Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Vở kịch Bạch Mao Nữ: nhiều thế hệ người Trung Quốc và Việt Nam đã bị lừa trắng trợn.

Dẫn
Chủ tịch Tập Cận Bình đang phát động chiến dịch tái quảng bá nghệ thuật thời Mao Trạch Đông...mở đầu là vở  ca kịch “Bạch Mao nữ” do cô vợ ông ta  là Bành Lệ Viên sắm vai chính Hỷ Nhi.
GNLT
VNTB 31/12/2015 Vở kịch Bạch Mao Nữ: nhiều thế hệ người Trung Quốc và Việt Nam đã bị lừa trắng trợn.
Phùng Hoài Ngọc
Bạn đọc trẻ nào chưa xem vở kịch Bạch Mao nữ của Trung Quốc thì hãy liên tưởng đến truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài  vay mượn ý tưởng Bạch Mao Nữ và tiểu thuyết “Tắt đèn”  của Ngô Tất Tố (sau chuyển thành phim Chị Dậu), và một bài thơ Tố Hữu.
Câu chuyện Bạch Mao Nữ vốn rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Trung Quốc, kể cả Việt Nam Tuy nhiên, cả hai dân tộc đều đã bị lừa.
(cảnh mở đầu  phim : 白毛女 tên bộ phim Bạch Mao nữ )
Vở diễn “Bạch Mao Nữ” xuất hiện  rộng rãi sau 1949 ở TQ và từ 1951 ở miền bắc Việt Nam, trong Cải cách ruộng đất nhằm gieo rắc quan điểm xã hội cũ biến người thành quỷ, xã hội mới biến quỷ thành người.
Điều mà rất nhiều người không biết là: Bạch Mao Nữ vốn chỉ là truyền thuyết mê tín ở tỉnh Hà Bắc, mà nhân vật địa chủ Hoàng Thế Nhân thật sự là một địa chủ cần cù lao động, thích làm việc thiện bị hư cấu thành địa chủ gian ác dâm dục, còn cha ruột của cô Bạch Mao nữ (tên thực Hỉ Nhi) là Dương Bạch Lao thực ra là tên ham thuốc phiện và cờ bạc thua nợ mà suy sụp.
Hỷ Nhi tóc trắng
(ảnh: Hỷ Nhi tóc trắng- trong phim Bạch Mao nữ)
Trước hết hãy nói nguồn gốc của đề tài này. Khu vực Tấn Sát Kí đã mấy trăm năm nay lưu truyền chuyện “Bạch Mao tiên cô”. Dân gian tin rằng trong một hang động của huyện Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc, có một tiên cô toàn thân tóc trắng như tuyết cư ngụ. Tiên cô pháp lực vô biên, có thể trừ ác khuyến thiện, duy hộ chính nghĩa, xua đuổi tà ác, nắm giữ hết thảy họa phúc của nhân gian. Vì vậy mọi người đều đến đó bái lạy.
Căn cứ địa Tấn Sát Kí trong những năm kháng chiến, vào buổi tối mọi người thường hay đến cúng bái Tiên cô trong hang núi, vì vậy “đại hội đấu tranh địa chủ” thường không tiến hành được. Tên nhà văn Thiệu Tử Nam trong đoàn phục vụ chiến địa Tây Bắc ngay từ đầu đã chú ý đến đề tài này, để phối hợp “đấu tranh”, lôi kéo dân làng từ miếu Tiên Cô về phía mình, ông ta đã chế tác ra một tác phẩm dân gian truyền kỳ  tân trang giả mạo, lấy chủ đề là “phá trừ mê tín, phát động quần chúng” ,  đó là nguyên nhân viết vở kịch“Bạch Mao Nữ”.
BMN2
(ảnh: Vợ Tập Cận Bình vai Hỷ Nhi trong vở ca kịch hiện đại Bạch Mao nữ)
Nội dung ca kịch “Bạch Mao Nữ” là: tá điền Dương Bạch Lao bởi không hoàn trả nổi món nợ cho địa chủHoàng Thế Nhân mà bị bức ép đến chết, con gái Hỷ Nhi của ông bị dùng để trừ nợ, bị ép đến nhà Hoàng Thế Nhân làm công, rồi bị Hoàng làm nhục. Rồi cô chạy trốn vào rừng sâu, sống bằng trái cây cúng trong miếu “Bạch Mao tiên cô” để sống qua ngày, đầu tóc trở nên bạc trắng, bị người dân mê tín trong làng tưởng lầm là “Bạch Mao tiên cô” xuất hiện (nàng tiên tóc trắng). Về sau, cô đã được chàng Đại Xuân người yêu ngày trước của mình, giờ đây đã là bộ đội Bát lộ quân cứu thoát, hai người cùng xuống núi, triển khai “đại hội đấu tranh giai cấp”, phân chia đất đai, đánh đổ địa chủ.
BMN3
(ảnh: Hai cha con Hỷ Nhi và Dương Bạch Lao. Ca sĩ Bành Lệ Viên đóng vai Hỷ Nhi)
Nghe nói, Mao Trạch Đông còn góp ý đoạn kết trong vở kịch cần phải tả “ruộng đất phải chia hết, Hoàng Thế Nhân phải bị bắn chết”. Hiển nhiên rằng, chủ đề của “Bạch Mao Nữ” chính là muốn làm nổi bật sự “vĩ đại” của Trung Cộng, kết thúc một Trung Quốc “cũ”, bắt đầu một xã hội “mới”.
Từ sau 1949, Trung cộng cướp đoạt chính quyền thành công, những kẻ bồi bút làm nghệ thuật chuyển thể soạn “Bạch Mao Nữ” ra nhiều hình thức Kinh kịch, kịch Ba lê, quay phim. “Bạch Mao Nữ” trở thành một trong những sản phẩm hư cấu quen thuộc nhất đối với người Trung Quốc.
Địa chủ Hoàng Thế Nhân bỗng dưng bị oan ức vì vở kịch bịa đặt trắng trợn.
đia chủ Hoang
(ảnh: cắt từ bộ phim: địa chủ Hoàng Thế Nhân)
Bản điều tra của một kí giả đã trả lại một Hoàng Thế Nhân chân thật. Ông nội của Hoàng Thế Nhân là Hoàng Vận Toàn, vốn là một bần nông thật thà, trải qua một đời tằn tiện đã mua được 15 mẫu đất cằn cỗi khi vào tuổi bốn mươi, sau đó chăm chỉ lao động đầu tắt mặt tối cuối cùng mua được 105 mẫu đất để lại cho con trai duy nhất là Hoàng Khởi Long. Hoàng Khởi Long học qua trường tư thục vốn là người thấu tình đạt lý, nghe theo giáo huấn tổ tiên thừa kế gia nghiệp, khiêm tốn làm người. Mấy chục năm nay, mở rộng gia nghiệp người cha để lại thành nghìn mẫu ruộng tốt, đồng thời có năm người con trai tên là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Năm người anh em Hoàng gia đều có danh tiếng tốt trong vùng.
Hoàng Thế Nhân là con trai cả, tiếp nhận sự nghiệp của cha. Ông là người thiện lương, thường hay cứu giúp người nghèo, hành thiện tích đức, trong vùng nổi tiếng là “Hoàng đại thiện nhân”. Hoàng Thế Nhân có một vợ bảy thiếp, con cháu thành đàn, gia đình hòa thuận (thời đó cho phép một chồng nhiều vợ).
Còn cha của Dương Bạch Lao là Dương Hồng Nghiệp là “đại vương đậu phụ” nổi tiếng trong vùng, mọi người xưng là “Dương đậu phụ”. Đậu phụ nhà họ Dương vừa ngon vừa rẻ nên rất nổi tiếng. Dương Bạch Lao và Hoàng Thế Nhân từ nhỏ đã kết bái huynh đệ. Dương Hồng Nghiệp 41 tuổi qua đời, còn Dương Bạch Lao sau khi kế thừa nghiệp cha, không chăm chỉ làm ăn, thêm vào nhiễm thói cờ bạc thuốc phiện, từ đó khiến cho gia nghiệp suy bại. Người dân trong vùng đều rất xem thường ông ta.
Về sau, khi Dương Bạch Lao thua bạc mắc nợ một khoản tiền lớn không cách nào hoàn trả được, Hoàng Thế Nhân đã cho ông ta mượn 1000 đồng bạc, đồng thời cũng thu nhận cô con gái Hỷ Nhi chưa đến tuổi thành niên của ông ta vào làm công. Dương Bạch Lao trốn nợ bên ngoài không còn mặt mũi nào để nhìn mặt người đời, cuối cùng đã tự tử mà chết. Lại là Hoàng Thế Nhân hậu táng cho Dương Bạch Lao và tiếp tục nuôi dưỡng Hỷ Nhi như con.
Sự thật cho thấy những kẻ sáng tác “Bạch Mao Nữ” đã đảo lộn sự thật, đã triệt để phá hủy hình tượng vốn có của truyền thuyết Bạch Mao Nữ và hư cấu cuộc đời Dương Bạch Lao và địa chủ Hoàng Thế Nhân, để đạt được mục đích tuyên truyền hận thù trong nhân dân TQ thất học ngây thơ.
Đấu tố địa chủ Hoàng
(cảnh phim: đấu tố địa chủ Hoàng)
Đến nỗi ở Việt Nam cũng có nhiều nghệ sĩ  và dân chúng bị lừa có bằng chứng rõ ràng.
Trong cuộc CCRĐ khủng khiếp ở Việt Nam, vở kịch và bộ phim Bạch Mao Nữ đã góp phần hủy hoại không nhỏ, tương tự  ở “Cải cách thổ địa” bên Trung Quốc. Vở kịch đã kích động căm thù địa chủ và kich động cả căm thù “giả vờ”nữa.
 Ông nhà văn Tô Hoài  bắt chước Bạch Mao Nữ mà hư cấu ra truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nổi tiếng hốt bạc rạp chiếu phim và tiền nhuận bút sách Văn 12 nhiều năm trời.
 Tố Hữu cũng viết bài thơ “Đường sang nước bạn” (tập thơ Gió lộng) nhắc tới cô gái Hỷ Nhi “nạn nhân chế độ phong kiến Trung Hoa” để ca tụng Mao và Trung cộng:
Mặt trời lên, nắng chói lưng đồi
Hết khổ rồi em nhỉ, Hỷ Nhi ơi!
Em mặc áo hoa, em đi hài gấm
Em nói em cười, má em đỏ thắm
Em đẹp em thơm như quả táo đầu cành
Phơi phới đời em cao vút như dương xanh”.
Diễn viên kịch Can Trường ở Đoàn Kịch nói Nam bộ, đã được phong NSND, hổi tưởng rằng : Lần đó ông và đoàn kịch Nam bộ (miền Bắc) diễn vở  kịch nói Bạch Mao Nữ, một khán giả quá căm thù “tên địa chủ” Hoàng Thế Nhân, thấy Can Trường diễn  xuất rất tàn ác, không kìm được đã bắn thẳng một viên đạn lên sân khấu. “Tên địa chủ giả” suýt mất mạng, nhưng hạnh phúc vô cùng, biết là mình…diễn đạt (!)
PHN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: