỡ bởi "lòng tốt" của các đời tổng thống Mỹ trước.

BM  
  
Trong một báo cáo công bố gần đây, tổ chức học giả Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR) đánh giá rằng một loạt chính quyền Mỹ, từ trào Bill Clinton đến Barack Obama, đã nhìn nhận sai ý đồ chiến lược của Trung cộng trên nhiều mặt trận; họ đã quá lạc quan về quan hệ Mỹ - Tàu Cộng.

"Trong khi các vị tổng thống này nói chuyện lạc quan trong gần 20 năm, Trung cộng đã áp dụng một chiến lược quy mô dưới thời ông Tập Cận Bình; dùng công cụ địa - kinh tế để lấn ép láng giềng và nhiều quốc gia khác, gần đây nhất là thông qua Sáng kiến Vành đai, con đường (BRI);

BM
  
Vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế, trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ trên quy mô lớn; mở rộng lực lượng quân sự nhằm đẩy Hoa Kỳ phân tán khỏi Nhật Bản và Philippines; xây dựng và quân sự hóa Biển Đông, vi phạm luật quốc tế… Kiên trì vun đắp sức mạnh và ảnh hưởng với mục tiêu chiến lược thách thức vị trí quyền lực số 1 của Mỹ ở châu Á".

BM
  
Trận thương chiến Mỹ - Tàu Cộng ngày nay là hậu quả gây ra bởi loạt chính sách của các đời tổng thống Mỹ trước.

Ở một góc nhìn khác, Ted Bauman - nhà kinh tế thuộc hãng tư vấn thị trường Banyan Hill Publishing - đồng ý rằng nước Mỹ đã đóng một vai trò trong sự trỗi dậy của Trung cộng, nhưng nó không hẳn xuất phát từ "lòng tốt".

BM
  
"Các chính quyền Mỹ liên tiếp nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nền kinh tế Trung cộng hiện đại, trên hết là sự trợ giúp của chính quyền Clinton đưa Tàu Khựa vào Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO)… Nó phản ánh một thay đổi rộng hơn trong bản chất của nền kinh tế chính trị Mỹ, mà điều này lại góp phần tạo ra thâm hụt thương mại của chúng ta với Trung cộng" - ông Bauman phân tích.

Và nói đến thâm hụt thương mại, một "thủ phạm" không nhỏ là chính sách tín dụng dễ dãi của Mỹ vốn cho phép người dân tiêu xài (đôi khi) vượt quá khả năng kiếm tiền, theo chuyên gia Bauman.

"Một quốc gia bị thâm hụt thương mại khi tiêu dùng vượt quá giá trị hàng hóa và dịch vụ nó tạo ra. Người làm công ăn lương Mỹ chính là hạt nhân của vấn đề thâm hụt thương mại với Trung cộng, họ vay mượn tiền để mua hàng hóa Trung cộng trước cả khi bản thân làm ra đủ để trả cho sản phẩm đó" - vị chuyên gia này giải thích.

BM
  
Nói tóm lại: Các chính sách của Mỹ giúp Trung cộng "cất cánh" trong 20 năm qua là một sai lầm nếu nhìn qua lăng kính của hôm nay, nhưng hồi xưa người ta lại thấy đó là cơ hội.

Và hôm nay, chính sách đối đầu Tàu Khựa trông có vẻ như một cơ hội, nhưng 20 năm nữa chúng sẽ ra sao?


Phúc Long

BM


Phần nhận xét hiển thị trên trang