Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

NASA vĩ đại trở lại


BM
"Dưới chính quyền của tôi, NASA sẽ vĩ đại trở lại. Nước Mỹ cũng sẽ quay lại Mặt Trăng, rồi sau đó đổ bộ sao Hỏa."

Robot tự hành Trung cộng phát hiện "kỳ tích" trên Mặt Trăng khiến khoa học "dậy sóng"? 

Đó là quyết tâm cũng như thông điệp của chính quyền Tổng thống Donald Trump mà Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence truyền tải trong cuộc họp thứ 5 của Hội đồng Vũ trụ Quốc gia ngày 26/3/2019.

BM
  
Nói là làm. Chưa đầy hai tháng sau, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội tăng chi tiêu cho NASA trong năm tài khóa 2020 thêm 1,6 tỷ USD để nhanh chóng hiện thực hóa sứ mệnh đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2024, Giám đốc NASA Jim Bridenstine thông tin.

22,6 tỷ USD để NASA hiện thực "khát khao Donald Trump"

Với quyết tâm cao độ đưa người trở lại Mặt Trăng vào năm 2024 (sớm hơn 4 năm so với mục tiêu mà NASA đề ra trước đó), Tổng thống Trump đã bổ sung ngân sách năm tài khóa 2020 của mình để tăng tốc chương trình đưa người quay trở lại Mặt Trăng sau kỳ tích nước Mỹ thiết lập cách đây 5 thập kỷ.

BM  
Chia sẻ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khát vọng đưa Mỹ trở lại Mặt Trăng, sau đó là sao Hỏa trên Twitter hôm 13/5.

"Dưới chính quyền của tôi, NASA sẽ vĩ đại trở lại. Nước Mỹ sẽ quay lại Mặt Trăng, rồi sau đó đổ bộ sao Hỏa. Tôi đã thêm 1,6 tỷ USD cho NASA để nước Mỹ tái thiết lập kỳ tích vũ trụ vô tiền khoáng hậu ấy." - Niềm tin của Tổng thống Donald Trump khi ông chia sẻ trên Twitter ngày 13/5.

Với mức tăng viện trợ này, tổng mức chi tiêu cho NASA trong năm tài khóa 2020 lên tới 22,6 tỷ USD, Reuters thông tin.

BM
  
"NASA cần phải làm quen với tư duy mới. Đó là bắt đầu với việc thiết lập các mục tiêu táo bạo hơn, lớn hơn và phải làm hết sức để không chậm tiến độ, không trì hoãn hơn nữa. Để đến được Mặt Trăng trong 5 năm nữa, chúng ta phải chọn ra mục tiêu cụ thể trên Mặt Trăng.

Đó chính là cực Nam của Mặt Trăng, nơi được cho là có giá trị kinh tế (chứa nguồn khoáng sản cực giàu có) và chiến lược lớn (có thể làm "trạm xăng không gian" để khám phá không gian sâu)." - Trích phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 26/3/2019.

BM
Giám đốc NASA Jim Bridenstine.

"Tổng thống đã trao cho NASA chúng tôi sứ mệnh táo bạo: Trong vòng 5 năm tới, phải đưa được hai phi hành gia (một nam, một nữ) đổ bộ cực Nam của Mặt Trăng.

Việc ngài ấy sẵn sàng chi thêm 1,6 tỷ USD cho năm tài khóa 2020 thể hiện niềm tin của Tổng thống cũng như trọng trách mà NASA phải quyết tâm thực hiện được." - Giám đốc NASA Jim Bridenstine phát biểu trong đoạn video thông điệp sau quyết định của ông Trump.

Với khoản đầu tư khổng lồ này, NASA có thể nhanh chóng phát triển Hệ thống phóng không gian (SLS) cho phép thám hiểm không gian sâu; và thế hệ tàu vũ trụ Orion, dự kiến sẽ sẵn sàng cho chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2020.

Các thiết bị công nghệ không gian mới nhất này cho phép NASA thực hiện các sứ mệnh hạ cánh tiền đồn trên bề mặt Mặt Trăng, bao gồm hệ thống đổ bộ thí nghiệm của con người và đưa robot thám hiểm lên vùng cực (Nam cực) của Mặt Trăng, người đứng đầu NASA cho biết thêm.

NASA vĩ đại trở lại

BM
  
NASA trước đây nhắm đến mục tiêu đưa phi hành đoàn trở lại Mặt Trăng vào năm 2028, sau khi phóng thành công trạm không gian Lunar Gateway trên quỹ đạo Mặt Trăng năm 2024.

Kể từ khi Chương trình con thoi của NASA kết thúc vào năm 2011, cơ quan này đã phải vật lộn với sự giúp đỡ của các đối tác tư nhân để tiếp tục các sứ mệnh không gian của mình.

Trước đó, lộ trình đưa người lên Mặt Trăng của NASA gồm:

·        Năm 2024: Đưa tàu tự hành lên Mặt Trăng.
·        Năm 2026: Xây dựng trạm không gian Lunar Gateway trên quỹ đạo Mặt Trăng.
·        Năm 2028: Đưa người đổ bộ Mặt Trăng.

BM  

Việc Tổng thống Donald Trump chi mạnh tay cho cơ quan này là muốn "vực lại sự vĩ đại của NASA" để cơ quan này đổ bộ Mặt Trăng và sau đó là sao Hỏa, từ đó, tái thiết lập kỳ tích vĩ đại mà nước Mỹ từng làm trong thế kỷ 20. Điều này cho thấy chính sách "Nước Mỹ trên hết" của vị tổng thống này trong cuộc đua tiền tỷ vào không gian rõ ràng hơn bao giờ hết.

Động thái đầu tư cực mạnh của Tổng thống Trump cho NASA còn chứng minh quyết tâm cao nhất của ông về một nước Mỹ đi đầu trong hành trình khám phá và làm chủ Mặt Trăng, bởi, những thập niên đầu thế kỷ 21, thế giới đang chứng kiến cuộc đua ráo riết chưa từng có lên vệ tinh tự nhiên lớn nhất và duy nhất của Trái Đất.

Trở lại Mặt Trăng là ưu tiên số 1 của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump.

BM
NASA có nhanh chóng lập lại kỳ tích đã từng vĩ đại hồi thế kỷ 20: Đưa người lần đầu tiên đổ bộ Mặt Trăng năm 1969?

BM  

Sau khi Trung cộng tạo nên lịch sử bằng sự kiện đưa tàu đổ bộ thành công nửa tối của Mặt Trăng đầu năm 2019, cả Mỹ nói riêng và rất nhiều cường quốc vũ trụ khác như Nga, châu Âu, Nhật Bản... đều đang chạy đua với thời gian và tiến bộ công nghệ để thiết lập thành tựu có 1-0-2.

Trong bài phát biểu của mình, ông Mike Pence đã dẫn lại khát vọng của Tổng thống John F. Kennedy (1917-1963), người đã có tuyên bố táo bạo tương tự về một nước Mỹ lần đầu tiên xây dựng kế hoạch đưa người đổ bộ Mặt Trăng mà không có bất kỳ sự ủng hộ nào.

"Một số người sẽ nói rằng trở lại Mặt Trăng vào năm 2024 là quá khó, quá rủi ro và quá đắt đỏ(*). Thế nhưng, những nỗi lo sợ này cũng đã được nói vào năm 1962, để rồi, 7 năm sau đó chúng ta đã làm nên kỳ tích, và khiến cả thế giới phải nể phục.

Kể từ khi sứ mệnh Apollo 11 kết thúc, chúng ta đã tạo ra những đột phát đáng kinh ngạc trong công nghệ vũ trụ, cho phép người Mỹ tiến xa hơn, ít rủi ro hơn trong hành trình chinh phục không gian. Vậy tại sao không thiết lập kỳ tích ấy một lần nữa!" 

Sứ mệnh Mặt Trăng thế kỷ 21: Cuộc đua "kẻ tám lạng, người nửa cân"

Lên Mặt Trăng để cứu Trái Đất. Lên Mặt Trăng để xây dựng "ngôi làng Mặt Trăng". Lên Mặt Trăng để xây dựng "trạm không gian"... là 3 trong rất nhiều mục đích của các cường quốc, cơ quan vũ trụ, tổ chức tư nhân, cá nhân hiện nay trên toàn thế giới.

NASA của Mỹ, Nga, Trung cộng, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, SpaceX (của tỷ phú Elon Musk), Công ty hàng không vũ trụ Blue Origin (của tỷ phú Jeff Bezos)... đều tăng tốc đầu tư tiền bạc và công nghệ cho các sứ mệnh Mặt Trăng của mình.

BM
  
Những thập niên đầu thế kỷ 21 này, thế giới đang chứng kiến cuộc đua Mặt Trăng "nóng" và ráo riết hơn bao giờ hết.

Quốc gia nào, tổ chức nào, cá nhân nào sẽ chạm đích đầu tiên? Thành tựu mà họ tạo dựng được sẽ kỳ diệu như thế nào? Câu trả lời sẽ sớm được giải đáp sau những năm 2020.

BM  
Tỷ phú Jeff Bezos phát biểu trong hôm công bố kế hoạch đổ bộ Mặt Trăng ngày 9/5/2019, tại Trung tâm Hội nghị Walter E. Washington, Mỹ.

Chú thích:

(*) Apollo là chương trình đổ bộ Mặt Trăng có người lái của NASA.
Kéo dài hơn 10 năm (từ năm 1961 đến 1972), Apollo program tiêu tốn khoảng 24 tỷ USD, tương đương hơn 100 tỷ USD năm 2016, với những đóng góp to lớn của 400.000 kỹ sư, nhà khoa học, kỹ thuật viên tài năng.



Trang Ly _ Reuters, Space.com, Sputniknews

BM

BM
"Dưới chính quyền của tôi, NASA sẽ vĩ đại trở lại. Nước Mỹ cũng sẽ quay lại Mặt Trăng, rồi sau đó đổ bộ sao Hỏa."

Robot tự hành Trung cộng phát hiện "kỳ tích" trên Mặt Trăng khiến khoa học "dậy sóng"? 

Đó là quyết tâm cũng như thông điệp của chính quyền Tổng thống Donald Trump mà Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence truyền tải trong cuộc họp thứ 5 của Hội đồng Vũ trụ Quốc gia ngày 26/3/2019.

BM
  
Nói là làm. Chưa đầy hai tháng sau, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội tăng chi tiêu cho NASA trong năm tài khóa 2020 thêm 1,6 tỷ USD để nhanh chóng hiện thực hóa sứ mệnh đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2024, Giám đốc NASA Jim Bridenstine thông tin.

22,6 tỷ USD để NASA hiện thực "khát khao Donald Trump"

Với quyết tâm cao độ đưa người trở lại Mặt Trăng vào năm 2024 (sớm hơn 4 năm so với mục tiêu mà NASA đề ra trước đó), Tổng thống Trump đã bổ sung ngân sách năm tài khóa 2020 của mình để tăng tốc chương trình đưa người quay trở lại Mặt Trăng sau kỳ tích nước Mỹ thiết lập cách đây 5 thập kỷ.

BM  
Chia sẻ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khát vọng đưa Mỹ trở lại Mặt Trăng, sau đó là sao Hỏa trên Twitter hôm 13/5.

"Dưới chính quyền của tôi, NASA sẽ vĩ đại trở lại. Nước Mỹ sẽ quay lại Mặt Trăng, rồi sau đó đổ bộ sao Hỏa. Tôi đã thêm 1,6 tỷ USD cho NASA để nước Mỹ tái thiết lập kỳ tích vũ trụ vô tiền khoáng hậu ấy." - Niềm tin của Tổng thống Donald Trump khi ông chia sẻ trên Twitter ngày 13/5.

Với mức tăng viện trợ này, tổng mức chi tiêu cho NASA trong năm tài khóa 2020 lên tới 22,6 tỷ USD, Reuters thông tin.

BM
  
"NASA cần phải làm quen với tư duy mới. Đó là bắt đầu với việc thiết lập các mục tiêu táo bạo hơn, lớn hơn và phải làm hết sức để không chậm tiến độ, không trì hoãn hơn nữa. Để đến được Mặt Trăng trong 5 năm nữa, chúng ta phải chọn ra mục tiêu cụ thể trên Mặt Trăng.

Đó chính là cực Nam của Mặt Trăng, nơi được cho là có giá trị kinh tế (chứa nguồn khoáng sản cực giàu có) và chiến lược lớn (có thể làm "trạm xăng không gian" để khám phá không gian sâu)." - Trích phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 26/3/2019.

BM
Giám đốc NASA Jim Bridenstine.

"Tổng thống đã trao cho NASA chúng tôi sứ mệnh táo bạo: Trong vòng 5 năm tới, phải đưa được hai phi hành gia (một nam, một nữ) đổ bộ cực Nam của Mặt Trăng.

Việc ngài ấy sẵn sàng chi thêm 1,6 tỷ USD cho năm tài khóa 2020 thể hiện niềm tin của Tổng thống cũng như trọng trách mà NASA phải quyết tâm thực hiện được." - Giám đốc NASA Jim Bridenstine phát biểu trong đoạn video thông điệp sau quyết định của ông Trump.

Với khoản đầu tư khổng lồ này, NASA có thể nhanh chóng phát triển Hệ thống phóng không gian (SLS) cho phép thám hiểm không gian sâu; và thế hệ tàu vũ trụ Orion, dự kiến sẽ sẵn sàng cho chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2020.

Các thiết bị công nghệ không gian mới nhất này cho phép NASA thực hiện các sứ mệnh hạ cánh tiền đồn trên bề mặt Mặt Trăng, bao gồm hệ thống đổ bộ thí nghiệm của con người và đưa robot thám hiểm lên vùng cực (Nam cực) của Mặt Trăng, người đứng đầu NASA cho biết thêm.

NASA vĩ đại trở lại

BM
  
NASA trước đây nhắm đến mục tiêu đưa phi hành đoàn trở lại Mặt Trăng vào năm 2028, sau khi phóng thành công trạm không gian Lunar Gateway trên quỹ đạo Mặt Trăng năm 2024.

Kể từ khi Chương trình con thoi của NASA kết thúc vào năm 2011, cơ quan này đã phải vật lộn với sự giúp đỡ của các đối tác tư nhân để tiếp tục các sứ mệnh không gian của mình.

Trước đó, lộ trình đưa người lên Mặt Trăng của NASA gồm:

·        Năm 2024: Đưa tàu tự hành lên Mặt Trăng.
·        Năm 2026: Xây dựng trạm không gian Lunar Gateway trên quỹ đạo Mặt Trăng.
·        Năm 2028: Đưa người đổ bộ Mặt Trăng.

BM  

Việc Tổng thống Donald Trump chi mạnh tay cho cơ quan này là muốn "vực lại sự vĩ đại của NASA" để cơ quan này đổ bộ Mặt Trăng và sau đó là sao Hỏa, từ đó, tái thiết lập kỳ tích vĩ đại mà nước Mỹ từng làm trong thế kỷ 20. Điều này cho thấy chính sách "Nước Mỹ trên hết" của vị tổng thống này trong cuộc đua tiền tỷ vào không gian rõ ràng hơn bao giờ hết.

Động thái đầu tư cực mạnh của Tổng thống Trump cho NASA còn chứng minh quyết tâm cao nhất của ông về một nước Mỹ đi đầu trong hành trình khám phá và làm chủ Mặt Trăng, bởi, những thập niên đầu thế kỷ 21, thế giới đang chứng kiến cuộc đua ráo riết chưa từng có lên vệ tinh tự nhiên lớn nhất và duy nhất của Trái Đất.

Trở lại Mặt Trăng là ưu tiên số 1 của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump.

BM
NASA có nhanh chóng lập lại kỳ tích đã từng vĩ đại hồi thế kỷ 20: Đưa người lần đầu tiên đổ bộ Mặt Trăng năm 1969?

BM  

Sau khi Trung cộng tạo nên lịch sử bằng sự kiện đưa tàu đổ bộ thành công nửa tối của Mặt Trăng đầu năm 2019, cả Mỹ nói riêng và rất nhiều cường quốc vũ trụ khác như Nga, châu Âu, Nhật Bản... đều đang chạy đua với thời gian và tiến bộ công nghệ để thiết lập thành tựu có 1-0-2.

Trong bài phát biểu của mình, ông Mike Pence đã dẫn lại khát vọng của Tổng thống John F. Kennedy (1917-1963), người đã có tuyên bố táo bạo tương tự về một nước Mỹ lần đầu tiên xây dựng kế hoạch đưa người đổ bộ Mặt Trăng mà không có bất kỳ sự ủng hộ nào.

"Một số người sẽ nói rằng trở lại Mặt Trăng vào năm 2024 là quá khó, quá rủi ro và quá đắt đỏ(*). Thế nhưng, những nỗi lo sợ này cũng đã được nói vào năm 1962, để rồi, 7 năm sau đó chúng ta đã làm nên kỳ tích, và khiến cả thế giới phải nể phục.

Kể từ khi sứ mệnh Apollo 11 kết thúc, chúng ta đã tạo ra những đột phát đáng kinh ngạc trong công nghệ vũ trụ, cho phép người Mỹ tiến xa hơn, ít rủi ro hơn trong hành trình chinh phục không gian. Vậy tại sao không thiết lập kỳ tích ấy một lần nữa!" 

Sứ mệnh Mặt Trăng thế kỷ 21: Cuộc đua "kẻ tám lạng, người nửa cân"

Lên Mặt Trăng để cứu Trái Đất. Lên Mặt Trăng để xây dựng "ngôi làng Mặt Trăng". Lên Mặt Trăng để xây dựng "trạm không gian"... là 3 trong rất nhiều mục đích của các cường quốc, cơ quan vũ trụ, tổ chức tư nhân, cá nhân hiện nay trên toàn thế giới.

NASA của Mỹ, Nga, Trung cộng, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, SpaceX (của tỷ phú Elon Musk), Công ty hàng không vũ trụ Blue Origin (của tỷ phú Jeff Bezos)... đều tăng tốc đầu tư tiền bạc và công nghệ cho các sứ mệnh Mặt Trăng của mình.

BM
  
Những thập niên đầu thế kỷ 21 này, thế giới đang chứng kiến cuộc đua Mặt Trăng "nóng" và ráo riết hơn bao giờ hết.

Quốc gia nào, tổ chức nào, cá nhân nào sẽ chạm đích đầu tiên? Thành tựu mà họ tạo dựng được sẽ kỳ diệu như thế nào? Câu trả lời sẽ sớm được giải đáp sau những năm 2020.

BM  
Tỷ phú Jeff Bezos phát biểu trong hôm công bố kế hoạch đổ bộ Mặt Trăng ngày 9/5/2019, tại Trung tâm Hội nghị Walter E. Washington, Mỹ.

Chú thích:

(*) Apollo là chương trình đổ bộ Mặt Trăng có người lái của NASA.
Kéo dài hơn 10 năm (từ năm 1961 đến 1972), Apollo program tiêu tốn khoảng 24 tỷ USD, tương đương hơn 100 tỷ USD năm 2016, với những đóng góp to lớn của 400.000 kỹ sư, nhà khoa học, kỹ thuật viên tài năng.



Trang Ly _ Reuters, Space.com, Sputniknews

BM



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: