Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ảnh: Một thế giới.
Truong Huy San
(Huy Đức) 10 - 08 - 2017
NGUYÊN THỦ QUỐC GIA & ĐỊNH CHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC
Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán. Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Cuối 1996, Tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ. [Ông bị xuất huyết não khá nặng. Theo bác sỹ Vũ Bằng Đình, Giám đốc Quân y viện 108, người trực tiếp cấp cứu. Thông tin về bệnh tình của Tướng Anh được giữ kín tuyệt đối. Hơn ba tháng sau, ông bắt đầu hồi phục. Bằng một ý chí sắt đá, Tướng Lê Đức Anh quyết định vẫn xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh, đọc lời chúc mừng năm mới (1997). Bác sỹ Vũ Bằng Đình nói: “Chúng tôi phải hộ tống ông từ bệnh viện ra phòng thu. Ống kính chỉ quay nửa người nên dân chúng không biết ông vẫn ngồi trên giường bệnh. Các bác sỹ nấp phía sau sẵn sàng cấp cứu”(tr319, Chương 19, Bên Thắng Cuộc II)].
Theo tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ra một quy chế, bắt buộc phải báo cáo với dân chúng trong trường hợp người giữ một số chức danh vì lý do sức khỏe hay lý do cá nhân không thể có mặt tại nhiệm sở trong một thời gian nhất định[có những nguyên thủ quốc gia chỉ cần vào phòng mổ là phải bàn giao quyền cho cấp phó]. Đặc biệt là với các chức danh có ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh quốc gia như Chủ tịch nước, Thủ tướng...
Chúng ta không rõ bệnh tình của Đại tướng Trần Đại Quang thế nào. Nhưng, Chủ tịch nước là một định chế được Hiến pháp 2013 (Điều 88) trao cho khá nhiều quyền bính, đặc biệt có những quyền có thể phải thực thi bất cứ lúc nào như "công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; ...ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp". Theo Điều 93 của Hiến pháp 2013 thì, "Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước". Chắc chắn là khi Đại tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ vào năm 1996, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải bố trí người đảm nhận trách nhiệm của ông; và có thể, khi Đại tướng Trần Đại Quang đi Nhật, ông cũng đã bàn giao công việc cho người thay thế.
Tuy nhiên, dân chúng phải được biết những quy trình ấy; đừng để dân chúng có cảm giác có những vị trí trong bộ máy nhà nước hiện nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa. "Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui". Mặt khác, quyền lực của nguyên thủ quốc gia còn có giá trị biểu tượng. Dân chúng sẽ cảm thấy họ được tôn trọng khi được thông báo người thay thế dù Chủ tịch nước chỉ "không làm việc" trong một thời gian không dài. Tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi thiên tai địch họa. Và, nhỡ có điều gì đến với quốc gia, dân chúng sẽ rất hoang mang nếu họ thấy người phát đi các mệnh lệnh không phải là nguyên thủ được Quốc hội bầu lên mà từ một người họ chưa hề được thông báo thủ tục tạm trao quyền theo Hiến pháp.
(Huy Đức) 10 - 08 - 2017
NGUYÊN THỦ QUỐC GIA & ĐỊNH CHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC
Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán. Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Cuối 1996, Tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ. [Ông bị xuất huyết não khá nặng. Theo bác sỹ Vũ Bằng Đình, Giám đốc Quân y viện 108, người trực tiếp cấp cứu. Thông tin về bệnh tình của Tướng Anh được giữ kín tuyệt đối. Hơn ba tháng sau, ông bắt đầu hồi phục. Bằng một ý chí sắt đá, Tướng Lê Đức Anh quyết định vẫn xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh, đọc lời chúc mừng năm mới (1997). Bác sỹ Vũ Bằng Đình nói: “Chúng tôi phải hộ tống ông từ bệnh viện ra phòng thu. Ống kính chỉ quay nửa người nên dân chúng không biết ông vẫn ngồi trên giường bệnh. Các bác sỹ nấp phía sau sẵn sàng cấp cứu”(tr319, Chương 19, Bên Thắng Cuộc II)].
Theo tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ra một quy chế, bắt buộc phải báo cáo với dân chúng trong trường hợp người giữ một số chức danh vì lý do sức khỏe hay lý do cá nhân không thể có mặt tại nhiệm sở trong một thời gian nhất định[có những nguyên thủ quốc gia chỉ cần vào phòng mổ là phải bàn giao quyền cho cấp phó]. Đặc biệt là với các chức danh có ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh quốc gia như Chủ tịch nước, Thủ tướng...
Chúng ta không rõ bệnh tình của Đại tướng Trần Đại Quang thế nào. Nhưng, Chủ tịch nước là một định chế được Hiến pháp 2013 (Điều 88) trao cho khá nhiều quyền bính, đặc biệt có những quyền có thể phải thực thi bất cứ lúc nào như "công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; ...ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp". Theo Điều 93 của Hiến pháp 2013 thì, "Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước". Chắc chắn là khi Đại tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ vào năm 1996, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải bố trí người đảm nhận trách nhiệm của ông; và có thể, khi Đại tướng Trần Đại Quang đi Nhật, ông cũng đã bàn giao công việc cho người thay thế.
Tuy nhiên, dân chúng phải được biết những quy trình ấy; đừng để dân chúng có cảm giác có những vị trí trong bộ máy nhà nước hiện nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa. "Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui". Mặt khác, quyền lực của nguyên thủ quốc gia còn có giá trị biểu tượng. Dân chúng sẽ cảm thấy họ được tôn trọng khi được thông báo người thay thế dù Chủ tịch nước chỉ "không làm việc" trong một thời gian không dài. Tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi thiên tai địch họa. Và, nhỡ có điều gì đến với quốc gia, dân chúng sẽ rất hoang mang nếu họ thấy người phát đi các mệnh lệnh không phải là nguyên thủ được Quốc hội bầu lên mà từ một người họ chưa hề được thông báo thủ tục tạm trao quyền theo Hiến pháp.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét