Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

14h HÔM NAY: THẢO LUẬN VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC




I - THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức
Diễn giả: - Mr. Ngô Sỹ Thuyết: Kỹ sư CNTT, Nhà nghiên cứu Minh triết
- Mr. Đào Tiến Thi: Nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, cựu Biên tập viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Khách mời: GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết,Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,Thanh niên,Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Điều phối chương trình: GS Chu Hảo

Thời gian: 14h – 16h30, thứ 6, ngày 24/05/2019
Địa điểm: Hội trường tầng 3 – Toà nhà VUSTA 53 Nguyễn Du, Hà Nội



II - TIMELINE

14:00 - 14:15: Giới thiệu chương trình
14:15 - 14:45: Trình bày tham luận “Học thuyết Viễn đích của Lecomte du Noüy và Triết lý giáo dục Việt Nam” – Nhà nghiên cứu Ngô Sỹ Thuyết
14:45 - 15:30: Trình bày tham luận “Triết lý giáo dục” – Nhà nghiên cứu Đào Tiến Thi
15h30: 15h45: Phát biểu của GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết
16:00 - 16:30: Thảo luận


III – TÓM TẮT NỘI DUNG

Triết lý giáo dục là vấn đề được quan tâm từ lâu trong lịch sử giáo dục của nhân loại. Ở Việt Nam, triết lý giáo dục được bàn luận khá sôi nổi từ hơn 10 năm trước và hiện nay vẫn đang tiếp tục.

Triết lý giáo dục là gì? Tại sao cần triết lý giáo dục? Đã từng tồn tại những triết lý giáo dục nào trong lịch sử giáo dục của Việt Nam và của nhân loại? Giáo dục Việt Nam hiện nay có hay không có triết lý?Triết lý giáo dục Việt Nam nên là gì?

Nhằm tiếp tục chủ trương nâng cao dân trí, tăng cường sự hiểu biết, đặc biệt là muốn đem lại một cái nhìn lạc quan về tương lai của đất nước, của nhân loại trong thời đại của máy tính và Internet, NXB trân trọng giới thiệu tham luận của 2 diễn giả:

Nhà nghiên cứu Ngô Sỹ Thuyết với chủ đề:“Học thuyết Viễn đích của Lecomte du Noüy và Triết lý giáo dục Việt Nam”

Nhà nghiên cứu Đào Tiến Thi với chủ đề: “Triết lý giáo dục”

Xin kính mời quý vị và các bạn cùng tham dự!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: