Lưu bài này vì có nhiều thông tin hay về hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để tránh phiền phức, chủ Blog dùng tên của "con hổ thứ hai" là đồng chí Y.
Theo đó thì ông Trầm Bê là một người Việt gốc Hoa, tham gia thương trường vào đầu thập niên 1990 qua một công ty khai thác, chế biến lâm sản. Từ lĩnh vực lâm sản, ông Bê lấn sang lĩnh vực xây dựng, bất động sản, trở thành một trong ba thành viên sáng lập Bệnh viên Triều An ở quận Bình Tân, Sài Gòn – bệnh viên đa khoa đầu tiên do tư nhân đầu tư, quản trị tại Việt Nam.
Ông Trầm Bê cũng là chủ công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ chiếu xạ để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hội đủ điều kiện xuất cảng nông sản. Ông Bê duy trì tư thế độc quyền về chiếu xạ nông sản suốt từ 2002 đến 2009. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp xuất cảng nông sản tại Việt Nam bị đẩy vào thế phải chọn dịch vụ do ông Bê cung cấp dù giá gấp bốn lần giá của Thái Lan. Cũng kể từ đó, công chúng mới bắt đầu để ý đến ông Trầm Bê.
Tuy nhiên đến năm 2004, Trầm Bê mới trở thành nhân vật “vua biết mặt, chúa biết tên” khi đột nhiên trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank), vì nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này. Thời điểm ông Trầm Bê đặt chân vào Ngân hàng Phương Nam, tuy chỉ là một ngân hàng thương mại qui mô nhỏ nhưng triển vọng phát triển của Southern Bank rất lớn. Lợi nhuận mỗi năm hàng trăm tỉ.
Ông Trầm Bê đã tiến rất nhanh từ vị trí một thành viên trong Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam, trở thành người định đoạt toàn bộ hoạt động của ngân hàng này. Dưới sự điều hành của ông Trầm Bê, Southern Bank thành lập thêm hai công ty, một kinh doanh vàng bạc, đá quý, một kinh doanh chứng khoán, cả hai cùng mang tên Phương Nam.
Năm 2012, Kiểm toán Nhà nước loan báo, Ngân hàng Phương Nam đang ngắc ngoải. Tỉ lệ nợ xấu (nợ có khả năng mất trắng vì không thể thu hồi cả vốn lẫn lãi) lên tới 45,6%. Sang năm 2013, tỉ lệ nợ xấu của Southern Bank tiếp tục tăng lên thành 55,31%. Đó là lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định Ngân hàng Phương Nam là một trong số chín ngân hàng cần “tái cơ cấu”.
Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã thực hiện ba đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng: 2000 – 2003, 2005 – 2008, 2012 – 2015.
Hai đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng đầu tiên bao gồm: Đóng cửa một số ngân hàng thương mại, cho ngân hàng này mua lại ngân hàng khác, hợp nhất ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với công ty tài chính cổ phần, chuyển ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần vào với nhau. Đợt tái cơ cấu lần thứ ba từ 2012 đến nay cũng tương tự.
Sau khi Ngân hàng Phương Nam bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện phải “tái cơ cấu”, người ta sửng sốt khi thấy ông Trầm Bê được các cổ đông nắm giữ đa số cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank. Chưa kể tại Đại hội Cổ đông năm 2012 của Sacombank, còn 3/10 cá nhân khác được bầu vào Hội đồng Quản trị Sacombank lúc đó đang là lãnh đạo của Southern Bank.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Sacombank thuộc nhóm ba ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất, hiệu quả hoạt động thuộc loại tốt nhất tại Việt Nam.
Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép Southern Bank sáp nhập với Sacombank, lúc đó, ông Trầm Bê đã có đủ số cổ phần để lèo lái Sacombank theo ý mình.
Vụ sáp nhập Southern Bank với Sacombank rúng động dư luận vì “cá bé” vốn đang ngắc ngoải lại có thể nuốt chửng “cá lớn”. Tổng số nợ xấu của Southern Bank vào thời điểm Southern Bank được sáp nhập vào khoảng 23.483 tỉ đồng. Nuốt xong Sacombank, Southern Bank tự xóa tên. Đời chỉ còn Sacombank.
Bị nuốt, phải ôm trọn khối nợ xấu của Southern Bank, Sacombank đột nhiên tụt xuống dốc. Ngay trong quý đầu tiên sau khi sáp nhập (quý 4 năm 2015), lần đầu tiên Sacombank lỗ 583 tỉ đồng. Giá cổ phiếu của Sacombank trên thị trường chứng khoán lập tức giảm 50%. Kế đó là lần đầu tiên Sacombank không công bố Báo cáo Tài chính – Kiểm toán (năm 2015), không tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên…
Sau “cá bé nuốt chửng cá lớn”, chuyện “vô tiền khoáng hậu” lại xảy ra thêm một lần nữa. Ông Trầm Bê và những người có liên quan ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định đoạt toàn bộ số cổ phần của Sacombank mà ông Bê và “những người có liên quan đang nắm giữ”. Theo một số tờ báo, thông qua việc nhận ủy quyền “vô thời hạn, cam kết không hủy ngang”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nắm giữ khoảng 51% cổ phần của Sacombank, bao gồm cả cổ phần của ông Trầm Bê và những người có liên quan lẫn các “nhà đầu tư” đã thế chấp cổ phiếu của Sacombank cho chính Sacombank để vay tiền!
Cần lưu ý là ngày 1 tháng 8 vừa qua, khi tống giam ông Trầm Bê, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Tham nhũng và Kinh tế của Bộ Công an Việt Nam cho biết, ông Trầm Bê phải chịu trách nhiệm hình sự về việc lấy tiền của Sacombank cho ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB) vay 1.800 tỉ. Hành vi này có dấu hiệu “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước đó chỉ ba tuần, khi công bố Kết luận Điều tra vụ án “vi phạm quy định về cho vay” và “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan tới bốn ngân hàng: VNCB, Sacombank, Ngân hàng Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Bộ Công an Việt Nam loan báo, chuyện ông Trầm Bê cho ông Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám định là không gây thiệt hại cho Sacombank nên “không xử lý hình sự” ông Trầm Bê và 14 cá nhân khác làm việc tại Sacombank.
Sau ba tuần và sau sự kiện Trịnh Xuân Thanh “đầu thú”, gió đột ngột xoay 180 độ và có dấu hiệu trở thành bão.
***
Tháng 3 năm 2014, Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời một số chuyên gia kinh tế khuyến cáo, các ông chủ ngân hàng có thể sẽ làm hệ thống ngân hàng Việt Nam sụp đổ theo kiểu dây chuyền. Trong số này, một chuyên gia yêu cầu ẩn danh nhận định, trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều mối họa khôn lường. Ngoài nợ xấu phát sinh từ những khoản vay của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, có khá nhiều tập đoàn tư nhân, công ty tư nhân đang biến hệ thống ngân hàng thành “con tin” vì liên tục tạo ra các dự án để vay tiền bù đắp cho sự thiếu hụt vốn. Những tập đoàn tư nhân, công ty tư nhân này thường thuộc quyền sở hữu của các ông chủ ngân hàng. Không ít ông chủ lấy tay trái cho tay phải vay.
Cũng theo chuyên gia vừa kể, sau khi tìm hiểu về những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, một số công ty kiểm toán quốc tế bảo với ông ta rằng, dòng tiền của những tập đoàn đó đều tắc. Đa số tồn tại nhờ nguồn tiền vay từ các ngân hàng. Các số liệu về những khoản vay rất mù mờ, thiếu minh bạch. Thành ra ít ai biết các ông chủ ngân hàng thương mại đang rút tiền dân chúng tiết kiệm để gửi cho họ, rót cho những công ty do họ lập ra thế nào.
Từ 2012 đến nay, tại Việt Nam xảy ra hàng chục “đại án” liên quan đến các ngân hàng. Gọi là “đại án” vì tài sản thất thoát được tính theo đơn vị ngàn tỉ. Những đại án ấy đều liên quan đến các chủ trương, quyết định vốn hết sức “đáng ngờ” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và người được xác định phải chịu trách nhiệm chính là ông Y. Không chỉ các chuyên gia, báo giới, dân chúng Việt Nam mà ngay cả thiên hạ cũng tỏ ra thiếu kính trọng ông Y. Năm 2012, Global Finance đưa ông vào danh sách 20 thống đốc ngân hàng quốc gia kém nhất thế giới. Những đồn đoán, thậm chí cáo buộc ông đứng phía sau các vụ đổ vỡ do nâng đỡ những “đại gia” như Trầm Bê rộ lên như nấm sau mưa. Một số cáo buộc nhấn mạnh, ông (.........) như một thủ hạ thực hiện mệnh lệnh của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam. Dù các cáo buộc này không thiếu dữ liệu nhưng rất khó kiểm chứng vì thiếu tài liệu đối chiếu.
(.............)
Scandal Trịnh Xuân Thanh khởi đầu từ một chuyện rất nhỏ: Ông Thanh dùng xe hơi tuy thuộc sở hữu tư nhân nhưng lại mang biển số dành cho công xa. Từ đó hệ thống tư pháp Việt Nam mới “phát giác” ông Thanh phải chịu trách nhiệm trong vụ Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) “thất thóat” 3.200 tỉ dù trước đó đã xử và phạt tù các thuộc cấp của ông Thanh vì “thất thoát” này. Chuyện bỏ qua sai phạm của ông Thanh, lựa chọn – cất nhắc một nhân vật như thế được xác định là “sai lầm nghiêm trọng” nên phải điều tra các sai phạm trong Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hòang, nhân vật giữ vai trò Bộ trưởng Công Thương suốt hai nhiệm kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, bị Đảng CSVN cảnh cáo. Dù đã về hưu, ông Hoàng vẫn bị tước hàm Bộ trưởng mà ông đã từng mang.
Rồi vì PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hệ thống tư pháp Việt Nam điều tra thêm về các sai phạm của PVN, điều đương nhiên là phải truy cứu trách nhiệm của ông Đinh La Thăng, người từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của PVN. Ông Thăng cũng bị Đảng CSVN cảnh cáo, phải rời khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.
***
Ông Trầm Bê bị bắt vì lấy tiền của Sacombank cho ông Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ sai qui định. Tuy nhiên rất khó tin cuộc điều tra chỉ xoay quanh 1.800 tỉ đó. Từ lâu thiên hạ đã thắc mắc về nguồn tiền, về chủ trương “tái cơ cấu”, về những quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong chuyện sáp nhập một số ngân hàng mà báo giới Việt Nam thường gọi nôm na là “thâu tóm”, đi theo sau đó là những khoản “thất thoát” khổng lồ. Theo “lộ trình” Trịnh Xuân Thanh thì truy cứu trách nhiệm ông Y là hoàn toàn “đúng qui trình” đã áp dụng với ông Đinh La Thăng.
Trước đây, chính phủ Việt Nam liên tục trấn an cả Quốc hội lẫn dân chúng Việt Nam rằng đã kiểm soát được nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng cho vay đã giảm đáng kể.
Các báo cáo chính thức về nợ xấu, tổng hợp từ báo cáo của những tổ chức tín dụng tại Việt Nam, xác định, đến hết năm 2015, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã xử lý được 493.000 tỉ đồng nợ xấu. Tới hết năm 2016, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.
Đến tháng 4 vừa qua, (.........) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới thú thật là tỉ lệ nợ xấu có thể gấp ba lần báo cáo chính thức. Nếu xét cả nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang xử lý và những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro trở thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu xấp xỉ 8,86% tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.
Sang tháng 6, lúc đề nghị Quốc hội Việt Nam thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi), chính phủ Việt Nam mới tiết lộ, tỉ lệ nợ xấu hiện là… 17,21% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Tổng nợ xấu chừng… 600.000 tỉ đồng và 90% là tiền của dân!
Số nợ xấu khổng lồ ấy sinh ra và lớn lên trong giai đoạn (......................).
***
Đồng chí Y sẽ là con ‘hổ’ thứ hai bị ‘đả’
Nếu hoạt động của hệ thống công quyền tại Việt Nam phải theo “lộ trình”, những quyết định bất kể tốt, xấu liên quan đến “sinh mạng chính trị” của cá nhân trong hệ thống phải “đúng quy trình” thì sự kiện công an Việt Nam tống giam ông Trầm Bê sẽ biến quan lộ của ông Y từ đại lộ trở thành tiểu lộ, thậm chí là… tử lộ.
Đồng chí Y đang rơi vào trung tâm bão
Trầm Bê vẫn được xem như một ông trùm trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Một vài tờ báo Việt Nam từng ca ngợi nhân vật này như người chưa bao giờ nếm mùi thất bại. Wikepedia (Bách khoa Toàn thư trên Internet để ngỏ cho mọi người tham gia cung cấp, cập nhật – điều chỉnh thông tin) có một mục từ về Trầm Bê.Theo đó thì ông Trầm Bê là một người Việt gốc Hoa, tham gia thương trường vào đầu thập niên 1990 qua một công ty khai thác, chế biến lâm sản. Từ lĩnh vực lâm sản, ông Bê lấn sang lĩnh vực xây dựng, bất động sản, trở thành một trong ba thành viên sáng lập Bệnh viên Triều An ở quận Bình Tân, Sài Gòn – bệnh viên đa khoa đầu tiên do tư nhân đầu tư, quản trị tại Việt Nam.
Ông Trầm Bê cũng là chủ công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ chiếu xạ để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hội đủ điều kiện xuất cảng nông sản. Ông Bê duy trì tư thế độc quyền về chiếu xạ nông sản suốt từ 2002 đến 2009. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp xuất cảng nông sản tại Việt Nam bị đẩy vào thế phải chọn dịch vụ do ông Bê cung cấp dù giá gấp bốn lần giá của Thái Lan. Cũng kể từ đó, công chúng mới bắt đầu để ý đến ông Trầm Bê.
Tuy nhiên đến năm 2004, Trầm Bê mới trở thành nhân vật “vua biết mặt, chúa biết tên” khi đột nhiên trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank), vì nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này. Thời điểm ông Trầm Bê đặt chân vào Ngân hàng Phương Nam, tuy chỉ là một ngân hàng thương mại qui mô nhỏ nhưng triển vọng phát triển của Southern Bank rất lớn. Lợi nhuận mỗi năm hàng trăm tỉ.
Ông Trầm Bê đã tiến rất nhanh từ vị trí một thành viên trong Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam, trở thành người định đoạt toàn bộ hoạt động của ngân hàng này. Dưới sự điều hành của ông Trầm Bê, Southern Bank thành lập thêm hai công ty, một kinh doanh vàng bạc, đá quý, một kinh doanh chứng khoán, cả hai cùng mang tên Phương Nam.
Năm 2012, Kiểm toán Nhà nước loan báo, Ngân hàng Phương Nam đang ngắc ngoải. Tỉ lệ nợ xấu (nợ có khả năng mất trắng vì không thể thu hồi cả vốn lẫn lãi) lên tới 45,6%. Sang năm 2013, tỉ lệ nợ xấu của Southern Bank tiếp tục tăng lên thành 55,31%. Đó là lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định Ngân hàng Phương Nam là một trong số chín ngân hàng cần “tái cơ cấu”.
Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã thực hiện ba đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng: 2000 – 2003, 2005 – 2008, 2012 – 2015.
Hai đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng đầu tiên bao gồm: Đóng cửa một số ngân hàng thương mại, cho ngân hàng này mua lại ngân hàng khác, hợp nhất ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với công ty tài chính cổ phần, chuyển ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần vào với nhau. Đợt tái cơ cấu lần thứ ba từ 2012 đến nay cũng tương tự.
Sau khi Ngân hàng Phương Nam bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện phải “tái cơ cấu”, người ta sửng sốt khi thấy ông Trầm Bê được các cổ đông nắm giữ đa số cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank. Chưa kể tại Đại hội Cổ đông năm 2012 của Sacombank, còn 3/10 cá nhân khác được bầu vào Hội đồng Quản trị Sacombank lúc đó đang là lãnh đạo của Southern Bank.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Sacombank thuộc nhóm ba ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất, hiệu quả hoạt động thuộc loại tốt nhất tại Việt Nam.
Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép Southern Bank sáp nhập với Sacombank, lúc đó, ông Trầm Bê đã có đủ số cổ phần để lèo lái Sacombank theo ý mình.
Vụ sáp nhập Southern Bank với Sacombank rúng động dư luận vì “cá bé” vốn đang ngắc ngoải lại có thể nuốt chửng “cá lớn”. Tổng số nợ xấu của Southern Bank vào thời điểm Southern Bank được sáp nhập vào khoảng 23.483 tỉ đồng. Nuốt xong Sacombank, Southern Bank tự xóa tên. Đời chỉ còn Sacombank.
Bị nuốt, phải ôm trọn khối nợ xấu của Southern Bank, Sacombank đột nhiên tụt xuống dốc. Ngay trong quý đầu tiên sau khi sáp nhập (quý 4 năm 2015), lần đầu tiên Sacombank lỗ 583 tỉ đồng. Giá cổ phiếu của Sacombank trên thị trường chứng khoán lập tức giảm 50%. Kế đó là lần đầu tiên Sacombank không công bố Báo cáo Tài chính – Kiểm toán (năm 2015), không tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên…
Sau “cá bé nuốt chửng cá lớn”, chuyện “vô tiền khoáng hậu” lại xảy ra thêm một lần nữa. Ông Trầm Bê và những người có liên quan ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định đoạt toàn bộ số cổ phần của Sacombank mà ông Bê và “những người có liên quan đang nắm giữ”. Theo một số tờ báo, thông qua việc nhận ủy quyền “vô thời hạn, cam kết không hủy ngang”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nắm giữ khoảng 51% cổ phần của Sacombank, bao gồm cả cổ phần của ông Trầm Bê và những người có liên quan lẫn các “nhà đầu tư” đã thế chấp cổ phiếu của Sacombank cho chính Sacombank để vay tiền!
Cần lưu ý là ngày 1 tháng 8 vừa qua, khi tống giam ông Trầm Bê, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Tham nhũng và Kinh tế của Bộ Công an Việt Nam cho biết, ông Trầm Bê phải chịu trách nhiệm hình sự về việc lấy tiền của Sacombank cho ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB) vay 1.800 tỉ. Hành vi này có dấu hiệu “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước đó chỉ ba tuần, khi công bố Kết luận Điều tra vụ án “vi phạm quy định về cho vay” và “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan tới bốn ngân hàng: VNCB, Sacombank, Ngân hàng Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Bộ Công an Việt Nam loan báo, chuyện ông Trầm Bê cho ông Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám định là không gây thiệt hại cho Sacombank nên “không xử lý hình sự” ông Trầm Bê và 14 cá nhân khác làm việc tại Sacombank.
Sau ba tuần và sau sự kiện Trịnh Xuân Thanh “đầu thú”, gió đột ngột xoay 180 độ và có dấu hiệu trở thành bão.
***
Tháng 3 năm 2014, Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời một số chuyên gia kinh tế khuyến cáo, các ông chủ ngân hàng có thể sẽ làm hệ thống ngân hàng Việt Nam sụp đổ theo kiểu dây chuyền. Trong số này, một chuyên gia yêu cầu ẩn danh nhận định, trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều mối họa khôn lường. Ngoài nợ xấu phát sinh từ những khoản vay của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, có khá nhiều tập đoàn tư nhân, công ty tư nhân đang biến hệ thống ngân hàng thành “con tin” vì liên tục tạo ra các dự án để vay tiền bù đắp cho sự thiếu hụt vốn. Những tập đoàn tư nhân, công ty tư nhân này thường thuộc quyền sở hữu của các ông chủ ngân hàng. Không ít ông chủ lấy tay trái cho tay phải vay.
Cũng theo chuyên gia vừa kể, sau khi tìm hiểu về những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, một số công ty kiểm toán quốc tế bảo với ông ta rằng, dòng tiền của những tập đoàn đó đều tắc. Đa số tồn tại nhờ nguồn tiền vay từ các ngân hàng. Các số liệu về những khoản vay rất mù mờ, thiếu minh bạch. Thành ra ít ai biết các ông chủ ngân hàng thương mại đang rút tiền dân chúng tiết kiệm để gửi cho họ, rót cho những công ty do họ lập ra thế nào.
Từ 2012 đến nay, tại Việt Nam xảy ra hàng chục “đại án” liên quan đến các ngân hàng. Gọi là “đại án” vì tài sản thất thoát được tính theo đơn vị ngàn tỉ. Những đại án ấy đều liên quan đến các chủ trương, quyết định vốn hết sức “đáng ngờ” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và người được xác định phải chịu trách nhiệm chính là ông Y. Không chỉ các chuyên gia, báo giới, dân chúng Việt Nam mà ngay cả thiên hạ cũng tỏ ra thiếu kính trọng ông Y. Năm 2012, Global Finance đưa ông vào danh sách 20 thống đốc ngân hàng quốc gia kém nhất thế giới. Những đồn đoán, thậm chí cáo buộc ông đứng phía sau các vụ đổ vỡ do nâng đỡ những “đại gia” như Trầm Bê rộ lên như nấm sau mưa. Một số cáo buộc nhấn mạnh, ông (.........) như một thủ hạ thực hiện mệnh lệnh của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam. Dù các cáo buộc này không thiếu dữ liệu nhưng rất khó kiểm chứng vì thiếu tài liệu đối chiếu.
(.............)
Scandal Trịnh Xuân Thanh khởi đầu từ một chuyện rất nhỏ: Ông Thanh dùng xe hơi tuy thuộc sở hữu tư nhân nhưng lại mang biển số dành cho công xa. Từ đó hệ thống tư pháp Việt Nam mới “phát giác” ông Thanh phải chịu trách nhiệm trong vụ Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) “thất thóat” 3.200 tỉ dù trước đó đã xử và phạt tù các thuộc cấp của ông Thanh vì “thất thoát” này. Chuyện bỏ qua sai phạm của ông Thanh, lựa chọn – cất nhắc một nhân vật như thế được xác định là “sai lầm nghiêm trọng” nên phải điều tra các sai phạm trong Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hòang, nhân vật giữ vai trò Bộ trưởng Công Thương suốt hai nhiệm kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, bị Đảng CSVN cảnh cáo. Dù đã về hưu, ông Hoàng vẫn bị tước hàm Bộ trưởng mà ông đã từng mang.
Rồi vì PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hệ thống tư pháp Việt Nam điều tra thêm về các sai phạm của PVN, điều đương nhiên là phải truy cứu trách nhiệm của ông Đinh La Thăng, người từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của PVN. Ông Thăng cũng bị Đảng CSVN cảnh cáo, phải rời khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.
***
Ông Trầm Bê bị bắt vì lấy tiền của Sacombank cho ông Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ sai qui định. Tuy nhiên rất khó tin cuộc điều tra chỉ xoay quanh 1.800 tỉ đó. Từ lâu thiên hạ đã thắc mắc về nguồn tiền, về chủ trương “tái cơ cấu”, về những quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong chuyện sáp nhập một số ngân hàng mà báo giới Việt Nam thường gọi nôm na là “thâu tóm”, đi theo sau đó là những khoản “thất thoát” khổng lồ. Theo “lộ trình” Trịnh Xuân Thanh thì truy cứu trách nhiệm ông Y là hoàn toàn “đúng qui trình” đã áp dụng với ông Đinh La Thăng.
Trước đây, chính phủ Việt Nam liên tục trấn an cả Quốc hội lẫn dân chúng Việt Nam rằng đã kiểm soát được nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng cho vay đã giảm đáng kể.
Các báo cáo chính thức về nợ xấu, tổng hợp từ báo cáo của những tổ chức tín dụng tại Việt Nam, xác định, đến hết năm 2015, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã xử lý được 493.000 tỉ đồng nợ xấu. Tới hết năm 2016, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.
Đến tháng 4 vừa qua, (.........) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới thú thật là tỉ lệ nợ xấu có thể gấp ba lần báo cáo chính thức. Nếu xét cả nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang xử lý và những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro trở thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu xấp xỉ 8,86% tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.
Sang tháng 6, lúc đề nghị Quốc hội Việt Nam thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi), chính phủ Việt Nam mới tiết lộ, tỉ lệ nợ xấu hiện là… 17,21% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Tổng nợ xấu chừng… 600.000 tỉ đồng và 90% là tiền của dân!
Số nợ xấu khổng lồ ấy sinh ra và lớn lên trong giai đoạn (......................).
***
Nhiều người bảo rằng, giống như Trung Quốc, Việt Nam đang “đả hổ, diệt ruồi”. Những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng,… giờ tới Trầm Bê và có thể sẽ là ông Y,… được dẫn ra như bằng chứng.
Thế nhưng cũng có người cho rằng, đó chỉ là một cuộc chiến đường phố, một vụ loạn đả giữa các băng du đãng để giành quyền bảo kê. Nếu thật sự có công đạo và luôn vì công đạo thì chắc chắn những cá nhân như vừa kể không thể tác oai, tác quái đến mức như vậy trong một thời gian dài như vậy, kinh tế – xã hội Việt Nam cũng sẽ không phải chịu những tổn thất nghiêm trọng đến vậy.
Thế nhưng cũng có người cho rằng, đó chỉ là một cuộc chiến đường phố, một vụ loạn đả giữa các băng du đãng để giành quyền bảo kê. Nếu thật sự có công đạo và luôn vì công đạo thì chắc chắn những cá nhân như vừa kể không thể tác oai, tác quái đến mức như vậy trong một thời gian dài như vậy, kinh tế – xã hội Việt Nam cũng sẽ không phải chịu những tổn thất nghiêm trọng đến vậy.
Nếu thật sự có công đạo và luôn vì công đạo thì tại sao chỉ tước hàm Bộ trưởng của một ông Bộ trưởng đã về hưu, chỉ đưa một cá nhân góp phần làm thất thoát hàng trăm ngàn tỉ ra khỏi Bộ Chính trị, song vẫn lưu lại làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, thôi làm đại biểu cho dân chúng Sài Gòn để chuyển qua làm đại biểu cho dân chúng tỉnh Thanh Hóa tại Quốc hội, kèm tuyên bố nửa úp, nửa mở có thể sẽ xem xét xử lý tiếp?
Đó không phải là công đạo mà là thủ đoạn của du đãng. Lẽ nào lại hoan hô, ủng hộ một băng du đãng giữ vai trò “chủ trì công đạo” chỉ vì đã thắng trong cuộc loạn đả?
Bạn nghĩ sao?
Trân Văn
Thiên Hạ Luận
Bạn nghĩ sao?
Trân Văn
Thiên Hạ Luận
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét