Những tập sách trong bộ “Lịch sử Việt Nam” của Viện Sử học Việt Nam.
TP - Không ít độc giả bày tỏ sự háo hức với bộ sách “Lịch sử Việt Nam”, gồm 15 tập, dày gần 10.000 trang, bao quát nền lịch sử nước nhà từ khởi thủy đến năm 2000, do Viện Sử học Việt Nam biên soạn. Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng, những vấn đề được “quảng cáo” là mới trong bộ sử này không có gì mới, không đáng ồn ào.
Nếu ai quan tâm đến giải thưởng Sách Việt Nam 2015 của Hội Xuất bản Việt Nam sẽ biết bộ sách “Lịch sử Việt Nam” gồm 15 tập được đánh giá cao: Là bộ thông sử Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay, có giá trị lớn về học thuật, thực tiễn, xã hội, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập nên đã ẵm giải sách hay. Nhưng giải sách hay, sách đẹp bao mùa trôi qua vẫn không lôi kéo được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chỉ đến khi bộ “Lịch sử Việt Nam” tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung ra mắt, dư luận mới ào lên.
Ít đọc nên thấy lạ
Khi phóng viên hỏi ý kiến nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam về bộ sử đồ sộ này, thoạt đầu ông từ chối: “Chỉ là cuốn sách của Viện Sử thôi, có gì mà ồn ào, giời ạ!”. Tuy nhiên, ông cũng kịp chia sẻ cái nhìn của mình về bộ sách mới tái bản: “Có gì mới đâu”.
Nhà nghiên cứu Dương Quốc Đông, Viện Sử học cũng đồng quan điểm: “Khi tôi về Viện thì bộ sử đang triển khai. Bộ sử này đã được tái bản chứ không phải in lần đầu, được hoàn thành trên cơ sở chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp bộ (cấp Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Trong lần tái bản này có bổ sung lớn nên nhận được sự quan tâm của dư luận”. Ông nói: “Có thể do nhiều người ít đọc sử, chưa bao giờ thấy bộ sử 15 tập nên phần nào tò mò”. Ông cũng đánh giá: “Những vấn đề đưa ra không hề mới. Độc giả ít đọc nên thấy lạ, còn thực tế người ta nói từ lâu rồi, chẳng có gì mới”.
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng xác nhận: “Bộ sử được viết lâu rồi. Nhiều người chưa đọc tưởng cuốn này trình bày kỹ lắm, không có gì đâu, thoáng tí thôi. Do cách diễn đạt khi họp báo thôi, chứ còn chưa có gì”.
Ít đọc nên thấy lạ
Khi phóng viên hỏi ý kiến nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam về bộ sử đồ sộ này, thoạt đầu ông từ chối: “Chỉ là cuốn sách của Viện Sử thôi, có gì mà ồn ào, giời ạ!”. Tuy nhiên, ông cũng kịp chia sẻ cái nhìn của mình về bộ sách mới tái bản: “Có gì mới đâu”.
Nhà nghiên cứu Dương Quốc Đông, Viện Sử học cũng đồng quan điểm: “Khi tôi về Viện thì bộ sử đang triển khai. Bộ sử này đã được tái bản chứ không phải in lần đầu, được hoàn thành trên cơ sở chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp bộ (cấp Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Trong lần tái bản này có bổ sung lớn nên nhận được sự quan tâm của dư luận”. Ông nói: “Có thể do nhiều người ít đọc sử, chưa bao giờ thấy bộ sử 15 tập nên phần nào tò mò”. Ông cũng đánh giá: “Những vấn đề đưa ra không hề mới. Độc giả ít đọc nên thấy lạ, còn thực tế người ta nói từ lâu rồi, chẳng có gì mới”.
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng xác nhận: “Bộ sử được viết lâu rồi. Nhiều người chưa đọc tưởng cuốn này trình bày kỹ lắm, không có gì đâu, thoáng tí thôi. Do cách diễn đạt khi họp báo thôi, chứ còn chưa có gì”.
Một độc giả có chuyên môn bình luận khách quan: Những điều được coi là mới không phải mới vì đã được thừa nhận qua các hội thảo khoa học lịch sử, chỉ mới ở chỗ đã được đưa vào bộ thông sử chính thức. GS.TSKH Vũ Minh Giang giải thích tại sao sách sử trước đây để lộ “khoảng trống”: “Có những nội dung do chưa nghiên cứu đầy đủ hoặc là do chưa có thời điểm thích hợp thì chưa đưa vào sách”.
Nhà sử học Lê Văn Lan: Bộ sử có tiếng vang là do thủ thuật tuyên truyền.
Hiệu ứng tuyên truyền
Vì sao bộ sử 15 tập được những người có chuyên môn đánh giá không mới vẫn thu hút dư luận? Lý do được các nhà sử học giải thích tương đối giống nhau. Nhà sử học Lê Văn Lan cho biết: “Tôi không theo dõi bộ sử này, mặc dù tôi biết có nó từ lúc nó in thử từ mấy năm rồi. Bây giờ nếu nó có hiệu ứng, có tiếng vang thì là do thủ thuật tuyên truyền, thế thôi”. Ông giải thích, những người làm sách đã học được cách để thu hút dư luận. Nhà nghiên cứu Dương Quốc Đông cũng công nhận sức mạnh của truyền thông: “Bộ sách ra bao lâu chẳng ai biết. Lần này rầm rộ vì họp báo lớn”.
GS.TSKH Vũ Minh Giang phản bác ý kiến: Người Việt ít quan tâm lịch sử. Theo ông, phải nói ngược lại: Nhân dân rất quan tâm lịch sử. Cho nên nếu tuyên truyền hiệu quả thì việc một bộ sử ra đời tạo được hiệu ứng từ độc giả cũng không phải điều lạ. Ông từng nhắc đến ba hành trang quan trọng để bước vào đời: khả năng tư duy, tiếng mẹ đẻ và biết mình là ai. Chỉ có học và đọc lịch sử mới có thể trả lời câu hỏi: Mình là ai?
Là nhà giáo ưu tú, GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng, môn học lịch sử lâu nay khiến nhiều người sợ bởi cách dạy sử có vấn đề, để người học tiếp cận lịch sử theo cách trình bày nội dung, mà lịch sử thì bao giờ cũng bề bộn. Chính điều đó vô tình đã khiến sử trở thành nỗi ám ảnh của người đi học. Thêm vào đó, ta chưa đối xử với lịch sử như một khoa học, để học sinh chấp nhận một cách thụ động, gần như mặc nhiên thừa nhận nên không còn hào hứng học. Môn học nào cũng phải có khám phá, tìm hiểu, môn sử cũng vậy, bởi quá khứ diễn ra không thay đổi được, đó là đối tượng khách quan. Còn những điều được bổ sung dần là do nhận thức tiến triển theo thời gian. “Nó là một quá trình chứ không phải một lần viết bộ sử là đúng hết ngay, từ đó trở đi không ai viết lại nữa”, GS.TSKH Vũ Minh Giang nói.
Thủ thuật gây chú ý mà giáo sư Lê Văn Lan nhắc tới được GS.TSKH Vũ Minh Giang trình bày đơn giản: “Bộ sử vừa rồi của Viện Sử học công bố, ông chủ biên (PGS.TS Trần Đức Cường- pv) có nêu một số điển hình xưa nay không thấy có, tạo ra sự khác so với bộ sử khác, thì nó gây ra sự quan tâm thôi”. Tuy nhiên, muốn biết bộ sử do Viện Sử học thực hiện khác thế nào so với bộ sử của những đơn vị nghiên cứu khác đòi hỏi người đọc phải ham đọc sử, có một phông nền nhất định, mới đủ sức khám phá, nhà nghiên cứu Dương Quốc Đông nói.
GS.TSKH Vũ Minh Giang: Bộ “quốc sử” sẽ hoàn thành vào tháng 12/2018.
Sẽ có bộ “quốc sử” ?
Một trong những khó khăn khi làm bộ sử 15 tập đã được PGS.TS Trần Đức Cường, tổng chủ biên công trình, chia sẻ: Chưa có điều kiện tập hợp tất cả giới sử học. GS.TSKH Vũ Minh Giang “bật mí” một tin vui: Cuối năm sau, Việt Nam sẽ có một bộ “quốc sử”: “Đó là bộ lịch sử 30 tập, trong đó 25 tập chính sử và 5 tập biên niên. Một bộ sử theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện. Nó chính là đề án khoa học cấp nhà nước do GS. Phan Huy Lê làm chủ nhiệm”. Bộ “quốc sử” quy tụ lực lượng đông đảo người làm sử, 250 người, bao gồm các nhà sử học trong và ngoài nước.
Vậy vị trí của bộ sử 15 tập mới ra mắt nằm ở đâu? GS.TSKH Vũ Minh Giang giúp độc giả hình dung: “Những người biên soạn bộ sử ấy là các cán bộ của Viện Sử học. Hiểu thế này, mỗi cơ quan nghiên cứu về lịch sử đều có ý thức biên soạn một bộ lịch sử dày dặn. Bộ sử của Viện Sử cũng giống như bộ sử của Trường Nhân văn, đại khái thế”.
Bộ “quốc sử” hoàn thành vào tháng 12 năm sau chắc chắn có nhiều điều hứa hẹn thu hút dư luận, những vấn đề được coi là mới, nêu ra trong bộ sử của Viện sử học sẽ được thể hiện nhiều hơn, rõ nét hơn ở bộ “quốc sử”, GS.TSKH Vũ Minh Giang khẳng định.
Nông Hồng Diệu
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét