TPO - Triển khai tên lửa trên lãnh thổ đồng minh, khôi phục thế cân bằng chiến lược và điều chỉnh học thuyết hạt nhân là những đòn đáp trả hỗn hợp của Nga nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF) năm 1987.
Vừa tuyên bố rời khỏi Hiệp ước INF, Mỹ khai hỏa tên lửa đạn đạo
Nga: Mỹ sắp chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF
Nga cảnh báo 'ác mộng' nếu châu Âu không giữ được Hiệp ước INF
Nga, châu Âu lo ngại về tương lai không rõ ràng của Hiệp ước INF
Mỹ phủ nhận triển khai tên lửa bị cấm theo Hiệp ước INF
Triển khai tên lửa trên lãnh thổ đồng minh
Triển khai lên lửa trên lãnh thổ đồng minh là một trong những đòn đáp trả mà Nga hướng tới một khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF năm 1987.
Hôm 22/11, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga, ông Konstantin Kosachev cho biết, Nga có thể xem xét triển khai tên lửa trên lãnh thổ các đồng minh nếu như Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF và tiến hành triển khai tên lửa tại châu Âu.
Mục đích của Mỹ khi rút khỏi Hiệp ước INF là nhằm dọn đường để Washington triển khai các loại tên lửa bị cấm theo hiệp ước tại châu Âu. Do đó, “Nếu hành động triển khai tên lửa diễn ra, Nga sẽ sử dụng vũ khí của mình tấn công tên lửa của Mỹ”, ông Kosachev cảnh báo.
Ngoài ra, ông Kosachev nhấn mạnh, Nga có thể đáp trả động thái trên bằng cách triển khai các loại tên lửa tương tự ở gần các nước láng giềng hơn và "nếu cần thiết, trên lãnh thổ các đồng minh của chúng tôi".
Khôi phục thế cân bằng chiến lược
Khôi phục thế cân bằng chiến lược còn là một sự lựa chọn khác của Nga trong trường hợp Mỹ rút khỏi INF năm 1987.
Hôm 19/11, tại thủ đô Moscow, Tổng thống Nga Putin đã chủ trì cuộc họp an ninh với các quan chức quân sự cấp cao để thảo luận các biện pháp đáp trả khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF.
Trong cuộc họp Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng, nước Nga chắc chắn sẽ có đòn đáp trả trước quyết định rút khỏi Hiệp ước INF của Mỹ.
“Hôm nay, tôi đề xuất thảo luận các biện pháp liên quan đến việc Mỹ rút khỏi INF. Tôi nhấn mạnh một lần nữa chúng ta sẵn sàng đối thoại với các đối tác Mỹ về vấn đề then chốt này và hy vọng họ sẽ xem xét vấn đề này một cách có trách nhiệm”, ông Putin nhấn mạnh.
Phát biểu sau khi cuộc họp kết thúc, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 20/11 tuyên bố, Nga sẽ hành động để khôi phục thế cân bằng chiến lược giữa các lực lượng vũ trang nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.
Phát biểu với phóng viên, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Đó là phản ứng không thể tránh khỏi của Liên bang Nga trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, như lời Tổng thống Putin, và cũng do việc rút khỏi Hiệp ước INF có thể phá vỡ thế cân bằng chiến lược. Do đó, vì lợi ích hòa bình và ổn định, Nga sẽ phải hành động để khôi phục thế cân bằng này".
Đặc biệt, ông Peskov khẳng định các hành động này sẽ là "cần thiết để đảm bảo an ninh và lợi ích của Nga".
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân là một khả năng mà Moscow đang cân nhắc trong các gói biện pháp đáp trả Mỹ khi Washington chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF.
Hôm 21/11, một số thành viên Hồi đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã đề xuất thay đổi học thuyết hạt nhân của nước này, theo hướng trao cho Điện Kremlin nhiều quyền hạn hơn trong việc sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường.
Theo đó, học thuyết mới kiến nghị cho phép Moscow sử dụng các vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga hoặc đồng minh của Nga, cũng như để đáp lại một hành động gây hấn sử dụng vũ khí thông thường, như vũ khí siêu thanh và vũ khí phi hạt nhân chiến thuật, có nguy cơ đe dọa tới “sự tồn vong của nước Nga với tư cách một quốc gia có chủ quyền”.
Thượng nghị sĩ Nga Franz Klintsevich cho biết, đề xuất điều chỉnh học thuyết hạt nhân nói trên là nhằm mục đích đối phó với việc các lực lượng thuộc Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày càng mở rộng và triển khai quân đội áp sát biên giới nước Nga.
Ngoài ra, giới phân tich cũng cho rằng, việc điều chỉnh học thuyết hạt nhân của Nga còn nhằm dọn được cho Moscow tiến hành các biện pháp chiến lược để đáp trả hành động của Mỹ khi rút khỏi Hiệp ước INF.
Triển khai lên lửa trên lãnh thổ đồng minh là một trong những đòn đáp trả mà Nga hướng tới một khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF năm 1987.
Hôm 22/11, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga, ông Konstantin Kosachev cho biết, Nga có thể xem xét triển khai tên lửa trên lãnh thổ các đồng minh nếu như Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF và tiến hành triển khai tên lửa tại châu Âu.
Mục đích của Mỹ khi rút khỏi Hiệp ước INF là nhằm dọn đường để Washington triển khai các loại tên lửa bị cấm theo hiệp ước tại châu Âu. Do đó, “Nếu hành động triển khai tên lửa diễn ra, Nga sẽ sử dụng vũ khí của mình tấn công tên lửa của Mỹ”, ông Kosachev cảnh báo.
Ngoài ra, ông Kosachev nhấn mạnh, Nga có thể đáp trả động thái trên bằng cách triển khai các loại tên lửa tương tự ở gần các nước láng giềng hơn và "nếu cần thiết, trên lãnh thổ các đồng minh của chúng tôi".
Khôi phục thế cân bằng chiến lược
Khôi phục thế cân bằng chiến lược còn là một sự lựa chọn khác của Nga trong trường hợp Mỹ rút khỏi INF năm 1987.
Hôm 19/11, tại thủ đô Moscow, Tổng thống Nga Putin đã chủ trì cuộc họp an ninh với các quan chức quân sự cấp cao để thảo luận các biện pháp đáp trả khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF.
Trong cuộc họp Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng, nước Nga chắc chắn sẽ có đòn đáp trả trước quyết định rút khỏi Hiệp ước INF của Mỹ.
“Hôm nay, tôi đề xuất thảo luận các biện pháp liên quan đến việc Mỹ rút khỏi INF. Tôi nhấn mạnh một lần nữa chúng ta sẵn sàng đối thoại với các đối tác Mỹ về vấn đề then chốt này và hy vọng họ sẽ xem xét vấn đề này một cách có trách nhiệm”, ông Putin nhấn mạnh.
Phát biểu sau khi cuộc họp kết thúc, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 20/11 tuyên bố, Nga sẽ hành động để khôi phục thế cân bằng chiến lược giữa các lực lượng vũ trang nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.
Phát biểu với phóng viên, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Đó là phản ứng không thể tránh khỏi của Liên bang Nga trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, như lời Tổng thống Putin, và cũng do việc rút khỏi Hiệp ước INF có thể phá vỡ thế cân bằng chiến lược. Do đó, vì lợi ích hòa bình và ổn định, Nga sẽ phải hành động để khôi phục thế cân bằng này".
Đặc biệt, ông Peskov khẳng định các hành động này sẽ là "cần thiết để đảm bảo an ninh và lợi ích của Nga".
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân là một khả năng mà Moscow đang cân nhắc trong các gói biện pháp đáp trả Mỹ khi Washington chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF.
Hôm 21/11, một số thành viên Hồi đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã đề xuất thay đổi học thuyết hạt nhân của nước này, theo hướng trao cho Điện Kremlin nhiều quyền hạn hơn trong việc sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường.
Theo đó, học thuyết mới kiến nghị cho phép Moscow sử dụng các vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga hoặc đồng minh của Nga, cũng như để đáp lại một hành động gây hấn sử dụng vũ khí thông thường, như vũ khí siêu thanh và vũ khí phi hạt nhân chiến thuật, có nguy cơ đe dọa tới “sự tồn vong của nước Nga với tư cách một quốc gia có chủ quyền”.
Thượng nghị sĩ Nga Franz Klintsevich cho biết, đề xuất điều chỉnh học thuyết hạt nhân nói trên là nhằm mục đích đối phó với việc các lực lượng thuộc Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày càng mở rộng và triển khai quân đội áp sát biên giới nước Nga.
Ngoài ra, giới phân tich cũng cho rằng, việc điều chỉnh học thuyết hạt nhân của Nga còn nhằm dọn được cho Moscow tiến hành các biện pháp chiến lược để đáp trả hành động của Mỹ khi rút khỏi Hiệp ước INF.
Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đối thoại với Mỹ về Hiệp ước INF
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói như trên trong một hội nghị cấp chính phủ tổ chức tại thành phố Sochi và nhấn mạnh Nga sẽ không để Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Mỹ phủ nhận triển khai tên lửa bị cấm theo Hiệp ước INF
Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ mới đây tuyên bố nước này chưa có kế hoạch triển khai ở châu Âu các tên lửa bị cấm theo Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Nga, châu Âu lo ngại về tương lai không rõ ràng của Hiệp ước INF
Ngày 12/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết cả Nga và các nước châu Âu đều lo ngại về tương lai không rõ ràng của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung Nga-Mỹ (Hiệp ước INF).
Nga: Mỹ sắp chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF
Moscow hiểu rằng Washington đã quyết rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), và sẽ chính thức công bố quyết định này trong tương lai gần.
Vừa tuyên bố rời khỏi Hiệp ước INF, Mỹ khai hỏa tên lửa đạn đạo
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã thực hành bắn hạ một tên lửa đạn đạo tầm trung trên chiến hạm. Tên lửa vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
NGỌC ANH
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét