Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Mình lại nghĩ cao hay thấp là do cái đầu mới quan trọng chớ dài lưng tốn vải có tác dụng giề?

Đàn ông Việt Nam thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế tới 11 cm

Chiều cao trung bình của khu vực ASEAN và thế giới - (Ảnh: danviet.vn)
Chiều cao trung bình của khu vực ASEAN và thế giới - (Ảnh: danviet.vn)
So sánh với mặt bằng chung về tầm vóc, chiều cao nam và nữ Việt Nam đều thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rất nhiều.
Theo một nghiên cứu được Hiệp hội ADN Đông Nam Á công bố trong năm 2014: chiều cao trung bình của đàn ông Việt Nam là 1,62m, của phụ nữ là 1,52m, đứng gần áp chót trong khu vực ASEAN. Trong khi đó, chiều cao trung bình của dân số thế giới là 1,73mđối với đàn ông và 1,6m đối với phụ nữ.
Điều đáng nói là chiều cao trung bình của đàn ông Việt Nam còn kém hơn cả các quốc gia láng giềng như Lào và Campuchia. Chiều cao trung bình của đàn ông Campuchia là1,63m, còn của Lào là 1,7m, theo số liệu của báo Dân Việt.
Phát biểu tại chương trình “Sữa học đường – Vì tầm vóc Việt” vào ngày 9/10 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Tiến (Bộ trưởng Bộ Y tế) cho biết: Trẻ em lứa tuổi học đường ở Việt Nam, nhất là trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi còn khá lớn. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi.
“Những ai đã từng đi tới các xã vùng 3 đặc biệt khó khăn đều lo ngại khi thấy những đứa trẻ lớp 4, lớp 5 nhưng vẫn nhỏ bé như học sinh lớp 1, 2 ở thành phố”, báo Dân Việt dẫn lời bà Tiến.
Được biết, theo số liệu giám sát của Viện Dinh dưỡng năm 2014, có 1,2 triệu trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, chiếm tỷ lệ 14,5%. Còn số trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi lên đến 2,1 triệu trẻ và chiếm tỷ lệ 24,9%.
Tại Hội thảo “Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm nguy cơ cao” diễn ra vào ngày 5/10, ông Nguyễn Thanh Long (Thứ trưởng Bộ Y tế) cho biết, hiện Việt Nam còn hơn 5 triệu người thiếu đói.
Trước tình hình trên, chính phủ đã chi 6.000 tỷ đồng Ngân sách nhà nước để làm kinh phí đầu tư triển khai “Đề án tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030″, với nhiều hoạt động tổng thể và kéo dài suốt 20 năm trên phạm vi cả nước; đặt mục tiêu đến năm 2020 nâng chiều cao trung bình của nam thanh niên lên1,67m, và 1,56cm cho nữ giới.
Trong đó, các chuyên gia chú ý đến “Chương trình sữa học đường cho học sinh mẫu giáo và tiểu học”. Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), đây là Chương trình dinh dưỡng rất hiệu quả và cần thiết đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học.
Chương trình "Sữa học đường - Vì tầm vóc Việt" sẽ giúp 428.306 học sinh mầm non và tiểu học ở 21 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh Nghệ An được sử dụng 1 hộp sữa tươi mỗi ngày, 5 ngày/tuần trong năm học 2015- 2016, khả năng sẽ nhân rộng ra cả nước - (Ảnh: doisongphapluat.com)  Chương trình “Sữa học đường – Vì tầm vóc Việt” sẽ giúp 428.306 học sinh mầm non và tiểu học ở 21 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh Nghệ An được sử dụng 1 hộp sữa tươi mỗi ngày, 5 ngày/tuần trong năm học 2015- 2016, khả năng sẽ nhân rộng ra cả nước – (Ảnh:doisongphapluat.com)
Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn – Viện nghiên cứu y khoa Garvan Sydney, Australia cho biết, tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe chính là một nguyên nhân lớn dẫn đến sự khác biệt về chiều cao của dân số.
Khẩu phần ăn không đủ dinh dưỡng là nguyên nhân lớn dẫn tới phát triển chậm chiều cao – (Ảnh minh họa/Internet)  Khẩu phần ăn không đủ dinh dưỡng là nguyên nhân lớn dẫn tới phát triển chậm chiều cao – (Ảnh: Internet)
Bữa ăn trưa của học sinh Sơn La. (Ảnh: Internet)
Từ Ân tổng hợp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: