Có thể, động thái tẩy chay Huawei mới đây sẽ đẩy nhanh quá trình tạo ra một "bức màn" số ngăn cách thế giới thành 2 khu vực công nghệ riêng biệt, 2 bên sẽ mang trong mình mục tiêu loại trừ lẫn nhau.
Ngày 20/5, Bloomberg đưa tin, các nhà sản xuất chip của Mỹ gồm Qualcomm, Xilinx và Broadcom thông báo với các nhân viên rằng họ sẽ không tiếp tục cung cấp linh kiện cho "gã khổng lồ" ngành viễn thông của Trung Quốc cho đến khi có thông báo mới. Các công ty của Mỹ cần sự phê duyệt từ chính quyền Tổng thống Trump để tiếp tục việc hợp tác với Huawei. Bởi vậy, các nhà sản xuất chip dường như đang rất cẩn trọng về vấn đề này.
Động thái tương tự đã diễn ra trước đây, khi ZTE bị cấm mua các loại linh kiện điện tử từ Mỹ sau khi không thực hiện đúng cam kết về thoả thuận giải quyết các cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt thương mại. Nhân viên của các nhà sản xuất chip được yêu cầu tạm dừng việc thực hiện các chuyến hàng, cho đến khi họ nhận thức rõ được những gì được phép làm và những gì bị cấm. Cuối cùng, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm (sau đó đã được dỡ bỏ) khiến công ty này cũng phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo Bloomberg, khả năng chính phủ Mỹ cắt nguồn cung cấp linh kiện cho Huawei chính là những gì ban lãnh đạo của công ty này dự đoán trong gần 1 năm. Huawei đã có ít nhất 3 tháng chuẩn bị, tích trữ nguyên vật liệu. 3 tháng không phải là khoảng thời gian dài, nhưng cũng đủ để cho thấy rằng công ty có trụ sở ở Thâm Quyến này đã nghiêm túc chấp nhận mối đe doạ này như thế nào.
Đã có những ý kiến cho rằng, động thái mới nhất trong bối cảnh căng thẳng leo thang là một phần của chiến lược tạm thời của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và sẽ được giải quyết ở các cuộc đàm phán trong tương lai. Huawei hay là cả các nhà lãnh đạo của Trung Quốc dường như lại không có tư duy đơn giản đến mức có cùng quan điểm trên. Ngay cả những lệnh cấm vận áp dụng trong thời gian ngắn nhất cũng là minh chứng cho họ rằng Trung Quốc sẽ không còn có thể dựa dẫm vào những nhà cung cấp bên ngoài.
Giờ đây, chúng ta có thể dự đoán rằng Trung Quốc sẽ nỗ lực gấp đôi để cho ra mắt một hệ điều hành cho smartphone của riêng mình, tự thiết kế chip, phát triển công nghệ bán dẫn (bao gồm các công cụ thiết kế và thiết bị sản xuất) và thiết lập những tiêu chuẩn công nghệ của riêng họ. Có thể, chính điều này sẽ đẩy nhanh quá trình tạo ra một "bức màn" số ngăn cách thế giới thành 2 khu vực công nghệ riêng biệt, 2 bên sẽ mang trong mình mục tiêu loại trừ lẫn nhau.
Dù dự đoán được những biến động có thể xảy đến, nhưng một hệ điều hành Android kiểu Trung Quốc - tạm gọi là Chandroid, lại không thể sánh ngang với phiên bản được Google phát triển. Các loại chip viễn thông do Trung Quốc tự sản xuất sẽ có hiệu suất kém hơn so với chip của Qualcomm và Xilinx. Dù nỗ lực tự sản xuất các linh kiện trong nước có thể đổ bể bởi các nhà sản xuất của phương Tây vẫn còn đó, nhưng thất bại không còn là một lựa chọn đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc sẽ "rót" thêm một lượng lớn tiền trợ cấp để đảm bảo ngành công nghiệp không bị tuột dốc. Tiền không thể giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, thời gian trôi qua thì kinh phí trợ cấp của nhà nước sẽ vượt qua những thách thức để đưa các nhà sản xuất linh kiện trong nước trở thành lựa chọn khả thi, nếu không thể so sánh với công nghệ của Mỹ. Dường như phía Mỹ không có sự can thiệp của chính trị trong việc tung gói trợ cấp cho các công ty trong nước ở cùng quy mô như vậy.
Ban đầu, Trung Quốc chưa cần giành phần thắng về phía mình bởi rõ ràng rằng Mỹ đang chiếm nhiều ưu thế hơn. Tuy nhiên, sự dẫn đầu trong công nghệ 5G của Huawei cho thấy rằng họ không thể trụ vững ở vị trí này mãi mãi.
Vì vậy, cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ đã bắt đầu diễn ra. Kẻ chiến thắng sẽ không phải là bên có được những chiến binh xuất sắc nhất, mà là bên có khả năng chịu đựng "nỗi đau" thua lỗ lâu hơn.
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét