Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Trần Kỳ Trung và bài viết mới nhất:

Giới thiệu

Từ lâu tôi muốn có một Website về giới thiệu toàn bộ những tác phẩm, bài báo, bút ký, kịch bản điện ảnh... mà mình đã viết, tương lai sẽ viết. Đây có thể nói là một nơi để mình giãi bày tất cả những tâm tư, suy nghĩ về nhân tình, thế thái. Đồng thời là một nơi để anh em bạn bè có chỗ trao đổi, tâm sự và cũng là nơi giới thiệu các tác phẩm của bạn bè mà tôi yêu thích, kính mến...

Qua Website này của tôi, các bạn có thể đọc gần như toàn bộ những tác phẩm mà tôi đã xuất bản từ trước cho đến nay, ngoài ra có những tác phẩm tôi đã viết nhưng chưa có điều kiện xuất bản, các bạn cũng sẽ được đọc ở đây.Cũng qua những tác phẩm này rất mong nhận được những lời góp ý chân tình của bạn đọc gần xa, tôi thành thật cảm ơn.

Tôi sinh ngày 8-2- 1953. quê quán Hội An - Quảng Nam, không làm việc nhà nước, nghỉ hưu. Tôi đã có gia đình. Vợ tôi tên là Lê Thị Bích Lan, làm nghề buôn bán (xem ảnh) cùng ba con, hai gái, một trai( xem ảnh) .Hiện gia đình tôi sinh sống tại 23 - Trần Phú - Hội An- số điện thoại 0510 - 861866.Nhà tôi là một ngôi nhà cổ, đã xây dựng gần 200 năm, còn nguyện vẹn, ngay trong trung tâm phố cổ Hội An(xem ảnh)., các bạn có thể đến thăm một cách dễ dàng.

Với tôi, viết văn, viết báo, viết kịch bản điện ảnh là để giãi bày nỗi lòng mình trước thời cuộc. Càng đi sâu vào nghề viết này ,tôi thấy rất khó, cực khó... Không hề dễ dàng như mình tưởng. Nghề này, không phải mình muốn là được, phải lao tâm khổ tứ, đặc biệt, mình phải "sống thật", yêu thật yêu, ghét thật ghét, không thể giả dối, tự mãn, khoe khoang. Tôi cố gắng sống như thế để viết. Tôi đã in được một số tác phẩm, một số kịch bản điện ảnh đã được dựng, có một số bài báo đã in trên báo của trung ương...nhưng tất cả tôi vẫn cảm thấy đó là " bắt đầu " của nghề viết mà mình dấn thân vào. Tôi không hy vọng mình sẽ trở thành " Nhà Văn ", mà chỉ là anh viết văn bình thường, cố ghi lại những gì mình đã trải qua ,đã suy nghĩ.Vì thế, dù tác phẩm nào đó của tôi dù được xuất bản, có thể nói là chưa hoàn thiện, cần có sự trăn trở, suy nghĩ sâu hơn nữa, đặc biệt là sự đóng góp ý kiến của những người bạn tâm huyết.

Tôi có một nguyện ước,  Website này của tôi ngày càng phong phú về số lượng cũng như chất lượng. Muốn được như thế, ngoài nỗ lực bản thân, phải cần đến sự " chi viện " của tất cả mọi người. Tôi sẽ đăng ở đây những tác phẩm của một số tác giả mà tôi ưa thích, tất nhiên trước khi đăng tôi sẽ liên liên hệ với tác giả đó. Đồng thời, nếu tác giả nào thấy cần đăng tác phẩm của mình ở trang Webisite của tôi, tôi sẵn sàng tiếp nhận. Ngoài ra tôi rất mong có sự đóng góp của bạn đọc cho các chuyên mục ở trang Website này ngày một hay hơn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Và đây bài mới nhất:

SAO NHÂN DÂN KHÔNG CÓ QUYỀN ĐƯỢC BẦU NGƯỜI LÃNH ĐẠO ?– Bình luận
         Hội nghị TW lần thứ 13, như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc trong phiên bế mạc: “… Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ và biểu quyết, nhất trí cao thông qua danh sách đề cử các đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI (cả chính thức và dự khuyết) trong độ tuổi và các đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XII. 
Bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhân sự các đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII; bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhân sự Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII. 
Các đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI (cả chính thức và dự khuyết) cũng đã viết phiếu giới thiệu các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước…” ( dẫn theo Vietnamnet ngày 21/12/2015).
      Như vậy đây toàn là chuyện quan trọng liên quan đến vận mệnh đất nước, lợi ích dân tộc và từng cá nhân trong mỗi gia đình Việt Nam.
      Chỉ có điều, tất cả những điều đó, người dân Việt Nam không hề biết, chỉ có thể đoán mò, trừ mấy ông trung ương ủy viên tham gia hội nghị này. Không lẽ một điều hệ trọng như vậy, chỉ liên quan đến đến hơn 200 ông ủy viên và dự khuyết trung ương đảng và 16 ông ở BCT, còn đất nước, có hơn 90 triệu dân, đứng ngoài rìa. Vậy hãy nói thẳng chính đảng , vẫn tự nhân vì dân, do dân thì bây giờ là vì ai ??? Không công khai, không dám minh bạch về cơ cấu để cuối cùng… buộc người dân phải đi tìm những tin tức trên mạng. Có cấm cũng chẳng được, nhất là thời đại bây giờ, bùng nổ thông tin. Khốn khổ thay, trên các trang mạng đầy rẫy những thông tin, đọc vào chỉ thấy chán, nản , chán, nản đến cùng cực, khiến người dân mất hết niềm tin. Đất nước Việt Nam, hơn 90 triệu dân, trong đó có hơn 4 triệu đảng viên mà tìm người lãnh đạo khó đến vậy sao? Có mỗi chuyện tìm người vào vị trí lãnh đạo cao nhất của đất nước mà không biết bao nhiêu cuộc hội nghị TW, tiêu phí không biết bao nhiêu tiều nhà nước, lãng phí không biết bao nhiêu thời gian, giá như giành vào việc khác còn có lợi hơn nhiều, hiện tình người dân nhìn vào vẫn thấy nội tình của TW đảng mất đoàn kết,  một tâm lý bi quan, không tin tưởng bao trùm.
          Nếu tin dân, trao cho dân , cụ thể ở đây, tối thiểu, trao quyền cho hơn 4 triệu đảng viên cộng sản được quyền  bầu ông tổng bí thư, mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều. Ví như hội nghị TW chọn ra độ năm đến sau úng cử viên vào chức Tổng bí thư rồi những ứng cử viên đó ra trước quốc dân, nếu ngại “ các thế lực phản động lợi dụng chống phá” thì ra trước đảng viên trình bày những nội dung mình sẽ thực hiện, nếu trúng cử vào chức Tổng bí thư, rồi sau này những chức Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội cũng đều thực hiện như cách này. Chỉ có cách như vậy người dân hay đảng viên của đảng cộng sản Việt Namsẽ dễ dàng chọn ra được người lãnh đạo xứng đáng.
        Nhưng ở Việt Nam, người dân kể cả đảng viên đảng cộng sản không có quyền này. Không trao cho người dân quyền được tự do bầu chọn người lãnh đạo cũng như không cho những đảng viên bầu chọn người làm tổng bí thư thì mãi mãi không thể có một lãnh tụ đảng xứng đáng, một đội ngũ lãnh đạo đất nước được dân tin tưởng.
       Với cách chọn Tổng bí thư như hiện nay và sau này là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chỉ làm tăng thêm sự mất đoàn kết, nội bộ không tin tưởng lẫn nhau, sự điều hành kinh tế khó khăn, dễ bị các thế lực đế quốc lớn có điều kiện thôn tính, xâm lược, không tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới và nhất là trong nước lòng người dân không yên, xã hội khó ổn định.
  Muốn tránh điều đó, trước hết phải cho người dân có quyền  bầu người lãnh đạo của mình.
  Quyền này là quyền thực sự, được đảng tôn trọng chứ không phải chỉ là hình thức như hiện nay.
         

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: