♪ ♫ ♩ ♬..Chủ tịch Hội Người mù... đi xe máy, chơi cầu lông, đọc tin nhắn!
Chủ tịch Hội Người mù... đi xe máy, chơi cầu lông, đọc tin nhắn!
(LĐĐS) - Số 41 Bình Minh - hoamocmien90@gmail.com - 6:52 PM, 25/10/2015
Những ngày qua, dư luận và người dân huyện Phú Xuyên đang xôn xao bởi câu chuyện về ông Phạm Văn Luật - Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên - bị mù, nhưng vẫn điều khiển xe máy và chơi cầu lông. Thực hư câu chuyện này ra sao? liệu vị Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên có lợi dụng danh nghĩa thương binh nặng, hội viên hội người mù để tư lợi đang là những câu hỏi rất cần cơ quan chức năng làm sáng tỏ.
Hội viên hội người mù vẫn đánh cầu lông, đi xe máy?
(LĐĐS) - Số 41 Bình Minh - hoamocmien90@gmail.com - 6:52 PM, 25/10/2015
Những ngày qua, dư luận và người dân huyện Phú Xuyên đang xôn xao bởi câu chuyện về ông Phạm Văn Luật - Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên - bị mù, nhưng vẫn điều khiển xe máy và chơi cầu lông. Thực hư câu chuyện này ra sao? liệu vị Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên có lợi dụng danh nghĩa thương binh nặng, hội viên hội người mù để tư lợi đang là những câu hỏi rất cần cơ quan chức năng làm sáng tỏ.
Vị Chủ tịch Hội người mù huyện Phú Xuyên vẫn đọc tin nhắn điện thoại và đọc chữ trong văn bản bình thường. |
Tìm về xã Quang Trung - địa phương nơi ông Phạm Văn Luật - Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên - sinh sống những ngày này, nhiều người dân tại đây không khỏi xôn xao trước thông tin liệu ông Luật có bị mù như lí lịch vị này kê khai? Dù chưa thể xác định rõ thực hư, nhưng theo phản ánh của một số hộ dân tại đây, việc sinh hoạt của ông Luật vẫn diễn ra bình thường, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Luật là người bị kém mắt.
Thậm chí, hàng ngày ông vẫn tham gia đánh cầu lông, đi lại bằng xe máy. Không hiểu ông Luật dựa vào tiêu chí nào để trở thành hội viên hội người mù, rồi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên gần 20 năm nay (!?). “Tôi cũng không rõ lắm về chức vụ của ông ấy ở Hội Người mù huyện, nhưng chuyện ông đi xe máy và vẫn đánh cầu lông ở nhà văn hóa thôn là có thực”, ông Nguyễn Đình Đ cho biết.
Ông Đ cũng thắc mắc, không hiểu quy định, điều lệ của Hội Người mù ra sao mà ông Luật lại được kết nạp vào hội, hơn nữa lại được bầu làm Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên từ năm 1990 đến nay? Góp thêm vào những nghi vấn này, ông Đ cho biết, tại nhiều cuộc họp ở địa phương có sự tham dự của ông Luật, mọi người vẫn chứng kiến và nghe ông Luật đọc vanh vách tham luận trong các văn bản dành cho người bình thường khác.
Trước những thông tin phản ánh của người dân, vị Chủ tịch này vẫn một mực khẳng định, “mức độ thương tật của ông do cơ quan chức năng giám định và còn lưu trong hồ sơ, ông không gian dối”. Điều đáng nói, mặc dù khẳng định bản thân “đủ điều kiện để vào hội người mù”, song ông Luật lại vô tư đọc được tin nhắn hiển thị trong điện thoại trước sự chứng kiến của nhiều người (!?).
Còn ông Nguyễn Văn H - một cán bộ tại Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Xuyên - cho rằng: Trường hợp người mù tham gia lao động, thực hiện những công việc đơn giản thường ngày, thậm chí là đun nấu, chẻ củi cũng không hiếm gặp, nhưng người mù mà đi xe máy, đọc chữ trong văn bản giống như người bình thường là không thể có. “Nếu có, tôi tin rằng đây sẽ là trường hợp hy hữu. Thực hư thế nào, cơ quan thực hiện giám định sẽ trả lời”, ông H cho biết.
Lợi dụng chính sách, lấy công làm lợi tư
Cũng theo phản ánh, nhờ kê khai tình trạng bản thân, mức độ thương tật trên 70% nên ông Luật đang được hưởng những chế độ đặc biệt. Về vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Tiến Xuân - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện - cho biết: Chế độ hưởng của ông Phạm Văn Luật là gần chục triệu đồng/tháng. Riêng tiền thương binh hàng tháng ông Luật lĩnh là 4.082.000 đồng, tiền trợ cấp đặc biệt dành cho người phục vụ ông Phạm Văn Luật là 1.318.000 đồng, đó là chưa kể những khoản trợ cấp khác...
Ông Xuân cũng tỏ ra nghi ngờ đối với mức độ thương tật của ông Luật, nhưng không có cơ hội để làm sáng tỏ sự việc. Bởi theo vị trưởng phòng Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Xuyên chỉ là cơ quan cấp cơ sở, chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ Sở LĐ-TB&XH TP.Hà Nội chuyển về nên không thể kiểm tra, xử lí. “Trong hồ sơ thương binh của ông Luật trước đây có gì gian dối hoặc tiêu cực thì chỉ có cơ quan thẩm định mới biết được. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm tiến hành giám định lại trường hợp này, tránh để đơn thư kéo dài”, vị trưởng phòng lao động huyện Phú Xuyên cho biết.
Liên quan đến những khuất tất trong hồ sơ khai thương binh của ông Luật, chúng tôi phát hiện ra nhiều nghi vấn như việc giám định mức độ thương tật của vị Chủ tịch Hội Người mù Phú Xuyên có dấu hiệu tăng lên qua các lần giám định về sau (có kết quả ghi nhận 71%, có kết quả cho ra 83%). Cùng với đó, một số dấu hiệu khác được cho là tác động làm thay đổi kết quả giám định...
Được hưởng chế độ thương binh nặng, ông Luật từng được UBND huyện Phú Xuyên cấp cho một thửa đất có diện tích hơn 60m2 thuộc tiểu khu Phú Mỹ (Phú Xuyên), ven QL 1A để làm nhà ở. Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Luật lại bán thửa đất này cho một người khác, sau đó về địa phương sinh sống. Không dừng lại ở đó, ông Luật tiếp tục làm đơn gửi lãnh đạo UBND xã Quang Trung xin cấp một thửa đất có diện tích 150m2 để xây dựng nhà. Như vậy, ông Phạm Văn Luật có hành vi gian dối đối với lãnh đạo địa phương để cùng lúc được cấp hai suất đất ở, trái với quy định và chính sách của Nhà nước.
Nhiều người dân đặt nghi vấn: Có hay không việc ông Phạm Văn Luật cố tình khai man hồ sơ và sự tiếp tay của cơ quan có thẩm quyền lúc xét duyệt hồ sơ dẫn đến việc ông Luật được hưởng lợi từ chính sách dành cho người có công? Dư luận đang rất quan tâm đến sự việc, đề nghị Sở LĐ-TB&XH, Hội Người mù thành phố Hà Nội sớm tổ chức xác minh, giám định khách quan mức độ thương tật của ông Luật cũng như công bố kết quả để người dân nắm rõ.
Nguồn: Laodong
Thậm chí, hàng ngày ông vẫn tham gia đánh cầu lông, đi lại bằng xe máy. Không hiểu ông Luật dựa vào tiêu chí nào để trở thành hội viên hội người mù, rồi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên gần 20 năm nay (!?). “Tôi cũng không rõ lắm về chức vụ của ông ấy ở Hội Người mù huyện, nhưng chuyện ông đi xe máy và vẫn đánh cầu lông ở nhà văn hóa thôn là có thực”, ông Nguyễn Đình Đ cho biết.
Ông Đ cũng thắc mắc, không hiểu quy định, điều lệ của Hội Người mù ra sao mà ông Luật lại được kết nạp vào hội, hơn nữa lại được bầu làm Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên từ năm 1990 đến nay? Góp thêm vào những nghi vấn này, ông Đ cho biết, tại nhiều cuộc họp ở địa phương có sự tham dự của ông Luật, mọi người vẫn chứng kiến và nghe ông Luật đọc vanh vách tham luận trong các văn bản dành cho người bình thường khác.
Trước những thông tin phản ánh của người dân, vị Chủ tịch này vẫn một mực khẳng định, “mức độ thương tật của ông do cơ quan chức năng giám định và còn lưu trong hồ sơ, ông không gian dối”. Điều đáng nói, mặc dù khẳng định bản thân “đủ điều kiện để vào hội người mù”, song ông Luật lại vô tư đọc được tin nhắn hiển thị trong điện thoại trước sự chứng kiến của nhiều người (!?).
Còn ông Nguyễn Văn H - một cán bộ tại Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Xuyên - cho rằng: Trường hợp người mù tham gia lao động, thực hiện những công việc đơn giản thường ngày, thậm chí là đun nấu, chẻ củi cũng không hiếm gặp, nhưng người mù mà đi xe máy, đọc chữ trong văn bản giống như người bình thường là không thể có. “Nếu có, tôi tin rằng đây sẽ là trường hợp hy hữu. Thực hư thế nào, cơ quan thực hiện giám định sẽ trả lời”, ông H cho biết.
Lợi dụng chính sách, lấy công làm lợi tư
Cũng theo phản ánh, nhờ kê khai tình trạng bản thân, mức độ thương tật trên 70% nên ông Luật đang được hưởng những chế độ đặc biệt. Về vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Tiến Xuân - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện - cho biết: Chế độ hưởng của ông Phạm Văn Luật là gần chục triệu đồng/tháng. Riêng tiền thương binh hàng tháng ông Luật lĩnh là 4.082.000 đồng, tiền trợ cấp đặc biệt dành cho người phục vụ ông Phạm Văn Luật là 1.318.000 đồng, đó là chưa kể những khoản trợ cấp khác...
Ông Xuân cũng tỏ ra nghi ngờ đối với mức độ thương tật của ông Luật, nhưng không có cơ hội để làm sáng tỏ sự việc. Bởi theo vị trưởng phòng Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Xuyên chỉ là cơ quan cấp cơ sở, chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ Sở LĐ-TB&XH TP.Hà Nội chuyển về nên không thể kiểm tra, xử lí. “Trong hồ sơ thương binh của ông Luật trước đây có gì gian dối hoặc tiêu cực thì chỉ có cơ quan thẩm định mới biết được. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm tiến hành giám định lại trường hợp này, tránh để đơn thư kéo dài”, vị trưởng phòng lao động huyện Phú Xuyên cho biết.
Liên quan đến những khuất tất trong hồ sơ khai thương binh của ông Luật, chúng tôi phát hiện ra nhiều nghi vấn như việc giám định mức độ thương tật của vị Chủ tịch Hội Người mù Phú Xuyên có dấu hiệu tăng lên qua các lần giám định về sau (có kết quả ghi nhận 71%, có kết quả cho ra 83%). Cùng với đó, một số dấu hiệu khác được cho là tác động làm thay đổi kết quả giám định...
Được hưởng chế độ thương binh nặng, ông Luật từng được UBND huyện Phú Xuyên cấp cho một thửa đất có diện tích hơn 60m2 thuộc tiểu khu Phú Mỹ (Phú Xuyên), ven QL 1A để làm nhà ở. Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Luật lại bán thửa đất này cho một người khác, sau đó về địa phương sinh sống. Không dừng lại ở đó, ông Luật tiếp tục làm đơn gửi lãnh đạo UBND xã Quang Trung xin cấp một thửa đất có diện tích 150m2 để xây dựng nhà. Như vậy, ông Phạm Văn Luật có hành vi gian dối đối với lãnh đạo địa phương để cùng lúc được cấp hai suất đất ở, trái với quy định và chính sách của Nhà nước.
Nhiều người dân đặt nghi vấn: Có hay không việc ông Phạm Văn Luật cố tình khai man hồ sơ và sự tiếp tay của cơ quan có thẩm quyền lúc xét duyệt hồ sơ dẫn đến việc ông Luật được hưởng lợi từ chính sách dành cho người có công? Dư luận đang rất quan tâm đến sự việc, đề nghị Sở LĐ-TB&XH, Hội Người mù thành phố Hà Nội sớm tổ chức xác minh, giám định khách quan mức độ thương tật của ông Luật cũng như công bố kết quả để người dân nắm rõ.
Nguồn: Laodong
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét