NHÌN TỪ XA ... TỔ QUỐC
Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc - nằm trong danh sách khá dài những bài thơ “phản kháng” - tự nó đã nặng mùi chính trị. Lưu chuyển nó - nếu gặp người khắt khe - cũng có thể bị coi là có ý đồ không tốt. Nhưng chẳng lẽ bình thơ mà gặp bài thơ nội dung súc tích như thế, kỹ thuật thơ hay như thế lại đang tâm ngoảnh mặt làm ngơ? Thế là tôi quyết định viết Lời Bình cho bài thơ.
Tôi không muốn biến bài bình thơ của mình thành một phương tiện tuyên truyền. Đối với những độc giả hiểu biết thì làm như thế là thừa, phí công vô ích. Đối với người khác thì họ đâu có thèm để mắt tới những bài viết khô khan, khó đọc như thế này.
Vì thế tôi chỉ chú trọng đến khía cạnh văn chương: kỹ thuật thơ, tứ thơ, hơi thơ, hồn thơ …
Nhưng khi giải thích một câu thơ - đặc biệt trong bài thơ này – nó sẽ ít nhiều đụng đến lập trường, quan điểm. Nói thì chưa chắc người đọc sẽ tin, nhưng tôi đã đứng ngay thẳng, nghiêm chỉnh để viết lời bình cho NTXTQ.
Dĩ nhiên bình thơ - ngoại trừ những bài thơ toàn bích rất hiếm gặp - phải có khen, có chê. Đụng đến khen chê thì có người đồng ý, có người không. Tôi sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến của các bậc trương thượng, của các bạn văn, bạn thơ, của những người yêu văn chương, và của mọi độc giả. Khen chê gì xin quý vị cứ gởi đến. Tôi sẽ trả lời tất cả, không trừ một ai. Nếu ý kiến hay, sẽ được tuyển lựa để đưa vào bài viết tổng hợp: Ba Bài Thơ Phản Kháng - Lời Bình – So Sánh và Tranh Luận.
Ba bài thơ đó là: NTXTQ của Nguyễn Duy, TLTS của Đỗ Trung Quân và Bánh Vẽ của Chế Lan Viên
Xin cám ơn bất cứ ai đọc bài viết này.
Phạm Đức Nhì
Nghe Mang Máng Về Bài Thơ
Tứ Thơ: Bài thơ không có phép ẩn dụ toàn bài nên ý với tứ là một - từ xa nhìn về tổ quốc thấy quê hương dân tộc có quá nhiều vấn nạn (căn bệnh) quái ác mà không biết cách giải quyết (chữa trị) nên lòng đau quặn thắt.
Hình Thức: Bài thơ vẫn còn vóc dáng của thơ mới nhưng tác giả đã biết phá luật, tháo bỏ xích xiềng để có thể tự do phóng bút.
1/ Viết hết ý thì thôi, không cần biết bài thơ có bao nhiêu câu.
2/ Số chữ trong câu tự do thoải mái.
3/ Vần liên tiếp kiểu Nhớ Rừng nhưng nhiều phá lệ khéo léo, hợp lý nên độ ngọt của thơ vừa phải, không có hội chứng “nhàm chán vần”.
Ngôn Ngữ Hình Tượng: Rất xuất sắc, đầy ấn tượng, đặc biệt ở phần chính của bài thơ - những vấn nạn của quê hương dân tộc.
Bố Cục: Bài thơ có thể chia làm 4 phần:
1/ Nhập đề: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
2/ Phần đầu của thân bài: Những chứng bệnh (vấn nạn) trầm trọng của quê hương, dân tộc.
3/ Phần sau của thân bài: Chẩn đoán (tìm nguyên nhân) và cách chữa trị
4/ Kết luận: Niềm tin ở tương lai dân tộc
Hoàn Cảnh Ra Đời Của Bài Thơ
Bài thơ được (bắt đầu) viết vào một đêm ở Moscow (Nga) nên tác giả thấy thấp thoáng cái bóng của mình dưới ngọn đèn và nẩy ra ý định trò chuyện với nó để bày tỏ tâm sự và dàn trải tứ thơ. Ông viết với tâm thế của “bên thắng cuộc” – là con cưng của chế độ (được du học ở Nga) - một lòng một dạ sắt son yêu quê hương đất nước:
“Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ”
Những Căn Bệnh Quái Ác
Đây là phần chính của bài thơ - tác giả vạch ra những vấn nạn lớn của quê hương, dân tộc.
1/ Hát đồng ca
Có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm“ta là ta mà ta cứ mê ta” (*)
chân thành và say đắm“ta là ta mà ta cứ mê ta” (*)
tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng
thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên thum thủm cả tim gan
thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên thum thủm cả tim gan
(*) Thơ Chế Lan Viên
ợ lên thum thủm cả tim gan
Từ những bài học dạy con em ở trường, những câu nói cửa miệng của cán bộ đảng và nhà nước đến những khẩu hiệu biểu ngữ đỏ đường, đỏ thành phố trên khắp quê hương thường có đoạn: Đất nước ta giầu và đẹp. Trong bài hát Tình Đất Đỏ Miền Đông của Trần Long Ẩn có câu “Trong đấu tranh người Miền Đông anh dũng; trong lao động người lại cũng anh hùng (nghĩa là còn hơn cả cần cù chăm chỉ). Thế nhưng “sao thật lắm ăn mày?” Theo tôi, cơ chế chính quyền và cơ cấu xã hội bất công - đặc biệt là chính sách Làm Chủ Tập Thể (cha chung không ai khóc) - đã làm nguội lạnh ý chí, nhiệt tình lao động của người dân; thà đi ăn mày còn hơn “còng làm cho thẳng lưng ăn”.
3/ Thương binh liệt sĩ bị bỏ bê.
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
(Ai? Tôi!, Chế Lan Viên)
sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu
nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng
Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện
ma cụt đầu phục kích nhà quan
Đức tin, tín ngưỡng của con người bị ngang nhiên xúc phạm, chà đạp. Tính vô thần của Chủ Nghĩa Cộng Sản lộ rõ mặt, không còn lấp liếm chối cãi được nữa.
Xứ sở linh thiêng
sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Giấy rách mất lề
tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc
Thiện – Ác nhập nhằng
Công Lý nổi lênh phênh
Xứ sở linh thiêng
sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Giấy rách mất lề
tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc
Thiện – Ác nhập nhằng
Công Lý nổi lênh phênh
5/ Công việc giáo dục, đào tạo nhân tài cho tương lai bị bỏ bê, coi thường.
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
mở mắt… bóng nhân tài thất thểu
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
mở mắt… bóng nhân tài thất thểu
Tám câu thơ đã vẽ lên những bức tranh thê thảm của tuổi trẻ Việt Nam, hoàn toàn trái ngược với những thông tin “màu hồng” từ các phương tiện tuyên truyền của nhà nước. Với một thế hệ trẻ như vậy, tương lai đất nước thật vô cùng ảm đạm. Ở đây hình tượng thơ đã thừa sức thuyết phục, không cần biện giải dài dòng.
6/ Nhân phẩm con người rẻ mạt
Và con người - để sống còn - phải học dối gian, lừa đảo, trở thành những thứ điếm.
Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…
Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng
vì hạ giá linh hồn
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…
Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng
vì hạ giá linh hồn
phải tự hủy hoại nhân phẩm và lắm lúc phải bán rẻ linh hồn.
7/ Cơ chế chính quyền, cơ cấu xã hội thối nát sao thật lắm Lãn Ông
lắm mẹo lãn công……………………
Tội lỗi dửng dưng
lạnh lùng gian ác vặt
buôn hàng lậu – buôn quan – buôn thánh thần – buôn tuốt…
quyền lực bày ra đấu giá trước công đường
quyền lực bày ra đấu giá trước công đường
8/ Nhiều chính sách tàn ác, phân biệt đối xử, gây chia rẽ
sao thật lắm thần dân lìa xứ
lắm cuộc chia li toe toét cười
Mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa
chen nhau sang nước người làm thuê
Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh
nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về
chen nhau sang nước người làm thuê
Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh
nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về
nên:
tôi bước lên bờ ở lại quê hương (2)
trái tim vô tình
tia nhìn thù hận
các anh cướp mất của tôi
những tháng năm đẹp nhất cuộc đời” (2)
9/ Luật pháp như đùa, lãnh chúa và đủ loại vua xuất hiện
Các quan chức địa phương thì không do dân bầu trực tiếp như các nước dân chủ mà từ tiền bạc và thế lực phe nhóm. Quan chức cao thấp các ngành không được tuyển chọn do khả năng chuyên môn mà đều có “giá cả” như một món hàng giữa chợ - chồng tiền là lãnh chức. Người mua chức sẽ trở thành lãnh chúa một vùng, thành vua trong ngành và tha hồ vơ vét để lấy lại vốn và sau đó kiếm lời.
Xứ sở kỷ cương
sao thật lắm thứ vua
vua mánh – vua lừa – vua chôm – vua chỉa
vua không ngai – vua choai choai – vua nhỏ…
Lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ
lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa như có như không có
một người đi chật cả con đường
sao thật lắm thứ vua
vua mánh – vua lừa – vua chôm – vua chỉa
vua không ngai – vua choai choai – vua nhỏ…
Lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ
lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa như có như không có
một người đi chật cả con đường
Những thành phần lừa đảo, mánh mung chôm chỉa cũng trở thành những vua con trong lãnh vực mình hoạt động. “Luật pháp như đùa như có như không có” nghĩa là chỉ áp dụng với dân đen còn thì dung túng cho đám có quyền, có tiền tự tung, tự tác.
Những Vấn Nạn Của Quê Hương Dân Tộc là phần hay nhất, được nhắc đến và trích dẫn nhiều nhất của bài thơ. Ông bạn tù - cán bộ Sở Văn Hóa TT - cho rằng nội dung đã “đụng đến những yếu huyệt của chế độ” chắc là ông muốn nói đến phần này. Nguyễn Duy tạo ra được những đoạn thơ tuyệt vời như thế, trước tiên, vì ông là người “nằm trong chăn” nên “biết chăn có rận”. Nhưng có phải mình ông biết đâu. Con số “biết chăn có rận” lên đến hàng vạn, hàng triệu người nhưng chỉ có ông lòng đau quặn thắt vì yêu nước thương dân, tài thơ trác tuyệt, đởm lược hơn người, lại gặp lúc cao hứng - cảm xúc sôi lên phủ mờ lý trí – không biết sợ, không suy tính thiệt hơn nên mới “tuôn ra” được những vần thơ chân thật, có hồn. Ông viết về những xấu xa tệ hại của XHCN và con người Việt Nam đúng và thật quá, ngôn ngữ hình tượng mạnh mẽ, sinh động và táo bạo quá. Chính ông sau này cũng phải công nhận “khi viết xong thì chính bản thân tôi cũng bất ngờ bởi vì không nghĩ là mình viết được những câu thơ như vậy.”
Chẩn Đoán Bệnh Và Cách Chữa Trị
Muốn bắt đúng bệnh thì việc đầu tiên phải cho bác sĩ thấy, sờ, khám những bộ phận của cơ thể bị che dấu bởi nhiều lớp áo quần - phải “lột mặt nạ” để nhìn rõ chân tướng sự vật
Thì lột mặt đi lần lữa mãi mà chi
dù dối nữa cũng không lừa được nữa
khôn và ngu đều có tính mức độ
dù dối nữa cũng không lừa được nữa
khôn và ngu đều có tính mức độ
Và thi sĩ đã tìm ra mấy nguyên nhân đã gây ra và ủ bệnh từ nhiều năm:
miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít
mất vệ sinh bội thực tự hào
Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi
mất vệ sinh bội thực tự hào
Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi
1/ Áp đặt quá hấp tấp “bước quá độ” của CNXH vào hoàn cảnh đất nước Việt Nam trong khi cơ sở vật chất còn chưa đủ lớn, đủ vững.
2/ Tự hào vô lối, vô căn cứ đến độ “bội thực”, cả nước vỗ ngực ngợi ca mình, ngợi ca đảng, ngợi ca chế độ, ngợi ca nhau đến mức “ngộ độc ca ngợi”.
3/ Trên lừa dưới, dưới lừa trên, cả nước lừa nhau để được sống “an lành”. Cụm từ “sự thật hôn mê” được dùng rất chính xác, rất đắt.
Nhưng muốn chữa trị thì Nguyễn Duy bất lực:
“biết thế nhưng mà biết làm thế nào”
Bốc thang chửi bới thì sợ bị lợi dụng, van lạy để cầu xin đổi mới thì không biết:
“Đổi mới thật hay giả vờ đổi mới”
nên đành buông một câu hỏi bâng quơ mà chính mình không biết - và không ai có thể cho mình - câu trả lời:
“Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?”
Đối Thoại Với Cái Bóng - Và Hồn Thơ
Sau phần nhập đề - khoảng trên dưới 20 câu nhẹ nhàng từ tốn - nhịp thơ nhanh dần lên khi bước vào phần chính của tứ thơ. Cũng là người làm thơ, tôi có cảm giác Nguyễn Duy đang lên cơn điên – điên vì quá đau thương, điên vì quá giận dữ. Ông đã không đắn đo hơn thiệt, không biết sợ hãi, để mặc cho các con chữ tuôn ra. Cảm xúc từ mỗi chữ, mỗi câu tỏa ra nóng hổi. Ý này nối tiếp ý kia, vấn nạn sau nối tiếp vấn nạn trước, chảy xiết cứ như dòng sông vào mùa nước lũ. Nhưng sao thật lạ! Ở những đoạn sau, cảm xúc từ mỗi câu thơ vẫn nóng như lửa, cơn điên của tác giả hình như vẫn chưa hạ, mà sao có một “cái gì đó”, một “lực nào đó” trì kéo lại, không cho tứ thơ chuyển động nhanh như trước. Tôi đọc lại phần chính của tứ thơ vài lần và hình như đã tìm ra nguyên nhân.
Số là Nguyễn Duy trong lúc xác lập khung cảnh (setting) của bài thơ đã có một sáng kiến. Để khỏi phải tự mình đơn độc kể lể giãi bày tâm sự như các thi sĩ khác ông “đè” cái bóng của chính mình ra để nói chuyện với nó. Làm thế có cái lợi trước mắt là giọng thơ bớt đơn điệu. Tôi đã nghe ông đọc bài thơ trên Youtube. Mỗi lúc quay qua nhấn giọng hỏi cái bóng: Ai? thì vài khán giả ngồi gần ông – cũng giống ông - mắt lại sáng lên khoái chí; không khí bài thơ tươi, vui hơn.
Tuy nhiên, để có được cái không khí có vẻ tươi vui ấy bài thơ đã phải trả một giá khá đắt. Một là, hỏi giật giọng như vậy một, hai lần thì còn lôi cuốn sự chú ý của độc giả, tạo không khí sống động cho bài thơ, nhưng chơi cái mửng ấy đến 10 lần - mà lần nào câu hỏi cũng chỉ một chữ Ai? và câu trả lời cũng là dáng điệu bất tri, bất lực của cái bóng (3) - thì càng về sau cảm giác nhàm chán càng nặng nề. Hai là, về chữ nghĩa, ý tứ thì bài thơ nhất khí liền mạch nhưng hơi thơ, dòng thơ thì vì phải qua hơi nhiều bảng Stop nên không có trớn, chảy không được nhanh, được mạnh, không tận dụng được sự gia tăng tốc độ và cường độ dòng chảy khi có “sóng sau dồn sóng trước”. Do đó, thiệt thòi cho sự lớn mạnh của hồn thơ.
Tôi nghĩ rằng nếu không có quá nhiều bảng Stop do “đối thoại với cái bóng” tạo ra thì hơi thơ, hồn thơ sẽ mạnh hơn nhiều và giá trị nghệ thuật của bài thơ còn cao hơn nữa.
Nguyễn Duy đã moi tâm huyết, dùng tài thơ của mình vẽ lên bức tranh về con người và quê hương đất nước Việt Nam rất sinh động, rất thật nhưng đen như mõm chó, đen như cái “sự đời”. Vâng, bức tranh Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc đầy đủ, cụ thể, rõ nét, sinh động và “đen” hơn bức tranh của cô giáo nhiều. Nhưng nhà thơ của chúng ta lại rất lạc quan bảo người dân Việt Nam:
ta là dân - vậy thì ta tồn tại (sic!)
nặng nhọc thay
Dù có sao đừng thở dài
Còn da lông mọc còn chồi nảy cây
“Thôi! Bác cũng đừng quá buồn. Hết cơn bỉ cực tới hồi thái lai.” (Sau đó nếu nó cứ bỉ cực hoài mà không thấy thái lai thì cũng cố chịu vậy nhé)
Khi viết:
Giọt từng giọt
nặng nhọc thay
không biết có phải ngài muốn nói đến việc thay máu nhiễm trùng không? Nếu đúng thế thì nhà thơ kiêm bác sĩ (mà tôi rất yêu mến và nể trọng) đang … mơ. Lẽ ra phải giải quyết cái nguồn đưa vi trùng vào máu thì ngài lại “thay máu từng giọt”. Chữa bệnh kiểu đó thì ngài – và hàng mấy chục triệu bệnh nhân khác - sẽ “chết trước giờ xổ số”.
“Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết”
Nhân sĩ Bắc Hà và cả miền nam (13 năm sau ngày đổi chủ)) đã biết rõ chế độ XHCN nó nguy hại như thế mà miệng vẫn ngậm tăm. Để giải thích hiện tượng này nhà phê bình Chu Văn Sơn đã viết “Rồi yêu nước cũng phải có chỉ đạo nữa. Có phải thế không mà lòng yêu nước, nỗi đau đời lắm khi cứ phải nói chui như một thứ hàng lậu. Thiện chí bị nghi ngờ, thiện tâm bị cảnh giác. Lời tâm huyết bị kiểm duyệt, cắt xén sao cho hợp những cái khuôn cấm kỵ, lọt được những lỗ tai đông đặc nghi kỵ.https://ngominhblog.wordpress.com/2015/02/26/nhin-tu-xa-to-quoc-tieng-tho-quan-quai-bi-hung/
Riêng Nguyễn Duy, ông không chỉ than suông mà đã viết – viết đúngnhững vần thơ tuẫn tiết - phổ biến là có thể mất mạng hoặc tù đày. Biết thế nhưng ông vẫn cứ “chơi” và sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Người đời kính trọng ông, yêu mến ông vì tài thơ, vì lòng yêu nước, nhưng có lẽ còn kính trọng và yêu mến ông nhiều hơn nữa vì đởm lược – thái độ anh hùng, hiên ngang bất khuất - của ông. Bàì thơ vì thế xuất hiện đúng lúc, tính thời sự nóng hổi, có tiếng vang lớn cả bắc lẫn trong nam.
Phạm Đức Nhì
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét