Thưa các bạn và anh chị em.
Những ngày gần đây, trên các phương tiện truyền thống chính thống, đăng tải cái gọi là "công trình nghiên cứu ngôn ngữ Việt" của GS Ts Bùi Hiền, nguyên Viện Phó Viện Nội Dung và Phương pháp dạy học phổ thông.
Hiện tượng này khiến tôi xúc động và suy tư rất nhiều về cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, gần như không hề thấy một bài báo nào lên tiếng đưa ý kiến trái chiều với việc phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống. Nếu như cho rằng: Cội nguồn lịch sử và ngôn ngữ Việt là hai phạm trù khác nhau - thì đây - công trình chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, là một công trình nghiên cứu khoa học thật sự và rất nghiêm túc cũng không được nhắc đến. Nhưng người ta lại tỏ ra quá quan tâm đến cái gọi là "công trình khoa học" của ông Bùi Hiền, mà tôi kết luận là cực dốt nát và làm thoái hóa ngôn ngữ Việt. Để chứng minh cho tính chất làm thoái hóa ngôn ngữ Việt, tôi chứng minh với các bạn như sau.
Trước hết, để tiện theo dõi, tôi xin chép lại nguyên văn cái bảng gọi là "cải tiến chữ Quốc ngữ Việt" của ông ta ở trên và thêm số thứ tự như sau:
HIỆN HÀNH...............................THAY BẰNG.
1/ CH - TR....................................= C
2/ Đ...............................................= D
3/ G - GH......................................= G
4/ PH.............................................= F
5/ C - Q - K...................................= K
6/ NG - NGH................................= Q
7/ R...............................................= R
8/ S..............................................= S
9/ KH...........................................= X
10/ TH.........................................= W
11/ D - GI - R..............................= Z
12/ NH.........................................= N'
Các bạn và ace qua tư liệu của bảng trên, chúng ta nhận thấy những vấn đề như sau:
1/ MÂU THUẪN TRONG TƯƠNG QUAN CẤU TRÚC
Đ = D (2/), nhưng D - GI - R (11/) lại bằng Z. Như vậy, chỉ cần ứng dụng một đẳng thức rất sơ đẳng, thì chúng ta cũng thấy rõ: Đ = D (2/) = D - GI - R = Z (11/). Và như vậy, chúng ta sẽ có: Đ - D - GI - R = Z. Rõ ràng cách phát âm của vần Z không thể thay thế cho Đ.
Bây giờ chúng ta bàn tiếp vấn đề thứ hai của cái gọi là "Công trình khoa học" này.
Những ngày gần đây, trên các phương tiện truyền thống chính thống, đăng tải cái gọi là "công trình nghiên cứu ngôn ngữ Việt" của GS Ts Bùi Hiền, nguyên Viện Phó Viện Nội Dung và Phương pháp dạy học phổ thông.
Hiện tượng này khiến tôi xúc động và suy tư rất nhiều về cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, gần như không hề thấy một bài báo nào lên tiếng đưa ý kiến trái chiều với việc phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống. Nếu như cho rằng: Cội nguồn lịch sử và ngôn ngữ Việt là hai phạm trù khác nhau - thì đây - công trình chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, là một công trình nghiên cứu khoa học thật sự và rất nghiêm túc cũng không được nhắc đến. Nhưng người ta lại tỏ ra quá quan tâm đến cái gọi là "công trình khoa học" của ông Bùi Hiền, mà tôi kết luận là cực dốt nát và làm thoái hóa ngôn ngữ Việt. Để chứng minh cho tính chất làm thoái hóa ngôn ngữ Việt, tôi chứng minh với các bạn như sau.
Trước hết, để tiện theo dõi, tôi xin chép lại nguyên văn cái bảng gọi là "cải tiến chữ Quốc ngữ Việt" của ông ta ở trên và thêm số thứ tự như sau:
HIỆN HÀNH...............................THAY BẰNG.
1/ CH - TR....................................= C
2/ Đ...............................................= D
3/ G - GH......................................= G
4/ PH.............................................= F
5/ C - Q - K...................................= K
6/ NG - NGH................................= Q
7/ R...............................................= R
8/ S..............................................= S
9/ KH...........................................= X
10/ TH.........................................= W
11/ D - GI - R..............................= Z
12/ NH.........................................= N'
Các bạn và ace qua tư liệu của bảng trên, chúng ta nhận thấy những vấn đề như sau:
1/ MÂU THUẪN TRONG TƯƠNG QUAN CẤU TRÚC
Đ = D (2/), nhưng D - GI - R (11/) lại bằng Z. Như vậy, chỉ cần ứng dụng một đẳng thức rất sơ đẳng, thì chúng ta cũng thấy rõ: Đ = D (2/) = D - GI - R = Z (11/). Và như vậy, chúng ta sẽ có: Đ - D - GI - R = Z. Rõ ràng cách phát âm của vần Z không thể thay thế cho Đ.
Bây giờ chúng ta bàn tiếp vấn đề thứ hai của cái gọi là "Công trình khoa học" này.
LÀM NGHÈO NGÔN NGỮ VIỆT.
I/ Trong các vần chữ cái của tiếng Việt, thì người này đã bớt đi các vần sau, ở các thứ tự được đánh số:
1/ Đ = D (2/)
Như vậy người này đã bỏ vần "Đ" trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần D. Vì rõ ràng trong chữ cái Việt thì phát âm Đ/ D hoàn toàn khác nhau, khi phát âm "Đ" khác hẳn "D", hoặc "D" khác hẳn "Đ".
2/ C - Q - K = K (5/).
Như vậy người này đã bỏ hai vần C và Q trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần K.
3/ D - GI - R = Z (11/)
Như vậy người này đã bỏ ba vần D - GI - R trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần Z.
Trước hết, việc bỏ 5 vần chữ cái (Đ; C; Q, D, R) và một phụ âm kép (GI/ Riêng phụ âm kép sẽ trình bầy tiếp ngay sau đây) nói trên và phát âm chỉ bằng vần thay thế, thì vấn đề đầu tiên là làm thoái hóa và nghèo nàn tiếng Việt. Và không chỉ dừng lại ở đấy, nó còn làm nghèo nàn ngôn ngữ Việt khi diễn tả ý tưởng và cảm xúc.
II/ Gây rối loạn cấu trúc ngôn ngữ Việt>
1/ Về vần Đ bị thay bằng D (2/).
Trong tiếng Việt từ "Đồi" (Quả đồi, núi đồi) và "Dồi" (khúc dồi lợn, dồi chó....) không thể phát âm như nhau được. "Đám" (Đám cưới, đám hỏi) không thể đồng âm, đồng nghĩa với "dám cưới"; "dám hỏi"...vv.....
2/ Về vần C - Q - K bị thay bằng K (5/).
Trong tiếng Việt từ "chua chát", "chuông chùa"; "chiều chiều"...không thể đồng âm với "Quăng quật", "khoảng không" được. Do đó không thể thay thế C - Q - K = K được.. Trong tương quan vần Q và K thì sự khác nhau nằm ở tính hợp lý cấu trúc ngôn ngữ. Mặc dù về Âm ngữ, có vẻ gần giống nhau giữa K và Q để tưởng chừng có thể thay thế. Nhưng cách phát âm chuẩn hoàn toàn khác nhau. (các bạn thử mà xem). Do đó, sẽ dẫn đến sự phối âm khác nhau khi diễn tả ngôn ngữ ở các phụ âm kép. Cụ thể: "Quyến luyến". Nếu bạn phát ân chuẩn vần Q , sẽ khác hẳn khi bạn phát âm thành "Kuyến luyến". Hay như "Quạnh quẽ" phát âm chuẩn sẽ không thể thành "Kuạnh kũe". Tất nhiên, không thể vì phát âm sai, thành "cơ sở khoa học" cho việc hợp thức hóa sự sai lầm trong phát âm ngôn ngữ Việt được.
3/ Tương tự như vậy, không thể vì phát âm sai "Tr" thành "ch", mà dạy học sinh - "trân trân" thành "chân chân" được. Hoặc "Trăm hoa nở" không thể thành "chăm hoa nở" được. Rõ ràng, nếu phát âm sai thì người nghe có thể hiểu được do ngữ cảnh của câu. Nhưng nếu viết sai "CH" - "TR" = C (1/) thì sẽ sai hẳn ngữ nghĩa câu trong bản văn. Đây không phải thí dụ duy nhất.
4/ Tiếp tục chứng minh tương tự với G - GH = G (3/).
Chúng ta rất dễ nhân ra G là một vần và là phụ âm độc lâp trong bảng vần chữ cái ngôn ngữ Việt. Và GH chính là một phụ âm ghép trong cấu trúc âm, bổ sung cho ký tự âm trong ngôn ngữ Việt vô cùng phong phú.Thí dụ Gà, không thể phát âm chung với NGà (Ngà voi) Tức là không thể viết như "công trình ngôn ngữ" được cái tiến ở trên của hẳn Giáo Sư lại còn Viện Phó Viện là "gà voi" được.
Đến đây, tôi nghĩ đến một chuyện hài như sau:
Một tay chuyên săn bắn voi lấy ngà ở Phi Châu, đem về Việt Nam tiêu thụ. Hắn bị Hải quan Viêt Nam bắt được và ghi rõ: "Tiêu thụ 'Gà' voi bất hợp pháp". Interpol dẫn độ sang tòa án Phi Châu. Luật sư bào chữa đã dẫn tự điển và xác định hắn chỉ buôn Gà Voi" Không hề dính dáng gì đến 'NGà" voi cả.
5/ Tiếp tục với NG - NGH = Q (6/).
Mọi người đều biết vần NG và NGH đều là những phụ âm kép được ghép với vần gốc là 'N', để mô tả những từ với nhiều ngữ nghĩa khác nhau trong phát âm chuẩn của ngôn ngữ Việt. "NG" khác hẳn "NGH" trong diễn đạt ngôn ngữ Việt. Thí dụ:
NGHề NGHiệp không thể đồng nghĩa với NGề NGiệp. "Thằng NGu thì không NGHĩ" nay có thể trở thành "Thằng 'Qu' thì không thể 'Qĩ'" được. Hay:
"NGười NGây Ngô NGó NGHiêng NGu NGơ NGHĩ NGắn" bây giờ theo ông Giáo Sư hẳn Phó Viện Trưởng viết lại thành: "Qười Qây Qô Qó Qiêng Qu Qơ Qĩ Qắn". Chịu! Cái này thì Tiên Sư (ở đây tôi muốn nói là người thày đi trước/ Tiên Sư) nhà Qiên cứu Qôn Qữ học tiếng Việt có sống lại cũng không dịch được ra tiếng Việt.
6/ Tiếp tục với KH = X (9/).
Ở bảng mô tả công trình khoa học của GS hẳn Viện Phó về cải tiến chữ Việt, các bạn và tôi đều không thấy chữ X được người này thay bằng chữ gì?!. Như vậy, chúng ta dễ dàng khẳng định ngay rằng, người này đã bỏ hẳn vần 'KH' và thay bằng vần X. Nhưng chúng ta đều biết rằng 'KH' chỉ là vần của phụ âm ghép, có chức năng diễn đạt ngữ Âm Việt với vần đầu là 'K'. Và đây là trường hợp phi lý điển hình và mang tính mâu thuẫn hệ thống (Ngoại trừ nó có "cơ sở khoa học" theo luận điểm của Giáo sư tiến sĩ Vật lý Lý thuyết , được Nhạc sĩ Dương Thụ mô tả là "hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, khi ông ta phản biện tôi, đã long trong tuyến bố công khai: "Lý Thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý").
Tính phi lý này được thể hiện như sau:
Ở trên, người này đã xác định các vần CH - TR = C (1/) và C - Q - K = K (5/). Nhưng riêng 'KH' ở đây lại bằng 'X' (9/). Chúng ta sẽ có một chuỗi liên hệ như sau:
CH - TR = C (1/) => C - Q - K = K (5/) => KH = X.
Như vậy, ta có theo đẳng thức trên:
CH - TR = C (1/) - Q - K = K (5/). Vậy ta sẽ có (Thay K (5/) bằng những phụ âm ghép có nghĩa là 'C' (Nếu tính cả phụ âm ghép vô nghĩa nữa thì chán như con gián), sẽ là: K (Thay bằng "C") Thí KH sẽ bằng CH = C = K. Vậy "KH"= CH và bằng "X". Và như vậy K cũng bằng "X"?! Tất nhiên, khi 'K' = X thì tất cả chuỗi đồng đẳng với 'K' gồm: CH - TR - C - Q - K = K cũng bằng X hết. Hơ?!
Zdậy nà dư thía lào? Hay nà ný thuyết pha học hiện đại thì điếu cần tính hợp ný?
Khi lão xác định :
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Các bậc trí giả xác định: Một lý thuyết khoa học thì phải có một hệ thống toán học mô tả được nó. Lão Ok liền và xác định ngay không chần chừ: Hệ thống ký hiệu Bát Quái chính là hệ thống Toán học mô tả nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Còn đây hẳn công chình của hẳn Phó Giáo Sư lại còn cả Viện Phó. Lão thách tất cả các nhà Toán học tinh hoa đang còn sống trên hành tinh này, dùng tất cả tri thức toán học của nền văn minh hiên đại, chứng minh được tính hợp lý Toán học trong hệ thống cấu trúc của cái 'công trình nghiên cứu khoa học" của hẳn giáo sư, hẳn Viện phó này. Híc.
Bây giờ chúng ta tiếp tục:
7/ TH = W(10/).
Trường hợp này, có một tính chất giống phần trên là vần W - cũng giống vần X là không có chữ thay thế. Và độc đáo hơn nữa vấn T phụ âm đầu của TH cũng không có môi liên quan với các vần khác trong bảng "Phong Thần" ngữ nghĩa của người này. Nhưng may wá! Cái ngôn ngữ Việt cao cấp nhất trong tất cả các hệ thống cấu trúc ngôn ngữ của lịch sử của nền văn miêng này, không dễ bị mấy tay thuộc dạng" Qười Qây Qô Qó Qiêng Qu Qơ Qĩ Qắn " bắt nạt được.
Cho nên, những quy luật cấu trúc cực kỳ cao cấp của "Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, Tiếng Việt còn, người Việt còn" không dễ bị xóa sổ bới bom nguyên tử. Lão "chém gió" hiu hắt môt tý về cấu trúc Âm Dương Ngũ hành trong ngôn ngữ Việt. Nhưng lão cũng nói trước: lão chỉ chém gió cho vui, phần liên quan đến thuyết ADNh không phải là luận cứ để lão chỉ ra cái sai của người này. "Giết gà không dùng búa tạ".
Cái này thì lão cũng nói rồi, "Dương trước, Âm sau" (Có lần một tay cao thủ dởm cố cãi lão "Âm trước, Dương sau", lão delete lun ra khỏi Fb. Lão không có thời gian nhiều) - "Âm thuận tùng Dương". "Khí tụ thành hình", Khí trước là Dương, Hình sau là Âm. Cho nên trong cấu trúc ngôn ngữ Việt, phần cấu trúc sau đình hình ngữ nghĩa của từ, Thí dụ: vần "Ch". Là phụ âm ghép thuộc Dương trong cấu trúc từ. Những vần ghép sau sẽ định hình ngữ nghĩa của từ. Thí dụ "CH - i" = "chi". Chi nếu đứng trước (Dương) thì đằng sau nó (Âm) là định hình câu, từ ghép. Thí dụ: Chi tiền; Chi thu; Chi - a = chia. Hay Ch (Dương) - a (Âm) = Cha (Định hình từ)....vv...và...vv. Ối giời ơi! Còn nắm chiện nắm.Những tri thức khoa học mới nhất của nền văn minh này, đều đã ứng dụng đầy đủ trong cấu trúc ngôn ngữ Việt.
Lão nói dồi đấy nhá! Lão chỉ bàn chơi cho zdui. Không phải nuận cứ nuận căn gì đâu nhá. Bây giờ trở lại với cái trò ú tim của phần 10/ trong bảng Phong Thần, 'dở hơi, nhưng lại biết bơi" kia: TH = W. Đúng là chữ T và W không có sự liên quan đến các chữ khác trong bàng "phong thần". Cho nên cái vấn đề nó nằm ở cấu trúc chữ H. Bây giờ chúng ta so sánh vần ghép TH với tất cả các vần có phụ âm H ghép đằng sau, gồm:
TH = W (10/); CH - TR= C (1/); G - GH= G (3/); PH = F (4/); NG - NGH= Q (6/);
KH= X (9/); NH= N'(12/)
Chúng dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả những phụ âm trong vần chữ cái Việt, có thể ghép với vần H, đều bị thay đổi thành những ký tự khác. tất cả là 6 vần phụ âm đơn ghép với vần H, và 1 vần phụ âm kép (NGH). Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng: Tiếng Việt ngữ âm rất phong phú. Do đó, các phụ âm ghép với H đều có chức năng làm giảm nhẹ âm tiết của vần đứng trước nó và khi ghép với từ sau để định hình ngữ nghĩa thì nó cũng mang ý nghĩa khác hẳn. Do đó, việc thay đổi ký tự các vần phụ âm với vần H, nó sẽ làm thay đổi tính cấu trúc logic trong toàn hệ thống ký tự chính thống. Tôi thí dụ như sau. TH = W thì ta có thể thay đổi W bằng một dấu phẩy ngược, Và cứ mỗi khi nhìn thấy dấu phẩy ngược trong bản văn tiếng Việt thì chúng ta biết đó là ký hiệu thay cho TH. Tương tự như vậy với GH = G ta thay bằng dấu +:....vv....Do đó, nó tương tự như ký hiệu viết tắt, thí dụ như PHƯỜNG (Phố phường), đôi khi trong văn bản người ta viết tắt chỉ một chữ F. Nhưng trong một hệ thống ngữ cảnh mô tả hệ thống địa danh phần lớn viết tắt người đọc cũng có thể hiểu. Thí dụ: số 7. P. Hàng Bài. F Tràng Thi. Q. Hoàn Kiếm. T/p Hanoi. Tất nhiên, dù viết tắt như vậy: chỉ mỗi chữ "Q. Hoàn Kiếm." Nhưng chắc chắn chẳng có thằng nào khùng mà vào UBND Quận Hoàn Kiếm mà hỏi: "Thưa ông đây có phải là "Cu" Hoàn kiếm không?" Hơ.
Và cái bảng Phong thần của GS V.Fó ở trường hợp này chỉ là những ký hiệu viết tắt thay thế. Ối giời ơi! Mấy vị Teen "Đại học đường đời", dùng chữ viết tắt, chém gió mí nhau trên cái Ai Fol, còn kinh hơn mấy cái ký tự của GS hẳn Viện phó này. Ôi các cháu teen ơi. Các cháu công bố cái ký hiệu "thần sầu, quỷ khốc" của các cháu lên đi, để cái cách tiếng Việt cho phù hợp với thời hại điện chát chít này. Cần gì đến ngài GS , lại còn cả VFó nữa. Kinh quá!.
Đọc xong khóc tiếng Mán, Nghe cứ như giọng Hán. Giống như ma ai oán. Rối chán như con gián!.
I/ Trong các vần chữ cái của tiếng Việt, thì người này đã bớt đi các vần sau, ở các thứ tự được đánh số:
1/ Đ = D (2/)
Như vậy người này đã bỏ vần "Đ" trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần D. Vì rõ ràng trong chữ cái Việt thì phát âm Đ/ D hoàn toàn khác nhau, khi phát âm "Đ" khác hẳn "D", hoặc "D" khác hẳn "Đ".
2/ C - Q - K = K (5/).
Như vậy người này đã bỏ hai vần C và Q trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần K.
3/ D - GI - R = Z (11/)
Như vậy người này đã bỏ ba vần D - GI - R trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần Z.
Trước hết, việc bỏ 5 vần chữ cái (Đ; C; Q, D, R) và một phụ âm kép (GI/ Riêng phụ âm kép sẽ trình bầy tiếp ngay sau đây) nói trên và phát âm chỉ bằng vần thay thế, thì vấn đề đầu tiên là làm thoái hóa và nghèo nàn tiếng Việt. Và không chỉ dừng lại ở đấy, nó còn làm nghèo nàn ngôn ngữ Việt khi diễn tả ý tưởng và cảm xúc.
II/ Gây rối loạn cấu trúc ngôn ngữ Việt>
1/ Về vần Đ bị thay bằng D (2/).
Trong tiếng Việt từ "Đồi" (Quả đồi, núi đồi) và "Dồi" (khúc dồi lợn, dồi chó....) không thể phát âm như nhau được. "Đám" (Đám cưới, đám hỏi) không thể đồng âm, đồng nghĩa với "dám cưới"; "dám hỏi"...vv.....
2/ Về vần C - Q - K bị thay bằng K (5/).
Trong tiếng Việt từ "chua chát", "chuông chùa"; "chiều chiều"...không thể đồng âm với "Quăng quật", "khoảng không" được. Do đó không thể thay thế C - Q - K = K được.. Trong tương quan vần Q và K thì sự khác nhau nằm ở tính hợp lý cấu trúc ngôn ngữ. Mặc dù về Âm ngữ, có vẻ gần giống nhau giữa K và Q để tưởng chừng có thể thay thế. Nhưng cách phát âm chuẩn hoàn toàn khác nhau. (các bạn thử mà xem). Do đó, sẽ dẫn đến sự phối âm khác nhau khi diễn tả ngôn ngữ ở các phụ âm kép. Cụ thể: "Quyến luyến". Nếu bạn phát ân chuẩn vần Q , sẽ khác hẳn khi bạn phát âm thành "Kuyến luyến". Hay như "Quạnh quẽ" phát âm chuẩn sẽ không thể thành "Kuạnh kũe". Tất nhiên, không thể vì phát âm sai, thành "cơ sở khoa học" cho việc hợp thức hóa sự sai lầm trong phát âm ngôn ngữ Việt được.
3/ Tương tự như vậy, không thể vì phát âm sai "Tr" thành "ch", mà dạy học sinh - "trân trân" thành "chân chân" được. Hoặc "Trăm hoa nở" không thể thành "chăm hoa nở" được. Rõ ràng, nếu phát âm sai thì người nghe có thể hiểu được do ngữ cảnh của câu. Nhưng nếu viết sai "CH" - "TR" = C (1/) thì sẽ sai hẳn ngữ nghĩa câu trong bản văn. Đây không phải thí dụ duy nhất.
4/ Tiếp tục chứng minh tương tự với G - GH = G (3/).
Chúng ta rất dễ nhân ra G là một vần và là phụ âm độc lâp trong bảng vần chữ cái ngôn ngữ Việt. Và GH chính là một phụ âm ghép trong cấu trúc âm, bổ sung cho ký tự âm trong ngôn ngữ Việt vô cùng phong phú.Thí dụ Gà, không thể phát âm chung với NGà (Ngà voi) Tức là không thể viết như "công trình ngôn ngữ" được cái tiến ở trên của hẳn Giáo Sư lại còn Viện Phó Viện là "gà voi" được.
Đến đây, tôi nghĩ đến một chuyện hài như sau:
Một tay chuyên săn bắn voi lấy ngà ở Phi Châu, đem về Việt Nam tiêu thụ. Hắn bị Hải quan Viêt Nam bắt được và ghi rõ: "Tiêu thụ 'Gà' voi bất hợp pháp". Interpol dẫn độ sang tòa án Phi Châu. Luật sư bào chữa đã dẫn tự điển và xác định hắn chỉ buôn Gà Voi" Không hề dính dáng gì đến 'NGà" voi cả.
5/ Tiếp tục với NG - NGH = Q (6/).
Mọi người đều biết vần NG và NGH đều là những phụ âm kép được ghép với vần gốc là 'N', để mô tả những từ với nhiều ngữ nghĩa khác nhau trong phát âm chuẩn của ngôn ngữ Việt. "NG" khác hẳn "NGH" trong diễn đạt ngôn ngữ Việt. Thí dụ:
NGHề NGHiệp không thể đồng nghĩa với NGề NGiệp. "Thằng NGu thì không NGHĩ" nay có thể trở thành "Thằng 'Qu' thì không thể 'Qĩ'" được. Hay:
"NGười NGây Ngô NGó NGHiêng NGu NGơ NGHĩ NGắn" bây giờ theo ông Giáo Sư hẳn Phó Viện Trưởng viết lại thành: "Qười Qây Qô Qó Qiêng Qu Qơ Qĩ Qắn". Chịu! Cái này thì Tiên Sư (ở đây tôi muốn nói là người thày đi trước/ Tiên Sư) nhà Qiên cứu Qôn Qữ học tiếng Việt có sống lại cũng không dịch được ra tiếng Việt.
6/ Tiếp tục với KH = X (9/).
Ở bảng mô tả công trình khoa học của GS hẳn Viện Phó về cải tiến chữ Việt, các bạn và tôi đều không thấy chữ X được người này thay bằng chữ gì?!. Như vậy, chúng ta dễ dàng khẳng định ngay rằng, người này đã bỏ hẳn vần 'KH' và thay bằng vần X. Nhưng chúng ta đều biết rằng 'KH' chỉ là vần của phụ âm ghép, có chức năng diễn đạt ngữ Âm Việt với vần đầu là 'K'. Và đây là trường hợp phi lý điển hình và mang tính mâu thuẫn hệ thống (Ngoại trừ nó có "cơ sở khoa học" theo luận điểm của Giáo sư tiến sĩ Vật lý Lý thuyết , được Nhạc sĩ Dương Thụ mô tả là "hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, khi ông ta phản biện tôi, đã long trong tuyến bố công khai: "Lý Thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý").
Tính phi lý này được thể hiện như sau:
Ở trên, người này đã xác định các vần CH - TR = C (1/) và C - Q - K = K (5/). Nhưng riêng 'KH' ở đây lại bằng 'X' (9/). Chúng ta sẽ có một chuỗi liên hệ như sau:
CH - TR = C (1/) => C - Q - K = K (5/) => KH = X.
Như vậy, ta có theo đẳng thức trên:
CH - TR = C (1/) - Q - K = K (5/). Vậy ta sẽ có (Thay K (5/) bằng những phụ âm ghép có nghĩa là 'C' (Nếu tính cả phụ âm ghép vô nghĩa nữa thì chán như con gián), sẽ là: K (Thay bằng "C") Thí KH sẽ bằng CH = C = K. Vậy "KH"= CH và bằng "X". Và như vậy K cũng bằng "X"?! Tất nhiên, khi 'K' = X thì tất cả chuỗi đồng đẳng với 'K' gồm: CH - TR - C - Q - K = K cũng bằng X hết. Hơ?!
Zdậy nà dư thía lào? Hay nà ný thuyết pha học hiện đại thì điếu cần tính hợp ný?
Khi lão xác định :
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Các bậc trí giả xác định: Một lý thuyết khoa học thì phải có một hệ thống toán học mô tả được nó. Lão Ok liền và xác định ngay không chần chừ: Hệ thống ký hiệu Bát Quái chính là hệ thống Toán học mô tả nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Còn đây hẳn công chình của hẳn Phó Giáo Sư lại còn cả Viện Phó. Lão thách tất cả các nhà Toán học tinh hoa đang còn sống trên hành tinh này, dùng tất cả tri thức toán học của nền văn minh hiên đại, chứng minh được tính hợp lý Toán học trong hệ thống cấu trúc của cái 'công trình nghiên cứu khoa học" của hẳn giáo sư, hẳn Viện phó này. Híc.
Bây giờ chúng ta tiếp tục:
7/ TH = W(10/).
Trường hợp này, có một tính chất giống phần trên là vần W - cũng giống vần X là không có chữ thay thế. Và độc đáo hơn nữa vấn T phụ âm đầu của TH cũng không có môi liên quan với các vần khác trong bảng "Phong Thần" ngữ nghĩa của người này. Nhưng may wá! Cái ngôn ngữ Việt cao cấp nhất trong tất cả các hệ thống cấu trúc ngôn ngữ của lịch sử của nền văn miêng này, không dễ bị mấy tay thuộc dạng" Qười Qây Qô Qó Qiêng Qu Qơ Qĩ Qắn " bắt nạt được.
Cho nên, những quy luật cấu trúc cực kỳ cao cấp của "Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, Tiếng Việt còn, người Việt còn" không dễ bị xóa sổ bới bom nguyên tử. Lão "chém gió" hiu hắt môt tý về cấu trúc Âm Dương Ngũ hành trong ngôn ngữ Việt. Nhưng lão cũng nói trước: lão chỉ chém gió cho vui, phần liên quan đến thuyết ADNh không phải là luận cứ để lão chỉ ra cái sai của người này. "Giết gà không dùng búa tạ".
Cái này thì lão cũng nói rồi, "Dương trước, Âm sau" (Có lần một tay cao thủ dởm cố cãi lão "Âm trước, Dương sau", lão delete lun ra khỏi Fb. Lão không có thời gian nhiều) - "Âm thuận tùng Dương". "Khí tụ thành hình", Khí trước là Dương, Hình sau là Âm. Cho nên trong cấu trúc ngôn ngữ Việt, phần cấu trúc sau đình hình ngữ nghĩa của từ, Thí dụ: vần "Ch". Là phụ âm ghép thuộc Dương trong cấu trúc từ. Những vần ghép sau sẽ định hình ngữ nghĩa của từ. Thí dụ "CH - i" = "chi". Chi nếu đứng trước (Dương) thì đằng sau nó (Âm) là định hình câu, từ ghép. Thí dụ: Chi tiền; Chi thu; Chi - a = chia. Hay Ch (Dương) - a (Âm) = Cha (Định hình từ)....vv...và...vv. Ối giời ơi! Còn nắm chiện nắm.Những tri thức khoa học mới nhất của nền văn minh này, đều đã ứng dụng đầy đủ trong cấu trúc ngôn ngữ Việt.
Lão nói dồi đấy nhá! Lão chỉ bàn chơi cho zdui. Không phải nuận cứ nuận căn gì đâu nhá. Bây giờ trở lại với cái trò ú tim của phần 10/ trong bảng Phong Thần, 'dở hơi, nhưng lại biết bơi" kia: TH = W. Đúng là chữ T và W không có sự liên quan đến các chữ khác trong bàng "phong thần". Cho nên cái vấn đề nó nằm ở cấu trúc chữ H. Bây giờ chúng ta so sánh vần ghép TH với tất cả các vần có phụ âm H ghép đằng sau, gồm:
TH = W (10/); CH - TR= C (1/); G - GH= G (3/); PH = F (4/); NG - NGH= Q (6/);
KH= X (9/); NH= N'(12/)
Chúng dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả những phụ âm trong vần chữ cái Việt, có thể ghép với vần H, đều bị thay đổi thành những ký tự khác. tất cả là 6 vần phụ âm đơn ghép với vần H, và 1 vần phụ âm kép (NGH). Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng: Tiếng Việt ngữ âm rất phong phú. Do đó, các phụ âm ghép với H đều có chức năng làm giảm nhẹ âm tiết của vần đứng trước nó và khi ghép với từ sau để định hình ngữ nghĩa thì nó cũng mang ý nghĩa khác hẳn. Do đó, việc thay đổi ký tự các vần phụ âm với vần H, nó sẽ làm thay đổi tính cấu trúc logic trong toàn hệ thống ký tự chính thống. Tôi thí dụ như sau. TH = W thì ta có thể thay đổi W bằng một dấu phẩy ngược, Và cứ mỗi khi nhìn thấy dấu phẩy ngược trong bản văn tiếng Việt thì chúng ta biết đó là ký hiệu thay cho TH. Tương tự như vậy với GH = G ta thay bằng dấu +:....vv....Do đó, nó tương tự như ký hiệu viết tắt, thí dụ như PHƯỜNG (Phố phường), đôi khi trong văn bản người ta viết tắt chỉ một chữ F. Nhưng trong một hệ thống ngữ cảnh mô tả hệ thống địa danh phần lớn viết tắt người đọc cũng có thể hiểu. Thí dụ: số 7. P. Hàng Bài. F Tràng Thi. Q. Hoàn Kiếm. T/p Hanoi. Tất nhiên, dù viết tắt như vậy: chỉ mỗi chữ "Q. Hoàn Kiếm." Nhưng chắc chắn chẳng có thằng nào khùng mà vào UBND Quận Hoàn Kiếm mà hỏi: "Thưa ông đây có phải là "Cu" Hoàn kiếm không?" Hơ.
Và cái bảng Phong thần của GS V.Fó ở trường hợp này chỉ là những ký hiệu viết tắt thay thế. Ối giời ơi! Mấy vị Teen "Đại học đường đời", dùng chữ viết tắt, chém gió mí nhau trên cái Ai Fol, còn kinh hơn mấy cái ký tự của GS hẳn Viện phó này. Ôi các cháu teen ơi. Các cháu công bố cái ký hiệu "thần sầu, quỷ khốc" của các cháu lên đi, để cái cách tiếng Việt cho phù hợp với thời hại điện chát chít này. Cần gì đến ngài GS , lại còn cả VFó nữa. Kinh quá!.
Đọc xong khóc tiếng Mán, Nghe cứ như giọng Hán. Giống như ma ai oán. Rối chán như con gián!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét