Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

học thuyết quân sự mới của Trung Quốc

Phòng vệ tích cực..

Giới lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh tới các ý định mang tính hòa bình của họ và nhắc tới lịch sử Trung Quốc như là lịch sử của một dân tộc yêu hòa bình. Trên lý thuyết thì điều đó cũng đúng. Trong đạo Khổng, chiến tranh không bao giờ được xem như là sự tiếp tục của chính trị bằng những phương tiện khác. “Mặc dù vậy, một dấu vết của bạo lực đã xuyên suốt qua quá khứ của Trung Quốc”, sử gia người Anh Ian Morris nhớ lại trong tờ Spiegel. Lần cuối cùng, Trung Quốc đã có một cuộc xung đột quân sự ngắn nhưng dữ dội trong tháng Hai và tháng Ba 1979 với láng giềng Việt Nam.
Lúc đó, quân đội Trung Quốc tiến vào Việt Nam với 200.000 người, có một đoàn xe tăng lớn đi kèm. Thế nhưng cung cách chiến đấu sử dụng nhiều người và vật chất này đã lỗi thời từ lâu rồi. Chậm nhất là từ Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất thì người Trung Quốc đã biết rõ, rằng chiến tranh hiện đại được tiến hành với những loại vũ khí khác. Kinh ngạc và đồng thời với sự hoảng sợ về sự lạc hậu của mình, họ phải đứng nhìn người Mỹ lúc đó đã tiến hành chiến tranh và chiến thắng với những vũ khí chính xác điện tử hiện đại nào.
Người Trung Quốc đã đúc kết. Họ đã giảm quân đội của họ từ trên hai triệu người xuống còn tròn 1,2 triệu người, và bù vào đó đã đầu tư rất nhiều vào những hệ thống vũ khí hiện đại. Và vì vậy mà từ cuối 2004, phương án quân sự mới có tên là “Chiến tranh cục bộ dưới những điều kiện của kỹ thuật thông tin”, tức là chiến tranh nhanh, ngắn, trong phạm vi nhỏ và với vũ khí công nghệ cao.
Học thuyết đứng ở sau đó có tên là “phòng vệ tích cực”. Cái đầu tiên có nghĩa là: Trung Quốc không muốn tấn công ai cả, Trung Quốc khước từ một chính sách tấn công trước và Trung Quốc cũng không muốn đóng vai trò sen đầm thế giới như Hoa Kỳ. Nghe có vẻ hợp lý. Tuy vậy, từ nhưng tiếp theo ngay lập tức. Vì Trung Quốc có quyền, nếu như chủ quyền quốc gia bị nguy hại, được phép tấn công để phòng ngừa trước.
Giới hạn này tạo không gian cho diễn giải. Điều gì sẽ xảy ra khi Đài Loan muốn tuyên bố độc lập? Theo quan điểm của Bắc Kinh thì đó là một cuộc tấn công vào chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân, tức là một lời biện bạch để tấn công. Hay điều gì sẽ xảy ra khi một nước châu Á đặt lá cờ của mình lên trên một trong số nhiều hòn đảo được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhưng bị tranh cãi ở biển Đông. Trung Quốc có tấn công đất nước đó không?
“Nhìn chung, chiến lược quân sự mới đây của Trung Quốc thể hiện một tiềm năng đáng chú ý cho các hoạt động tấn công”, hai nhà chính trị học thành phố Trier [Đức] Dirk Schmidt và Sebastian Heilmann phán xét trong quyển sách Chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
Tức là quân đội Trung Quốc không chỉ sẵn sàng tại một cuộc tấn công vào lãnh thổ riêng của mình. Nó cũng có thể tự tích cực hoạt động. Nơi hành quân nằm kế đó: biển Đông.
(Còn tiếp)
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: