Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc


Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng tuyên bố cải cách đất nước hướng tới một nền kinh tế phát triển vào năm 2050 với sự hỗ trợ của công nghệ cũng như sự đổi mới. Tuy nhiên nhìn vào nguồn nhân lực của nước này, chính quyền Bắc Kinh có lẽ còn rất nhiều điều phải làm.
Mới đây, việc hãng cung ứng Foxconn của Apple thừa nhận sử dụng học sinh, sinh viên làm lao động thêm giờ bất hợp pháp trong các nhà máy của họ đã làm bùng lên các tranh luận về thị trường việc làm cũng như giáo dục của nước này.
Mâu thuẫn trong thị trường lao động
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng tuyên bố cải cách đất nước hướng tới một nền kinh tế phát triển vào năm 2050 với sự hỗ trợ của công nghệ cũng như sự đổi mới. Tuy nhiên nhìn vào nguồn nhân lực của nước này, chính quyền Bắc Kinh có lẽ còn rất nhiều điều phải làm.
Quay trở lại câu chuyện của Foxconn, đây chỉ là một trong rất nhiều hãng sản xuất ở Trung Quốc sử dụng lao động sinh viên và bắt họ làm thêm giờ trái phép. Theo luật định, các sinh viên không được phép làm thêm giờ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những lao động này nguyện ý được làm thêm ở các nhà máy để kiếm thêm thu nhập trong khi công ty cũng cần những nguồn lao động giá rẻ.
Trong tình hình chi phí nhân công tăng cao, các nhà máy đang hướng đến những học sinh sinh viên ở Trung Quốc, những người chấp nhận làm việc với mức lương thấp do khó kiếm việc làm. Khảo sát của trung tâm CSR cho thấy 14/24 công ty mà họ khảo sát có sử dụng lao động là sinh viên.
Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 1.
Sinh viên Trung Quốc ra trường thất nghiệp khá nhiều
Hiện Trung Quốc đang gặp khó khăn để cung cấp nguồn nhân lực giá rẻ, điều vốn là niềm tự hào trước đây của họ, cho các nhà máy nhằm hạn chế sự dịch chuyển của các công ty công nghệ. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh cũng muốn nâng cao trình độ lao động để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào những ngành sản xuất công nghệ thấp.
Tuy nhiên, thất bại trong hệ thống giáo dục đã đẩy hàng triệu sinh viên tiềm năng của đất nước đến các nhà máy lao động. Trung Quốc đặt mục tiêu 90% thanh thiếu niên nước này tốt nghiệp cấp 3 vào năm 2020 nhưng có vẻ khó thực hiện khi vào năm 2016, chỉ 9,3 triệu học sinh tốt nghiệp cấp 3 tại đây, thấp hơn 2/3 so với tổng số thanh thiếu niên đáng lẽ phải tốt nghiệp trên cả nước.
Việc chất lượng giáo dục quá kém, thậm chí đến gia đình học sinh cũng không coi trọng việc học hành ở Trung Quốc đang khiến các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu trước mục tiêu cải cách ngành sản xuất lên công nghệ cao từ nay đến năm 2025 (Made in China 2025).
Hiện nay, Trung Quốc chỉ có 25% số người trong độ tuổi lao động có trình độ cao đẳng đại học. Trong khi đó, nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Scott Rozelle cho thấy những nước có thu nhập trung bình vươn lên hàng thu nhập cao trong 70 năm qua đều có ít nhất 75% lực lượng lao động có bằng cấp đại học. Bởi vậy với 1,4 tỷ người như hiện nay, hệ thống giáo dục Trung Quốc khó lòng thay đổi được chất lượng lao động của mình trong thời gian ngắn.
Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 2.
Gần 50% số trẻ em vùng quê Trung Quốc thiếu sự chăm sóc của cả bố và mẹ. Khoảng 1/3 học sinh nông thôn bỏ học từ cấp 2 và Trung Quốc là nước có tỷ lệ lao động trình độ cấp 3 thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình năm 2010.
Những con số biết nói
Trong các kỳ thi toán hay khoa học quốc tế, Trung Quốc luôn đạt được những thành tích đáng nể nhưng nhìn tổng quan, chỉ những học sinh ở các thành phố lớn hay một bộ phận con nhà khá giả mới được đầu tư giáo dục đúng chuẩn quốc tế. Phần lớn những học sinh ở vùng nông thôn không được trang bị đầy đủ các kỹ năng cũng như có cơ hội để phát triển sự nghiệp. Hệ quả là những học sinh, sinh viên này phải nhắm đến các việc làm phổ thông ở nhà máy.
Số liệu năm 2016 trong các bài kiểm tra chất lượng học sinh, sinh viên quốc tế (PISA) cho thấy Trung Quốc chỉ đứng thứ 10, 6 và 27 cho các bộ môn khoa học, toán và văn học. Trong khi đó, số liệu chính thức cho thấy chưa đến 9% số người Trung Quốc học tiếp sau cấp 3 và hơn 65% không học thêm sau cấp 2 vào năm 2010. So sánh trong khoảng 2008-2016, số sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc đã giảm 1%.
Ngoài các khu vực kinh tế lớn, hầu hết lao động tại các vùng nông thôn của Trung Quốc đều thiếu những kỹ năng cơ bản để đáp ứng cho một nền kinh tế phát triển như chính quyền Bắc Kinh hướng tới.
Tồi tệ hơn, hàng triệu trẻ em của nước này đang được nuôi dạy không đúng cách khi cha mẹ phải lên thành phố làm việc, để lại trách nhiệm giáo dục cho ông bà, vốn có trình độ thấp, hoặc nhà trường, vốn không được trang bị đầy đủ.
Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 3.
Chuyên gia kinh tế Scott Rozelle giao lưu cùng học sinh nông thôn Trung Quốc
Nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Scott Rozelle cho thấy trong những thập niên tới, Trung Quốc sẽ có tới 400 triệu lao động không đủ trình độ đi tìm kiếm việc làm và kết quả này đã khiến giới truyền thông phải xôn xao.
Tại các vùng nông thôn Trung Quốc, những lớp học bị nhồi nhét với khoảng 50 học sinh và được dạy nặng về lý thuyết đang khiến học sinh nước này yếu kém về kỹ năng thực tế. Nghiên cứu của chuyên gia Rozelle cho thấy hơn 50% số học sinh cấp 2 tại các vùng nông thôn Trung Quốc có IQ dưới 90, thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu thực tế để phát triển kinh tế.
Trong khi các đô thị Trung Quốc phát triển thần tốc thì những vùng nông thôn nghèo lại bị bỏ mặc. Số liệu của World Bank cho thấy hơn 70 triệu người tại các vùng quê hiện chỉ có thu nhập chưa đến 1 USD mỗi ngày. Hệ quả là hệ thống giáo dục ở đây không đáp ứng được với mục tiêu phát triển của chính quyền Bắc Kinh trong tương lai.
Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 4.
Những "tương lai trẻ" tại các vùng quê của Trung Quốc đang không được quan tâm đúng mực về giáo dục.
Khảo sát trên 133.000 học sinh tại các vùng quê của nhóm chuyên gia Rozelle cho thấy 27% bị bệnh thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng, 33% bị nhiễm giun sán và 20% bị cận thị nhưng không được đeo kính hay chữa trị.
Với những con số như vậy, có lẽ giấc mơ vươn lên nền kinh tế phát triển của Trung Quốc vẫn còn khá xa vời.
Shoha

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: