Tổng thống Trump yêu cầu điều tra Trung Quốc đánh cắp bản quyền trí tuệ
Tổng thống Trump ký biên bản ghi nhớ về việc điều tra Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ, ngày 14/8/2017. (Ảnh: EFE/Chris Kleponis/Poo)
Tổng thống Trump có hành động đầu tiên sau những cáo buộc Trung Quốc đánh cắp bản quyền trí tuệ, trong khi Bắc Kinh ra sức phản đối.
Hôm 14/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu điều tra những cáo buộc về việc Trung Quốc đánh cắp bản quyền trí tuệ. Ông Trump từng coi Trung Quốc là nước vi phạm sở hữu trí tuệ lớn nhất, và đây là hành động trực tiếp đầu tiên của Nhà Trắng, theo Reuters.
Hôm thứ Hai vừa qua, tại Washington, Tổng thống Trump đã ký biên bản ghi nhớ cho phép điều tra Trung Quốc về các vi phạm sở hữu trí tuệ. Theo đó, Đại diện thương mại Mỹ Robert Ligthizer sẽ có một năm để xem xét có nên tiến hành một cuộc điều tra chính thức nhắm vào các chính sách thương mại của Trung Quốc về bản quyền trí tuệ hay không.
Ông Lighthizer cho biết, cuộc điều tra về hoạt động sở hữu trí tuệ của Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông. Đại diện Thương mại Mỹ cũng tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và hành động nếu cần thiết để bảo vệ tương lai ngành công nghiệp Mỹ.
Cuộc điều tra của chính phủ Mỹ có thể phủ bóng đen lên mối quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Washington. Còn ông Trump coi quyết định này là “một bước đi rất lớn”.
Các quan chức Mỹ ước tính việc Trung Quốc trộm bản quyền trí tuệ có thể giá trị đến 600 tỷ USD.
Chính sách của Bắc Kinh là buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác trong dự án liên doanh Trung Quốc. Đồng thời nước này không thực hiện việc chống trộm cắp bản quyền trí tuệ, vốn đã tồn tại lâu dài trong nhiều năm về trước.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục cự tuyệt các chính phủ Mỹ trước kia tiến hành hành động về vấn đề bản quyền trí tuệ.
Cố vấn cấp cap về kinh tế châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, ông Matthew Goodman, nói: “Tôi chắc chắn rằng họ [Trung Quốc] sẽ chính thức phản đối điều này nếu có một cuộc điều tra, và yêu cầu đàm phán để giải quyết nó”.
Các hãng công nghệ lớn ở Mỹ như Microsoft, Apple và Goole nói họ hy vọng Trung Quốc sẽ xem xét thông báo này của chính phủ Mỹ một cách nghiêm túc.
Trong bài xã luận hôm 14/8, báo China Daily của chính phủ Trung Quốc nói rằng cuộc điều tra sẽ “đầu độc” mối quan hệ và cảnh báo chính quyền ông Trump không nên có quyết định vội vàng, mà có thể phải hối tiếc.
Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói: “Quan hệ Trung – Mỹ lợi ích đan xen, hình thành cục diện trong anh có tôi, trong tôi có anh, chiến tranh thương mại sẽ không có tiền đồ, không có kẻ thắng, chỉ có tất cả đều thua”.
Ông Trump từng dự kiến dựa theo Điều khoản 301 để đưa ra cuộc điều tra vào đầu tháng này, nhưng đã trì hoãn thông báo để hai nước phối hợp gia tăng sức ép lên Triều Tiên.
Điều khoản 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, là một công cụ cho phép tổng thống đơn phương áp đặt các khoản thuế hoặc rào cản thương mại để bảo vệ các ngành công nghiệp Mỹ khỏi “những thực tế thương mại bất công” với các nước khác.
-------------------------------------------------
Kim Jong-un thực ra không mạnh như hình ảnh tuyên truyền?
Kim Jong-un không được nhiều người dân ủng hộ như hình ảnh tuyên truyền. (Ảnh: Daily Star)
Một người bỏ trốn khỏi Triều Tiên nói rằng Kim Jong-un thực ra khác hẳn hình ảnh tuyên truyền, không phải là lãnh đạo được các đám đông hò reo chào đón.
Người bỏ trốn này trả lời phỏng vấn truyền hình Sky News, nhưng dấu tên vì con gái ông vẫn đang ở Triều Tiên và có thể bị nguy hiểm nếu lộ danh tính. Ông nói muốn công bố thông tin để mọi người biết sự thật về cuộc sống dưới chế độ Kim Jong-un.
Ông nói với Sky News: “Những người dân Triều Tiên, nếu chính quyền nói họ đến, thì họ phải đến vì nhà nước yêu cầu. Họ buộc phải đến, họ không có tự do để làm trái lời chính quyền”.
Truyền hình Bình Nhưỡng từng liên tục đưa hình ảnh đám đông người lao động mặc áo sơ mi trắng, đeo cà vạt đỏ, giơ cao biểu ngữ chào mừng quân đội Triều Tiên.
Những người này còn giơ cao nắm tay như thể hiện lòng quyết tâm, đoàn kết với lãnh đạo đất nước. Nhưng người bỏ trốn nói với Sky News: “Trên bề mặt họ trông rất biết ơn, nhưng sự thật không hề như vậy”.
Ông cho biết, ngày càng có nhiều người Triều Tiên tiếp cận được với thông tin về thế giới bên ngoài. Ông nói: “Mọi người đang nhận thấy rằng không có nơi nào khác trên thế giới bị nghèo đói như Triều Tiên, và không nước nào khác phải chịu đựng như người dân Triều Tiên”.
“Chúng tôi không đi theo chính quyền mà chúng tôi yêu thích. Chúng tôi đi theo chính quyền vì chúng tôi sợ hãi”.
Ông còn cho biết, ngay cả những người trong quân đội cũng phải chịu đựng. Ông nói: “Thậm chí những người trong quân đội, các sỹ quan, tôi đã từng ở nhà họ. Họ cũng ở trong tình trạng nghèo khổ. Thật ra hầu hết mọi người không còn trung thành với chính quyền”.
Với điều kiện sống nghèo khổ, nhiều người dân đang chỉ trích lãnh đạo Kim Jong-un, nhưng họ không dám biểu đạt công khai.
“Nếu bạn chỉ trích Kim Jong-un, bạn sẽ bị đưa đến trại lao động và sẽ không trở về. Tại trại lao động, bạn buộc phải làm việc và sống không hơn một con chó hoặc một con lợn. Nếu ở đó thì chết còn hơn sống”.
Các tổ chức phi chính phủ từng nghiên cứu về thực trạng Triều Tiên, nói rằng các vụ hành quyết giữa công chúng nhằm khiến người dân sợ hãi chính quyền.
Ông Hubert Youngwhan Lee, giám đốc điều hành của tổ chức TJWG, nói: “Triều Tiên thường sử dụng một số địa điểm để hành quyết tù nhân, như bờ sông, dưới chân cầu, các khu chợ, hoặc thậm chí ở sân trường hoặc sân vận động”, theo Fox News.thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét