Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

CHÂN DUNG MỘT CHÍNH KHÁCH ..........



Giới quan chức ở Việt Nam có tật cố hữu là cứ hễ thấy công thì dù không liên quan đến cũng nhào vô nhận mà hễ có tội thì tìm cách lấp liếm bao che hoặc đổ tội cho người bị hại.
Năm 2016 nhận thấy nhiều nữ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đóng trên địa bàn vừa trẻ tuổi lại có ngoại hình xinh đẹp, lãnh đạo UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bèn nảy ra “sáng kiến” cực hay.
Họ quyết định điều động các cô làm thêm ngoài giờ công việc của một tiếp viên tại các nhà hàng, quán karaoke để phục vụ khách và lãnh đạo địa phương ăn nhậu, hát hò, … với yêu cầu về “nhiệm vụ chính trị”.
Ngay sau khi nổ ra vụ các cơ giáo mầm non bị giới lãnh đạo Hà Tĩnh điều động đi tiếp khách, Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã khiến dư luận phẫn nộ khi tỏ ý bao che cho những kẻ điều động càn.
Trả lời báo chí về việc nữ giáo viên hầu rượu, ông Nhạ phát ngôn:
“Việc này hoàn toàn không phù hợp nhưng cũng chưa tới mức độ trầm trọng. Những cái không phù hợp với giáo viên đều không được chấp nhận. Các thầy cô phải tự xem xét lại chính mình, khi thấy không đúng thì phải đề nghị, kiến nghị. Còn lãnh đạo địa phương cứ ép thì mình phải kiến nghị lên, chứ mình thực hiện là vi phạm. Khi đã giữ nguyên tắc phẩm chất mà vẫn bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô đã, xong đó mới tính đến người ép buộc. Tôi đề nghị nghiêm túc từ trong ngành, từng thầy cô một phải nghiêm túc đã. (ngày 14.11.2016)”.
Ông Nhạ có biết thân phận bọt bèo của các thầy cô giáo ở Việt Nam không? Ông có biết nhiều quan chức địa phương ở Việt Nam như vua một cõi không?
Các cô giáo mà chống lệnh điều động thì bị qui cho là không thực hiện “nhiệm vụ chính trị”, mà ở Việt Nam hễ dính đến 2 chữ chính trị là ghê gớm lắm. Họ buộc phải chấp hành mà rớt nước mắt đấy!
Ngành giáo đã bị ông Phùng Xuân Nhạ coi rẻ rúng sỉ nhục thậm tệ như thế, là Tư lệnh của ngành nhưng ông đã không lên cho cái tiếng bảo vệ các cô giáo lại còn trách các cô giáo phải xem lại mình!
Người mà cần phải xem lại bản thân chính là ông Phùng Xuân Nhạ chứ không phải ai hết. Nhân cách đó, trình độ đó có xứng đáng ngồi ở ghế Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo hay không?
Xưa nay chế độ độc tài “Cha truyền con nối” thì dù ở quốc gia nào cũng vậy chỉ có cái tài bao che lẫn nhau thôi, chúng ta hãy tự hỏi, tại sao cán bộ không đưa Giáo viên đứng tuổi hay Osin để đi tiếp bia, rượu, hát karaoke mua vui cho các quan chức lãnh đạo, mà phải ép Giáo viên trẻ đẹp đi hầu rượu? và sau đó chuyện gì sẽ xảy khi các quan chức đã say như: nắm tay, sờ mó, hoặc là dùng quyền lực để ép quan hệ, trong khi đó các cô giáo đang trong tình trạng lo sợ sẽ bị đuổi việc hoặc bị chuyển công tác khác nếu không thể đáp ứng được các yêu cầu dơ bẩn đó của các quan?
Đến dự án đào tạo 9.000 Tiến sĩ
Bộ GD-ĐT dưới sự lãnh đạo của Tư lệnh ngành là Phùng Xuân Nhạ vừa đưa ra dự thảo Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030.
Theo đó, Bộ dự kiến dành 12.000 tỷ đồng để đào tạo 7.500 giảng viên có trình độ tiến sĩ, thu hút thêm 1.500 tiến sĩ các nơi đến giảng dạy ở các trường trường ĐH, đồng thời bồi dưỡng cho giảng viên và cán bộ quản lý các trường ĐH đạt chuẩn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: “Tỉ lệ TS ở ta hiện nay khoảng 21%, như vậy là quá thấp nên phải nâng tỉ lệ này lên. Theo Đề án 911 là phải 35%. Nếu với 9.000 TS như trong đề án thì cũng mới chỉ đáp ứng được 30%”.
Nhìn lại thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, chương trình đào tạo 20.000 tiến sỹ đã “nuốt” một khoản tiền khổng lồ từ đôi vai gày guộc è cổ đóng thuế của người dân, nhưng hiệu quả của chương trình này cho tới nay vẫn là một dấu hỏi rất lớn.
Hiện nay ngành Giáo dục Việt Nam đào tạo cứ ào ào nhưng chất lượng kém, không ít người học TS là để thăng quan tiến chức thay vì nghiên cứu có giá trị.
Thực tế mà nói VN bây giờ ra đường là thấy tiến sĩ quá nhiều mà số nghiên cứu có giá trị hay được viết trên báo quốc tế của các TS Việt chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều đề tài nghiên cứu đọc nghe buồn cười. Thế mà ông Nhạ và bộ GD còn đề xuất bỏ 12 ngàn tỉ để đào tạo 9000 tiến sĩ nữa?
Thiết nghĩ Chính phủ Việt Nam và các Bộ ngành không nên lãng phí tiền của dân như vậy. Hãy làm những đề án thực tế như nâng lương cho GV, xây dựng cơ sở trường lớp khang trang hay có bộ SGK nhẹ nhàng mà khoa học thay vì những đề án viển vông không thực tế gì. Trước khi đổi mới giáo dục nhất thiết phải xem lại có bao nhiêu đề án trong quá khứ đã vận dụng hiệu quả chưa?
Và khai man văn bằng
Vào năm 2016 nhiều dư luận đã đặt dấu hỏi về “thành tích” mà ông Phùng Xuân Nhạ đã đạt được, về văn bằng sau đại học của ông. Một số người trên mạng xã hội đã truy tìm hồ sơ học vị của ông Phùng Xuân Nhạ và đặt ra nhiều dấu hỏi:
Bộ Trưởng khai man
Năm 2002, ông Phùng Xuân Nhạ khai là “Sau Tiến sĩ” (Fulbright Scholar), Georgetown University (USA). Nhưng chỉ là được nhận vào chương trình học bổng Scholarship trao đổi học sinh, do Đại Sứ Quán Mỹ tổ chức tại Việt Nam. Ông Nhạ có tên được nhận chương trình Scholarship trao đổi học sinh của Đại Sứ Quán Mỹ, nhưng chưa bao giờ học tại Mỹ. Do đó, ông khai là “Sau Tiến sĩ” là khai man.
Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 2000: Tiến sĩ; Viện Kinh tế Thế giới; Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.Vào thời điểm này ông Nhạ chỉ là giáo viên ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (cũ), tức Đại Học Quốc Gia Hà Nội khi đã đổi tên. Trong năm 1999, ông được cấp bằng Tiến Sĩ Kinh Tế nhưng lại chưa học qua thạc sĩ?
Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển. Thực tế là năm 1994, ông Nhạ ghi danh học trường Manchester University (UK) chi nhánh ở Nga, chứ không phải ở UK. Ông không hề ra trường cử nhân tại Manchester University (UK), mà chỉ là ghi danh học với Transcript là bằng Cử Nhân ở Đại Học Hà Nội.
Ông học trường Manchester University (UK) với Certificate kinh tế tương đương cấp Trung Học “Graduate diploma in economy from Manchester University in the UK”.
Ông khai có bằng Sau Đại học Manchester University (UK). Sự thật ông chưa đậu bằng Cử Nhân nào ở Manchester University (UK), thì không thể gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở trường này. Ông chỉ có thể được gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở Đại học Hà Nội mà thôi!
Thật chất Bộ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chỉ có bằng Cử Nhân Kinh Tế tại trường Đại Học Hà Nội và một bằng tương đương Cao Đẳng/Trung Cấp ở Nga về Kinh Tế của chi nhánh trường Manchester University (UK).
Sau đó ông trở về Đại Học Hà Nội thì ở Việt Nam “ai đó” đã cấp cho ông Nhạ bằng Tiến Sĩ khi chưa hề học qua thạc sĩ! Bằng tiến sĩ của ông Nhạ là do Viện Kinh Tế Thế Giới (của Việt Nam) cấp năm 1999. Thực chất ông Nhạ không hề có bằng cấp sau đại học hay tiến sĩ gì của nước ngoài!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: