Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

“LÀM NGƯỜI VIỆT LÀ MỘT ĐỊNH MỆNH”


“Tôi có cảm giác bất cứ lúc nào cũng có thể phát nổ ở đâu đấy. Bất trắc khủng khiếp. Con người Việt Nam vẫn chỉ nghĩ đến việc kiếm ăn. Họ có thể làm bất cứ thứ gì để sống hoặc kiếm tiền: Dùng thực phẩm thiu thối, độc hại, cạy cả ray tàu hỏa để bán, cưa cả bom mìn, đâm chém nhau khi tranh giành một chỗ bán hàng, lừa lọc nhau như đa cấp;
Rất có thể, bà mẹ bán trứng và công chúa 7 tuổi mặc áo hồng đi qua khu Văn Phú, đang khẽ hát bài “Ba ngọn nến lung linh” trên chiếc xe máy cũ, trước khi tiếng nổ hủy diệt tất cả. Rất có thể, công chúa 7 tuổi , đội chiếc mũ len hồng ở Ái Mộ, Gia Lâm, đang “mặc cả” với ông nội chiều đón về nhà sớm, thì cú đạp ga điên cuồng của gã rửa xe vừa nốc rượu, đã cắt đứt tất cả.

Rất có thể trong đầu những người đi trên cầu Gềnh, Đồng Nai hôm qua, đã hiện hữu một bữa trưa đầm ấm, trước khi chiếc xà lan lạnh lùng đâm họ rơi xuống dòng sông chảy xiết.

Rất nhiều người vô tội đã bị cướp đi mạng sống một cách oan ức như thế.

Thế nhưng, trong quan niệm xã hội, dường như cái chết ấy là định mệnh họ phải chịu, không thể nào đổi khác: “Số đã chết thì ở trong nhà cũng chết”.

Làm người Việt thì phải chấp nhận?
Cách đây ít lâu, tôi đặt hàng TS Lê Hồng Giang (Giang Le), một chuyên gia kinh tế sắc sảo, viết về chuyện du học sinh nên ở lại nước ngoài hay về Việt Nam làm việc. TS Giang cáo lỗi.
Ông bảo không nghĩ được cái gì mới hơn so với nhiều ý kiến đã đăng đàn. Thay vì viết bài dài, ông chia sẻ lại một ghi chú ngắn từ 5 năm trước:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Tôi làm cùng một anh người Đức và một anh người Nga. Hỏi họ hay về nước không, cả hai đều nói chẳng hứng thú quay về quê cũ dù vẫn còn cha mẹ họ hàng ở đó.
Hỏi họ có hay đọc báo, theo dõi tin tức từ Đức, từ Nga không, cả hai đều nói chẳng quan tâm. Hỏi họ có bắt con cái nói tiếng Đức, tiếng Nga ở nhà không, cả hai đều nói tùy chúng nó.
Đúng là làm người Việt là một định mệnh”.
lam-nguoi-viet-la-mot-dinh-menh3
Lẽ nào, đã làm người Việt, thì nhất định phải chịu phán xét?
Lẽ nào, làm người Việt thì phải chấp nhận sống chung với những điều không thể thay đổi?.
“Định mệnh” của người du học: Muốn phát triển đến đỉnh cao thì hãy ở lại nước ngoài, đừng về Việt Nam?
“Định mệnh” của người tham gia giao thông: Phải chấp nhận chuyện mình có thể trở thành 1 trong số 24 người Việt, mỗi sáng đi ra khỏi nhà và không bao giờ trở về?
“Định mệnh” của cô bé Lan Vi 16 tuổi ở Đăk Lăk bị gẫy chân sơ sơ, là là phải cưa cụt chân?
“Định mệnh” của nữ bệnh nhân 49 tuổi gãy chân ở Đà Nẵng, là phải chết, sau khi mổ?
“Niềm vui của họ thật ngây thơ, ngớ ngẩn và độc ác”
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, thấy “lạnh buốt, buồn bã và hoang mang” khi đi ngang qua Văn Phú, nơi vừa xảy ra vụ nổ khủng khiếp.
Tôi cứ nhìn mãi vào cái thi thể bé xíu mặc áo hồng của bé Quỳnh, 7 tuổi. Giờ này, lẽ ra con đã có một cặp kính cận mới. Chuyến đi khám mắt cùng mẹ của Quỳnh đã trở thành chuyến đi định mệnh vì sự vô trách nhiệm và ngu xuẩn của người khác.
Tôi có cảm giác bất cứ lúc nào cũng có thể phát nổ ở đâu đấy. Bất trắc khủng khiếp. Con người Việt Nam vẫn chỉ nghĩ đến việc kiếm ăn.
Họ có thể làm bất cứ thứ gì để sống hoặc kiếm tiền: Dùng thực phẩm thiu thối, độc hại, cạy cả ray tàu hỏa để bán, cưa cả bom mìn, đâm chém nhau khi tranh giành một chỗ bán hàng, lừa lọc nhau như đa cấp;
Họ dùng tre gỗ thay cốt thép cả ở những công trình lớn, mua đồ phế thải của nước ngoài để ăn hoa hồng…
Sau gần nửa thế kỷ chiến tranh, hỏi có bao nhiêu người Việt Nam nghĩ đến hưởng thụ một cuốn sách, một bản nhạc, một bộ phim, một bảo tàng, một vườn hoa… Một đời sống như vậy chưa phải là một đời sống.”
Khi ca sĩ Trần Lập nằm xuống sau 4 tháng chiến đấu với ung thư, nhiều người dần nhận ra rằng: Cái ‘định mệnh” cướp đi cuộc sống của Lập, cũng đang đe dọa rất nhiều người.
Hai tháng trước, Phạm Hoàng Nam, đạo diễn Liveshow “Đôi bàn tay thắp lửa” đã kể cho Trần Lập và cộng sự một câu chuyện về sự nực cười của “định mệnh”:
Ông trồng chè khoe với bạn là họ đang uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán.
Bà bán rau cũng hân hoan nói với gia đình là người nhà được ăn rau ở khu trồng sạch, khu phun nhiều thuốc là để bán; Ông bán thịt lợn cũng vậy…
Niềm vui của họ thật ngây thơ, ngớ ngẩn và độc ác. Họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt. Họ uống trà nhà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác…
Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”
lam-nguoi-viet-la-mot-dinh-menh
Thay đổi “định mệnh”
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, đưa ra một con số ám ảnh: Đến năm 2035 (50 năm sau Đổi Mới) mức độ thịnh vượng của người Việt chỉ bằng 1/3 Singapore năm… 2011.
Tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm… 2011.
Nhiều năm trở lại đây, người ta hay nói về tụt hậu kinh tế. Tụt hậu kinh tế rất đáng sợ, nhưng tụt hậu về đạo đức, nhân tính, nhiều khi còn đáng sợ hơn.
Có ai thống kê là đến 2035, đạo đức xã hội, nhân tính tụt hay tăng bao nhiêu bậc so với năm 2011?
Sẽ chẳng phải khóc thương Trần Lập sớm thế, nếu những người nông dân không hoan hỉ một cách “ngây thơ, ngớ ngẩn và độc ác” khi “bảo vệ” được gia đình mình bằng những luống rau sạch trồng riêng, rau bẩn mang bán.
Những người như bà Tuất (Chương Mỹ, Hà Nội) cũng sẽ tránh được “định mệnh” có tới 5 con và chồng phải chết vì ung thư, nếu chính quyền có trách nhiệm hơn nữa trong việc cải tạo nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Ai thống kê là mỗi năm, xuất hiện thêm bao nhiêu Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa, và những vụ thảm sát?
Ai ghi chép mỗi năm có bao nhiêu người vong mạng, què cụt vì mang bom ra để cưa mạng sống của chính mình và đồng loại?
Người Việt hay xúc động và phẫn nộ với hành động của kẻ khác, nhưng lại ít tự răn mình và phê phán mình.
Ai cũng có thể chửi rủa những tài xế xe điên, nhưng không ít người muốn đi tắt để có chiếc bằng lái và vẫn thản nhiên cầm vô lăng sau khi đã bá vai bá cổ ma men.
Ai cũng có thể nhỏ nước mắt, nhưng thử hỏi mấy năm qua, đã có mấy người đấu tranh khi nhìn thấy những vật “nguy cơ chết người” bị cưa ở khu Văn Phú?
Khi Trần Lập và cộng sự của anh làm Liveshow “Đôi bàn tay thắp lửa”, điều họ muốn không chỉ là âm nhạc, gây quỹ mà còn để thức tỉnh nhân tính, thay đổi định mệnh: Đồng bào đừng kiếm sống bằng mọi giá, đừng vô cảm, đừng đầu độc lẫn nhau nữa.
Lập không thay đổi được định mệnh của chính mình, nhưng anh chứng minh rằng, ngay cả khi một người nằm xuống, họ cũng có thể “truyền lửa” cho nhiều người khác.
Định mệnh nằm trong tay mỗi người.
Đừng chỉ kêu gào xã hội thay đổi trong khi chính mình dậm chân tại chỗ, bàng quan và vô cảm.
http://phamngocanh.com/thu-vien/chia-se-cuoi-tuan/lam-nguoi-viet-la-mot-dinh-menh/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

500 năm nét Việt không phai nhòa


Người Kinh Tam Đảo, cộng đồng người Kinh chủ yếu và có lẽ còn mang nhiều bản sắc văn hóa Việt Nam nhất tại Trung Quốc. Hơn 500 năm định cư trên đất Trung Quốc, với vẻn vẹn hơn 2 vạn người, Kinh tộc không những đã lớn mạnh trở thành cộng đồng dân tộc thiểu số có nền kinh tế phát triển nhất, mà còn là một trong những dân tộc vẫn giữ nguyên vẹn những nét đặc sắc nhất của văn Hóa cộng đồng người Việt.
Cây “Tương tư Nam Quốc” như một lời tổ huấn đối với 
các thế hệ con cháu không được quên đi nguồn cội Việt.
1. 8h sáng. Miếu thờ Bạch Long Trấn Hải Đại Vương của thôn Vũ Đầu, một trong 3 thôn người dân tộc Kinh tại Kinh Đảo, thị trấn Giang Bình, huyện Đông Hưng, thị xã Phòng Thành, Trung Quốc… đã trang trọng khói hương nghi ngút.

Chỉ chút nữa thôi, đoàn rước kiệu đông đảo, đại diện cho người dân của 3 thôn Vũ Đầu, Sơn Tâm, Vạn Vỹ và quan khách đến từ khắp nơi, kể cả từ Việt Nam sang… sẽ long trọng đi vòng quanh làng, rồi đến làm lễ ở miếu.

Trước ngày khai hội chừng một tuần, mỗi gia đình phải đăng ký một suất đinh tham dự việc chuẩn bị cỗ bàn cho làng. Từ đêm trước hôm chính hội, họ phải tất bật nấu nướng để chuẩn bị cho 130 mâm cỗ, tương ứng với 1.300 khách đến dự hội.

Trong hàng trăm trung niên và người cao tuổi được trọng vọng trong làng, 24 người sẽ được lựa chọn làm thành viên cho Ban khánh tiết. Ban khánh tiết sẽ bầu ra Ban tế, với đầy đủ các chức danh như Chủ tế, Bồi tế, Đông xướng, Tây xướng, Nội tán, Chấp sự, Đồng văn… giống như các hội làng Việt.

Chủ tế năm nay là cụ Lưu Thượng Tân, 82 tuổi, được vinh dự chọn trong các đại diện cho hội làng thôn Vũ Đầu. Theo phong tục vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như cách đây hơn 500 năm ở đất Đồ Sơn, Hải Phòng, chủ tế chủ trì nghi lễ là người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất làng, hoặc là ông tiên chỉ, hay là một nhân sỹ có uy tín.

Hơn 500 năm trước,, vào thời Lê sơ (1511) theo những phả hệ được viết bằng chữ Nôm vẫn được lưu giữ trong đình làng, tổ tiên của cụ Lưu Thượng Tân đã từ vùng Đồ Sơn (Hải Phòng, Việt Nam) đến định cư tại vùng đất tam đảo này. 100 người đầu tiên, thuộc 12 dòng họ, đã đến định cư tại đây, để rồi sau này trở thành 3 làng lớn: Vạn Vỹ, Vũ Đầu và Sơn Tâm.

Cuộc di cư xa xưa đó, cùng với huyền sử, Bạch Long Trấn Hải Đại Vương chính là người có công giúp Kinh tộc giết chết con rết thần vẫn thường nổi sóng gió bắt ngư dân trên biển. Sau khi chết, con rết thần hoá thành 3 hòn đảo, nay là 3 thôn Vũ Đầu, Sơn Tâm và Vạn Vỹ… đã tạo nên một dân tộc thiểu số mới, đầy đặn các nét văn hoá đặc trưng riêng biệt, trên đất Trung Hoa.

Và cái tên Kinh tộc Tam Đảo cũng có tên từ điển cố đó.

2. Hội làng người Việt tại Kinh Đảo năm nào cũng đón những vị khách đặc biệt: bà con bạn bè từ Trà Cổ, Móng Cái sang chơi. Bà Bùi Thị Chiên, đến từ Trà Cổ, nổi bật trong lễ hội với trang phục khăn mỏ quạ, nón quai thao và áo tứ thân.

Bà Chiên cho biết, năm nào bà và bạn bè cũng sang hội làng bên này. Mấy năm trước, nhóm của bà Chiên còn biểu diễn hát giao duyên, hát quan họ liền anh liền chị trong hội làng. Còn bên Trà Cổ, nếu có hội thì 3 làng bên này cũng cử người sang tham dự, như không hề bị phân cách bởi ranh giới quốc gia.

Thì cũng phải thôi, đứng ở bãi biển Vạn Vỹ, ngó về hướng Nam, sẽ thấy một vệt mờ mờ xanh xanh, đó là Trà Cổ. Đứng ở mũi Trà Cổ, ngó về phương bắc, sẽ thấy một vụng biển hõm sâu vào đất liền, ấy là đất Tam Đảo Kinh tộc.


Cây đàn bầu khổng lồ này đem nét văn hóa Việt của người Kinh Tam Đảo truyền khắp Trung Quốc.

Nhiều năm nay, hội làng của người Kinh trên đất Tam Đảo cũng trở thành một địa chỉ văn hoá cho khách du lịch. Đặc biệt, kể từ thời điểm “đại sứ” của văn hoá người Kinh là cây đàn bầu bắt đầu vượt khỏi ranh giới địa lý vùng.

Đầu những năm 1950, nghệ nhân người Kinh Tô Thiện Huy đã đưa đàn bầu lên sân khấu biểu diễn. Những bản phổ ký âm đầu tiên bằng nhạc số cho đàn bầu cũng ra đời. Kể từ thời điểm đó, cây đàn bầu có nguồn cội Việt ngày càng được nâng cao về kỹ thuật cũng như phong cách biểu diễn.

Đàn bầu của người Kinh được chế tác bằng gỗ lim, được gắn các thiết bị âm thanh bằng điện. Thậm chí, cây đàn bầu khổng lồ đang được trưng bày trong đình làng Vạn Vỹ còn được đưa đi lưu diễn khắp đất Trung Quốc. Cô gái gốc Việt xuất thân từ làng Vạn Vỹ có tên Tô Hải Trân, đã được vinh danh gắn liền với cây đàn bầu, khi biên tập và phát hành tập nhạc chuyên về đàn bầu hàng đầu Trung Quốc mang tên “Hải vận ma ảnh”, gồm 11 bài.

Không chỉ nổi tiếng về cây đàn bầu, hội làng Việt tại Kinh đảo còn thu hút khách du lịch bởi bề dày văn hoá đặc trưng khác biệt. Tà áo dài và chiếc nón lá mà các cô gái gốc Việt mang trong lễ hội là hình ảnh cực kỳ ấn tượng.

Cái nếp sinh hoạt tôn vinh sự đoàn kết, sự gắn kết các giá trị cộng đồng của cả 3 làng có lẽ đã tạo được một cộng đồng người Kinh mạnh mẽ trong rất nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Cứ hễ làng nào có việc, là người làng khác sang “chi viện”. Hình ảnh hàng chục cô gái duyên dáng vận áo dài, nón lá đi trong lễ hội, đều là những cô gái đẹp nhất của cả 3 làng người Việt.


Cảnh trong lễ hội của Kinh tộc Tam Đảo.

3. Văn hoá đầy đặn. Nhưng một sức mạnh không thể thiếu để cộng đồng người Kinh gốc Việt tại Trung Quốc được vinh danh, đó là kinh tế. Được vinh danh là cộng đồng dân tộc thiểu số có nền kinh tế phát triển nhất ở Trung Quốc, người Kinh Tam Đảo có lợi thế bắt nguồn từ việc là cầu nối giữa thị trường Việt Nam và Trung Quốc.

Không khó để bắt gặp những chiếc xe hạng sang trên đất 3 làng. Đưa chúng tôi đi về hội làng Vũ Đầu trên chiếc Lexus NX 200t, Cường không khỏi nhận được ánh mắt ái mộ của nhiều du khách đến từ các vùng khác. Đây là chiếc xe hạng sang đời mới nhất, và đặc biệt, nó được cầm lái bởi một gương mặt còn rất trẻ.

Với vị trí chiến lược là chiếc cầu nối giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc, cộng thêm khả năng giữ gìn ngôn ngữ tiếng Việt mạnh mẽ trong nội tại cộng đồng, đã khiến cho người dân 3 làng có một lợi thế không thể sánh nổi khi các thương nhân Việt Nam và Trung Quốc tiến hành mở mang kinh doanh biên mậu.

Hơn 20 năm mở cửa biên mậu đã giúp cho 3 làng, đặc biệt là làng Vạn Vỹ, tạo nên nhiều đại gia trên đất Đông Hưng, thậm chí ở tầm cả trấn Phòng Thành. Nhiều khách sạn cao tầng, nhiều khu chợ, nhiều xưởng đóng tàu đi biển lớn, nhiều toà nhà lớn trên địa bàn Đông Hưng thuộc về sở hữu của người 3 làng Việt.

Tư duy kinh tế năng động, cộng thêm khoản tư bản tích luỹ được từ hoạt động kinh doanh biên mậu… đã khiến cho vùng đất 3 làng trở thành một khu dân cư sầm uất. Đường vào 3 làng, đặc biệt là vào Vạn Vỹ đã được đổ bê tông 4 làn xe rộng thênh thang. Những mảnh đất ven biển vốn xưa nay chủ yếu làm nghề nước mắm, nuôi vịt… đã dần được thay thế bằng các dự án khách sạn, resort du lịch. Bãi biển Vạn Vỹ đã được kè bê tông gần chục cây số, cứ mỗi cuối tuần đón hàng vạn khách du lịch từ các huyện sâu trong nội địa…

Giới trẻ của 3 làng Sơn Tâm, Vạn Vỹ, Vũ Đầu cũng năng động không kém. Để nâng cao khả năng ngôn ngữ, nhiều người đã tình nguyện đăng ký học Đại học tại Việt Nam, sau đó đều trở thành những cánh tay đắc lực cho các ông chủ lớn từ sâu trong Đại lục muốn khai phá thông thương thị trường Việt Nam.

Bản thân Cường, đại diện cho một lớp trẻ năng động, sau khi tốt nghiệp cấp 3, đã sang Đại học Văn hoá tại Hà Nội để học chuyên ngành tiếng Việt. Hiện tại, Cường đang làm thuê cho một ông chủ đến từ Sơn Đông, chuyên buôn bán xe vận tải hạng nặng sang thị trường Việt Nam.

Với lợi thế gần như tuyệt đối, Cường hiện tại liên tục chu du khắp các tỉnh thành của Việt Nam để tìm kiếm đại lý. Không những thế, chàng thanh niên gốc Việt này còn đảm nhậm vai trò phiên dịch trong những thương vụ lớn. Có nhà riêng, có xe con hạng sang, Cường là đại diện cho một lớp thanh niên mới của đất 3 làng.

Những tà áo dài Việt là nét đẹp đặc trưng của Kinh tộc Tam Đảo.

4. Ấn tượng nhất, cảm động nhất, có lẽ là cảm giác sải từng bước dưới bóng rợp của cây đa cổ thụ 200 năm tuổi trước đình làng Vạn Vỹ. Trước mặt cây đa là một tấm biển đá, khắc 5 chữ lớn “Cây tương tư Nam Quốc”. Phía dưới 5 chữ lớn, là bài thơ, với nội dung như lời tổ huấn răn dạy các thế hệ sau không được quên nguồi cội dân tộc.

Đình làng Việt tại 3 thôn Vũ Đầu, Sơn Tâm, Vạn Vỹ vẫn giữ được những nét đặc trưng của đình làng Việt: trong những ngày bình thường, đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của trẻ em và người già của cả thôn.

Có lẽ, những tập tục làng xã nghiêm cẩn, được những người lớn tuổi nghiêm khắc thực thi, đã giúp cho 3 làng, qua đằng đẵng hơn 5 thế kỷ, vẫn giữ được những nét truyền thống Việt, mà e rằng, nhiều làng trên đất Việt hiện nay liệu có còn.

Xin đơn cử, phong tục góp đinh. Theo lệ làng, cứ luân phiên từng năm, dù sinh sống ở bất cứ nơi nào, nhưng làng có hội là phải cử một “đinh” để khiêng kiệu.

Tôi giật mình khi bắt gặp Lưu Văn Minh trong hội làng Vũ Đầu. Minh tốt nghiệp Đại học dân tộc Quảng Tây và học 1 năm đại học ở Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Việt Nam, đang sinh sống và làm việc ở thị trấn Đông Hưng… Thấy khách, Minh cười gãi đầu thanh minh: làng có hội, dù ở đâu cũng phải về từ đêm hôm trước, để có mặt ở đình làng từ sáng sớm khiêng kiệu.

Và còn phải kể đến những người thầm lặng như ông Nguyễn Thành Hào, thầy cúng gia truyền 3 đời ở thôn Sơn Tâm. Ông Hào đã dành thời gian gần 20 năm để du khảo khắp Việt Nam và Trung Quốc, để sưu tầm những bài cúng, những điển tích Hán Nôm… đối chiếu, so sánh, tu chỉnh để những bài văn cúng ở Sơn Tâm vẫn giữ gìn được những nét nguyên thuỷ như ở quê nhà.

Nhìn vị thương gia gốc Việt trong tương lai đang đỏ mặt tía tai gò lưng khiêng kiệu, chợt thấy thầm cảm ơn những bậc tiền nhân, đã nhìn xa trông rộng, đã trồng cây si, đã khắc lời tổ huấn đặt tên “Cây tương tư Nam Quốc”, như một bài học nhẹ nhàng thấm đẫm qua năm tháng, mà không thể nào quên.

Việt Đông
http://antg.cand.com.vn/Phong-su/Cong-dong-nguoi-Kinh-tren-dat-Trung-Quoc-500-nam-net-Viet-khong-phai-nhoa-387346/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài này cũ, nhưng xem ra tinh thần còn rất mới, mời các đ/c đọc:

Hãy nói dối nhiều hơn nữa!
Nguyễn Quang Lập - Gần đây có nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo hô hào cần có một ngày nói thật, sai. Nếu đồng chí Tạo không nói dối làm sao quần chúng say mê nhạc đồng chí được. Đồng chí Tạo viết: quá nửa đời phiêu bạt, ta lại về úp mặt vào sông quê, sai! Đồng chí Tạo lười tắm, úp mặt vào sông quê bao giờ? Nhưng nói dối thế mới hay, mới sáng tạo. Nếu đồng chí Tạo nói đồng chí úp mặt vào cái ấy thì có hay nữa không, quần chúng còn say mê đồng chí nữa không!
Thưa các đồng chí và các bạn!
Hôm nay, trong không khí phấn khởi tự hào chào mừng ngày nói dối toàn thế giới, tôi xin gửi tới các đồng chí và các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, thân thương nhất.

Thưa các đồng chí và các bạn.

Trải qua một chặng đường đấu tranh gian khổ với bè lũ nói thật chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn. Nhờ có nói dối mà vợ không làm gì được chồng, cấp dưới không làm gì được cấp trên, phụ huynh không làm gì được cô thầy, bố mẹ không làm gì được con cái.

Nhờ có nói dối chúng ta có được hàng ngàn dự án bánh vẽ, giải thưởng ma, tiến sĩ giấy, công trình dổm. Nhờ có nói dối mà nhân dân tin tưởng, bạn bè quốc tế nể trọng, cho vay ngày càng nhiều đòi nợ ngày càng khó. Thử hỏi cứ nói thật làm thật thì chúng ta có bao nhiêu thắng lợi rực rỡ, bao nhiêu thành công lớn lao, bao nhiêu công trình vì đại? Và lấy đâu ra sự đồng thuận hả các đồng chí, lấy đâu ra!!!

Có người nói muốn giàu có vững mạnh cần phải nói thật, sai! Nếu nói thật thì làm sao có ổn định, không ổn định làm sao nói đến giàu có vững mạnh? Nói dối là để chứng minh chính sự thật là dối trá, là ác ý, là vô cùng nham hiểm. Chúng ta phải kiên quyết bài trừ sự thật bởi vì chỉ có sự thật mới cản trở con đường tiến lên thế giới đồ đồng. ( Không phải thế giới đại đồng, các đồng chí phiên dịch sai, đại đồng là cái đinh gì, nó chính là thế giới đồ đồng).

Gần đây có nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo hô hào cần có một ngày nói thật, sai. Đồng chí Tạo không nắm được thông tin, không hiểu được tình hình đất nước nên đã phát ngôn bừa bãi.

Nếu đồng chí Tạo không nói dối làm sao quần chúng say mê nhạc đồng chí được. Đồng chí Tạo viết: quá nửa đời phiêu bạt, ta lại về úp mặt vào sông quê, sai! Đồng chí Tạo lười tắm, úp mặt vào sông quê bao giờ? Nhưng nói dối thế mới hay, mới sáng tạo. Nếu đồng chí Tạo nói đồng chí úp mặt vào cái ấy thì có hay nữa không, quần chúng còn say mê đồng chí nữa không!

Cho nên không nên nghe bè lũ nói thật lung lạc mà đề xuất linh tinh. Một phút nói thật cũng không, nói thật thì lợi hay hại… lợi hay hại hả các đồng chí?

Vì thế, tôi đánh giá rất cao lực lượng đánh máy nước nhà. Các đồng chí đã chịu thương chịu khó, đồng cam cộng khó, trên dưới một lòng, đứng mũi chịu sào đưa nói dối nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ nay cậu đánh máy là biểu tượng hào hùng đầy sức sáng taọ của nói dối nước nhà, đưa nói dối nước nhà lên một tầm cao mới.

Thưa các đồng chí và các bạn

Chúng ta không thể tồn tại nếu chúng ta không được nói dối, không biết nói dối. Nhân ngày lễ trọng đại này, tôi kêu gọi các đồng chí hãy phát huy tinh thần tiến công, chủ động sáng tạo, đánh bại mọi âm mưu thâm độc của bè lũ nói thật, đánh bại từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Láu hơn nữa, trơ hơn nữa, lì lợm hơn nữa đó là khẩu hiệu nói dối của chúng ta.

Chúc các đồng chí sức khoẻ và an tâm sống chung với lũ.

Nguyễn Quang Lập
2 tháng 4 năm 2014
(Blog Trần Nhương)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trò Chuyện Cùng Nhà Thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư


NHAT-PV
Nguyễn Hoàng Anh Thư - Huế 2016

Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này (n.h.a.t.)


Như Quỳnh de Prelle (từ Brussels):

Phần không tính cách trong các tác phẩm tạo nên cái Tôi của nhiều tác giả đương đại. Chị thấy sao từ cá nhân và những người bạn viết mà chị biết?

Tôi giải thích một chút về ý nghĩa của Phần không tính cách ở đây. Theo tôi, đó là cách đón nhận suy nghĩ, cảm xúc đến rất nhanh có khi vội vàng của tác giả. Cũng là cách nhìn thế giới trong một khoảnh khắc như là vô tận, hiện hữu và vụt biến ngay đi. Tác phẩm ra đời như thế, không dấu vết ngay cả khi lịch sử đang tồn tại trong đó. Người đọc được cảm nhận và sẻ chia lúc ấy, thậm chí không dấu ấn, không nhớ họ đọc gì nhưng tác phẩm nó đã tồn tại như cách nó ra đời. Người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh. Câu chuyện ấy được kết thành như sự tồn tại vốn có của loài người và con người đang sống, hoặc đã chết.

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư (từ Huế):

Bạn đã giải thích rõ về Phần không tính cách, Như Quỳnh de Prelle. Tôi nghĩ đơn giản đó là cảm hứng, không mang luận lý của cái nhìn đa chiều từ tính cách cá nhân. Tôi thường hay làm thơ theo cảm hứng ngẫu nhiên, nhưng càng viết thì càng phát hiện nhiều điều thú vị trong thế giới mà mình cảm nghiệm đó. Sự phát hiện như một lăng kính ảo diệu đã làm mình say mê thế giới trong thơ. Như bạn nói: “người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh”. Đúng như vậy, khi mới viết, bắt đầu từ ý tưởng, thì cảm hứng đã gợi mở những con chữ lạ, đẹp, ngỡ như những mảnh li ti nhiều sắc màu xoay xoay dưới đôi mắt trẻ thơ trong cái kính vạn hoa, mình chỉ việc lắp ghép các ngôn từ ấy lại như một trò game ma thuật cuốn hút (đó là cảm giác của sự say mê rất riêng).

Đến với thế giới thơ, mỗi người có một sự quan sát riêng, một không gian thơ riêng, một cảm nghiệm riêng và rộng hay hẹp, nông hay sâu là tùy thuộc vào thế giới quan ấy. Nhiều khi mình hay nói đùa: tính cách của tôi là bẩm sinh, như cốt cách con người vậy, không phải chịu ảnh hưởng gì từ môi trường sống. Thật ra đó là vốn sống là nhiều, sự trải nghiệm trong sách cũng là vốn sống. Điều này vừa hay vừa dở, hay là vì tôi luôn được sống tự do với bản thể, không cần gò mình vào khuôn mẫu nào đó; cái dở là khó hòa đồng với đám đông, khó thăng tiến sự nghiệp (theo nghĩa danh chức). Và mỗi người sáng tạo đều có dấu ấn riêng về thời đại của họ, nhưng vẫn có rất nhiều người đã đánh thức được ký ức của thời đại trước. Nhiều khi tôi thấy việc làm thơ cũng như là mình trình bày thái độ, suy nghĩ của mình với những gì mình thấy. Như tôi đã từng viết rất nhiều bài Thơ nói về Thơ, ví dụ như bài: “Thơ thách đố: với toán học/ nó làm phép cộng trừ yêu và ghét/ không nằm trong công thức gạn lọc/ thơ vẽ đồ thị bình phương lên chiếc bóng/ gieo nỗi buồn lên mỗi bông hoa bồ công anh/rơi trên thảm cỏ xanh/và mắc rối…” Thơ cũng cần sự rõ ràng như toán học, dù thơ là điều gợi ra từ cảm hứng bất chợt, dù khi ý niệm sống của mình có mở ra ba cõi nhân sinh. Thơ tôi lý trí hơn là cảm giác bay bổng, chỉ là tôi khéo léo che đậy sự khô cứng của lý trí bằng những ẩn dụ hoặc ngôn từ hài hước, đời thường, hay bằng giọng điệu giễu cợt… Khi đọc thơ tôi, mọi người sẽ nhận ra ngay tính cách, lứa tuổi, thời đại, thế hệ  của tôi. Vậy nên, nói là “phần không tính cách” nhưng lại mang tính cách rất riêng của mỗi người.

Như Quỳnh de PrelleLà tác giả duy nhất được giải về thơ của Văn đoàn Việt, chị có cảm xúc và suy nghĩ gì?

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về giải thưởng Thơ của Văn đoàn Việt, tôi rất quý trọng điều này, vì nhờ đó mà tôi biết thơ của tôi đã có được sự đồng cảm, chia sẻ của đông đảo người đọc và những người làm công việc sáng tạo phê bình văn chương. Đó là sự khởi đầu rất thuận lợi cho con đường sáng tạo của tôi.

Như Quỳnh de Prelle: Giải thưởng mở cánh cửa cho chị vào con đường sáng tác chuyên nghiệp, chị sẽ theo sáng tác hoàn toàn hay vẫn song hành là một cô giáo dạy Văn ở trường trung học?

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về từ “chuyên nghiệp” này dành cho người viết thì hơi khó phân biệt, bởi tôi thấy nhiều người viết “chuyên nghiệp” bởi họ làm công việc liên quan đến văn chương nhưng chưa hẳn họ sáng tác “chuyên nghiệp”. Và đa số những nhà văn nhà thơ đều tìm cho mình một nghề để mưu sinh, không thể mưu sinh bằng thơ văn được, từ thời của Tản Đà đến bây giờ thì giá của văn chương càng ngày càng tuột dốc giữa chợ trời. Thêm nữa, tôi chỉ là người mới viết, nghề nghiệp chính của tôi mãi là giáo viên cho đến 15 năm nữa nghỉ hưu, hy vọng lúc ấy tôi sẽ có cơ hội chuyển nghề.

Như Quỳnh de PrelleCó nhiều khó khăn với chị khi đi theo hướng sáng tác tự do và không có chủ trương như của các hiệp hội văn học trong nước?

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này.

Như Quỳnh de Prelle: Cảm ơn cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư.

Brussels-Huế 13/3/2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Quyết không thể coi đó là "chuyện nhỏ" hay "tiểu cục" ..!

Cát Làng Cu


+Thường Vạn Toàn, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc thăm Việt Nam và phát biểu quan điểm được báo chí trích dẫn: "phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua. Khi nói câu này ra, Hồng Lỗi, bộ ngoại giao Trung Quốc thừa nhận đưa tên lửa loại lớn đặt trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Hồng Lỗi nói chuyện này bình thường thôi.
+Sự kiện biên giới 1979 chả lẻ là vướng mắc, bất đồng do thế lực thù địch, luận điệu sai trái? Sự kiện thảm sát Gạc Ma 1988 vào tháng 3 là sự kiện do vướng mắc mà ra? Trong khi ông ta qua thăm thì dàn khoan Trung Quốc 943 lại ngang nhiên vào khu vực chồng lấn.
+Tiến sĩ Trần Công Trục phát biểu trên báo GDVN rằng: "Quyết không thể coi đó là "chuyện nhỏ" hay "tiểu cục" như ông Tập Cận Bình nói trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, hay nói như bài báo trên vietnamnet.vn chỉ là "những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua".
Phần nhận xét hiển thị trên trang

văn chương Việt đang thiếu đi hiện thực




Có nhiều tranh cãi khi Alice Munro được tuyên xưng cho giải Nobel Văn học danh giá. Phần tôi, nghĩ rằng những người quyết định giải này có lý bởi cả một quá trình sáng tác với truyện ngắn của Alice Munro, bà đã để lại một thành tựu về khám phá bằng văn chương tâm hồn con người. Nhiều tác phẩm của bà để lại cho người đọc nỗi bàng hoàng vì chúng phát lộ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại thuộc về bản nguyên người. Và vẻ đẹp của những điều này, mà tôi nghĩ có thể dùng cụm từ “số phận con người,” được chuyển tải thông qua một văn phong và ngôn ngữ tinh tế, chính xác có thể thuyết phục mọi bạn đọc khó tính. Dài hay ngắn hay những phân chia về thể loại (tiểu thuyết hay truyện ngắn) lúc này đâu còn có ý nghĩa gì! Cũng cần nói thêm, Alice Munro đã cách tân thể loại truyện ngắn, hoặc giả, bà không chủ trương cách tân gì hết mà viết theo cảm quan của bà. Một cảm quan sáng tạo đồng cảm với con người, đến mức trở thành “khách quan.” Bà viết về phụ nữ và những người đàn ông của họ, như họ là thế, bởi họ là thế.
Dẫu sao, truyện ngắn vẫn có những đặc trưng nội tại. Tác phẩm của Alice Munro, dù rất độc đáo và tự do, nhưng vẫn có thể thấy, (trong đa số tác phẩm) có những giới hạn về số lượng nhân vật, ở số lượng bối cảnh/ văn cảnh, cả ở thời gian (trong) truyện… Alice Munro khai triển trong các giới hạn ấy đến mức độ cùng kiệt mà vẫn để lại dư âm; truyện của bà có bố cục rất gọn gàng nhưng bay bổng, khiến nhiều truyện khá dài nhưng không hề gây chán… Có vẻ Alice Munro không mấy quan tâm đến sự phân chia thể loại do các nhà nghiên cứu, phê bình đặt ra.
Về người đọc trong nước, tôi cần phải nói ngay rằng, năm 2012 khi Nhã Nam và nhà xuất bản Văn học xuất bản tập truyện ngắn “Trốn chạy” của Alice Munro, nó hầu như không được ai quan tâm, kể cả nhiều nhà văn. Được biết danh tiếng của bà từ trước, tôi là người “tuyên truyền” cho bà với một số bạn bè thân quen. Bên cạnh một số người thích, số khác nhận xét bà đi vào những đề tài “không có tầm vóc” (chuyện đàn bà, sic!). Ít ra, trong phạm vi quan sát của tôi, như là một nhà báo và như là một người viết văn, thì là vậy. Sau khi bà được vinh danh với giải Nobel, việc đọc bà được quan tâm hơn. Nhưng khi đang viết bài này, tôi gặp một bạn văn ít tuổi hơn, cô tốt nghiệp khoa Sáng tác – Lý luận – Phê bình, Đại học Văn hóa Hà Nội – nơi tôi có dịp vào dạy một số tiết như một người được mời thỉnh giảng. Tôi hỏi, đã đọc cuốn “Trốn chạy” của Alice Munro chưa, cô hơi lúng túng nói chưa và hỏi bà là người nước nào. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là cô không chịu đọc văn chương nói chung, mà chỉ có nghĩa là Alice Munro dường như ít được quan tâm ở Việt Nam.
Gần đây, các nhà văn trong nước có vẻ hơi coi thường truyện ngắn. Cái họ đang muốn hướng tới là những cuốn ghi ở ngoài bìa là “tiểu thuyết.” Trong tâm thế này, họ cũng loại luôn truyện vừa, vì như một vài người trao đổi với tôi: Truyện vừa không đăng được báo, ngay cả tạp chí chuyên ngành cũng không mặn mà với chúng. Mà nếu có thể viết dài, thì sao lại không cố thêm cho thành tiểu thuyết(?!).
Những năm gần đây, rất ít tập truyện vừa được xuất bản (dĩ nhiên, phải trừ ra số những cuốn sách thực chất là truyện ký hay là một thứ truyện vừa kéo dài ra thêm nữa nhưng lại được ghi là “tiểu thuyết”). Trong một dịp làm việc với vài nhà xuất bản và công ty sách cuối năm 2013, tôi được biết thêm, các cuốn tuyển truyện ngắn giờ đây đang rơi vào sự thờ ơ của độc giả và nhiều cơ sở xuất bản hầu như không còn mặn mà với chúng nữa. Thay thế vị trí này là những cuốn tập hợp các bài viết đã đăng tải trên facebook của những hot blogger, đứng thứ hai là những cuốn tập hợp những bài tản văn và tạp văn – những thứ á văn chương.
Thế cho nên, với câu hỏi về số mệnh truyện ngắn trong giới văn học Việt trong nước thời gian gần đây, tôi cho rằng nó đang trong quá trình bị bỏ rơi. Truyện ngắn dĩ nhiên được giới độc giả Việt thích hơn truyện vừa, nhưng cách đánh giá này không hề liên quan đến nghệ thuật mà chỉ vì đa số độc giả chỉ cần giải trí theo cách mà họ cảm thấy có văn hóa. Trong lựa chọn đó, truyện ngắn dĩ nhiên là chiếm ưu thế. Nhưng giờ đây, truyện ngắn còn bị ghẻ lạnh dần như thế, truyện vừa còn thế nào?
Nhiều năm nay, ở trong nước, truyện vừa thành công nhất, đem lại vinh quang cho tác giả của nó là “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng theo tôi, đây là một tác phẩm mang dáng dấp của một tiểu thuyết rút gọn nhiều hơn. Trong tác phẩm này, Nguyễn Ngọc Tư tạo ra được một không gian nghệ thuật rất đặc biệt. Nhưng tính luận đề khiến tôi không thích, bởi nó khiến tác phẩm bị bó lại. Bên cạnh đó, một số diễn biến tâm lý và hành vi của nhân vật khá khiên cưỡng. Về vấn đề này, tôi đã viết một bài, nếu quý vị quan tâm, xin đọc tại http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=4765
Yếu tố nào là yếu tố chung của các nhà văn viết truyện ngắn đã tạo ra sự chú ý từ độc giả? Tôi nghĩ, đó là những chi tiết độc đáo. Nhưng điều gì tạo nên sự độc đáo? Chính là nhờ nhãn quan riêng, cái không gì khác, là năng lực riêng có của nhà văn. Là sự cảm nhận, linh giác độc lập. Đây cũng là yếu tố đầu tiên khiến một nhà văn trở thành cá biệt. Nhưng điều quan trọng hơn, truyện ngắn cần có một bối/ văn cảnh đủ ám ảnh (dường như, có người gọi nó là “lát cắt cuộc sống”). Bối/ văn cảnh này giúp nhân vật và toàn bộ truyện ngắn tỏa ra ánh sáng và mùi hương riêng. Alice Munro làm được điều này, Raymond Carver – dĩ nhiên, và tôi còn nhớ tới A. Chekhov hay Ivan Bunin…
Tôi nghĩ, Việt Nam là một xứ sở có rất nhiều điều chẳng giống bất cứ đâu trên thế giới. Có một số vấn đề chỉ na ná về đại thể, nhưng khi đi vào chi tiết của thực tại thì lại thấy rất khác. Chính vì thế, nên tôi nghĩ những nhận định của Alice Munro hay của Gabriel García Marquez đều đáng suy nghĩ nhưng để coi như một tiêu chí dùng soi xét cho thực tại sáng tác Việt Nam thì đều khập khiễng. Có thể thấy nhiều nhà văn nữ không quan tâm “điều quái dị hoặc chuyện bên lề,” cũng như nhiều nhà văn nam giờ đây không “viết về những đề tài vĩ đại.” Nhiều người viết theo thể hiện thực huyền ảo như một cách theo mốt thì tôi thấy đúng (giờ đây, nhà văn đang gây ảnh hưởng cho nhiều người là Haruki Murakami – với rất nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Việt).
Có thể, thủ pháp hiện thực huyền ảo đang được nhiều người viết ở Việt Nam lao vào, vì họ muốn né tránh hiện thực – điều mà Alice Munro đi tới cùng. Có cả thái độ e sợ kiểm duyệt. Có cả thái độ né tránh bộc lộ bản thân. Tôi muốn nói kỹ hơn về điều này: Ai viết ở Việt Nam cũng đều phải đối diện với áp lực ngay từ gia đình, người thân, bạn bè… Vì người đọc Việt Nam khá “thật thà,” họ luôn đồng nhất đời sống trong văn chương với đời sống tác giả. Có chuyện hoàn toàn thật, nhưng xin được giấu tên, một nhà văn viết về cuộc sống trong một ngõ nhỏ ở Hà Nội. Sau khi tập truyện ngắn của ông in ra, có người hàng xóm đọc và tin đồn lan ra, rằng nhà văn “nói xấu” những cư dân nơi mình cư trú. Thậm chí có người “đứng đắn” đến “góp ý” với nhà văn. Ở một tỉnh phía Bắc, còn có một vụ kiện. Nguyên đơn nói nhà văn “bêu riếu” chuyện gia đình họ, dù trong truyện ngắn kia không hề giống tên, địa chỉ… Tòa án đã phải hòa giải, và vụ việc chỉ dừng lại khi bị đơn nhà văn xin lỗi phía nguyên đơn rằng “vô ý”…
Người đọc Việt Nam thì “thật thà” như nói trên, còn khá nhiều người viết ở Việt Nam thì lại muốn làm “người tốt.” Cộng thêm với lá bùa “văn dĩ tải đạo,” kết quả là rất nhiều những tác phẩm làng nhàng, rao giảng, minh họa cho cái được gọi là “đạo đức” ra đời.
Một điều nữa cũng cần nói, đó là một số người viết ở Việt Nam trốn vào thể loại huyền ảo chỉ vì họ ngộ nhận rằng khi viết theo kiểu đó thì muốn viết gì cũng được, bất chấp logic nội tại cần có của tác phẩm.
Về phía người viết thì như vậy, còn độc giả Việt Nam có hợp tạng với Murakami hay không? Nói chung thủ pháp hiện thực huyền ảo thu hút người đọc Việt hơn các thủ pháp khác hay không? Tôi không thể trả lời được những câu hỏi này. Tôi chỉ biết văn chương Việt đang thiếu đi hiện thực, sau cái gọi là “hiện thực xã hội chủ nghĩa” tan vỡ (nhưng vẫn để lại nhiều di chứng).
Với việc “Alice Munro thố lộ bà đã bị băn khoăn/phiền não khi đọc D.H. Lawrence lần đầu tiên trong đời. Bà thường bị xáo động bởi cách các nhà văn đàn ông định nghĩa khái niệm tình dục của phụ nữ,” tôi cho rằng ở đây là vấn đề giới. Nói rõ hơn, đây là khoảng cách không bao giờ có thể lấp đầy trong việc thấu hiểu giữa đàn ông và đàn bà. Và dù là nhà văn lớn thì khoảng cách này cũng chỉ ngắn lại đôi chút. Một người đàn ông làm cách nào có thể hiểu rõ cảm giác tình dục của phụ nữ, cũng như phụ nữ làm sao để hiểu vấn đề tương tự ở đàn ông? Hơn nữa, là các vấn đề mật thiết đến tình dục, như là tình yêu và vô số các trạng thái tinh thần – tâm lý liên quan? Vấn đề khác biệt trong cấu tạo cơ thể, hoạt động của các hoóc môn (nội tiết tố) cũng rất quyết định. Nói một cách giản dị, liệu có thể cảm nhận được điều gì thực sự, khi ta chỉ có những thứ “của ta,” mà không bao giờ có được thứ “của họ?”
Tôi thực sự băn khoăn khi cố hiểu Alice Munro đã nghĩ gì khi bà nói: “làm sao tôi có thể thành một người viết khi tôi là đối tượng [tình dục] của các nhà văn khác.” Có thể bà đã quá nhạy cảm, thậm chí mặc cảm, khi tự chất vấn như vậy? Có thể vấn đề giới tính trong văn chương và giới tính khi là một người đàn bà) là rất quan trọng với bà? Dù sao mặc lòng, các nhà văn lớn, khi viết về tình dục, điều khả tín chính là phần họ viết về giới tính mà họ thuộc về, thông qua kinh nghiệm cá nhân.
Đề tài tình dục trong văn học Việt Nam ở hải ngoại và trong nước càng lúc càng nở rộ. Ở hải ngoại, do không chịu nhiều cấm kỵ nên đề tài này được đề cập phong phú và nhiều sắc thái hơn. Theo quan sát của tôi, khi nhà văn nữ mô tả tình dục thì nhiều người (cả trong và ngoài nước) có phần bạo liệt hơn nhà văn nam. Chi phối điều này có thể là ẩn ức cá nhân và giới, là đấu tranh nữ quyền. Và không loại trừ, đây cũng là một cách để được chú ý. Vì một nhà văn nữ (Việt) dám xông vào những đề tài cấm kỵ thì luôn gây ra dư luận, khen chê đủ mọi chiều kích, đôi khi ra ngoài văn chương rất xa.
Ở Việt Nam, mấy năm trước đây có hiện tượng “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu. Về tác giả này, tôi có viết một bài, nếu quý vị quan tâm, xin đọc tại http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=4802
Về chủ đề sự “ảm đạm” trong truyện của Alice Munro, cá nhân tôi thấy cuộc sống qua văn chương của bà là chân thực. Có cái “bi” toát ra dưới từng câu chữ của bà, nhưng chẳng phải cuộc sống vốn là vậy sao? Raymond Carver thì khác, bên cạnh cái phân ly, rời rã của đời sống, ông vẫn dành lại một nụ cười kín đáo, nhuốm màu chua xót. Tôi cũng nhớ đến Milan Kundera… Nhưng Alice Munro thì khác, và có điều này không phải bởi bà là phụ nữ, bà là Alice Munro.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

truyện ngắn cực


Những truyện cực ngắn này được tác giả viết trên tinh thần góp vui trên cộng đồng mạng, kèm theo các ảnh khá tùy hứng,  có tác dụng tương tác với nhau, và tương tác với người khác theo cách mà người viết tưởng tượng. Đây là một thể loại của thời đại facebook nhằm  ứng biến với dòng thời sự… Nói  chung, đó là một  sản  phẩm nằm trong dòng chảy mà một cá nhân  muốn xuất hiện trong News Feed –Lê Anh Hoài

TRUYỆN NGẮN CỰC 69
Trong lúc đọc báo Đảng, Long tình cờ phát hiện ra loại virus khiến người nhiễm luôn tự hào và hạnh phúc. Sau nhiều tháng quên ăn quên ngủ, Long đã cô lập được virus này.
Công trình nghiên cứu của Long bị Tuyên Giáo tuyên bố là vô giá trị. Bạn bè trong giới một số thương xót nói bọn khốn đã cướp công Long, số khác tỉnh táo nói Long chỉ phát hiện ra cái người khác đã phát minh.
Sau đó Long luôn nhìn ngước, miệng cười tươi, suốt ngày nhặt lá đá ống coca trên đường Hùng Vương. Ít người biết trong lúc nghiên cứu, Long đã tự tiêm loại virus này để tự kiểm nghiệm.


TRUYỆN NGẮN CỰC 68
Long phát minh ra cái máy tính được thời điểm nên chết của một người. Nghệ sĩ, chính trị gia, thương gia, ẩn sĩ cho đến ăn mày, kẻ cắp.
Chết đúng lúc thì tiếng thơm nức, bao nhiêu hạnh phẩm tôn vinh, có thành không, không thành có, tốn giấy mực, tốn đồng, tốn đá, tốn điện nước.
Sống trượt qua lúc đáng chết thì vợ hận, con khinh, bạn bỏ, công lênh thành trò cười, người hiền thành kẻ đáng quên.
Có kẻ đố kỵ tìm giết Long, thì ra Long đã ở ngoài vòng thị phi, không rõ sống chết ra sao.


TRUYỆN NGẮN CỰC (65)
Tiên đầu tư rất nhiều tâm huyết cho những cuộc đi từ thiện. Điều tối quan trọng là trang phục sau đến son phấn và không thể nào thiếu các tay máy đang hot trên mạng.
Long đang đầu tư thiết kế riêng các kiểu khăn lau nước mắt cho Tiên. Kiểu mới nhất có tên "Khóc vì em thiếu vải".


TRUYỆN NGẮN CỰC (63)
Đêm cuối năm, Long xúc động nói với Tiên:
– Năm tới đại hội em ạ, hy vọng đổi mới nhân sự.
Tiên nguýt dài:
– Thôi ông ơi, nước non gì cái thứ ấy. Mình ngủ sớm đi, đêm nay tôi cho ông làm nhân sự thoải mái…


TRUYỆN NGẮN CỰC (62)
Long yêu tiếng nói của chính mình, nhưng cơ hội diễn thuyết với người khác ngày càng ít đi. Long tự nói với mình rồi dần dần không cần nói thì tiếng của Long vẫn tự vang lên trong đầu.
Tiên hợp với Long, vì Tiên rất ít nói, chỉ làm. Long tự hiểu ngôn ngữ của Tiên và tiếng của Tiên vang lên trong đầu Long, cũng bằng giọng của Long.


TRUYỆN NGẮN CỰC (60)
Tiên chiếm được quyền lực bèn tuyên bố một hiến pháp vô cùng tiến bộ và nhân văn. Nhưng sau đó những điều luật “riêng” và những quy định “đặc biệt” của Tiên nhiều vô kể mặc kệ dân chúng lầm than và rất dễ dàng đẩy những kẻ đối lập vào vòng tù tội. Các sử gia rất băn khoăn không hiểu do Tiên là độc tài nên hành xử vậy hay do Tiên là đàn bà nên dễ trở thành độc tài, hay là những kẻ độc tài thì thường hành xử giống đàn bà…vv và vv…
Long lãnh đạo phe đối lập một ngày xấu trời lật đổ được Tiên. Đám lâu la của Long hỏi, giờ nên luận tội Tiên theo luật nào. Long trầm ngâm rồi phán:
– Thì lấy luôn những điều trong bản hiến pháp mà bà ấy tuyên bố năm xưa là đủ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn



TS TRẦN CÔNG TRỤC
(GDVN) - Cách tốt nhất để "phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch" là giải quyết một cách sòng phẳng, khách quan, cầu thị...

Sau chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tháng 11 năm ngoái, một sự kiện ngoại giao thu hút sự chú ý của dư luận là chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.

Bối cảnh đặc biệt của chuyến thăm

Chuyến thăm diễn ra từ ngày 26 đến ngày 29/3 năm nay. Ngày 30, 31/3 Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại sang Quảng Tây dự hội đàm cấp cao biên giới Việt - Trung với ông Thường Vạn Toàn, theo vtv.vn.

Như vậy hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp.

Trong khi tại Trung Quốc sáng 26/3 cả thảy 9 Thượng tướng, thành viên Quân ủy trung ương Trung Quốc sau cải cách đồng loạt hiện diện trong lễ Nghĩa vụ trồng cây tại xã Tôn Hà khu Triều Dương, Bắc Kinh, vắng mỗi ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Quân ủy và ông Thường Vạn Toàn - Bộ trưởng Quốc phòng. Hai ông đều đi công du nước ngoài.

Còn tại Hà nội, Quốc hội khóa XIII đang họp kỳ họp cuối cùng để quyết định nhiều vấn đề hệ trọng, trong đó có vấn đề chuyển giao quyền lực của 3 vị lãnh đạo chủ chốt của đất nước. Trên Biển Đông, các hoạt động của Trung Quốc vi phạm các quyền và lợi ích của các quốc gia xung quanh vẫn không ngừng diễn ra.

Gần nhất là vụ giàn khoan 943 rục rịch kéo ra hoạt động tại khu vực chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ, bất chấp quy định của Luật Biển quốc tế và thỏa thuận chính trị giữa 2 nước.

Ngay trong ngày hôm qua 30/3 khi Bộ trưởng Quốc phòng hai nước còn đang hội đàm ở Quảng Tây, thì ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai thừa nhận thông tin báo giới phản ánh tuần trước, Trung Quốc đã bố trí bất hợp pháp tên lửa chống hạm YJ-62 ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).

Hồng Lỗi nói, chuyện này bình thường thôi, không phải "quân sự hóa".

Như vậy với Trung Quốc, chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Thường Vạn Toàn cũng là một hoạt động ẩn chứa nhiều ý nghĩa đáng được dư luận quan tâm.

Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn

Người viết lấy làm lạ khi đọc được bài báo "Bộ trưởng Quốc phòng TQ thăm VN, phản bác luận điệu xuyên tạc" đăng trên báo điện tử vietnamnet.vn ngày 23/3/2016. Trong đó khi giới thiệu về nội dung chuyến thăm có đoạn:

"Đồng thời phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua."

Lạ là vì đến giờ này khi ông Thường Vạn Toàn đã rời khỏi lãnh thổ Việt Nam về Quảng Tây, Trung Quốc, nhưng chưa thấy ông hay tùy tùng có phát biểu nào nhằm "phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua".

Trong khi theo QQ News, ngày 28/3 hơn 4500 cựu binh và quyến thuộc từng tham gia Chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989 tập trung về Phòng Thành Cảng, Quảng Tây để tảo mộ binh lính chết trận và kỷ niệm cái họ gọi là "chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam", một sự xuyên tạc lịch sử trắng trợn về bản chất của cuộc xung đột.

Cho đến nay, Trung Quốc cùng với Nga được các nhà ngoại giao Việt Nam xếp vào diện "đối tác chiến lược - toàn diện", nhưng lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc hợp tác mật thiết, có lúc xung đột đối đầu và để lại nhiều hệ lụy ngày hôm nay vẫn chưa giải quyết hết được.

Sau các sự kiện năm 1974 Trung Quốc xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa, thì năm 1979 Trung Quốc cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam và xung đột kéo dài đến mãi năm 1989.

Năm 1988 Trung Quốc xâm lược 6 bãi đã ở quần đảo Trường Sa, và gần nhất là năm 2014 giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ 2 nước. 

Vụ giàn khoan 981 là một kế nghi binh ngoạn mục để Trung Quốc thúc đẩy việc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo trái phép với quy mô chưa từng có trên ít nhất 7 thực thể họ chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Đó là những sự thật lịch sử rõ như ban ngày mà không một "thế lực thù địch" nào có thể xuyên tạc được.

Với mỗi người Việt Nam yêu nước, dù một tấc đất do cha ông để lại cũng có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng cao cả và sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để bảo vệ, giữ gìn cơ đồ cha ông cho con cháu mai sau.

Quyết không thể coi đó là "chuyện nhỏ" hay "tiểu cục" như ông Tập Cận Bình nói trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, hay nói như bài báo trên vietnamnet.vn chỉ là "những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua".

Cá nhân người viết luôn ủng hộ chủ trương giải quyết các tranh chấp bất đồng giữa Việt Nam - Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình, đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế. Mà muốn đối thoại, thì những cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo hai nước có vai trò quan trọng.

Bởi vậy nên người viết hoan nghênh các chuyến thăm Việt Nam của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và ngược lại. Vấn đề chính đặt ra là, trong nội dung chuyến thăm và lãm việc, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề cập và có hướng xử lý như thế nào về các tranh chấp, bất đồng ấy.

Bởi lẽ chỉ có thái độ khách quan, sòng phẳng và cầu thị với lịch sử mới giúp củng cố quan hệ hợp tác giữa 2 nước thực sự bền vững, thực chất, mới hy vọng có được “niềm tin chiến lược” như ai đó vẫn nói.

Cũng chỉ có khách quan, sòng phẳng và cầu thị với lịch sử mới giúp Việt Nam và Trung Quốc vượt qua những khúc quanh lịch sử, giải quyết tranh chấp bất đồng hiện tại và hướng tới tương lai hợp tác, ổn định, lâu dài mà không một "thế lực thù địch" nào có thể xuyên tạc hay chống phá được.

Nhưng người viết chưa thấy thiện chí nhìn thẳng sự thật lịch sử với thái độ khách quan, sòng phẳng và cầu thị từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Dường như họ chỉ muốn tìm cách khuyên răn chúng ta “khép kín” để quên đi quá khứ, muốn chúng ta "duy trì hiện trạng" còn họ thì "lấn tới tương lai". 

Mọi người Việt Nam yêu nước đều ghi nhớ, Trung Quốc chính thức cất quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17/2/1979 gây ra cuôc chiến tranh xâm lược đẫm máu ác liệt kéo dài suốt 10 năm. Ngày 17/2 năm nay, người dân và các tổ chức Việt Nam đã tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc vĩ đại này.

Nhưng tại sao các cựu binh Trung Quốc lại "đợi" đúng ngày 28/3 khi ông Thường Vạn Toàn đang ở Việt Nam để tổ chức kỷ niệm, tảo mộ, dù vẫn còn nhận thức khác nhau về bản chất và nguyên nhân cuộc chiến? Với người viết, đó là một sự việc "lạ mà không lạ".

Mục đích và kết quả chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn

Mục đích thực chất chuyến thăm Việt Nam của ông Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thì chỉ có cá nhân ông Thường Vạn Toàn và cộng sự mới biết rõ nhất. Những gì thể hiện trên truyền thông có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Cũng giống như mọi hoạt động đối ngoại khác trên thế giới, giới phân tích và quan sát chỉ có thể "nhìn quả đoán cây", chứ hiếm có người biết được chính xác mục đích, ý đồ của người trong cuộc.

Kết quả chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của ông Toàn được báo Thanh Niên phản ánh có thể tóm lại thành mấy nội dung chính:

1) Đánh giá quan hệ hai nước về tổng thể phát triển ổn định;

2) Trao đổi thẳng thắn về tranh chấp trên biển, nhấn mạnh tiếp tục xử lý thỏa đáng qua đàm phán hòa bình hữu nghị, căn cứ vào chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp lâu dài hai bên có thể chấp nhận được;

3) Nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện DOC và xúc tiến xây dựng COC;

4) Quân đội hai nước phải bình tĩnh, kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không để xảy ra xung đột, tăng cường hợp tác thực chất và hiệu quả, tiếp tục khẳng định hợp tác quốc phòng tiếp tục là một trong những trụ cột của quan hệ song phương.

Cũng với nguyên tắc "nhìn quả đoán cây", người viết xin dẫn ra nhận định của tờ Đa Chiều, một tờ báo người Hoa hải ngoại tại New York có quan điểm thân chính phủ Trung Quốc, bình luận ngày 28/3 về mục đích chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn lần này:

1) Xoa dịu phản ứng của Việt Nam với việc tàu cá Việt Nam bị tấn công trên vùng biển Hoàng Sa ngày 6/3 và ngày 7/3 do lo ngại có thể bùng lên phản ứng dữ dội từ dư luận như vụ giàn khoan 981 năm 2014.

Nhất là gần đây Indonesia đã có những động thái phản ứng gay gắt với hành vi của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Natuna, Indonesia phía Nam Biển Đông;

2) Nhấn mạnh hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN vẫn lớn hơn bất đồng trên Biển Đông. Trong trường hợp này là Việt Nam;

3) Trấn an Việt Nam về các hoạt động quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông. (BBC tiếng Trung Quốc ngày 29/3 lưu ý, tháp tùng ông Toàn thăm Việt Nam còn có tướng Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải).

4) Thăm dò thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam sau Đại hội 12 về Biển Đông và quan hệ Việt - Trung.

Còn cá nhân người viết cho rằng, ngoài 4 mục đích mà tờ Đa Chiều chỉ ra,  có thể còn có  2 mục đích quan trọng khác trong chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn:

1) Thêm một lần nữa tìm cách ngăn cản Việt Nam không được khởi kiện Trung Quốc như Philippines đã làm, nhất là ngày ra phán quyết của PCA đang đến gần;

2) Cản trở khả năng Việt Nam hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, như việc đặt kho hậu cần tại Việt Nam mà một số quan chức Mỹ đã tiết lộ, hoặc tìm kiếm việc truy cập cảng Cam Ranh…

Dù với mục đích nào, thì người viết vẫn đánh giá cao kết quả chuyến thăm này, đặc biệt là việc thống nhất quan điểm giải quyết tranh chấp trên Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS và quân đội 2 bên kiềm chế không để xảy ra xung đột đối đầu.

Vấn đề còn lại là chúng ta đấu tranh như thế nào trong khuôn khổ luật pháp quốc tế? Hiểu và vận dụng luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS như thế nào? Hiểu như thế nào về duy trì hiện trạng trong khi Trung Quốc vẫn thúc đẩy quân sự hóa Biển Đông?

“Binh bất yếm trá”

Người Trung Quốc có câu “Binh bất yếm trá” với ý nghĩa, trong việc dùng binh, việc quân sự thì không loại trừ gian kế, dối trá. Điều này khiến người viết bất giác nhớ đến Tập 35 "Khổ nhục kế" của tác phẩm điện ảnh kinh điển Trung Hoa "Tam Quốc diễn nghĩa" bản 1986 thể hiện rõ tư tưởng "binh bất yếm trá" của các nhà lãnh đạo quân sự, chính trị Trung Quốc.

Sau khi Tưởng Cán trúng kế Chu Du làm Tào Tháo giết nhầm 2 tướng thủy quân Sái Mạo, Trương Doãn, Tháo tức tối tìm cách đối phó. Tào Tháo sai Sái Trung, Sái Hòa em họ Sái Mạo sang trá hàng.

Chu Du tương kế tựu kế, dùng Hoàng Cái vào "khổ nhục kế" trá hàng Tào Tháo để triển khai kế hỏa công trong trận Xích Bích. Khổng Minh đứng ngoài quan sát, không một động tĩnh nào của Chu Du thoát khỏi mắt ông ta, bởi trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Khổng Minh là bậc thầy của "binh bất yếm trá".

Sở dĩ người viết nhắc tới tác phẩm văn học và điện ảnh kinh điển này là muốn nhấn mạnh, chính người Trung Quốc đã dạy con cháu họ, việc quân sự và bang giao giữa các nước thì không loại trừ gian kế, không ngại dối trá. Câu chuyện này còn nhắc nhở chúng ta phải biết tương kế tựu kế.

Nếu như Trung Quốc muốn dùng "đại cục - tiểu cục" để ràng buộc Việt Nam thì chúng ta phải dùng cái gốc của "đại cục" để hóa giải.

Việt Nam rất coi trọng và mong muốn chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị với Trung Quốc. Nhưng để củng cố được quan hệ hợp tác hữu nghị phát triển lâu dài, những mầm mống xung đột cần phải được giải quyết dứt điểm một cách khách quan, cầu thị, sòng phẳng và dựa trên luật pháp quốc tế.

Ngư dân Việt Nam vẫn bị tấn công ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Trung Quốc vẫn tiếp tục quân sự hóa Biển Đông thì lấy đâu ra lòng tin và cơ sở củng cố quan hệ hai nước?

Họ muốn sang thăm dò mình, cũng tốt thôi, hãy nhân những cơ hội thăm dò để chuyển tải thiện chí, lập trường kiên định của mình bằng những thủ pháp mềm dẻo, khéo léo, nên tìm cách tương kế tựu kế.

Do đó, về mặt đối ngoại thiết nghĩ chúng ta vẫn phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên cơ sở công pháp quốc tế, lẽ phải và sự thật. Chúng ta hoan nghênh các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc như ông Thường Vạn Toàn sang thăm, vì đó là cơ hội cho đối thoại giải quyết các tranh chấp bất đồng, củng cố đoàn kết, hòa bình, hữu nghị giữa 2 nước.

Tuy nhiên cũng phải hết sức tỉnh táo trước bài toán "đại cục - tiểu cục" mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang triển khai. Về mặt ngoại giao chúng ta lắng nghe để sau đó phản hồi, phản biện lại một cách thấu tình đạt lý, họ nghe được và ta nghe được.

Còn về chính sách đối ngoại nói chung, chúng ta cần giải thích cho họ hiểu, Việt Nam nhất quán chủ trương muốn làm bạn bè tin cậy, đối tác có trách nhiệm với tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình và công lý.

Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại.

Về mặt đối nội, cũng cần giải thích rõ cho nhân dân về phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quan hệ với Trung Quốc, vừa bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vừa bảo vệ hòa bình ổn định khu vực và Biển Đông như thế nào.

Có như thế mới tạo được đồng thuận xã hội, loại trừ bất ổn và tăng sức mạnh quốc gia trong đàm phán, giải quyết tranh chấp với Trung Quốc và các nước khác trên Biển Đông.

Nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng mong mỏi được sống trong hòa bình, hợp tác và phát triển. Nhưng lãnh đạo một số quốc gia có vẻ xem nhẹ điều này. Với họ trở thành siêu cường số một số hai thế giới mới thực sự là mục tiêu, bởi lẽ ấy xung đột, chiến tranh trên thế giới mới liên miên không dứt.

Vì vậy, người Việt Nam mặc dù  không bao giờ quên được những trang sử thấm đẫm máu và nước mắt của biết bao thế hệ đã ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền thiêng liêng của mình. Nhưng vì các quyền và lợi ích chính đáng của mỗi quốc gia, đân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, tiến bộ, người Việt Nam sẵn sàng “gác lại quá khứ” để hướng tới tương lai.

Người Việt Nam rất coi trọng hòa bình, hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, nhưng cũng kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Người dân Việt Nam mong muốn các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng, cách tốt nhất để "phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch" là giải quyết một cách sòng phẳng, khách quan, cầu thị theo đúng tinh thần luật pháp quốc tế các tranh chấp, bất đồng giữa hai nước trên Biển Đông và nhìn nhận đúng đắn, khách quan về các sự kiện lịch sử, chứ không phải tìm cách lảng tránh, che đậy nó để "thế lực thù địch" nào đó lợi dụng.

Cách tốt nhất để tránh chiến tranh, vun đắp cho quan hệ hòa bình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là phải nỗ lực loại bỏ tận gốc các mầm mống của chiến tranh xung đột trên cơ sở đàm phán hòa bình, căn cứ theo luật pháp quốc tế.

Phần nhận xét hiển thị trên trang