Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

CÁC THỜI KỲ BẮC THUỘC


Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
Bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt An Dương Vương.
Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị diệt năm 207 TCN
Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCNnhà Hán diệt Triệu Đà, chiếm Nam Việt và chia làm chín quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Năm 39, thái thú Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
BẮC THUỘC LẦN THỨ HAI
Năm 43, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang tái chiếm. Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang.
Sự cai trị của Đông Hán tại Giao Chỉ tương đối ổn định đến cuối thế kỷ 2Nhà Hán suy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam nổi dậy ly khai, lập ra nước Chăm Pa (Lâm Ấp).
Trong lúc nhà Hán suy yếu, thái thú Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp tự trị, dù trên danh nghĩa, họ Sĩ vẫn chấp nhận các thứ sử do nhà Hán rồi Đông Ngô cử sang. Một dấu mốc quan trọng thời kỳ này là việc  Giao Chỉ được đổi gọi là Giao châu, trở thành một châu ngang hàng như các châu khác của Trung Quốc theo đề nghị của Sĩ Nhiếp. Năm 226, Sĩ Nhiếp qua đời, nhà Đông Ngô đánh chiếm Giao Châu và chính thức cai trị.
Thời Bắc thuộc lần 2 chấm dứt năm 541 khi Lý Bí khởi binh chống nhà Lương và chính thức thành lập nhà Tiền Lý cùng nước Vạn Xuân.
BẮC THUỘC LẦN THỨ BA
Năm 602nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn XuânLý Phật Tử chưa đánh đã hàng, bị bắt về phương bắc rồi chết ở đó.
Năm 605, nhà Tùy đổi Giao Châu thành quận Giao Chỉ.
Nhà Đường thay nhà Tùy bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu Đô hộ phủ.
Sau đó, nhà Đường đổi thành Phủ Đô hộ An Nam. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ.
Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, người Việt nhiều lần nổi dậy chống nhà Đường. Tiêu biểu nhất là các cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776-791) và Dương Thanh (819-820), song đều thất bại.
Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Thừa dịp,  Hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã đánh chiếm phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục làm Tiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo chết, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.
Năm 923 vua Nam Hán  đem quân sang đánh, tiếp tục đô hộ An Nam.
Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh tan quân Nam Hán và tự xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.
Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô.
Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.
Ba thời kỳ Bắc thuộc này thường được các sử gia Việt Nam gộp lại thành một tên chung là THỜI KỲ BẮC THUỘC kéo dài 1.000 năm.
BẮC THUỘC LẦN THỨ TƯ
Sau thời nhà Ngô đến thời nhà Đinh, Việt Nam chính thức có quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Sang thời Lý, quốc hiệu được đổi là Đại Việt. Trong hơn 400 năm, các triều đại Tiền Lê và Trần, Đại Việt đều đánh thắng các cuộc xâm lăng của Trung Quốc.
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm 1406nhà Minh đem quân sang, lấy lý do là để khôi phục nhà Trần, nhưng thực chất đã sáp nhập Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc và cử quan lại người Hán sang cai trị.
Năm 1407, Giản Định vương, con thứ của vua Trần Nghệ Tông xưng làm Giản Định Đế (1407-1409) để nối nghiệp nhà Trần (thành nhà Hậu Trần) và bắt đầu một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, đến năm 1413 thì hoàn toàn thất bại.
Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thành công, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, và mở đầu một triều đại mới của Việt Nam: nhà Hậu Lê.
So với giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ Bắc thuộc này tuy không dài bằng, nhưng chính sách đồng hóa và bóc lột được thực hiện mạnh mẽ hơn. Nhà Minh bắt người Việt phải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Các tài sản quý như người tài, sách vở, báu vật đều bị đem về Trung Quốc. Trong số đó có các cuốn sách văn học, lịch sử, binh pháp,… có giá trị và đã được truyền lại từ nhiều đời, hầu hết đã trở thành thất truyền ở Đại Việt kể từ đó. Khoảng 7600 thương gia và nghệ nhân Đại Việt (trong đó có nghệ nhân chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng, nghệ nhân kiến trúc Nguyễn An, một thiên tài kiến trúc người Việt đã thiết kế và xây dựng cố cung Bắc Kinh ngày nay) đã bị bắt đưa sang Nam Kinh, thủ đô Trung Quốc thời bấy giờ. Ngoài ra, nhà Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng (bao gồm cả thuế muối) cùng với việc đẩy mạnh khai thác các sản vật quý phục vụ việc cống nộp.
(Tóm lược theo tài liệu của Wikipedia)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: