Các đoàn Đại biểu tại Phiên họp sáng ngày 20/5
Minh Châu
Việt Nam Thời báo
23.5.2019
(VNTB) - Tính đến hiện tại, về mặt truyền thông, đây là kỳ họp Quốc hội có ít hình ảnh được đăng tải trên báo chí, từ bản in đến phiên bản điện tử. Đặc biệt là không có hình ảnh của vị đại biểu Quốc hội tổng bí thư đảng, chủ tịch nước.
Một điểm lạ nữa là trong diễn văn khai mạc, bà chủ tịch Quốc hội đã không xướng bất kỳ một chức danh cụ thể nào khi bắt đầu cụm từ quen thuộc “Kính thưa…”. [http://media.chinhphu.vn/video/chu-tich-quoc-hoi-nguyen-thi-kim-ngan-phat-bieu-khai-mac-ky-hop-thu-bay-quoc-hoi-khoa-xiv-12009]. Đây là điều chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử khai mạc các kỳ họp Quốc hội ở nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản tin trên trang của Quốc hội viết: “Sáng ngày 20-5, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh các Đoàn đại biểu Quốc hội tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV”
(VNTB) - Tính đến hiện tại, về mặt truyền thông, đây là kỳ họp Quốc hội có ít hình ảnh được đăng tải trên báo chí, từ bản in đến phiên bản điện tử. Đặc biệt là không có hình ảnh của vị đại biểu Quốc hội tổng bí thư đảng, chủ tịch nước.
Một điểm lạ nữa là trong diễn văn khai mạc, bà chủ tịch Quốc hội đã không xướng bất kỳ một chức danh cụ thể nào khi bắt đầu cụm từ quen thuộc “Kính thưa…”. [http://media.chinhphu.vn/video/chu-tich-quoc-hoi-nguyen-thi-kim-ngan-phat-bieu-khai-mac-ky-hop-thu-bay-quoc-hoi-khoa-xiv-12009]. Đây là điều chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử khai mạc các kỳ họp Quốc hội ở nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản tin trên trang của Quốc hội viết: “Sáng ngày 20-5, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh các Đoàn đại biểu Quốc hội tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV”
[http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=40336].
Theo bản tin kèm bộ ảnh này, có thể khẳng định sự vắng mặt của ông Nguyễn Phú Trọng. Không thấy báo chí tường thuật về lý do, vì sao ông Nguyễn Phú Trọng đã không thực hiện trách nhiệm là vị đại biểu của nhân dân tại Quốc hội?. Bởi theo thủ tục, nếu một vị đại biểu Quốc hội không thể tham dự kỳ họp định kỳ của Quốc hội, cần phải có đơn xin phép vắng mặt.
Báo Nhân dân, bản in phát hành ngày 21-05, đưa tin: “Sáng 20-5, Kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIV khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Trước đó, từ 7 giờ 15 phút, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên các tấm hình được đăng trên báo ở nghi thức phiên khai mạc lẫn nghi thức quen thuộc của đặt vòng hoa vào viếng lăng, đều không có sự hiện diện của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Đây là một sự kiện dường như chưa bao giờ xảy ra, kể từ sau kỳ họp Quốc hội thống nhất đất nước ở năm 1976.
Lâu nay, độc giả Việt Nam đã ‘quen mắt’ mục “breaking news” khi đọc trên các báo hay các chương trình tin tức nước ngoài, có nghĩa là tin nổi bật nhất trong ngày. “Breaking” ở trong cụm từ này có thể hiểu là tính từ, còn “news” là danh từ. Các báo ở Việt Nam sử dụng cụm từ “Tiêu điểm”, “Tin nóng”. “Dòng sự kiện” với hàm ý nghĩa tương tự “breaking news”.
Khó hiểu là các diễn biến ở kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIV, tính đến lúc này lại không được các tờ báo (phiên bản điện tử) cho hiện diện ở vị trí bắt mắt nhất thường thấy của ‘breaking news’. Dễ dàng kiểm chứng điều ấy ở các báo từ Thông Tấn Xã Việt Nam, Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng đến báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Vietnam Net, VnExpress…
Vì sao? Phải chăng nguyên nhân chính là sự vắng mặt trên các khuôn hình báo chí của vị đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng?
Trước ngay khai mạc kỳ họp thứ bảy của Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện liên tiếp ở hai buổi họp/ hội nghị được cho là quan trọng nhất nhì của đảng cầm quyền. Báo chí đã truyền thông hình ảnh rất mạnh mẽ về hai lần xuất hiện đó của ông Nguyễn Phú Trọng. Phải chăng cuộc họp Quốc hội là thứ yếu nên sự vắng mặt của ông Nguyễn Phú Trọng là có thể chấp nhận?
Ở đây, nhiều ý kiến cho rằng có thể nguyên cớ đến từ việc nếu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ‘ngồi’ để dự họp Quốc hội, mà không thể ‘đứng’ để thực hiện các nghi thức chào cờ, các lễ của đặt vòng hoa viếng lăng…, thì sẽ tạo ra một ‘breaking news’ bất lợi cho cả hai chiếc ghế quyền lực bậc nhất quốc gia do cùng một người đang đảm nhận.
Trong một hội thảo “Breaking News - Sức mạnh của chương trình thời sự” dành riêng cho các đài truyền hình ở Việt Nam, tham luận đầu tiên được trình bày là của cơ quan thường trú của Đài truyền hình Việt Nam tại Mỹ, thể hiện dưới dạng video. Theo phóng viên Trần Hà chia sẻ trong tham luận, hầu hết các đài truyền hình lớn của Mỹ như CNN, CBS hay ABC đều dành thời lượng riêng cho các bản tin ‘Breaking News’.
Tin nóng có thể xen ngang một bản tin bình thường và thông thường chỉ có một số phóng viên giỏi nhất, được phân công đảm nhận việc đưa tin ‘Breaking News’. Theo phóng viên Trần Hà, điều quan trọng khi xử lý các tin nóng, đó là việc người phóng viên phải có một cái đầu “lạnh”.
Như vậy, rõ ràng sau vấn đề về sức khỏe xảy ra ở chuyến công tác 'đột xuất' tại tỉnh Kiên Giang của ông Nguyễn Phú Trọng, giờ đây các diễn biến về bệnh tình của người đứng đầu đảng cộng sản luôn được báo chí trong và ngoài nước cử các phóng viên giỏi nhất, có mối quan hệ tốt nhất đàng sau cánh gà chính trị để thực hiện ‘Breaking News’. Chính điều này đã góp thêm phần dè dặt của Bộ Chính trị trong các kịch bản về sự xuất hiện rộng rãi, công khai đến chừng mực nào của ông Nguyễn Phú Trọng.
Xem ra hoàn toàn có căn cứ cho nghi vấn tham vọng chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng đang phải khép lại với lý do sức khỏe. Giờ đây, ông đã có thể nghỉ ngơi, vui thú điền viên bên gia đình của mình, sau thời gian dài cống hiến trí tuệ, sức lực cho đảng cộng sản Việt Nam.
Theo bản tin kèm bộ ảnh này, có thể khẳng định sự vắng mặt của ông Nguyễn Phú Trọng. Không thấy báo chí tường thuật về lý do, vì sao ông Nguyễn Phú Trọng đã không thực hiện trách nhiệm là vị đại biểu của nhân dân tại Quốc hội?. Bởi theo thủ tục, nếu một vị đại biểu Quốc hội không thể tham dự kỳ họp định kỳ của Quốc hội, cần phải có đơn xin phép vắng mặt.
Báo Nhân dân, bản in phát hành ngày 21-05, đưa tin: “Sáng 20-5, Kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIV khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Trước đó, từ 7 giờ 15 phút, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên các tấm hình được đăng trên báo ở nghi thức phiên khai mạc lẫn nghi thức quen thuộc của đặt vòng hoa vào viếng lăng, đều không có sự hiện diện của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Đây là một sự kiện dường như chưa bao giờ xảy ra, kể từ sau kỳ họp Quốc hội thống nhất đất nước ở năm 1976.
Lâu nay, độc giả Việt Nam đã ‘quen mắt’ mục “breaking news” khi đọc trên các báo hay các chương trình tin tức nước ngoài, có nghĩa là tin nổi bật nhất trong ngày. “Breaking” ở trong cụm từ này có thể hiểu là tính từ, còn “news” là danh từ. Các báo ở Việt Nam sử dụng cụm từ “Tiêu điểm”, “Tin nóng”. “Dòng sự kiện” với hàm ý nghĩa tương tự “breaking news”.
Khó hiểu là các diễn biến ở kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIV, tính đến lúc này lại không được các tờ báo (phiên bản điện tử) cho hiện diện ở vị trí bắt mắt nhất thường thấy của ‘breaking news’. Dễ dàng kiểm chứng điều ấy ở các báo từ Thông Tấn Xã Việt Nam, Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng đến báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Vietnam Net, VnExpress…
Vì sao? Phải chăng nguyên nhân chính là sự vắng mặt trên các khuôn hình báo chí của vị đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng?
Trước ngay khai mạc kỳ họp thứ bảy của Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện liên tiếp ở hai buổi họp/ hội nghị được cho là quan trọng nhất nhì của đảng cầm quyền. Báo chí đã truyền thông hình ảnh rất mạnh mẽ về hai lần xuất hiện đó của ông Nguyễn Phú Trọng. Phải chăng cuộc họp Quốc hội là thứ yếu nên sự vắng mặt của ông Nguyễn Phú Trọng là có thể chấp nhận?
Ở đây, nhiều ý kiến cho rằng có thể nguyên cớ đến từ việc nếu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ‘ngồi’ để dự họp Quốc hội, mà không thể ‘đứng’ để thực hiện các nghi thức chào cờ, các lễ của đặt vòng hoa viếng lăng…, thì sẽ tạo ra một ‘breaking news’ bất lợi cho cả hai chiếc ghế quyền lực bậc nhất quốc gia do cùng một người đang đảm nhận.
Trong một hội thảo “Breaking News - Sức mạnh của chương trình thời sự” dành riêng cho các đài truyền hình ở Việt Nam, tham luận đầu tiên được trình bày là của cơ quan thường trú của Đài truyền hình Việt Nam tại Mỹ, thể hiện dưới dạng video. Theo phóng viên Trần Hà chia sẻ trong tham luận, hầu hết các đài truyền hình lớn của Mỹ như CNN, CBS hay ABC đều dành thời lượng riêng cho các bản tin ‘Breaking News’.
Tin nóng có thể xen ngang một bản tin bình thường và thông thường chỉ có một số phóng viên giỏi nhất, được phân công đảm nhận việc đưa tin ‘Breaking News’. Theo phóng viên Trần Hà, điều quan trọng khi xử lý các tin nóng, đó là việc người phóng viên phải có một cái đầu “lạnh”.
Như vậy, rõ ràng sau vấn đề về sức khỏe xảy ra ở chuyến công tác 'đột xuất' tại tỉnh Kiên Giang của ông Nguyễn Phú Trọng, giờ đây các diễn biến về bệnh tình của người đứng đầu đảng cộng sản luôn được báo chí trong và ngoài nước cử các phóng viên giỏi nhất, có mối quan hệ tốt nhất đàng sau cánh gà chính trị để thực hiện ‘Breaking News’. Chính điều này đã góp thêm phần dè dặt của Bộ Chính trị trong các kịch bản về sự xuất hiện rộng rãi, công khai đến chừng mực nào của ông Nguyễn Phú Trọng.
Xem ra hoàn toàn có căn cứ cho nghi vấn tham vọng chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng đang phải khép lại với lý do sức khỏe. Giờ đây, ông đã có thể nghỉ ngơi, vui thú điền viên bên gia đình của mình, sau thời gian dài cống hiến trí tuệ, sức lực cho đảng cộng sản Việt Nam.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét