Sáng nay mới ở bệnh viện về. Mệt mỏi nhưn không phải vì bệnh mà vì buồn. Vấn nạn lạm thu và chia chác lợi ích khủng khiếp ở các dự án BOT trên cả nước đã diễn ra từ lâu, được một số đồng chí lãnh đạo (trong đó có bác Tư Sang) nói tới nhiều ngay từ những năm 2009-2010, nhưng đặc biệt từ sau khi Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Giao thông (2011). Để lấy lòng các quan chức và kiếm phiếu ủng hộ tại các kỳ bỏ phiếu tín nhiệm hay bầu bán tại Đại hội Đảng và các Hội nghị trung ương, Ba X câu kết với Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Trần Bắc Hà... triển khai rầm rộ hàng nghìn dự án BOT trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giao thông, để chia cho các quan ủng hộ mình. Đây đều là các dự án ăn chia, siêu lợi nhuận, nói đúng là hút máu dân. Hiện dư luận đang tập trung vào hai dự án BOT ở Cai Lậy (của gia đình ông Ngô Văn Dụ) và Pháp Vân - Cầu Giẽ (của gia đình ông Nông Đức Mạnh), nhưng còn vô số BOT khác không được nhắc tới. Không hiểu Trương Quang Nghĩa (đương kim Bộ trưởng Giao thông) dựa vào đâu mà dám mạnh mẽ ủng hộ BOT như vậy. Nếu bác Trọng đưa được hàng nghìn quan to ra xét xử và chịu án thì rất hoan nghênh bác. Trong bài dưới đây, có nói "ông Hoàng Trung Hải có thể được nương nhẹ vì một lý do nào đấy, nhưng chắc cũng sẽ phải ra khỏi Bộ chính trị". Tôi không tin điều này. Hải được Trung Quốc bảo trợ, nhiều khả năng tương lai sẽ còn lên cao hơn nữa; biết đâu nhiệm kỳ tới (2021) ông ta sẽ trở thành Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Sáng 31/07/2017, tại phiên họp 12 ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, ông Trọng nói: «Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không còn là lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, không ai có thể đứng ngoài cuộc và cá nhân nào muốn không làm cũng không được, lò đã nóng, thì cả củi khô lẫn củi còn tươi đều cháy».
Đây là một nhận định theo góc nhìn chủ quan và có phần «lạc quan tếu» của riêng ông Trọng. Tuy vậy, nhìn toàn cảnh sân khấu chính trị, có lẽ cũng dễ dàng đồng ý với ông.
Trong số 12 vụ đại án được đặt mục tiêu xét xử trong năm 2017, 2/6 vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi đã được xét xử sơ thẩm, 10/12 vụ còn lại đã được tiến hành hoàn thành kết thúc điều tra, đủ điều kiện đưa ra xét xử.
Các vụ án trọng điểm như vụ Phạm Công Danh, vụ Hà Văn Thắm, vụ Vũ Quốc Hảo đã xử tới giai đoạn II.
Ở các vụ án này, đã có hàng trăm can phạm được đưa ra trước vành móng ngựa.
Đặc biệt, vụ án Tập đoàn dầu khí PVN cùng với vụ PVC sẽ có thể hoàn thành cùng với việc bắt và đưa được Trịnh Xuân Thanh về nước đối chứng và hoàn chỉnh bản cung khai của Vũ Đức Thuận và đồng bọn. Việc hoàn thiện hồ sơ hình sự đối với Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Tấn Dũng có thể được khai thông.
Trầm Bê bị bắt cùng với các hồ sơ thâu tóm Sacombank, hồ sơ BIDV và các vụ mua 5 ngân hàng với giá zero đồng, vụ Mobifone mua cổ phần AGV, sẽ trực tiếp hoàn chỉnh hồ sơ hình sự của Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Tấn Dũng.
Riêng hồ sơ Formosa, ngày hôm qua, 15/08/2017, Thủ tướng chính phủ ký quyết định cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường, xoá chức nguyên chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Vũ Kim Cự và xoá nguyên chức của hai thứ trưởng Tài nguyên môi trường. Như vậy, ở hồ sơ này, có thể ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Tấn Dũng được để lại cho các chiến dịch tiếp sau. Ông Hải có thể được nương nhẹ vì một lý do nào đấy, nhưng chắc cũng sẽ phải ra khỏi Bộ chính trị.
Tại thời điểm này, đã có tới hàng nghìn đối tượng bị đưa ra xét xử và sẽ chịu án. Liên quan và có thể dính tội với các đối tượng này sẽ là hàng nghìn người khác. Tất cả đều thuộc bộ máy dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt có những thân tín của ông như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình và Trầm Bê, Hoàng Trung Hải, Trần Đại Quang. Mạng lưới này có thể chằng chịt mọi nơi trên khắp cả nước, từ trung ương xuống địa phương và đều gắn với các trung tâm quyền lực.
Một đặc điểm nữa là tất cả những tội phạm này đều là những kẻ hiện rất giàu và vẫn còn rất nhiều quyền lực ngầm nhờ những liên hệ gắn kết kiểu xã hội đen từ rất nhiều năm trước.
Như vậy, chiến dịch chống tham nhũng nhiều tham vọng của ông Trọng chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột.
Mỗi một nhân vật trong số những người đang bị đe doạ đều có thể trở thành một ngòi nổ, bởi vì mỗi phần tử này đều có đủ cả năng lực tài chính lẫn năng lực tổ chức, và đều đối diện với một lựa chọn giữa sống và «chết».
Trong trường hợp đạt được sự liên kết quy tụ dưới tay ông Dũng, thì một kết cục giống như một vụ đảo chính không phải không thể xảy ra. Nhưng với toàn trộm cắp, có đảo chính, ông Dũng cũng không lập được chính phủ.
Một nguy cơ khác có nhiều xác suất hơn là việc tổ chức ám sát đối thủ. Ông Trọng, ông Tô Lâm, ông Ngô Xuân Lịch và ông Trần Quốc Vượng sẽ là những người đứng đầu danh sách. Và có thể tay trùm đầu độc đeo lon trung tướng công an Trần Quốc Liêm lại tái xuất!?
Đó là cuộc chiến giữa ông Trọng, với có thể toàn bộ chính phủ cũ của ông Dũng. Ông Trọng đang giữ thế thượng phong. Nhưng nếu thiếu thận trọng, ông sẽ «lĩnh đủ», không những cái «bình» chế độ của ông sẽ vỡ, mà ngay cái mạng sống của ông cũng không phải không có khả năng biến mất.
Nếu diệt được ông Dũng, đưa được ông Dũng ra Toà và tịch thu toàn bộ tài sản tham nhũng đang nằm trong tay cô con gái đầu Nguyễn Thanh Phượng, ông Trọng trả được món nợ phải khóc trong hội nghị trung ương 6 tháng 10 năm 2012. Dù sao, dù cho rằng ông Trọng chỉ nhân danh chống tham nhũng để thoả mãn hận thù cá nhân, thì việc bắt được những tên ăn cắp phải đền tội và thu lại được ít nhiều tiền của của dân, vẫn tốt!.
Nhưng ông Trọng không phải chỉ làm một chuyện là rửa hận.
Người ta nói, ông Trọng còn âm mưu ngồi tiếp trên chiếc ghế Tổng bí thư cho đến hết nhiệm kỳ. Lâu hơn càng tốt.
Hai người được xem là có khả năng nhất thay thế ông Trọng vào ghế Tổng bí thư là ông Quang chủ tịch nước và ông Đinh thường trực Ban bí thư. Nhưng người chiếm ưu thế là ông chủ tịch nước, Đại tướng công an Trần Đại Quang. Ông này nhiều tội, nhưng vốn có công dẹp cuộc đảo chính hụt của ông Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh, và cái chính là ông ta còn rất nhiều tay chân trong bộ công an.
Tuy nhiên, ông có một cái «phốt» chết người.
Ngày 17/08/2016, ông Đinh Thế Huynh ký quyết định 13-BBT/TU: «kể từ 18/08/2016, chỉ xét tuổi đảng viên theo hồ sơ gốc cho các công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ đảng». Ông Quang bị gạt ra ngoài ứng viên Tổng bí thư, vì theo hồ sơ gốc, sang năm 2018, ông 68 tuổi, quá 3 tuổi.
Ông Đinh Ban bí thư đã «chơi» ông?
Chín tháng sau khi ký quyết định 13- BBT/TU, thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh ngấm bệnh, phải đi chữa tại Nhật, rồi về điều dưỡng tại Phú Quốc. Người ta nói ông Đinh bị ung thư. Trước đây, từng có chuyện ông Nguyễn Bá Thanh và ông Phạm Quý Ngọ đều đột nhiên nhiễm phóng xạ, và cả hai ông này đều «đi» rất nhanh. Nghĩ tới ông Quang, người yếu bóng vía đã thấy lạnh sống lưng.
Nhưng chỉ sau 2 ngày khi có tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt giải về nước, đột nhiên ông Quang biến mất khỏi sân khấu. Có vẻ như ông biết trước việc Trịnh bị bắt và lên kế hoạch «biến» . Ngày 23/07 Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức thì chính trong ngày 24/07, ông đọc diễn văn kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, sớm trước 3 ngày, ông đi thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ và biến mất vào ngày 26/07, không dự bất kỳ một lễ kỷ niệm nào do đảng và nhà nước tổ chức vào đúng ngày 27/07.
Tiếp đến, ông không xuất hiện nữa, và chỉ từ một chỗ kín nào đấy, gửi điện mừng quốc khách các nước. Sau 10 ngày, bắt đầu rộ lên tin đồn ông bị bệnh. Nếu ông biết trước ngày phải «biến mất» thì có nghĩa ông bị bệnh theo «kế hoạch» cùng một lúc với tin đồn ông và ông Đinh La Thăng bị quản thúc tại gia.
Như vậy, phía trước ông Trọng, con đường dẫn đến chiếc ghế Tổng bí thư hết nhiệm kỳ, chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Xuân Phúc. Từ khi lên Thủ tướng, người ta chỉ thấy ông Phúc loay hoay với nợ xấu ngân hàng, nợ công chính phủ, tất bật dọn những đống vỏ ốc mà ông Dũng bỏ lại. Ông được cho là không còn thời gian để tham vọng chạy đua vào vị trí thay ông Trọng.
Nhưng bây giờ, không còn ai. Nếu ông Trọng thật là muốn rút về, thì ông Phúc là ứng viên độc nhất.
Nhưng đó là «nếu» và luôn là «nếu». Bởi vì, hình như ngay cả phương án ông Phúc, cũng đã được ông Trọng tính đến. Người ta nhớ lại cái quyết định kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp mà Bộ chính trị thông báo ngày 28/05/2017, ngay sau khi thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng.
Nếu Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 về việc xử lý kỷ luật các chức vụ trong quá khứ có mục tiêu hướng tới Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng và các đối tượng cao cấp đã không còn đương quyền, thì quyết định kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp lần này có mục đích hướng tới các cá nhân có siêu tài sản nằm trong chính phủ hiện tại, trong đó không loại trừ ông Phúc, vì dư luận đồn ông Phúc có cả nhà ở bên Mỹ.
Nghị quyết này, được giải thích rằng sẽ không có vùng cấm với cả 18 uỷ viên Bộ chính trị và 200 uỷ viên trung ương.
Theo bà Lê Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ, «không cần phải hội đủ cả 3 căn cứ, chỉ cần 1 căn cứ là đã có thể kiểm tra. Ví dụ, khi có kế hoạch, yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì sẽ kiểm tra; hoặc có đơn thư tố cáo thì kiểm tra; hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản… thì sẽ kiểm tra».
Ai cũng biết, có một thực tế là, số cán bộ cao cấp nằm trong chính phủ hiện tại của ông Phúc, 100% có tài sản không có nguồn gốc từ thu nhập chính thống, tức là từ lương. Những tài sản này sẽ bị kiểm tra nếu rơi vào một trong 3 căn cứ nêu trên, có nghĩa là nếu Ban kiểm tra TƯ muốn, mọi tài sản đều có thể bị kiểm tra, bất kể người đó là ai. Và chỉ cần Ban kiểm tra kết luận tài sản không rõ nguồn gốc, đủ để chủ nhân của nó nằm ngoài mọi quy hoạch đề bạt và bổ nhiệm.
Với những vị trí nhạy cảm như chức Tổng bí thư, chỉ cần có thông báo kiểm tra, thì kể cả kết luận «không có gì», ứng viên ấy vẫn bị loại.
Bởi vì, cùng với kết luận «không có gì», thường có đơn tố cáo nặc danh, từ trên trời rơi xuống, trưng ra đủ bằng chứng, nhưng chẳng cơ quan có trách nhiệm nào chịu công khai xác minh.
Đấy là sự hiểm độc của các loại quyết định mà Tổng bí thư ký ban hành.
Như vậy, nhìn bao quát, cuộc chiến thứ nhất là cuộc tổng công kích công khai và quyết liệt giữa lực lượng trong tay ông Tổng bí thư chống lại tập đoàn tham nhũng của chính phủ cũ, đứng đầu là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bên cạnh cuộc chiến này, cuộc chiến thứ hai là một cuộc chém giết bí ẩn không rõ người chủ mưu, nhưng đã có hai đối thủ nặng ký cùng ngã ngựa. Một là thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh đã bị tuột mọi chức vụ và đang dưỡng bệnh. Người thứ hai là đương kim chủ tịch nước Trần Đại Quang, biến mất khỏi sân khấu không rõ nguyên nhân, dù thỉnh thoảng vẫn «gửi điện mừng». Giống như ông Phùng Quang Thanh, bị nhốt trong khuôn viên Bộ tổng Tham mưu suốt 5 tháng không được về nhà, nhưng lại ngồi trên chủ tịch đoàn Đại hội XII.
Cuộc chiến thứ ba được cho là đánh vào chính phủ hiện tại, đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Mặt trận này chỉ như một trận mai phục, tiến hay thoái tuỳ tình huống điễn biến tham vọng của ông Phúc. Nếu ông Phúc bộc lộ tham vọng Tổng bí thư, quyết định kiểm tra tài sản sẽ được xúc tiến, ngược lại, nếu ông Phúc ngoan ngoãn chịu dừng ở vị trí thủ tướng, chấp nhận hay ủng hộ phương án toàn nhiệm kỳ của đương kim Tổng bí thư, thì ông Phúc sẽ có được sự «hỗ trợ hết mình» của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, cuộc vận động cho một cuộc cải cách triệt để thể chế phục vụ nền kinh tế thị trường không chấp nhận định hướng chính trị do ông Phúc và các cộng sự rất tích cực trong Chính phủ của ông thực hiện đang một mặt thu được rất nhiều ủng hộ cuả giới Doanh nghiệp cả tư nhân lẫn quốc doanh, cả của giới quản trị lẫn đông đảo dân chúng, một mặt bộc lộ thái độ chống đối ngày càng gay gắt của số đông đối với lối tư duy giáo điều và bảo thủ, đang được khẳng dịnh là nguyên nhân chính của trì trệ và tắc nghẽn phát triển.
Ông Trọng mặc dù đang chiếm được cảm tình trên khía cạnh chống tham nhũng, lại không được chấp nhận trên vai trò đứng đầu đảng và dẫn dắt chế độ.
Cuộc chiến trên mặt trận thứ ba, thực chất là cuộc chiến giữa «định hướng xã hội chủ nghĩa» của phe đảng và «không định hướng chính trị» của những người ủng hộ ông Phúc.
Như vậy, nhìn toàn cảnh chiến trường, có thể giả định mấy kịch bản thế này:
1- Ông Dũng đầu hàng, thì toàn bộ hệ thống chính phủ cũ của ông sẽ ra đoạn đầu đài. Sẽ có hàng ngàn cái án, trong đó có án cho ông Dũng, ông Thăng, ông Bình, ông Hoàng Trung Hải, Vũ Huy Hoàng và ông Nguyễn Minh Quang.
2- Ông Dũng hay phe ông Dũng đảo chính, Quân đội can thiệp, Chính phủ quân sự với Ngô Xuân Lịch làm thủ tướng. Đất nước chìm trong khủng hoảng.
2- Ông Trọng thắng thế, khoảng giữa năm 2018, Đại hội giữa nhiệm kỳ sẽ bỏ phiếu tín nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng bí thư. Sẽ bầu bổ sung 5 uỷ viên Bộ chính trị thay cho các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải, Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang. Ông Phúc vẫn làm thủ tướng, nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân làm chủ tịch nước, ông Nguyễn Thành Phong làm bí thư Sài Gòn. Vũ Đức Đam làm bí thư Hà Nội. Dân chủ tiếp tục bị đàn áp. Kinh tế tiếp tục trì trệ.
3- Phe cải cách của ông Phúc thắng thế. Ông Phúc trúng Tổng bí thư tại Đại hội 13. Bầu Quốc Hội lập hiến, soạn thảo và phê chuẩn hiến pháp mới, bỏ điều 4, chấp nhận cạnh tranh chính trị, ban hành luật Hội, tự do đảng phái. Việt Nam thoát khỏi chế độ độc đảng độc tài.
........
16/08/2017
Bùi Quang Vơm
Trận chiến tay ba
Tại thời điểm này, đã có tới hàng nghìn đối tượng bị đưa ra xét xử và sẽ chịu án. Liên quan và có thể dính tội với các đối tượng này sẽ là hàng nghìn người khác. Tất cả đều thuộc bộ máy dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt có những thân tín của ông như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình và Trầm Bê, Hoàng Trung Hải, Trần Đại Quang. Mạng lưới này có thể chằng chịt mọi nơi trên khắp cả nước, từ trung ương xuống địa phương và đều gắn với các trung tâm quyền lực.Sáng 31/07/2017, tại phiên họp 12 ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, ông Trọng nói: «Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không còn là lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, không ai có thể đứng ngoài cuộc và cá nhân nào muốn không làm cũng không được, lò đã nóng, thì cả củi khô lẫn củi còn tươi đều cháy».
Đây là một nhận định theo góc nhìn chủ quan và có phần «lạc quan tếu» của riêng ông Trọng. Tuy vậy, nhìn toàn cảnh sân khấu chính trị, có lẽ cũng dễ dàng đồng ý với ông.
Trong số 12 vụ đại án được đặt mục tiêu xét xử trong năm 2017, 2/6 vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi đã được xét xử sơ thẩm, 10/12 vụ còn lại đã được tiến hành hoàn thành kết thúc điều tra, đủ điều kiện đưa ra xét xử.
Các vụ án trọng điểm như vụ Phạm Công Danh, vụ Hà Văn Thắm, vụ Vũ Quốc Hảo đã xử tới giai đoạn II.
Ở các vụ án này, đã có hàng trăm can phạm được đưa ra trước vành móng ngựa.
Đặc biệt, vụ án Tập đoàn dầu khí PVN cùng với vụ PVC sẽ có thể hoàn thành cùng với việc bắt và đưa được Trịnh Xuân Thanh về nước đối chứng và hoàn chỉnh bản cung khai của Vũ Đức Thuận và đồng bọn. Việc hoàn thiện hồ sơ hình sự đối với Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Tấn Dũng có thể được khai thông.
Trầm Bê bị bắt cùng với các hồ sơ thâu tóm Sacombank, hồ sơ BIDV và các vụ mua 5 ngân hàng với giá zero đồng, vụ Mobifone mua cổ phần AGV, sẽ trực tiếp hoàn chỉnh hồ sơ hình sự của Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Tấn Dũng.
Riêng hồ sơ Formosa, ngày hôm qua, 15/08/2017, Thủ tướng chính phủ ký quyết định cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường, xoá chức nguyên chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Vũ Kim Cự và xoá nguyên chức của hai thứ trưởng Tài nguyên môi trường. Như vậy, ở hồ sơ này, có thể ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Tấn Dũng được để lại cho các chiến dịch tiếp sau. Ông Hải có thể được nương nhẹ vì một lý do nào đấy, nhưng chắc cũng sẽ phải ra khỏi Bộ chính trị.
Tại thời điểm này, đã có tới hàng nghìn đối tượng bị đưa ra xét xử và sẽ chịu án. Liên quan và có thể dính tội với các đối tượng này sẽ là hàng nghìn người khác. Tất cả đều thuộc bộ máy dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt có những thân tín của ông như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình và Trầm Bê, Hoàng Trung Hải, Trần Đại Quang. Mạng lưới này có thể chằng chịt mọi nơi trên khắp cả nước, từ trung ương xuống địa phương và đều gắn với các trung tâm quyền lực.
Một đặc điểm nữa là tất cả những tội phạm này đều là những kẻ hiện rất giàu và vẫn còn rất nhiều quyền lực ngầm nhờ những liên hệ gắn kết kiểu xã hội đen từ rất nhiều năm trước.
Như vậy, chiến dịch chống tham nhũng nhiều tham vọng của ông Trọng chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột.
Mỗi một nhân vật trong số những người đang bị đe doạ đều có thể trở thành một ngòi nổ, bởi vì mỗi phần tử này đều có đủ cả năng lực tài chính lẫn năng lực tổ chức, và đều đối diện với một lựa chọn giữa sống và «chết».
Trong trường hợp đạt được sự liên kết quy tụ dưới tay ông Dũng, thì một kết cục giống như một vụ đảo chính không phải không thể xảy ra. Nhưng với toàn trộm cắp, có đảo chính, ông Dũng cũng không lập được chính phủ.
Một nguy cơ khác có nhiều xác suất hơn là việc tổ chức ám sát đối thủ. Ông Trọng, ông Tô Lâm, ông Ngô Xuân Lịch và ông Trần Quốc Vượng sẽ là những người đứng đầu danh sách. Và có thể tay trùm đầu độc đeo lon trung tướng công an Trần Quốc Liêm lại tái xuất!?
Đó là cuộc chiến giữa ông Trọng, với có thể toàn bộ chính phủ cũ của ông Dũng. Ông Trọng đang giữ thế thượng phong. Nhưng nếu thiếu thận trọng, ông sẽ «lĩnh đủ», không những cái «bình» chế độ của ông sẽ vỡ, mà ngay cái mạng sống của ông cũng không phải không có khả năng biến mất.
Nếu diệt được ông Dũng, đưa được ông Dũng ra Toà và tịch thu toàn bộ tài sản tham nhũng đang nằm trong tay cô con gái đầu Nguyễn Thanh Phượng, ông Trọng trả được món nợ phải khóc trong hội nghị trung ương 6 tháng 10 năm 2012. Dù sao, dù cho rằng ông Trọng chỉ nhân danh chống tham nhũng để thoả mãn hận thù cá nhân, thì việc bắt được những tên ăn cắp phải đền tội và thu lại được ít nhiều tiền của của dân, vẫn tốt!.
Nhưng ông Trọng không phải chỉ làm một chuyện là rửa hận.
Người ta nói, ông Trọng còn âm mưu ngồi tiếp trên chiếc ghế Tổng bí thư cho đến hết nhiệm kỳ. Lâu hơn càng tốt.
Hai người được xem là có khả năng nhất thay thế ông Trọng vào ghế Tổng bí thư là ông Quang chủ tịch nước và ông Đinh thường trực Ban bí thư. Nhưng người chiếm ưu thế là ông chủ tịch nước, Đại tướng công an Trần Đại Quang. Ông này nhiều tội, nhưng vốn có công dẹp cuộc đảo chính hụt của ông Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh, và cái chính là ông ta còn rất nhiều tay chân trong bộ công an.
Tuy nhiên, ông có một cái «phốt» chết người.
Ngày 17/08/2016, ông Đinh Thế Huynh ký quyết định 13-BBT/TU: «kể từ 18/08/2016, chỉ xét tuổi đảng viên theo hồ sơ gốc cho các công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ đảng». Ông Quang bị gạt ra ngoài ứng viên Tổng bí thư, vì theo hồ sơ gốc, sang năm 2018, ông 68 tuổi, quá 3 tuổi.
Ông Đinh Ban bí thư đã «chơi» ông?
Chín tháng sau khi ký quyết định 13- BBT/TU, thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh ngấm bệnh, phải đi chữa tại Nhật, rồi về điều dưỡng tại Phú Quốc. Người ta nói ông Đinh bị ung thư. Trước đây, từng có chuyện ông Nguyễn Bá Thanh và ông Phạm Quý Ngọ đều đột nhiên nhiễm phóng xạ, và cả hai ông này đều «đi» rất nhanh. Nghĩ tới ông Quang, người yếu bóng vía đã thấy lạnh sống lưng.
Nhưng chỉ sau 2 ngày khi có tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt giải về nước, đột nhiên ông Quang biến mất khỏi sân khấu. Có vẻ như ông biết trước việc Trịnh bị bắt và lên kế hoạch «biến» . Ngày 23/07 Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức thì chính trong ngày 24/07, ông đọc diễn văn kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, sớm trước 3 ngày, ông đi thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ và biến mất vào ngày 26/07, không dự bất kỳ một lễ kỷ niệm nào do đảng và nhà nước tổ chức vào đúng ngày 27/07.
Tiếp đến, ông không xuất hiện nữa, và chỉ từ một chỗ kín nào đấy, gửi điện mừng quốc khách các nước. Sau 10 ngày, bắt đầu rộ lên tin đồn ông bị bệnh. Nếu ông biết trước ngày phải «biến mất» thì có nghĩa ông bị bệnh theo «kế hoạch» cùng một lúc với tin đồn ông và ông Đinh La Thăng bị quản thúc tại gia.
Như vậy, phía trước ông Trọng, con đường dẫn đến chiếc ghế Tổng bí thư hết nhiệm kỳ, chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Xuân Phúc. Từ khi lên Thủ tướng, người ta chỉ thấy ông Phúc loay hoay với nợ xấu ngân hàng, nợ công chính phủ, tất bật dọn những đống vỏ ốc mà ông Dũng bỏ lại. Ông được cho là không còn thời gian để tham vọng chạy đua vào vị trí thay ông Trọng.
Nhưng bây giờ, không còn ai. Nếu ông Trọng thật là muốn rút về, thì ông Phúc là ứng viên độc nhất.
Nhưng đó là «nếu» và luôn là «nếu». Bởi vì, hình như ngay cả phương án ông Phúc, cũng đã được ông Trọng tính đến. Người ta nhớ lại cái quyết định kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp mà Bộ chính trị thông báo ngày 28/05/2017, ngay sau khi thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng.
Nếu Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 về việc xử lý kỷ luật các chức vụ trong quá khứ có mục tiêu hướng tới Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng và các đối tượng cao cấp đã không còn đương quyền, thì quyết định kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp lần này có mục đích hướng tới các cá nhân có siêu tài sản nằm trong chính phủ hiện tại, trong đó không loại trừ ông Phúc, vì dư luận đồn ông Phúc có cả nhà ở bên Mỹ.
Nghị quyết này, được giải thích rằng sẽ không có vùng cấm với cả 18 uỷ viên Bộ chính trị và 200 uỷ viên trung ương.
Theo bà Lê Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ, «không cần phải hội đủ cả 3 căn cứ, chỉ cần 1 căn cứ là đã có thể kiểm tra. Ví dụ, khi có kế hoạch, yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì sẽ kiểm tra; hoặc có đơn thư tố cáo thì kiểm tra; hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản… thì sẽ kiểm tra».
Ai cũng biết, có một thực tế là, số cán bộ cao cấp nằm trong chính phủ hiện tại của ông Phúc, 100% có tài sản không có nguồn gốc từ thu nhập chính thống, tức là từ lương. Những tài sản này sẽ bị kiểm tra nếu rơi vào một trong 3 căn cứ nêu trên, có nghĩa là nếu Ban kiểm tra TƯ muốn, mọi tài sản đều có thể bị kiểm tra, bất kể người đó là ai. Và chỉ cần Ban kiểm tra kết luận tài sản không rõ nguồn gốc, đủ để chủ nhân của nó nằm ngoài mọi quy hoạch đề bạt và bổ nhiệm.
Với những vị trí nhạy cảm như chức Tổng bí thư, chỉ cần có thông báo kiểm tra, thì kể cả kết luận «không có gì», ứng viên ấy vẫn bị loại.
Bởi vì, cùng với kết luận «không có gì», thường có đơn tố cáo nặc danh, từ trên trời rơi xuống, trưng ra đủ bằng chứng, nhưng chẳng cơ quan có trách nhiệm nào chịu công khai xác minh.
Đấy là sự hiểm độc của các loại quyết định mà Tổng bí thư ký ban hành.
Như vậy, nhìn bao quát, cuộc chiến thứ nhất là cuộc tổng công kích công khai và quyết liệt giữa lực lượng trong tay ông Tổng bí thư chống lại tập đoàn tham nhũng của chính phủ cũ, đứng đầu là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bên cạnh cuộc chiến này, cuộc chiến thứ hai là một cuộc chém giết bí ẩn không rõ người chủ mưu, nhưng đã có hai đối thủ nặng ký cùng ngã ngựa. Một là thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh đã bị tuột mọi chức vụ và đang dưỡng bệnh. Người thứ hai là đương kim chủ tịch nước Trần Đại Quang, biến mất khỏi sân khấu không rõ nguyên nhân, dù thỉnh thoảng vẫn «gửi điện mừng». Giống như ông Phùng Quang Thanh, bị nhốt trong khuôn viên Bộ tổng Tham mưu suốt 5 tháng không được về nhà, nhưng lại ngồi trên chủ tịch đoàn Đại hội XII.
Cuộc chiến thứ ba được cho là đánh vào chính phủ hiện tại, đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Mặt trận này chỉ như một trận mai phục, tiến hay thoái tuỳ tình huống điễn biến tham vọng của ông Phúc. Nếu ông Phúc bộc lộ tham vọng Tổng bí thư, quyết định kiểm tra tài sản sẽ được xúc tiến, ngược lại, nếu ông Phúc ngoan ngoãn chịu dừng ở vị trí thủ tướng, chấp nhận hay ủng hộ phương án toàn nhiệm kỳ của đương kim Tổng bí thư, thì ông Phúc sẽ có được sự «hỗ trợ hết mình» của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, cuộc vận động cho một cuộc cải cách triệt để thể chế phục vụ nền kinh tế thị trường không chấp nhận định hướng chính trị do ông Phúc và các cộng sự rất tích cực trong Chính phủ của ông thực hiện đang một mặt thu được rất nhiều ủng hộ cuả giới Doanh nghiệp cả tư nhân lẫn quốc doanh, cả của giới quản trị lẫn đông đảo dân chúng, một mặt bộc lộ thái độ chống đối ngày càng gay gắt của số đông đối với lối tư duy giáo điều và bảo thủ, đang được khẳng dịnh là nguyên nhân chính của trì trệ và tắc nghẽn phát triển.
Ông Trọng mặc dù đang chiếm được cảm tình trên khía cạnh chống tham nhũng, lại không được chấp nhận trên vai trò đứng đầu đảng và dẫn dắt chế độ.
Cuộc chiến trên mặt trận thứ ba, thực chất là cuộc chiến giữa «định hướng xã hội chủ nghĩa» của phe đảng và «không định hướng chính trị» của những người ủng hộ ông Phúc.
Như vậy, nhìn toàn cảnh chiến trường, có thể giả định mấy kịch bản thế này:
1- Ông Dũng đầu hàng, thì toàn bộ hệ thống chính phủ cũ của ông sẽ ra đoạn đầu đài. Sẽ có hàng ngàn cái án, trong đó có án cho ông Dũng, ông Thăng, ông Bình, ông Hoàng Trung Hải, Vũ Huy Hoàng và ông Nguyễn Minh Quang.
2- Ông Dũng hay phe ông Dũng đảo chính, Quân đội can thiệp, Chính phủ quân sự với Ngô Xuân Lịch làm thủ tướng. Đất nước chìm trong khủng hoảng.
2- Ông Trọng thắng thế, khoảng giữa năm 2018, Đại hội giữa nhiệm kỳ sẽ bỏ phiếu tín nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng bí thư. Sẽ bầu bổ sung 5 uỷ viên Bộ chính trị thay cho các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải, Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang. Ông Phúc vẫn làm thủ tướng, nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân làm chủ tịch nước, ông Nguyễn Thành Phong làm bí thư Sài Gòn. Vũ Đức Đam làm bí thư Hà Nội. Dân chủ tiếp tục bị đàn áp. Kinh tế tiếp tục trì trệ.
3- Phe cải cách của ông Phúc thắng thế. Ông Phúc trúng Tổng bí thư tại Đại hội 13. Bầu Quốc Hội lập hiến, soạn thảo và phê chuẩn hiến pháp mới, bỏ điều 4, chấp nhận cạnh tranh chính trị, ban hành luật Hội, tự do đảng phái. Việt Nam thoát khỏi chế độ độc đảng độc tài.
........
16/08/2017
Bùi Quang Vơm
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét