Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Phúc Trạch Dụ Cát (1835-1901) nói về tình trạng bi đát của người Nhật trước Minh Trị


Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen dùng ở Việt Nam của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi 福澤諭吉. Ông là nhà giáo dục, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản trong hơn một trăm năm qua. 

Ông sinh cuối thời Edo, vào năm Thiên Bảo 5 (1835), và mất vào năm Minh Trị 34 (1905). Năm Minh Trị 34 chính là năm các chí sĩ Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên đến Nhật, mở ra phong trào Đông Du. Chính nhóm chí sĩ Đông Du đã quen gọi Fukuzawa là Phúc Trạch theo cách đọc Hán Việt. Các lớp hậu học sau này và hiện nay vì thế cũng quen theo.

Hiện nay, hình ảnh của Phúc Trạch được in trên đồng tiền có mệnh giá lớn nhất của nước Nhật, là tờ một vạn Yên (tức 10 ngàn Yên).


Để thức tỉnh người Nhật, Phúc Trạch đã nói rõ tình trạng bi đát của họ như sau:

"

Nhân dân ta trải qua hàng ngàn năm

bị khổ sở dưới nền chính trị chuyên chế

Điều nghĩ trong lòng thì không thể nói ra

Nói láo cũng là vì nghĩ cho an toàn bản thân

Lừa gạt thì cũng để tránh tội

Xạo láo và lừa lọc trở thành phương tiện cuộc sống

Sự không thành thật đã trở thành thói quen thường ngày

Chẳng có ai nhục nhã hay quái đản

Tất cả những điều trong sạch bản thân đều biến mất

Huống hồ là nghĩ đến Tổ Quốc là điều hoàn toàn không có

---
福澤諭吉 (Fukuzawa Yukichi)
https://www.facebook.com/groups/CongdongVietNhat/permalink/1882164678466867/
"


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: