Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Trung Quốc “lén lút săn cáo”


>> Kẻ đại gian đại ác
>> Vỡ mộng “nhất thế giới”
>> Cũng gọi là "trí thức" như nhau...
>> Đừng “ngụy biện” mà đau lòng Biển!
>> Bồi lấp biển, hãy hỏi cụ Nguyễn Công Trứ


HUỆ BÌNH
NLĐO - Sau khi Úc phản ứng, đến lượt Mỹ thể hiện sự phẫn nộ đối với những thủ đoạn mà đặc vụ Trung Quốc sử dụng

Đặc vụ Trung Quốc truy lùng những đối tượng biển thủ, hối lộ và tham nhũng có mặt tại nhiều nước kể từ khi “chiến dịch săn cáo” bắt đầu vào năm 2014. Mãi đến gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ mới “tuýt còi” Trung Quốc vì lén lút “săn cáo” trên lãnh thổ nước này.

Báo The New York Times ngày 16-8 dẫn lời giới chức Mỹ cho biết “chiến dịch săn cáo” của Bắc Kinh có quy mô toàn cầu nhằm dẫn độ những đối tượng đang lẩn trốn ở nước ngoài, tịch thu những khoản tiền bị tình nghi có dính líu đến hoạt động tội phạm.

Thuộc sự quản lý của Bộ Công an Trung Quốc, các đặc vụ nhập cảnh vào Mỹ bằng visa thương mại hoặc du lịch đồng thời sử dụng “những chiến thuật mạnh tay”, gây áp lực buộc nghi phạm phải về nước. Một trong những chiến thuật này là “khủng bố tinh thần” thân nhân đang sống ở Trung Quốc của các nghi phạm trong nhiều tháng liền.

Theo bài báo, giới chức Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc chấm dứt các hoạt động trên, qua đó cho thấy sự phẫn nộ của Washington đối với những thủ đoạn mà đặc vụ nước này sử dụng.

Hồi tháng 4, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) công bố danh sách chi tiết 100 quan chức lẩn trốn ở nước ngoài mà Bắc Kinh muốn dẫn độ về nước. Theo đó, có 10 quan chức trốn ở Úc, 40 người nghi ẩn náu ở Mỹ, 26 ở Canada, 11 ở New Zealand.

Khó khăn của các nhà điều tra Trung Quốc thường không phải là xác định nơi ở những kẻ đào tẩu mà là làm sao để đưa họ về nước. Trong một số trường hợp, cảnh sát Trung Quốc phải liên hệ thường xuyên với nghi phạm qua điện thoại hoặc người thân của họ ở quê nhà để thuyết phục họ tự về nước đầu thú. Đôi lúc, cảnh sát và chính quyền địa phương phải dùng đến những cách khá bất đắc dĩ, dẫn đến phản ứng của những nước liên quan.

Hồi tháng 4 qua, 2 cảnh sát TP Nhật Chiếu (tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc) đến TP Melbourne - Úc bằng visa du lịch để “thuyết phục” một nghi phạm tên Đông Phùng hồi hương. Ông Đông bị cáo buộc ăn hối lộ 200.000 USD tại nhà máy thép tư nhân Nhật Chiếu. Khi bị phát hiện, hành động này khiến chính quyền của Thủ tướng Úc Tony Abbott triệu các nhà ngoại giao Trung Quốc để phản đối “hoạt động bí mật không thể chấp nhận” kia.

Trong khi đó, tại Canada - điểm đến hàng đầu của quan tham Trung Quốc- Bắc Kinh cũng cho tiến hành các hoạt động bí mật để tìm cách “hồi hương” nghi phạm và tịch thu những khoản tiền bất chính. Tờ China Daily hồi tháng 5 dẫn lời Đại sứ Canada tại Trung Quốc, ông Guy Saint-Jacques, cho biết 2 nước sẽ ký thỏa thuận chia sẻ tài sản mà nghi phạm đào tẩu Trung Quốc chuyển trái phép sang Canada. Ngoài ra, Canada sẽ giúp dẫn độ quan tham Trung Quốc về nước.

Số liệu thống kê từ Bộ Công an Trung Quốc cho thấy kể từ năm ngoái, “chiến dịch săn cáo” đã dẫn về nước hơn 930 nghi phạm, trong đó phần lớn bị truy nã vì tham nhũng.
***

Nỗi lo về Lệnh Hoàn Thành

Nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh trong việc truy lùng Lệnh Hoàn Thành - em trai cựu Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch, đang ẩn náu ở Mỹ - có thể bao phủ lên kế hoạch thăm Washington vào tháng 9 của Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo trang Đa Chiều, sau khi khám nhà ông Lệnh Kế Hoạch, các nhà điều tra thu giữ hơn 2.700 hồ sơ mật liên quan đến chính trị, quân sự, kinh tế… Hồi tháng 3, báo chí Hồng Kông dẫn nguồn giấu tên nói ông Lệnh Hoàn Thành đã ôm theo một mớ hồ sơ tuyệt mật của anh chạy sang Mỹ.

Còn theo báo The Wall Street Journal, ông Lệnh Hoàn Thành sống trong biệt thự xa hoa tại khu ngoại ô Loomis của TP Sacramento, bang California nhưng đã “mất dạng” từ tháng 10-2014. Một người quen biết tiết lộ doanh nhân này không liên lạc với bạn bè ở Trung Quốc vào mùa thu năm trước. Các quan chức cấp cao của Mỹ vào mùa hè năm ngoái nói rằng ông Lệnh đã nói chuyện với chính quyền Mỹ nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: