Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times
Dịch giả: X Toàn
Trung Quốc có lẽ đã tự bắn vào chân mình sau những nỗ lực xâm lấn lãnh thổ mới. Những hành động gần đây của Trung Quốc có thể sẽ kéo Ấn Độ tham gia vào cuộc xung đột trên biển Đông, mà sự tham gia đó có thể là mảnh ghép chủ yếu tạo ra biến chuyển cho tình thế chống lại các lợi ích của Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc được cho là đã và đang nhắm đến các tiền đồn quân sự dọc Đường Kiểm soát, ở phần lãnh thổ Kashmir (vùng đất tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan) do Pakistan kiểm soát – và điều này đã đánh tiếng chuông báo động đối với Ấn Độ.
Về mặt chiến lược, đây là giai đoạn không thể nguy hiểm hơn. Nó xảy ra ngay khi các nhà lãnh đạo Ấn Độ đang xem xét việc tham gia vào cuộc tranh chấp chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Binh lính từ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc “vẫn thường xuyên thực hiện các cuộc xâm nhập vào Ladakh (phần đất thuộc Kashmir do Ấn Độ kiểm soát)” trong dãy Himalaya, và quân đội Trung Quốc có thể đang xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo Đường Kiểm soát, theo báo The Times of India đưa tinvào ngày 13 tháng 3.
Quân đội Trung Quốc cũng đang đào các đường hầm ở Thung lũng Leepa trong phần đất Kashmir do Pakistan kiểm soát, đây là một phần trong dự án Hành lang Kinh tế Pakistan – Trung Quốc để xây dựng một đường cao tốc từ Trung Quốc đến Pakistan, và đi qua phía dưới đường cao tốc Karakoram, nơi mà Ấn Độ nói là đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.
Những hành động của Trung Quốc đang gây kích động tới Ấn Độ, ngay trong thời điểm Ấn Độ đang xem xét lời đề nghị hợp tác từ Nhật Bản và Việt Nam trong nỗ lực chống lại âm mưu thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc.
Vào ngày 24 tháng 2 năm nay, Việt Nam đã mời Ấn Độ thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam trên Biển Đông, và đã không giấu giếm ý định đánh trả các nỗ lực xâm chiếm vùng biển này của Trung Quốc.
“Chúng tôi quyết tâm bảo vệ quyền lợi của mình và duy trì hoạt động thường xuyên trong vùng biển chủ quyền của chúng tôi”, theo lời ông Tôn Sinh Thành, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết trên tạp chí The Economic Times. “Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nước khác như Ấn Độ để khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền EEZ 200 hải lý của chúng tôi”.
Đối với những ai theo dõi cuộc xung đột trên Biển Đông, đề nghị của Việt Nam đối với Ấn Độ có những hàm ý sâu sa hơn.
Vào ngày 2 tháng 5 năm 2014, chính quyền Trung Quốc đã đặt một giàn khoan dầungay trong vùng biển cách bờ biển của Việt Nam 120 dặm, khiến mối quan hệ giữa hai quốc gia lao dốc.
Trung Quốc đã di dời giàn khoan đó trong tháng 7 năm 2014, nhưng lại đưa nó trở lạitrong tháng 1 năm 2016. Đề nghị của Việt Nam đối với Ấn Độ là nhằm chống lại những nỗ lực xâm lấn của Trung Quốc.
Và Việt Nam cũng không phải là quốc gia duy nhất muốn Ấn Độ cùng tham gia chống lại chế độ cầm quyềnTrung Quốc trên Biển Đông.
Ấn Độ hiện đang đàm phán với Nhật Bản để cùng hỗ trợ trong khu vực Biển Đông – một cách gián tiếp (nhưng cũng không quá khó để nhận ra) nhằm chống lại những hành động xâm phạm của Trung Quốc.
Nhật Bản và Ấn Độ đang hướng đến việc cùng nhau nâng cấp cơ sở hạ tầng dân sự ở đảo Andaman và Nicobar, và có thể bao gồm cả việc xây dựng một nhà máy điện diesel công suất 15 triệu watt trên đảo Nam Andaman.
Theo New York Times đưa tin vào ngày 11 tháng 3, việc hợp tác này sẽ đánh dấu sự thay đổi trong chính sách ở Ấn Độ, “vốn trước đó chưa từng chấp nhận lời đề nghị đầu tư nước ngoài nào tại các quần đảo này”, và nơi đây có ý nghĩa quan trọng chiến lược trong việc chống lại Trung Quốc. Các hòn đảo này nằm ở phía tây bắc của eo biển Malacca và được cho là nơi kiểm soát “vị trí được gọi là choke point (nơi mà các tàu bè phải đi qua nếu muốn sang vùng biển khác), một trong những vùng biển đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc”.
Việc Ấn Độ tham gia vào cuộc xung đột ở Biển Đông có lẽ là điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc không mong muốn nhất. Không chỉ vì những quốc gia xung quanh Trung Quốc hình thành một liên minh, mà Ấn Độ cũng được xem như một siêu cường đang nổi có thể thách thức tham vọng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai gần.
Hai nước cũng có một lịch sử không thân thiện. Xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã liên tục xảy ra kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thiết lập sự thống trị của mình trên toàn đất nước Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 1949.
Ấn Độ cũng có tranh chấp lãnh thổ riêng với Trung Quốc trên đường biên giới McMahon Line chung với Tây Tạng – sau khi ĐCSTQ xâm chiếm Tây Tạng vào tháng năm 1950, và tuyên bố chủ quyền đối với đất nước này năm 1951.
Tình hình đã trở nên phức tạp trong những năm gần đây, nhưng chúng ta có thể có cái nhìn sâu sắc về những gì đang thực sự diễn ra qua các tài liệu đã bị rò rỉ của Liên Xô, gần đây đã được loại ra khỏi nhóm tài liệu mật và được công bố bởi Trung tâm Wilson (Mỹ).
Trong một thảo luận vào ngày 6 tháng 2 năm 1949, Mao Trạch Đông đã trình bày chi tiết một số kế hoạch của ông với một chính khách Liên Xô tên là Anastas Mikoyan.
Theo các tài liệu của Liên Xô đã được biên dịch, ông Mao nói trước khi tiến hành cuộc xâm lược Tây Tạng rằng: “Vấn đề Tây Tạng rất phức tạp”. “Về bản chất, nó là một thuộc địa của Anh, và chỉ là lãnh thổ của Trung Quốc trên danh nghĩa”.
Mao cũng đã trình bày chi tiết các kế hoạch của mình, nói rằng sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết thúc nội chiến, “khi những người Tây Tạng cảm thấy rằng chúng tôi không đe dọa họ với cuộc xâm lược này và đối xử công bằng với họ, như vậy chúng tôi sẽ nắm được số phận tương lai của vùng đất này”.
Những tài liệu được công bố này cho thấy Liên Xô không hài lòng với việc xâm chiếm Tây Tạng một cách vội vã của Trung Quốc, lưu ý rằng Liên Xô cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn thoát, và cuộc xâm lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khiến Ấn Độ chú ý.
Cuộc xung đột giữa ĐCSTQ và Ấn Độ, và tranh chấp của đảng này với các nhà hoạt động giải phóng Tây Tạng, liên tục diễn ra kể từ đó.
Cuộc xung đột này cuối cùng lại làm sâu sắc mối hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Pakistan.
Trung Quốc cũng bị cáo buộc là đang lên kế hoạch để xây dựng ba sư đoàn an ninh quân sự ở trong phần đất Kashmir do Pakistan kiểm soát, báo The Times của Ấn Độ cho biết ba sư đoàn này sẽ sử dụng tên địa phương “để không bị Ấn Độ phản đối”.
Tờ báo lưu ý rằng các sư đoàn quân sự mới của Trung Quốc sẽ có quân số khoảng 30.000 binh lính và “sẽ được triển khai bên trong và xung quanh các căn cứ được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc”. Những vấn đề như vậy đã khiến các nhà lãnh đạo Ấn Độ lo lắng, và các tin tức tình báo như trên có thể thúc giục người khổng lồ đang ngủ này có những hành động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét