Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Ông Ban Ki - Moon làm gì tại nhà thờ họ Phan Huy?


Pháp luật Tp HCM
Thứ Bảy, ngày 31/10/2015 - 17:15

(PLO) - Ngày 23-5, sau bài phát biểu quan trọng tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki Moon đã đến thăm, thắp hương ở nhà thờ họ Phan Huy xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.


Ngày 30-10, trên Facebook lưu truyền thông tin cho rằng Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon có mối quan hệ dòng họ ở Việt Nam. Một số hình ảnh được đưa ra gồm ảnh ông Ban đến thăm, viết lưu bút tại nhà thờ dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.


Để tìm hiểu thông tin này, phóng viên Pháp Luật TP.HCM đã đến nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn để tìm hiểu. Tiếp phóng viên, ông Phan Huy Thanh, người trông coi nhà thờ dòng họ Phan Huy, cho biết ông có mặt trong lễ tiếp đón ông Ban Ki-moon, lúc hơn 16 giờ ngày 23-5-2015.

Ông Thanh kể lại: Lúc đó người trong họ đã ra một hiệu ảnh trong xã để nhờ chụp ảnh. PV đã liên hệ với hiệu ảnh và có đươc chùm ảnh này. Chùm ảnh do chị Thủy, nhân viên hiệu ảnh chụp trong sự kiện chiều hôm đó.


Ông Phan Huy Thanh, người trông coi nhà thờ dòng họ Phan Huy cho biết ông có mặt trong lễ tiếp đón ông Ban Ki-moon, lúc hơn 16 giờ ngày 23-5-2015. 



Đoàn vào nhà thờ họ


Ông Ban Ki Moon dừng lại trước cổng ngắm nhìn hàng chữ Hán được viết 
trên cổng vào nhà thờ.


Ông Ban Ki Moon trò chuyện với ông Phan Huy Huân, trưởng họ Phan Huy ở Sài Sơn.


Ông Ban Ki Moon thắp hương lên bàn thờ họ Phan Huy.


Và thành kính trước ban thờ dòng họ Phan Huy...




Ông Ban Ki Moon đang xem gia phả của dòng họ Phan Huy.


Ông Ban Ki Moon xem Thứ thế đồ, danh sách dòng tộc họ Phan Huy. 


Tại đây, ông ngồi viết lại những dòng lưu bút.




Bản lưu bút được cho là của ông Ban Ki Moon viết tại nhà thờ họ Phan Huy.


Ông Ban Ki Moon đi tham quan xung quanh nhà thờ, thấy một cháu nhỏ, ông với tay qua tường và bồng cháu bé. 


Đại diện dòng họ Phan Huy tặng sách viết về dòng họ cho ông Ban Ki Moon.


Ông Ban Ki Moon cũng dành thời gian chụp ảnh lưu niệm với đại diện dòng họ Phan Huy.


Ông Ban Ki Moon chào mọi người trong dòng họ Phan Huy ra về. 
Chuyến thăm nhà thờ kết thúc sau khoảng 30 phút.




Ông Phan Huy Thanh tại nhà thờ họ,


Nhà thờ họ Phan Huy được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia.
HUY HÀ - VIẾT LONG -CTV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thực hư nguồn gốc Việt Nam của Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon


Hải Võ
Soha 

31/10/2015 17:47

Thông tin Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn, Hà Nội tháng 5/2015 đã thu hút sự quan tâm lớn về khả năng ông Ban có quan hệ gốc gác với dòng họ này.





Trong khi đó, một bài báo ở Trung Quốc đăng từ năm 2007 đã tuyên bố những bằng chứng về nguồn gốc tổ tiên của ông Ban Ki Moon (phiên âm Phan Cơ Văn).
Tờ Hà Nam Thương báo (Trung Quốc) số ra ngày 18/11/2007 cho hay, ngay sau khi ông Ban trở thành TTK LHQ (tháng 10/2006), đã có nhiều thông tin trong và ngoài Trung Quốc nói rằng gia tộc của ông Ban có nguồn gốc từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó các nguồn tư liệu không đầy đủ nên không thể xác thực được thông tin này.
Sau đó, một số hậu duệ dòng họ Phan ở Trung Quốc đã điều tra, nghiên cứu và xác nhận gia tộc họ Ban (Phan) ở Hàn Quốc của ông Ban Ki Moon có cùng tổ tông với dòng họ Phan ở "Trung Nguyên" (Trung Quốc).
Tổ tiên của ông Ban Ki Moon đến từ Huỳnh Dương, Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam - Hà Nam Thương báo khẳng định.

Ông Ban Ki Moon cùng vợ chụp ảnh trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn. Ảnh gia đình cung cấp. (Nguồn: Gia đình & Xã hội)
Ông Ban Ki Moon cùng vợ chụp ảnh trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn. Ảnh gia đình cung cấp. (Nguồn: Gia đình & Xã hội)
Những tranh cãi về nguồn gốc tổ tiên ông Ban Ki Moon
Đầu tháng 3/2007, ông Phan Truyền Bình - Hội trưởng hội nghiên cứu văn hóa Phan Thị, Hồ Nam, Trung Quốc - trở về sau chuyến công tác Hàn Quốc mang theo thông tin: "Em trai ông Ban Ki Moon có thể sẽ đến Huỳnh Dương bái tổ."
 Ông Phan Truyền Bình đã tới Hàn Quốc khảo sát vào cuối tháng 2/2007 trong vai trò một luật sư doanh nghiệp và "nhân tiện" ghé thăm Tông thân hội Phan thị Hàn Quốc.
"Tôi đã gặp Ban Ki Sang (Phan Cơ Tường), em trai ông Ban Ki Moon, bọn họ hết sức nhiệt tình đối với người cùng họ tộc," ông Phan Truyền Bình nói với Hà Nam Thương báo.
Ông Ban Ki Sang khi đó cũng cho biết sẽ có chuyến thăm thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam vào tháng 5/2007 và có khả năng tới Huỳnh Dương.
Trong khi đó, ông Phan Kiến Dân - Phó ủy viên thường trực Ủy ban nghiên cứu họ Phan thuộc Hội nghiên cứu văn hóa họ tộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc - cho biết: "Anh họ của ông Ban Ki Moon là ông Phan Cơ Tú (tên phiên âm) đã từng tới Huỳnh Dương và được tôi tiếp đón."
Trước đó, dòng họ Phan ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cũng tranh cãi rằng tổ tiên của ông Ban Ki Moon đến từ Phan Sơn, Tuyền Châu.
Theo quan điểm của họ, thời kỳ Tống-Nguyên, các thương nhân Tuyền Châu thường xuyên qua lại khu vực bán đảo Triều Tiên, trong đó không ít người lưu lại sinh sống và dòng họ Phan ở Hàn Quốc cũng tới định cư tại đây vào giai đoạn này.
Dòng họ Phan ở Tuyền Châu còn từng kêu gọi họ Phan trên toàn Trung Quốc liên danh gửi điện mừng ông Ban Ki Moon trở thành TTKLHQ và ông Ban cũng gửi thư phúc đáp.
"Tuy nhiên, nói gì thì nói, trước khi có bằng chứng là gia phả thì chưa thể xác định tổ tiên của ông Ban Ki Moon đến từ đâu," ông Phan Kiến Dân nói, bổ sung rằng không thể loại trừ khả năng tổ tiên ông Ban mang họ khác và sau này mới đổi sang họ Ban.
Bằng chứng từ tộc phả họ Ban
Theo Hà Nam Thương báo, chuyến thăm Trung Quốc năm 2007 của ông Phan Cơ Tú đã đánh tan những nghi ngờ và tranh cãi xoay quanh nguồn gốc dòng họ TTKLHQ Ban Ki Moon.
Ông Phan Kiến Dân kể lại: "Phan Cơ Tú mang theo một bộ tộc phả từ Hàn Quốc, trong đó chép rằng bọn họ là hậu duệ của Quý Tôn Công - cháu của Chu Văn Vương, đến từ Huỳnh Dương, Hà Nam."
Ông cũng cho biết, tộc phả họ Ban của Hàn Quốc cũng ghi chép khởi nguồn và phân nhánh của dòng họ này tại các vùng ở Hàn Quốc.
Còn thông tin liên quan tới thủy tổ Quý Tôn Công và quê gốc Huỳnh Dương thì nhất quán với các tộc phả khác của họ Phan ở nhiều nơi trên thế giới.
"Chỉ cần trong tộc phả có ghi 'thủy tổ Quý Tôn Công' là đủ để chứng minh họ Ban Hàn Quốc có gốc gác từ tỉnh Hà Nam. Về điểm này, các nhánh họ Phan trên toàn Trung Quốc đều thừa nhận," Phan Kiến Dân cho hay.
Để làm bằng chứng và lưu niệm, cuốn tộc phổ họ Ban Hàn Quốc đã được ông Phan Cơ Tú sao chép một bản để lại Huỳnh Dương.
Phóng viên Hà Nam thương báo mô tả, đại bộ phận cuốn tộc phả này được viết bằng văn tự Hàn, chỉ có số ít Hán tự, trong đó có thể thấy rõ những cái tên như Chu Vũ Vương, Quý Tôn Công, Trung Nguyên...
Đồng thời, chính các hậu duệ họ Ban cũng nhận định, Huỳnh Dương là quê gốc của tổ tiên bọn họ.

Quý Tôn Công là con trai Tất Công Cao (con thứ 15 của Chu Văn Vương, em cùng cha khác mẹ với Chu Vũ Vương). Ông là một trong những thủy tổ của dòng họ Phan. (Nguồn: Baidu) 
Quý Tôn Công là con trai Tất Công Cao (con thứ 15 của Chu Văn Vương, em cùng cha khác mẹ với Chu Vũ Vương). Ông là một trong những thủy tổ của dòng họ Phan. (Nguồn: Baidu) 
Truy ngược nguồn gốc
Ông Phan Kiến Dân cho biết: "Vào thời Nam Tống, một viên quan có tên Phan Phụ đã di cư tới sinh sống ở bán đảo Triều Tiên và ông Ban Ki Moon chính là cháu đời thứ 27 của Phan Phụ."
Theo sử liệu Trung Quốc để lại, Phan Phụ, còn gọi là Tư, tự Quân Tú, sinh vào năm Thiệu Định thứ 3 triều Nam Tống (1230).
"Phan Tư dung mạo uy nghiêm, tính tình cương trực, học vấn uyên bác, làm đến chức Hàn Lâm học sĩ triều Nam Tống."
Vào năm Hàm Thuần, Mông Cổ xâm chiếm Bắc Kinh, Phan Tư bị bắt nhưng thà chết không đầu hàng. Nguyên Thế Tổ (Hốt Tất Liệt) tiếc tài của ông nên giữ lại bên mình.
Vào thời điểm đó, nước Cao Ly đã thần phục triều Nguyên, Thế tử Cao Ly Trung Liệt Vương đề xuất kết thông gia với Hốt Tất Liệt và định cư ở Đại Đô. Tại đây ông đã kết thân với Phan Tư.
Giai đoạn chuyển giao Tống-Nguyên, tình hình bất ổn, Thế tử mưu lược thâm sâu đã tranh thủ cơ hội chiêu nạp hiền tài.
Năm Cao Ly Nguyên Tông thứ 7 (1267), Cao Ly Khu mật Phó sứ Kim Phương Khánh đi sứ triều Nguyên, Thế tử bèn thừa dịp để Kim bí mật đưa Phan Tư về Cao Ly. Phan Tư đổi tên thành Phan Phụ, năm đó 37 tuổi.
Phan Phụ tài năng trác việt, sau đó được Cao Ly cho giữ chức Đô tri binh mã sứ, Tả gián nghị đại phu, Văn hành (quản lý khoa cử).
Ông từng cầm quân tấn công Nhật Bản và được quốc vương Cao Ly phong làm Kỳ Thành Phủ viện quân, sau khi mất được ban hiệu "Văn tiết".

Ông Phan Cơ Tú (giữa) đại diện gia tộc họ Ban Hàn Quốc tới Huỳnh Dương, Hà Nam, Trung Quốc viếng mộ tổ tiên Quý Tôn Công ngày 18/4/2007. Ảnh: Hà Nam Thương báo.
Ông Phan Cơ Tú (giữa) đại diện gia tộc họ Ban Hàn Quốc tới Huỳnh Dương, Hà Nam, Trung Quốc viếng mộ tổ tiên Quý Tôn Công ngày 18/4/2007. Ảnh: Hà Nam Thương báo.
Nơi gốc gác tổ tiên ông Ban Ki Moon
Theo Hà Nam Thương báo, họ Ban ở Hàn Quốc ngày nay có tới hơn 100.000 người, phân bố tại Geoje, Gwangju... và nhiều địa phương khác.
Cũng theo tờ này, dòng họ Phan hiện cư trú ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó đông nhất là tại Việt Nam. Tại Trung Quốc, người mang họ này nhiều nhất ở Quảng Tây.
Trong chuyến thăm đại diện cho tông thân họ Ban Hàn Quốc tới Trung Quốc ngày 18/4/2007, ông Phan Cơ Tú đã tới thôn Phan Dao, Huỳnh Dương và bái tế mộ của Quý Tôn Công, đồng thời chụp ảnh gửi lại cho ông Ban Ki Moon.
Trong nhiều năm qua, tông thân họ Phan từ nhiều nơi trên thế giới cũng đến Huỳnh Dương bái tế. Ngoài các hậu duệ từ Trung Quốc đại lục và hồng Kông, Đài Loan, nhiều con cháu ở Malaysia, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Canada... cũng thường trở về thăm mộ Quý Tôn Công.
* Đây chỉ là nguồn tin từ phía Trung Quốc, còn việc ông Ban có tổ tiên ở Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu.
____________

Xem các bài liên quan trên các báo khác:
- Báo Tuổi trẻ: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là hậu duệ của dòng họ Phan Huy?
- Báo Người Lao động: Ông Ban Ki-moon là người gốc Việt?
- Báo Lao Động: Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon về Việt Nam nhận là con cháu họ Phan?
- Báo Dân Việt: Tổng thư ký LHQ viết gì khi về thăm nhà thờ họ Phan Huy?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bảo tàng Gulag về thời kỳ Đại thanh trừng Stalin ở Nga


Thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trại Gulag Solovetsky ngày 29/10/2015 tại Matxcơva, trước tảng đá lấy từ trại này.

Những bức tường gạch loang lổ, cửa sổ khóa chặt, cánh cổng sắt han rỉ…Chính trong bầu không khí đáng sợ một cách cố tình này, Bảo tàng quốc gia về thời kỳ Đại thanh trừng của Stalin đã mở cửa tại Matxcơva hôm 30/10/2015, nhân ngày tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp thời xô-viết cũ với hàng triệu người đã bị giết hại.

Khách tham quan đi qua những cánh cửa bọc thép hoen rỉ, thu gom từ những trại cải tạo khác nhau của « Quần đảo Gulag », từ trại Solovski ở miền bắc đến Kolyma ở vùng Viễn Đông. Người ta nghe thấy tiếng ổ khóa lạnh lùng đóng sập lại, và tiếng sủa của những con chó canh gác.

Trong bóng tối mịt mù - những cánh cửa sổ được bịt vải đen, người ta cảm thấy bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài. « Giống như những người bị biệt giam hoàn toàn sau khi bị bắt » - Egor Laritchev, Phó giám đốc Bảo tàng Gulag giải thích cho AFP.


Những màn hình tương tác thuật lại câu chuyện của các cựu tù nhân và người thân của họ, và của cả các quản giáo.

Ông Laritchev cho biết : « Vào thời kỳ đỉnh điểm năm 1937, Đại thanh trừng đã đụng chạm đến hầu như mỗi người dân Liên Xô, cho dù họ là nạn nhân, người tố cáo hay cai ngục ».
Với 2.500 bức ảnh, chứng cứ, vật dụng cá nhân và tài liệu lịch sử, viện bảo tàng mới này chiếm trọn một tòa nhà bốn tầng nằm cách trung tâm thủ đô Matxcơva không mấy xa, lớn hơn Bảo tàng Gulag trước đây vốn chỉ có vài gian phòng.

Khách đến thăm còn có thể quan sát tấm bản đồ « Quần đảo Gulag ». Đó là một mạng lưới mênh mông gồm nhiều trại tập trung, tại đây số phận 20 triệu người tù đã bị nghiền nát từ năm 1930 đến 1956 – theo lời kể của Galina Ivanova, Phó giám đốc phụ trách về khoa học của bảo tàng, và là tác giả một bản chuyên khảo về chủ đề này.

Không nên làm câm lặng lịch sử

Vào cuối năm 1949, giáo sư N. của trường đại học Lomonossov ở Matxcơva tố cáo một câu lạc bộ sinh viên mà trong đó chính con trai ông là thành viên. Các điều lệ của câu lạc bộ này không có gì là chống chính phủ xô-viết cả, nhưng sau khi bị thẩm vấn, các thanh niên này đều phải thú tội « hoạt động phản cách mạng ». Tất cả đều bị tống vào các trại Gulag, trừ người con trai của vị giáo sư chỉ điểm.

Theo một luật vẫn đang có hiệu lực tại Nga, tên của những điềm chỉ viên đều được giữ bí mật. Galina Ivanova cho biết người con trai này hiện nay đang giảng dạy trong cùng trường đại học trên.

Nhà sử học nói thêm : « Ngày nay rất nhiều người đã bắt đầu tự hỏi : Đã có những gì không ổn đối với chúng ta, và tại sao ? Câu trả lời rất đơn giản : Người ta không thể làm nín lặng lịch sử nước Nga, và viện bảo tàng của chúng tôi phải lấp vào chỗ trống này ».

Nhưng triển lãm chỉ giới thiệu có thời kỳ kéo dài nên năm 1958 mà thôi, bỏ qua các trại cải tạo chính trị vốn hiện diện cho đến khi Liên Xô sụp đổ.

Bà Ivanova giải thích : « Sau cái chết của Stalin, các trại tập trung không biến mất nhưng số lượng tù nhân chính trị không còn tính theo con số hàng triệu nữa ».

Một không gian nghe nhìn cho phép khách tham quan « tham dự » tang lễ của tác giả thời kỳ Đại thanh trừng kinh hoàng đó : Stalin, qua đời ngày 5 tháng Ba năm 1953. Khoảng năm triệu người xô-viết đã dự đám tang khổng lồ, với những cảnh khóc than tập thể, dẫn đến cái chết của hàng trăm người hiếu kỳ vì bị giẫm đạp hay nghẹt thở.

Xếp hàng viếng các nạn nhân trại Gulag Solovetsky tại Matxcơva, 29/10/2015.
Không chính thức kỷ niệm các nạn nhân, Stalin vẫn ngự trước Quảng trường Đỏ

Năm 2012, cái tên Stalin đã dẫn đầu danh sách trong một cuộc thăm dò dư luận về những nhân vật Nga nổi tiếng nhất, nhờ vai trò của ông ta trong thất bại của Đức quốc xã trước Liên Xô.

Stalin vẫn đang được chôn trước điện Kremli, trên Quảng trường Đỏ, địa điểm trang trọng nhất tại thủ đô nước Nga. Và ngày nay cứ hai người Nga thì có một người cho rằng những hy sinh mất mát do Stalin áp đặt lên dân tộc được đền bù bằng những « thành tựu lớn lao » mà Liên Xô đã thực hiện được.

Ian Ratchinski, đồng chủ tịch tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền Homme Memorial nhận định : « Bảo tàng Gulag chắc chắn là một sự kiện tích cực, nhưng mọi chuyện vẫn còn nhập nhằng. Một mặt, ông Vladimir Putin thường xuyên tố cáo thời kỳ thanh trừng của Stalin, mặt khác Bộ Văn hóa lại cho phép khánh thành những công trình kỷ niệm vị bạo chúa này ».

Những tháng gần đây, hai bức tượng bán thân và một đài kỷ niệm Stalin đã được đảng Cộng sản Nga dựng lên. Trong khi đó ở Oural, Perm-36, trại tập trung tù chính trị cuối cùng của Liên Xô cũ được cải tạo thành viện bảo tàng, đã bị chính quyền đóng cửa vào năm ngoái.

Từ khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền cách đây 15 năm, chính phủ Nga chưa bao giờ tổ chức những buổi lễ tưởng niệm chính thức dành cho những nạn nhân bị thanh trừng tàn khốc.

Hôm thứ Sáu 30/10/2015, ngày tưởng niệm các nạn nhân một lần nữa lại hoàn toàn bị Nhà nước làm ngơ. Phát ngôn viên Tổng thống, Dimitri Peskov nói với AFP là việc ông Vladimir Putin tham gia vào những hoạt động kỷ niệm « không được dự kiến ».

Đại thanh trừng, một thời kỳ bị cố tình lãng quên

Trên các kênh truyền hình nhà nước hôm qua, chỉ có mỗi một chương trình đặc biệt dành cho ngày lễ tưởng niệm được chính thức công nhận kể từ năm 1991, ít lâu sau khi Liên Xô sụp đổ.

Tại Matxcơva, Saint Petersbourg và các thành phố lớn khác của nước Nga, những buổi lễ mang tính cách tôn giáo đã được tổ chức theo sáng kiến của các cá nhân để tưởng những người đã bị giết hại trong thời kỳ Đại khủng bố Stalin.

Ngày 30 tháng Mười được chọn lựa làm Ngày tù nhân chính trị Liên Xô, được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 30/10/1974 bởi các nhà ly khai từng bị giam cầm trong các trại cải tạo ở Moldova và Oural. Họ đã tiến hành tuyệt thực và đình công trong ngày hôm đó.

Từ sau khi Liên Xô tan rã, chính quyền Nga vẫn có thái độ không rõ ràng về Stalin. Tháng Tám năm nay, Kremli nhìn nhận việc phục hồi danh dự cho các nạn nhân bị Stalin thanh trừng « vẫn chưa kết thúc ».
Thủ tướng Dimitri Medvedev tuyên bố : « Nước Nga không thể trở thành một Nhà nước pháp quyền thực sự, nếu không tổ chức tưởng niệm hàng triệu công dân là nạn nhân của đàn áp chính trị ».

Dù Thủ tướng đã tuyên bố như vậy, nhưng cho đến những năm gần đây chính quyền vẫn gây rất nhiều khó khăn cho những ai muốn tìm hiểu về số phận của những người thân bị mất tích trong thời kỳ Đại khủng bố của Stalin. Rất hiếm khi họ được tạo điều kiện tiếp cận tàng thư về thời kỳ đó.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20151031-bao-tang-gulag-ve-thoi-ky-dai-thanh-trung-stalin-o-nga 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những Mảnh Đời Đen Trắng #1 - Truyện Dài của Nguyễn Quang Lập | Tr...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”? Posted on 04/05/2015 by The Observer


b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6
Nguồn: John Lukacs, “Monster Together,” The New York Review of Books, 4/2015.
Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng
Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.
Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác.
Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ năm 1939. Khá nhiều điều được viết về Hiệp ước Xô-Đức kể từ lúc ấy, phần lớn là của các cây bút và sử gia Đông Âu. The Devil’s Alliance (Liên minh của quỷ) là bản tường trình tốt của sử gia người Anh Roger Moorhouse về việc hiệp ước có ý nghĩa gì đối với Hitler và Stalin – và tệ hơn là đối với nạn nhân của hiệp ước đó. Có lẽ phần giá trị nhất của cuốn sách là phần nói về những hậu quả tức thời của hiệp ước năm 1939. Trước đó, Chủ nghĩa Quốc xã và Chủ nghĩa cộng sản đã là kẻ thù công khai của nhau một cách hiển nhiên và dữ dội. Từ những ngày thăng tiến chính trị đầu tiên của mình, Hitler đã mô tả Do Thái giáo và Chủ nghĩa cộng sản là hai kẻ thủ chính yếu của mình. Vào thời điểm đó, Stalin không hẳn là một kẻ theo ý thức hệ. Cũng như Hitler, Stalin là một người theo chủ nghĩa dân tộc; ông gần như không lưu tâm đến chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov ký Hiệp ước Xô-Đức, với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop ngay đằng sau, kế bên Stalin, ngày 23 tháng 8 năm 1939 (Ảnh: Fine Art Images/Heritage Images/Getty Images)
Tháng 5 năm 1939, Hitler nhận ra rằng trong cuộc chiến của người Đức với phương Tây, Nga có thể đứng trung lập. Nhưng việc thực hiện điều đó không đơn giản; Nga phải có gì đó đổi lại. Trong suốt mùa hè năm đó, nhóm đại biểu Anh-Pháp đã tìm kiếm một dạng thoả thuận quân sự với Nga và chuyện không đi được tới đâu. Có một số viên chức và nhà ngoại giao cao cấp của Đức, đứng đầu trong số đó là Bộ trưởng Ngoại giao Joachim von Ribbentrop của Hitler, có khuynh hướng thiên hẳn về thỏa thuận Đức-Nga. Trong lúc đó, tại Moskva, Stalin đã bắt đầu có động thái: đầu tháng 5, ông sa thải Bộ trưởng Ngoại giao người Do Thái của mình, Maxim Litvinov, và thay thế bằng Vyacheslav Molotov (người giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong suốt cuộc chiến và một thời gian dài sau đó). Hitler hiểu điều đó có nghĩa là gì. Vào tháng 8, Ribbentrop bay đến Moskva để ký Hiệp ước Bất tương xâm giữa Liên Xô và Đức; bức ảnh Ribbentrop với cây bút trong tay cho thấy ở hậu cảnh Stalin mãn nguyện thấy rõ. Hitler hi vọng sự kiện gần như tuyệt diệu này có thể ngăn người Anh và người Pháp can dự vào cuộc chiến giành Ba Lan với ông. Điều đó đã không xảy ra, mặc dù Stalin không thất vọng vì điều đó.
Nghị định thư Bí mật phân chia Đông Âu giữa Đức và Liên Xô
Điều quan trọng hơn Hiệp ước Bất tương xâm là phần phụ lục của hiệp ước, một Nghị định thư Bí mật, vốn yêu cầu không gì khác hơn là phân chia Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, với một phần nước này sẽ bị Liên Xô thâu tóm. Ngoài ra, Đức công nhận “khu vực lợi ích” (“sphere of interest”) của Nga tại Estonia, Latvia, Phần Lan, một phần Litva và tỉnh Bessarabia ở Romania. Moskva phủ nhận chính sự tồn tại của Nghị định thư Bí mật này trong suốt thời gian dài, ngay cả khi Thế chiến II kết thúc đã lâu. Nhưng sự kiện đó vẫn tồn tại trong văn khố của Đức; và vào năm 1939 nó đã trở thành một hiện thực u ám và dễ sợ. Tận đến năm 1986, Molotov già nua (lúc đó đã hơn 90) vẫn phủ nhận chính sự tồn tại của sự kiện này trước một phóng viên Nga. Trên thực tế, nhiều hoàn cảnh của sự kiện này vẫn tiếp tục tồn tại xuyên qua cuộc thế chiến và cả những xung đột tiếp sau đó cho đến năm 1989.
Quân đội và nhân dân Ba Lan đã chiến đấu can trường chống lại người Đức trong suốt một tháng vào năm 1939 (gần lâu bằng Pháp với đội quân đáng kể của họ vào năm 1940). Nhưng 17 ngày sau khi Đức xâm lược, quân đội của Stalin đã xâm lăng Ba Lan từ phía đông. Vài ngày sau tại Brest, một điểm gặp gỡ lúc ấy nằm ngay trên phần do Liên Xô kiểm soát tại Ba Lan, có một cuộc duyệt binh chung nho nhỏ của binh lính và quân xa của Đức và Liên Xô. Chỉ hơn hai tháng sau, tức chưa đầy ba tháng sau khi Thế chiến II nổ ra, trận đánh duy nhất trên đất liền tại châu Âu là giữa Nga và Phần Lan, vốn là dân tộc không chấp nhận sự kiểm soát của Nga đối với đất nước họ. Người Anh thất kinh. Họ (và người Pháp) thậm chí suy xét, trong thoáng chốc, về việc can thiệp, nhưng việc này đã không xảy đến. Quân đội Hitler sớm xâm chiếm Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ – và sau đó là Pháp. Churchill và Anh quốc đã đứng một mình, trong suốt hơn một năm sau đó.
Cuối tháng 9 năm 1939, Ribbentrop bay tới Moskva lần nữa để thu xếp một số thoả thuận về đường biên giới, từ đó sẽ tiến hành Nghị định thư Bí mật kia. Xuyên suốt cuộc chiến, trong số những viên chức cấp cao của Đức, Ribbentrop là người mong muốn tìm kiếm và duy trì những thoả thuận Đức – Nga nhất. (Người đồng cấp của ông ở Liên Xô, Molotov, cũng thường có những mong muốn tương tự.) Ở khía cạnh này, chúng ta còn có thể chú ý đến những mong muốn hướng đến mối quan hệ song phương giữa Hitler và Stalin. Hitler cho rằng cần phải tiến hành những điều khoản trong mối quan hệ đồng minh với Stalin; về phần mình, Stalin thậm chí còn nhiệt tình hơn Hitler trong chuyện này. Một ví dụ là lời chúc tụng có lẽ không cần thiết của ông dành cho Hitler sau khi ký bản hiệp ước vào ngày 24 tháng 8 năm 1939: “Tôi biết dân tộc Đức yêu mến Führer (Quốc trưởng) của họ nhiều đến dường nào, do đó tôi nâng ly để chúc sức khoẻ cho ông ấy.” Đáng kể hơn đối với hồ sơ lịch sử và hệ trọng hơn đối với nhân dân Đông Âu là ý định của Liên Xô và hành vi xâm lăng của họ ngay sau khi ký Hiệp ước Xô-Đức.
Vào cái ngày diễn ra chuyến viếng thăm thứ hai của Ribbentrop đến Moskva, Nga bắt đầu gây áp lực lên các quốc gia Baltic. Nga đưa ra yêu sách đòi thay đổi những chính quyền tại Baltic, đầu tiên là tại Estonia, sau đó là những nước láng giềng Latvia và Litva. Quan trọng hơn, giờ đây Nga đã điều quân đến những nước đó, đặc biệt là đến các hải cảng của họ, làm suy giảm trầm trọng nền độc lập của những nước này. Chính quyền của những nước này chịu áp lực và đã phải tuân theo lệnh của Liên Xô, ngoại trừ Phần Lan. Hai tháng sau, Chiến tranh Mùa đông tại Phần Lan bắt đầu. Đội quân nhỏ bé của Phần Lan đã chiến đấu quật cường và dũng cảm, một thực tế mà ngay cả Stalin cũng phải thừa nhận; kết quả là xuất hiện một hiệp định trong đó Phần Lan từ bỏ một phần lãnh thổ cho Liên Xô nhưng vẫn duy trì nền độc lập cho phần lớn đất nước.
Tình hình tại Ba Lan còn xui rủi và kinh khủng hơn nhiều. Ở đó sự chiếm đóng của Liên Xô chí ít cũng tàn bạo và thảm khốc – nếu không muốn nói nhiều hơn – so với những phần đất Ba Lan bị Đức khuất phục. Nga trục xuất ít nhất một triệu người – bao gồm nhiều gia đình, mà không cho họ mang theo tài sản – tới Siberia, Kazakhstan và miền Bắc xa xôi của nước Nga, và gần như không ai có thể thăm lại quê nhà của mình lần nữa. Vào tháng 4 và tháng 5 năm 1940, khoảng 22.000 sĩ quan Ba Lan bị bắn chết gần Katyn. Hơn một triệu tù nhân và công nhân Ba Lan bị trục xuất tới Đức để chịu lao động cưỡng bức trong suốt thời chiến.
Đáng nói là nhiều việc làm thế này đã bắt đầu ngay sau khi Liên Xô chiếm được miền Đông Ba Lan vào tháng Chín năm 1939. Một số người Ba Lan, bao gồm người Do Thái, đã chào mừng binh lính Liên Xô, những tưởng rằng binh lính Liên Xô đến để giải phóng họ khỏi Đức Quốc xã. (Sau đó họ thất vọng với người Nga đến mức một số người Do Thái ở miền Đông Ba Lan đã nghĩ rằng tốt hơn là họ nên trốn sang khu vực của Đức Quốc xã, cho dù họ đã biết người Đức đối xử với dân Do Thái ra sao.) Từ năm 1939 đến 1941, có lẽ đa số dân Do Thái trên thế giới sống tại Đông Âu, hầu hết họ sống tại miền Đông Ba Lan, miền Tây Nga, Ukraina, và Belarus. Cuộc thanh trừng chung quyết của người Đức chưa được Hitler quyết định cho đến tháng 9 năm 1941 và trước tháng 1 năm 1942 vẫn chưa được thực hiện, nhưng theo nhiều cách khác nhau, số phận của họ đã được tiên đoán từ Hiệp ước Xô-Đức.
Stalin tìm cách ngăn Hitler xâm lược Liên Xô
Vào ngày 14 tháng 6 năm 1940, ngay cái ngày quân Đức diễu hành vào Paris, Moskva cuối cùng đã quyết định thi hành Nghị định thư Bí mật. Trong vòng một hai ngày, Nga tuyên bố tổng sáp nhập Estonia, Latvia và Litva vào Liên Xô. Thành viên chính phủ của những nước này hoặc bị cầm tù hoặc bị đày ải. Nhiều cựu viên chức ở đó bị xử tử, và ít nhất 25.000 người Baltic đã bị trục xuất tới Liên Xô. Hitler chở những người thuộc sắc tộc thiểu số Đức ở vùng Baltic đến Đức bằng tàu thuỷ của Đức.
Vào tháng 11 năm 1940, Molotov sang Berlin. Đây không phải là chuyến đi thành công của ông. Cung cách ngoại giao của ông cứng đờ như tính cách ông vậy. Nhìn thấy Đức chinh phục gần hết châu Âu, ông đề xuất việc gộp Bulgaria vào khu vực của Nga. Theo đó Liên Xô sẽ có sự hiện diện gần Bosphorus, với cái giá phải trả là Thổ Nhĩ Kỳ. Người Đức không đáp lại lời đề xuất này. Vào một ngày tháng 12 năm 1940, Hitler bắt đầu hoạch định một cuộc chiến chung cuộc với Nga.
Stalin phần nào chỉ trích hành vi của Molotov tại Berlin; ông cho là Bộ trưởng Ngoại giao của mình có lẽ đã quá cứng nhắc. Đây là lối cư xử điển hình của Stalin trong suốt sáu tháng tiếp theo. Ông không thể và sẽ không tin Hitler sẽ khởi sự một cuộc chiến chống lại mình trong khi Đức vẫn còn Anh quốc để xử lý.
Stalin đã thực hiện một số động thái để cải thiện tình hình của Nga. Ông thương thảo một hiệp ước giao hảo với Nam Tư, vốn chẳng được gì, vì Hitler đã xâm lược Nam Tư vào cái ngày ký hiệp ước này. Ông mời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Matsuoka Yōsuke đến Moskva khi ông này trên đường quay trở về Nhật sau chuyến viếng thăm Berlin. Đáng ngạc nhiên là sau đó ông ký một Hiệp ước Bất tương xâm với Nhật. (Ngay sau khi Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, Matsuoka khi trở về Tokyo đã đề nghị Nhật nên xâm lược Nga từ phía Đông. Giá trị của những bản Hiệp ước Bất tương xâm năm 1941 quả là nhỏ bé. Nhưng Matsuoka không được như ý, vì kẻ thù chính của Nhật lúc bấy giờ là Hoa Kỳ.)
Stalin ra lệnh phải có những cử chỉ thân thiện đối với Đức, bao gồm cả việc đẩy nhanh khâu vận chuyển các sản phẩm Liên Xô đến đó. Ông không một chút mảy may phản ứng lại lời cảnh báo của Churchill về viễn cảnh Đức sẽ tấn công Liên Xô. Trong suốt mười ngày trước cuộc xâm lăng của Đức Quốc xã – mặc cho mọi loại thông tin về mối đe doạ của Đức – Stalin đã cố gắng thực hiện những điều tốt nhất, hay có lẽ là những điều tệ nhất, để xác nhận lòng tin của mình vào Hitler và nước Đức. Tôi không biết một trường hợp đơn lẻ nào có hành vi thấp hèn đến thế (vì bản chất của nó là thế) mà xuất phát từ một chính khách của một đại cường quốc.
Cuộc tấn công của Đức thoạt đầu đã làm Stalin sốc đến câm lặng. (Những lời của Molotov sau khi Đức tuyên bố chiến tranh cũng đáng nói: “Chúng ta đáng bị điều này sao?”) Những mệnh lệnh đầu tiên của Stalin cho quân đội Liên Xô là đừng phản ứng gì cả. Phải mất nhiều giờ đồng hồ sau cuộc xâm lăng – cho đến trưa – thì ông mới ra lệnh cho quân đội phản kháng.
Việc Stalin đã run sợ ra sao trong suốt những ngày công kích đầu tiên của Đức Quốc xã vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Cuối cùng ông đã xốc lại được tinh thần của mình. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1941 – mười một ngày sau cuộc xâm lăng của Đức – ông gọi nhân dân Liên Xô là một tập thể ái quốc. Tới thời điểm đó, một số binh lính Đức Quốc xã đã xâm nhập miền Tây Liên Xô được hơn một trăm dặm (hơn 160 km) và đang tiến đến Moskva. Roger Moorhouse kết lại phần dẫn nhập khiêm tốn của mình: lịch sử của Hiệp ước Xô-Đức “xứng đáng được giải cứu ra khỏi những dòng cước chú (tức ít được chú ý – NBT) và khôi phục lại vị trí đúng đắn của nó… Tôi chỉ có thể hi vọng rằng cuốn sách này sẽ góp được một phần nho nhỏ cho tiến trình đó.” Quả thật nó đã làm được điều đó.
Ý đồ của Hitler và Stalin
Dĩ nhiên vẫn còn đó những nghi vấn dành cho các sử gia. Một vấn đề là nhiều văn khố Liên Xô vẫn còn đóng cửa, và văn bản của họ thường là không đáng tin cậy trong mọi trường hợp. Một nghi vấn sâu xa hơn vẫn chưa giải quyết được nằm ở chỗ mục đích chính của Hitler vào năm 1941 là gì. Trước nhân dân và đồng minh của mình, ông đã có những giải thích rõ ràng và đơn giản. Ông chưa bao giờ thoải mái trong việc liên kết với Liên Xô. Ông kinh tởm chủ nghĩa cộng sản. Nhưng còn có một yếu tố khác, có lẽ mang tính quyết định, trong tâm trí của ông. Ở đâu đó ông đã buông lời nhận xét về điều này trước một số tướng lĩnh của mình. Những lời đó liên quan đến Anh quốc – và đằng sau đó là Hoa Kỳ. Một khi đã chinh phục Nga, buộc Stalin quy hàng hay phải rút đi những gì còn lại của quyền lực Liên Xô đằng sau vùng Ural để chạy sang Siberia, thì khi đó Churchill (và Roosevelt) có thể làm được gì? Họ phải đối diện với một kẻ khổng lồ Nazi-Á-Âu, với đội quân Đức lớn mạnh không còn phải chiến đấu trên hai mặt trận nữa.
Vấn đề của Stalin nghiêm trọng hơn nhưng lại đơn giản hơn. Vào đầu tháng 9 năm 1941, ông viết cho Churchill rằng Liên Xô đang “chịu mối đe doạ chết người.” Chuyện đó không xảy ra; và đến năm 1942, ông nhận ra là mình sẽ nhận được nhiều thứ từ mối quan hệ đồng minh với Anh và Hoa Kỳ hơn là với Đức. Nhưng chí ít cho tới tháng 6 năm 1941, Stalin và Molotov vẫn còn chuộng Đức của Hitler hơn là phương Tây.
Ở phương diện này có một chỗ dành cho một bản tiểu sử, hay một bản phác thảo tiểu sử, của một viên chức nham hiểm của Liên Xô mang tên Vladimir Dekanozov, người thân cận với Molotov trong suốt thời gian dài, một trong những kẻ thân Đức quan trọng trong hàng ngũ viên chức cao cấp của Liên Xô (và vào năm 1941 còn là Đại sứ tại Berlin). Có chứng cứ cho rằng khoảng cuối mùa xuân năm 1943, Molotov đã điều Dekanozov đến Stockholm với mục tiêu thiết lập mối liên hệ với Đức Quốc xã. Ribbentrop đã sẵn sàng gặp Dekanozov nhưng bị Hitler cấm không cho gặp. Vào cuối năm 1953, Khruschev đã ra lệnh xử tử Dekanozov.
Hai tuyên bố lịch sử đã xuất hiện bằng văn bản sau khi cuộc chiến kết thúc được một thời gian. Vào tháng 12 năm 1941, Churchill điều Bộ trưởng Ngoại giao Anthony Eden đến Moskva. Các lực lượng tiến công của Đức chưa tới được Moskva nhưng vẫn có thể nghe thấy tiếng súng ở bên ngoài bức tường của điện Kremlin. Stalin nói với Eden: “Vấn đề của Hitler là ông ta không biết nên dừng lại chỗ nào.” Eden: “Thế có ai biết không?” Stalin: “Tôi biết.” Hai từ này không hoàn toàn xa rời sự thật. Vào tháng 11 năm 1944, Churchill đến gặp De Gaulle tại Paris. De Gaulle nghiêm trách người Mỹ vì đã để Nga chiếm toàn bộ Đông Âu. Churchill bảo, vâng, Nga giờ đây là con sói đói khát. “Nhưng sau bữa ăn là đến giai đoạn tiêu hoá.”[1] Nga sẽ không thể tiêu hoá được phần lớn Đông Âu. Và quả đúng vậy.
John Lukacs là sử gia người Mỹ gốc Hungary. Cuốn sách mới nhất của ông là A Short History of the Twentieth Century, Harvard University Press, 2013. Đây là bài điểm sách cho cuốn The Devils’ Alliance: Hitler’s Pact with Stalin, 1939–1941 của Roger Moorhouse, Basic Books, 2014. Các tiểu mục do Nghiencuuquocte.net tự đặt.
——————–
[1] Điều đáng lưu tâm là cuộc trao đổi này không được ghi nhận trong hồi ký chiến tranh của Churchill mà là trong hồi ký của De Gaulle. Churchill nói ra điều này từ lâu trước khi có bài diễn thuyết “Bức màn sắt” vào năm 1946. (Chú thích của tác giả.)
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/05/04/hitler-stalin-lien-minh-ma-quy/#sthash.ZNbypyYn.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang