Luân Lê
Một ngày nọ, ở xứ sở thần tiên, bất cứ việc gì muốn được giải đáp thì tất thảy mọi người đều cầu cứu đến một vị thần y có biệt danh là giáo sư Cua.
Đến năm Đinh Dậu thứ nhất của triều đại đỉnh cao nhà Bè. Có rất nhiều thảm hoạ liên tiếp xảy ra, mùa màng thất bát, sưu cao thuế nặng, quan tham vơ vét cật lực rồi bỏ trốn khỏi cung đình, lòng người uất hận, người dân khắp nơi rơi vào cảnh nghèo đói và khổ cực. Nhưng không biết tìm ai để kêu than, ngay cả ông Bụt ngày xưa cũng vô hiệu vì bị thuế, phí đè đầu cưỡi cổ nên không ai cúng cho ăn gì suốt nhiều năm. Bụt cũng gày mòn và không hiện hình ra trước nước mắt của dân chúng.
Để vượt đường xa, qua các sai nha canh Bốt mọc lên ở khắp nơi, người dân phải trả rất nhiều các loại phí mới được phép thông hành qua các cửa trạm, họ đến tìm giáo sư Cua ở đỉnh núi Đường Thiên để hỏi một câu hỏi duy nhất mà ai cũng không hiểu vì sao.
Người dân thi nhau hỏi vị giáo sư Cua: Khi nào thì chúng tôi được trở lại đi bằng hai chân?
Giáo sư Cua có vẻ tức giận vì như thấy mình bị trêu đùa, bởi những con người kia vẫn hàng ngày đi bằng hai chân chứ cớ sao lại đặt câu hỏi kiểu đó nếu không phải để bỡn cợt? Giáo sư Cua lắc đầu tỏ vẻ bất bình, nhưng một lúc sau lại thấy nhếch mép cười một mình ra vẻ đắc chí vì nảy ra ý nghĩ khôn ngoan nào đó.
Trầm ngâm một lát rồi ông ta khoan thai trả lời: Các ngươi thử mọc thêm 8 chân như ta, lúc đó các ngươi mới hiểu được ta đã thực sự khổ sở thế nào. Và giờ ta sẽ cho các ngươi uống mỗi người một viên thuốc để thoả ước nguyện, ba năm sau quay lại đây tìm ta, giá mỗi viên là 1 lượng vàng. Thuốc này có hạn, ta được bề trên ban cho, không nhanh thì các ngươi sẽ không còn cơ hội để đi hai chân nữa đâu.
Những con người khổ hạnh kia vội vàng móc ra những đồng bạc cắc cuối cùng rồi van nài giáo sư Cua để cho những viên thuốc quý mà biến họ vốn chỉ có hai chân sẽ được đi lại bằng hai chân của mình.
Họ trở về nhà, mỗi người uống một viên và chờ đợi. Ba năm sau. Dần dần, họ mọc lông và hai tay trở thành hai chi trước và họ hiện rõ nguyên hình mình là một con cừu.
Một ngày nọ, ở xứ sở thần tiên, bất cứ việc gì muốn được giải đáp thì tất thảy mọi người đều cầu cứu đến một vị thần y có biệt danh là giáo sư Cua.
Đến năm Đinh Dậu thứ nhất của triều đại đỉnh cao nhà Bè. Có rất nhiều thảm hoạ liên tiếp xảy ra, mùa màng thất bát, sưu cao thuế nặng, quan tham vơ vét cật lực rồi bỏ trốn khỏi cung đình, lòng người uất hận, người dân khắp nơi rơi vào cảnh nghèo đói và khổ cực. Nhưng không biết tìm ai để kêu than, ngay cả ông Bụt ngày xưa cũng vô hiệu vì bị thuế, phí đè đầu cưỡi cổ nên không ai cúng cho ăn gì suốt nhiều năm. Bụt cũng gày mòn và không hiện hình ra trước nước mắt của dân chúng.
Để vượt đường xa, qua các sai nha canh Bốt mọc lên ở khắp nơi, người dân phải trả rất nhiều các loại phí mới được phép thông hành qua các cửa trạm, họ đến tìm giáo sư Cua ở đỉnh núi Đường Thiên để hỏi một câu hỏi duy nhất mà ai cũng không hiểu vì sao.
Người dân thi nhau hỏi vị giáo sư Cua: Khi nào thì chúng tôi được trở lại đi bằng hai chân?
Giáo sư Cua có vẻ tức giận vì như thấy mình bị trêu đùa, bởi những con người kia vẫn hàng ngày đi bằng hai chân chứ cớ sao lại đặt câu hỏi kiểu đó nếu không phải để bỡn cợt? Giáo sư Cua lắc đầu tỏ vẻ bất bình, nhưng một lúc sau lại thấy nhếch mép cười một mình ra vẻ đắc chí vì nảy ra ý nghĩ khôn ngoan nào đó.
Trầm ngâm một lát rồi ông ta khoan thai trả lời: Các ngươi thử mọc thêm 8 chân như ta, lúc đó các ngươi mới hiểu được ta đã thực sự khổ sở thế nào. Và giờ ta sẽ cho các ngươi uống mỗi người một viên thuốc để thoả ước nguyện, ba năm sau quay lại đây tìm ta, giá mỗi viên là 1 lượng vàng. Thuốc này có hạn, ta được bề trên ban cho, không nhanh thì các ngươi sẽ không còn cơ hội để đi hai chân nữa đâu.
Những con người khổ hạnh kia vội vàng móc ra những đồng bạc cắc cuối cùng rồi van nài giáo sư Cua để cho những viên thuốc quý mà biến họ vốn chỉ có hai chân sẽ được đi lại bằng hai chân của mình.
Họ trở về nhà, mỗi người uống một viên và chờ đợi. Ba năm sau. Dần dần, họ mọc lông và hai tay trở thành hai chi trước và họ hiện rõ nguyên hình mình là một con cừu.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét