Cái phao màu đỏ
Truyện ngắn của Hồng
Giang
Anh Cu Tài vừa chợp mắt
được một lúc, nghe có tiếng kêu vọng thất thanh ngoài mặt sông. Anh
vội vàng với cái đèn pin, choàng dậy. Từ ngày vợ và con gái đi làm
xa, anh thường ít ngủ. Giấc ngủ đêm nào cũng chập chờn. Nhất là
quãng thời gian cả tháng qua, mưa kéo dài, đêm nào cũng trằn trọc
mãi mới vào giấc được. Anh lần ra đầu nhà bè, lắng tai nghe. Tiếng
kêu nghe chập chờn không rõ chìm trong tiếng nước cồn lên phía ngoài
gềnh, chỗ cái phao tín hiệu cuối bãi Sản. “Anh.. T..à.i.. ơ.i.. c..ứ..u
..e..m..” Tiếng kêu như từ cõi nào xa lắm vọng lại, rờn rợn. Cu Tài
thoáng rùng mình. Không kịp nghĩ nhiều, anh cởi dây buộc chiếc thuyền
sắt vẫn dùng đánh cá đêm, lao ra nơi có tiếng kêu cứu vừa rồi. Chỉ
một nhoáng, ánh đèn buộc trên đầu của anh Cu Tài đã soi rõ hình dáng
nửa con thuyền sắt sơn màu lá cây quen thuộc. Đúng là thuyền nhà
Bình Liên, bạn chài lưới với mình!
Trong chớp mắt con thuyền ấy chìm mất tăm.
Chỉ kịp nhìn thấy hai cái đầu người đen đen nổi trên mặt nước, bốn cánh
tay đang cố sức vung vẫy giữa sông.
Vợ chồng nhà này là dân
hàng chài có nghề, biết bơi lội từ tấm bé, sao lại phải kêu cứu?
Chắc là sợ mất con thuyền, nguồn sống duy nhất của mình chăng?
Chả nghĩ nhiều. Cứu
người như cứu hỏa. Thuyền chìm rồi thì cứu người, Cu Tài vội nắm
tóc kéo người vợ lên trước. Để cô ta nằm lên khoang thuyền, Anh quay
mũi thuyền, để quay sang cứu người chồng, thì anh chồng đã không thấy
đâu!
Cu Tài soi đèn tìm trước,
tìm sau.. Mặt sông lại yên tĩnh, như chưa xảy ra chuyện gì. Xục cả
các bụi rậm hai bên bờ, cũng không! Một hồi lâu, vẫn không dấu tích,
Cu Tài thất vọng quay vào bờ. Khi này người vợ đã tỉnh lại, đầu
tóc ủ rũ, tay bám vào mạn thuyền, thở không ra hơi, mắt hốt hoảng
nhìn ra mặt sông. Cứ tình trạng này sẽ bất lợi, cô ấy chắc uống
nước đã khá nhiều, cần đưa lên trạm cấp cứu ngay. Rất có thể cô ấy
rất muốn nhảy xuống sông, tìm kiếm người chồng. Anh chồng vừa qua
trận ốm, mới tỉnh lại sau thời gian đi trại về. Nếu anh ta mạnh
khỏe, sông nước này chả là cái gì. Nhìn qua kiểu cách ấy, anh Cu
Tài thấy không nên chần chừ. Cứ tạm đưa chị vợ lên nhà bè đã, rồi
hô hoán dân làng ra trợ giúp, tìm kiếm người chồng sau vậy.
Anh không ngờ vụ tai nạn
lại có kết cục bi thảm đến như thế. Chị vợ chỉ kịp nói: “Nhà em
định ngủ luôn trên thuyền, không về nhà, định sáng sớm đi xem lờ tôm
đỡ phải leo lên leo xuống..chẳng may nước cuốn tuột dây neo, mắc vào
cái phao nên thuyền bị lật..” chưa dứt lời chị ta ngất đi, bất tỉnh.
Có lẽ do chấn động kinh hoàng vừa xảy ra..
Cái phao vốn là báo tín
hiệu an toàn, không ai ngờ nó lại là nguyên nhân gây tai họa..
**
Lâu rồi, làng tôi mới có
một đám ma lạ lùng như thế. Rạp
đã bắc từ chiều hôm trước mà nhang án, bài vị chưa bày, linh cữu
vẫn không thấy đâu. Trống kèn chưa nổi. Gian ngoài ngôi nhà hẹp, kiểu
nhà ống của hiếu chủ vẫn nhìn thông từ ngoài vào trong. Bên ngoài
bãi đất trống sát ngay cạnh đó căng chiếc bạt dài, kê bàn ghế.Một
số bàn vẫn bỏ trống. Khách thăm viếng sau mấy lời thăm hỏi tang
quyến lặng lẽ ra đây ngồi. Dãy bàn đầu anh Cu Tài ngồi cùng mấy
người trung trung tuổi. Anh Ất, anh Giáp, anh Bích gù đang thì thầm.
Không ai nói to, làm xao động không khí tang tóc đang trùm lên không gian
chật chội, u buồn. Ai mà cười nói vui vẻ được trong lúc này?
Nghĩa tử là nghĩa tận.
Ai mà không cảm thương ái ngại cho người xấu số không may gặp nạn, bở
lại vợ dại con thơ, đường đột ra đi trong đêm mưa gió trên khúc sông
này?
Cho đến giờ đã hơn hai
ngày tìm kiếm, hơn chục chiếc thuyền sục xạo khắp mặt sông, không kể
ngày đêm vẫn chưa thấy dấu vết, thi thể nạn nhân.
Bài vị vẫn chưa được
làm, kèn trống chưa được nổi. Quả phụ mới ngoài ba mươi, nét mặt thất
thần, đôi mắt trũng sâu, tóc rối bời, ngồi giữa đám người lặng lẽ
vây quanh chị.
Người ta nhìn ra sông. Sau
cả tháng trời mưa như mưa dầm tháng bảy, nước sông đục ngầu. Nơi ngày
xưa rộn dịp tàu thuyền qua lại, giờ vắng hoe vắng hắt.
May mà từ ngày có đập
thủy điện ở thượng nguồn, dòng sông không còn hung dữ quá như những
năm trước, sôi réo ầm ầm như động đất, lở núi. Kể cả mùa lũ, lòng
sông bây giờ cũng chỉ còn đầy hơn
ngày thường. Nước to vài hôm rồi rút. Có chỗ có thể lội bộ từ bờ
bên này sang bờ bên kia.
Những vụ đuối nước như hôm nay chỉ xảy ra hãn hữu. Thường thì
có tai nạn xảy ra, nghe tiếng hô hoán, người ta đã kịp tiếp ứng, cứu
được nạn nhân. Ít khi xảy ra điều đáng tiếc như lần này.
Anh Ất đang chỉ ra khúc
sông trước mặt, nơi đang có cái phao lập lờ màu đỏ:
- Tai vạ là từ cái phao ấy mà ra.
Anh Giáp bấm vào cạnh sườn anh Ất:
- Ai mà không biết, nhưng ông cẩn thận cái mồm cho tôi nhờ. Lời nói đọi máu. Có lời nói nên vợ nên chồng, có lời mất nhà mất cửa, có khi làm người ta tù tội cũng nên!
Anh Cu Tài chưa hiểu anh Giáp vì sao lại nói vậy? Hỏi lại. Bích gù từ nãy ngồi yên, không nói gì, vất mẩu thuốc lá Thủ Đô xuống gầm bàn, bảo:
- Mày cứ làm như người trên trời rơi xuống ấy! Có bao giờ người ta đặt phao giữa luồng chảy không? Ban ngày nhìn thấy còn tránh được chứ đêm hôm lũ cuốn xiết như thế, vướng vào cái phao, lật thuyền có khác gì vướng vào cãi bẫy chết người không?
- Tai vạ là từ cái phao ấy mà ra.
Anh Giáp bấm vào cạnh sườn anh Ất:
- Ai mà không biết, nhưng ông cẩn thận cái mồm cho tôi nhờ. Lời nói đọi máu. Có lời nói nên vợ nên chồng, có lời mất nhà mất cửa, có khi làm người ta tù tội cũng nên!
Anh Cu Tài chưa hiểu anh Giáp vì sao lại nói vậy? Hỏi lại. Bích gù từ nãy ngồi yên, không nói gì, vất mẩu thuốc lá Thủ Đô xuống gầm bàn, bảo:
- Mày cứ làm như người trên trời rơi xuống ấy! Có bao giờ người ta đặt phao giữa luồng chảy không? Ban ngày nhìn thấy còn tránh được chứ đêm hôm lũ cuốn xiết như thế, vướng vào cái phao, lật thuyền có khác gì vướng vào cãi bẫy chết người không?
Thì ra thế. Anh Tài hỏi
là sao anh Giáp lại có câu: “..Lời nói đọi máu” chứ nguyên nhân vì
sao xảy ra chuyện đắm thuyền, ở đây anh rõ hơn ai hết.
Lão Phiến “hòn” ghé tai
anh nói nhỏ:
- Làm rõ ra mọi chuyện có anh mất nghiệp, không khéo còn ngồi tù nữa, nên người ta mới nói thế. Nghe thì phải hiểu, chả nhẽ phải nói trắng ra à. Ai chứ người này vai vế to lắm, nói ra không cần thận là lôi thôi to!
Cu Tài ngồi im không nói gì. Anh nhìn lên khúc sông phía thượng nguồn đổ về. Nơi ấy có bến phà, tàu dắt xà lan đang từ từ qua sông..Anh đã từng có thời làm thuê trên con phà đó. Chủ phà là ông Lân tướng đô vật, đôi mắt vằn đỏ như mắt trâu rừng, lông mày rậm, tướng đi đĩnh đạc, dáng con nhà võ. Chỉ nhìn thấy thân hình chắc nịch của ông ấy, đôi vai hộ pháp, những ngón tay chuối mắn người ta đã thấy ngài ngại. Chỉ cần ông ấy hượm khẽ, đụng khẽ một cái là người yếu sức có thể lăn quay. Ông này cực kỳ nóng tính, cái gì không vừa ý là đôi lông mày dựng ngược, hai bên má giật búi thịt liên hồi.
- Làm rõ ra mọi chuyện có anh mất nghiệp, không khéo còn ngồi tù nữa, nên người ta mới nói thế. Nghe thì phải hiểu, chả nhẽ phải nói trắng ra à. Ai chứ người này vai vế to lắm, nói ra không cần thận là lôi thôi to!
Cu Tài ngồi im không nói gì. Anh nhìn lên khúc sông phía thượng nguồn đổ về. Nơi ấy có bến phà, tàu dắt xà lan đang từ từ qua sông..Anh đã từng có thời làm thuê trên con phà đó. Chủ phà là ông Lân tướng đô vật, đôi mắt vằn đỏ như mắt trâu rừng, lông mày rậm, tướng đi đĩnh đạc, dáng con nhà võ. Chỉ nhìn thấy thân hình chắc nịch của ông ấy, đôi vai hộ pháp, những ngón tay chuối mắn người ta đã thấy ngài ngại. Chỉ cần ông ấy hượm khẽ, đụng khẽ một cái là người yếu sức có thể lăn quay. Ông này cực kỳ nóng tính, cái gì không vừa ý là đôi lông mày dựng ngược, hai bên má giật búi thịt liên hồi.
Người ta nhiều khi nhầm
khi nghĩ người nóng nảy tính tình thẳng thắn. Ông Lân này lại khác. Một con người cực kỳ
thủ đoạn, từng làm cai, làm bưởng ở bãi vàng năm nào. Nghe đồn dạo
trước ông ta còn kinh doanh thứ hàng cấm dễ chết người, bị công an
bắt về đồn mấy ngày. Không biết làm cách nào đó, ông ấy chỉ ăn cơm
cân mấy bữa rồi ra,không bị truy cứu gì cả. Câu chuyện mà mấy người
kia đang thì thầm có liên quan đến ông ta. Người ta không dám nói lớn
tiếng vì sợ bức vách có tai. Trong số người đang ngồi ở đây nhỡ có
người nhà ông ấy nghe thấy thì sao?
**
Hai chục năm trước, khúc
sông này nằm trên thủy lộ quan trọng của cả vùng. Thời bấy giờ chưa
có đường tỉnh lộ, sau đổi thành quốc lộ như bây giờ. Giao thông chủ
yếu bằng đường thủy. Từ sớm tinh mơ đến tận đêm khuya, trên sông lúc
nào cũng vang vọng tiếng thuyền máy, tiếng tàu chạy. Trên bến dưới
thuyền, dọc sông không mấy lúc vắng người.
Cái phao đặt đầu bãi Sản
được đặt vào thời điểm ấy. Đó là khối bê tông nặng cả tấn đặt
chìm dưới nước. Nó được nối với sợ cáp bắt chặt vào chốt của cái
phao hàn bằng tôn dày, không gỉ, sơn màu đỏ. Cách xa cả nửa cây số,
bằng mắt thường người ta vẫn nhận ra nó khi ngồi trên thuyền hay bè
xuôi ngược trên sông. Nhờ có nó những bè đi xuôi, thuyền tàu chạy
ngược không bị đâm vào gềnh Ông, hay mắc cạn vào đầu bãi Sản. Những
vụ tai nạn đáng tiếc nhờ thế mà ít xảy ra ở khúc sông thơ mộng và cũng
có nhiều câu chuyện hãi hùng.
Khi bến phà của nhà Lân
mở, cái phao lại vướng lối ra vào của ca nô dắt phà. Không rõ có xin
phép nhà chức trách hay không, cái phao được rời ra chỗ khác, trôi
mãi sát bến đò nhà Thịnh Mậu. Nhà Thịnh Mậu cằn nhằn vì nó làm
cản lối ra vào của thuyền nhà ông ta. Đôi bên lời qua tiếng lại. Cuối
cùng nhà Lân phải thuê tàu cẩu kéo nó ra phía đầu bãi sản, chỗ có
mấy hòn đá nổi lập lờ. Nếu ở chỗ đủ sâu, khi có thuyền vướng vào
chiếc phao sẽ chìm xuống cho thuyền bè trượt qua. Chỗ này vướng hòn
đá bên dưới nó ì ra đấy ..và xảy ra chuyện. Thêm một giai thoại bi
thương trên khúc sông này chỉ vì cái phao đặt không đúng chỗ!
Không nhớ bao nhiêu lần tôi
được nghe những chuyện kỳ quái. Vậy mà khi anh Cu Tài kể lại vẫn
muốn nghe vì nó kỳ dị khác thường. Nào là đêm sáng trăng suông có
người nhìn thấy đôi thuồng luồng vờn nhau dưới nước. Chúng có cái
mào trên đầu màu đỏ rực to bằng cái quạt nan. Nào ông cụ Chuối kéo
vó đêm quãng dưới gềnh ông thấy điều lạ lùng. Khi ông cụ kéo vó bè
lên, cái vó nặng trĩu không sao kéo lên được. Trong vó có tiếng quẫy
đạp, tiếng cười sằng sặc ghê rợn. Ông cụ hoảng hồn phải bỏ vó bè
nhảy lên bờ, chạy về nhà. Lần ấy ông cụ về ốm nằm liệt nửa năm
giời, khám không biết bệnh gì, chỉ thấy mắt trợn ngược, miệng xùi
bọt mép, hai tai khua khua trước mặt. Mãi sau phải nhờ thầy cao tay ở
Đồng Rôm về cúng tạ mới khỏi. Toàn những vụ đắm nước rất lạ, xảy
ra cực kỳ vô lý. Chuyện anh Hai Hùng, cán bộ văn hóa tỉnh đi về tìm
hiểu phong tục, văn hóa người Dao, giỏi bơi lội. Không hiểu tại sao,
giữa mùa nước lặng, sông vơi, khi anh bơi mảng ngang qua chỗ gềnh Ông
giữa trưa nắng tỏ, đột nhiên mất hút. Cô người yêu đi cùng ngồi bờ
bên này thấy vậy kêu thất thanh, dân làng chạy ra thì đã không kịp
nữa rồi.
Lạ ở chỗ nạn nhân toàn
là người giỏi bơi lội, đi sông nước đối với họ quen như đi trên bờ.
Từ ngày có cái phao tín
hiệu, người ta qua sông thường tránh chỗ này. Vì thế lâu lắm rồi tai
nạn không xảy ra.
Khi có đường trải nhựa
trên bờ, đường thủy đi lại bằng tàu thuyền bớt hẳn. Có chăng chỉ
vài ba con thuyền nho nhỏ chạy máy xăng của thuyền chài, đánh cá vào
buổi tối, đêm khuya.
Cái phao chỉ còn tác
dụng với ít người có công việc trên sông, không mấy ai để ý đến.
Cho đến lúc này mới có
thêm những câu chuyện xì xầm về nó..
Tôi được cử làm chân ghi
sổ sách giúp nhà đám.
Đến chiều, có tin báo đã
tìm thấy xác nạn nhân. Người ta tìm thấy anh mắc kẹt giữa hai chiếc
xà lan chở cát mãi phía dưới sông, cách đây hơn chục cây số. Chính
vì thế mà hai ngày kiếm tìm người ta không tìm thấy. Chỉ khi chiếc xà
lan mé ngoài được kéo ra, thi thể nạn nhân mới lộ ra.
Lễ viếng vẫn chưa bắt
đầu vì còn phải chờ đưa thi thể đi đài hóa thân, sau đấy mới đưa về.
Vì thế công việc hiện giờ của tôi là ghi danh sách những người hảo
tâm quyên góp giúp đỡ gia đình nạn nhân theo ý kiến đề nghị của ông
trưởng thôn nêu ra.
Làng tôi chưa phải là đã
giàu có gì, thậm chí có người còn rất “hoàn cảnh”, nhưng tinh thần
lá lành đùm lá rách thật chả kém nơi nào. Người năm chục, kẻ một,
hai trăm ai có lòng nào giúp lòng ấy. Kể như nhà anh Quế điếc còn
trong diện hộ nghèo nhà nước vẫn phải hỗ trợ, cũng ủng hộ một trăm
ngàn.. Tôi ghi gần đặc hai trang giấy.
Đã van vãn người, định
quay ra làm vê thuốc lào thì thấy Lân, không biết đến đứng sau lưng tôi
từ lúc nào, lên tiếng:
- Thầy ghi cho em..
Lân ngày trước vốn là học sinh cũ của tôi hồi tôi dạy cấp hai. Tôi hỏi: “Anh định giúp hiếu chủ bao nhiêu”. Anh ta bảo “Em chỉ có năm triệu.” Tôi hơi giật mình. Từ đầu đến giờ chưa có ai ra một số tiền to như thế. Lân còn ghé tai tôi dặn thêm: “Tý nữa có lên loa, xin thầy bảo đừng đưa tên em lên. Thầy nhớ nhé”. Tôi gật đầu, nghĩ bụng anh ta lo hơi xa. Không ai lên loa trường hợp như này. Thỉ dụ như quyên góp ủng hộ đội bóng hay lo tết trung thu cho thiếu nhi lại là một nhẽ khác. Người ta thường hay lên loa để biểu dương, ghi nhận công đức của các nhà tài trợ hay hảo tâm. Việc hôm nay lại khác. Ai lại oang biểu dương công đức trong lúc tang gia bối rối của nhà hiếu chủ vào lúc này? Chắc là Lân có ẩn ý gì mới dặn tôi như vậy. Nhìn nét mặt anh ta khác hẳn thường ngày, như có điều lo lắng, tôi im lặng, không nói gì.
- Thầy ghi cho em..
Lân ngày trước vốn là học sinh cũ của tôi hồi tôi dạy cấp hai. Tôi hỏi: “Anh định giúp hiếu chủ bao nhiêu”. Anh ta bảo “Em chỉ có năm triệu.” Tôi hơi giật mình. Từ đầu đến giờ chưa có ai ra một số tiền to như thế. Lân còn ghé tai tôi dặn thêm: “Tý nữa có lên loa, xin thầy bảo đừng đưa tên em lên. Thầy nhớ nhé”. Tôi gật đầu, nghĩ bụng anh ta lo hơi xa. Không ai lên loa trường hợp như này. Thỉ dụ như quyên góp ủng hộ đội bóng hay lo tết trung thu cho thiếu nhi lại là một nhẽ khác. Người ta thường hay lên loa để biểu dương, ghi nhận công đức của các nhà tài trợ hay hảo tâm. Việc hôm nay lại khác. Ai lại oang biểu dương công đức trong lúc tang gia bối rối của nhà hiếu chủ vào lúc này? Chắc là Lân có ẩn ý gì mới dặn tôi như vậy. Nhìn nét mặt anh ta khác hẳn thường ngày, như có điều lo lắng, tôi im lặng, không nói gì.
***
Sau đám tang mấy ngày, làng tôi lại ai vào việc nấy. Không khí tang tóc cũng dần nguôi ngoai. Đi qua nhà vừa có đám, đã thấy chị Liên dọn dẹp quanh nhà. Người làng cũng không ai nhắc chuyện buồn, thì Lân chạy xe xuống nhà tôi năn nỉ:
- Hôm nay em có chuyện muốn thưa với thầy.
- Lại chuyện cái phao à? – Tôi hỏi.
- Vâng. Em suốt mấy ngày qua chả đêm nào ngủ được. Chợp mắt được một lúc là gặp ác mộng.Thấy thằng Bình mặt trắng toát, tay cầm cái dùi, đến đòi nợ. Mà em có nợ tiền nợ bạc anh ta hoặc với ai bao giờ đâu? Lại nghe nói nhà ấy đang chuẩn bị phát đơn kiện, em lo quá mới đến thỉnh ý thầy..
- Người ta có kiện hay không thì tôi chưa nghe ai nói. Nhưng anh có cảm thấy bứt dứt trong lòng không? Tôi nghĩ chả tòa án nào hơn tòa án lương tâm con người. Mình cư xử làm sao cho phải hơn là lo đối phó kiện cáo.
- Dạ, em có phải tim làm bằng gỗ đâu? Nhưng nếu họ kiện, em phải làm sao hả thầy?
- Cái này tôi cũng không biết phải nói với anh thế nào. Cái phao đáng lẽ nó màu đỏ, anh đã làm nó thành ra đen mất rồi.. Để tôi tính xem đã..
Tôi biết nhà Bình Liên vốn thật thà, chất phác lại hiền lành, chả bao giờ khúc mắc với ai. Hơn nữa chị vợ văn hóa ít, việc kiện tụng rất có thể không xảy ra. Nhưng biết đâu “Nó lú thì chú nó khôn” nhỡ có người bày vẽ cho thì sao?
Nhưng mà, một trăm cái lý, không bằng một tý cái tình. Suy tính một lúc, tôi nói:
- Theo tôi anh nên chủ động đến nhà người ta nói chuyện trước đi. Người mất thì đã mất rồi. Có đi kiện, anh ngồi tù, người ta cũng chẳng được gì. Người chết cũng không thể sống lại. Chi bằng thương lượng với nhau, bồi thường thỏa đáng cho người ta. Tôi chắc nhà chị ấy cũng nghe, mà chính quyền cũng không can thiệp.. Bây giờ người ta khuyến khích hòa giải các vụ khúc mắc trong dân. Bần cùng lắm mới phải đưa ra chỗ công quyền.
Đôi lông mày rậm của Lân đang nhíu lại, nghe đến đây rãn ra, nét mặt mừng rỡ:
- Vậy mà em rối ruột quá, không nghĩ ra. Để em về thu xếp. Năm triệu bạc em đưa hôm ở đám tang đúng là chả bõ bèn gì so với lỗi của em, cho dù mình không chủ ý..Nhưng bồi thường rồi mà bên chính quyền người ta vẫn hỏi thì sao ạ?
- Cái này tôi cũng chịu, không biết tham gia với anh thế nào.. Nhưng chủ quan mà nói, nếu không có người khiếu kiện, chắc người ta cũng không hỏi đến đâu. Nhà nước thiếu gì việc để làm? Việc này ai chứ anh tôi tin là biết cách giải quyết, còn hỏi tôi làm gì?
Lân có vẻ bẽn lẽn. Cái vẻ như hồi nào còn là học sinh của tôi, lần tôi phân xử anh ta đánh bạn cùng học trong lớp:
- Có gì nhờ thầy giúp em một tiếng. Thấy hoàn cảnh nhà ấy tuy chưa có ai có dấu hiệu gì, em vẫn cứ thấy áy náy trong lòng..
Sau đám tang mấy ngày, làng tôi lại ai vào việc nấy. Không khí tang tóc cũng dần nguôi ngoai. Đi qua nhà vừa có đám, đã thấy chị Liên dọn dẹp quanh nhà. Người làng cũng không ai nhắc chuyện buồn, thì Lân chạy xe xuống nhà tôi năn nỉ:
- Hôm nay em có chuyện muốn thưa với thầy.
- Lại chuyện cái phao à? – Tôi hỏi.
- Vâng. Em suốt mấy ngày qua chả đêm nào ngủ được. Chợp mắt được một lúc là gặp ác mộng.Thấy thằng Bình mặt trắng toát, tay cầm cái dùi, đến đòi nợ. Mà em có nợ tiền nợ bạc anh ta hoặc với ai bao giờ đâu? Lại nghe nói nhà ấy đang chuẩn bị phát đơn kiện, em lo quá mới đến thỉnh ý thầy..
- Người ta có kiện hay không thì tôi chưa nghe ai nói. Nhưng anh có cảm thấy bứt dứt trong lòng không? Tôi nghĩ chả tòa án nào hơn tòa án lương tâm con người. Mình cư xử làm sao cho phải hơn là lo đối phó kiện cáo.
- Dạ, em có phải tim làm bằng gỗ đâu? Nhưng nếu họ kiện, em phải làm sao hả thầy?
- Cái này tôi cũng không biết phải nói với anh thế nào. Cái phao đáng lẽ nó màu đỏ, anh đã làm nó thành ra đen mất rồi.. Để tôi tính xem đã..
Tôi biết nhà Bình Liên vốn thật thà, chất phác lại hiền lành, chả bao giờ khúc mắc với ai. Hơn nữa chị vợ văn hóa ít, việc kiện tụng rất có thể không xảy ra. Nhưng biết đâu “Nó lú thì chú nó khôn” nhỡ có người bày vẽ cho thì sao?
Nhưng mà, một trăm cái lý, không bằng một tý cái tình. Suy tính một lúc, tôi nói:
- Theo tôi anh nên chủ động đến nhà người ta nói chuyện trước đi. Người mất thì đã mất rồi. Có đi kiện, anh ngồi tù, người ta cũng chẳng được gì. Người chết cũng không thể sống lại. Chi bằng thương lượng với nhau, bồi thường thỏa đáng cho người ta. Tôi chắc nhà chị ấy cũng nghe, mà chính quyền cũng không can thiệp.. Bây giờ người ta khuyến khích hòa giải các vụ khúc mắc trong dân. Bần cùng lắm mới phải đưa ra chỗ công quyền.
Đôi lông mày rậm của Lân đang nhíu lại, nghe đến đây rãn ra, nét mặt mừng rỡ:
- Vậy mà em rối ruột quá, không nghĩ ra. Để em về thu xếp. Năm triệu bạc em đưa hôm ở đám tang đúng là chả bõ bèn gì so với lỗi của em, cho dù mình không chủ ý..Nhưng bồi thường rồi mà bên chính quyền người ta vẫn hỏi thì sao ạ?
- Cái này tôi cũng chịu, không biết tham gia với anh thế nào.. Nhưng chủ quan mà nói, nếu không có người khiếu kiện, chắc người ta cũng không hỏi đến đâu. Nhà nước thiếu gì việc để làm? Việc này ai chứ anh tôi tin là biết cách giải quyết, còn hỏi tôi làm gì?
Lân có vẻ bẽn lẽn. Cái vẻ như hồi nào còn là học sinh của tôi, lần tôi phân xử anh ta đánh bạn cùng học trong lớp:
- Có gì nhờ thầy giúp em một tiếng. Thấy hoàn cảnh nhà ấy tuy chưa có ai có dấu hiệu gì, em vẫn cứ thấy áy náy trong lòng..
Tôi chỉ còn biết ừ hữ, chứ
không dám quả quyết nhận lời. Đường đời muôn ngả, bách nhân bách
tính, ai lường trước hết được cả mọi sự ở đời? Nhận giúp mà không
thành, chả nhẽ mình hứa suông?
Lân chào tôi ra về, vẻ mặt có phần bớt căng thẳng. Đúng là tình thương và lòng chân thành luôn là cái phao cứu rỗi con người mỗi khi bấn loạn. Đó phải là chiếc phao màu đỏ, không thể là màu đen..
Lân chào tôi ra về, vẻ mặt có phần bớt căng thẳng. Đúng là tình thương và lòng chân thành luôn là cái phao cứu rỗi con người mỗi khi bấn loạn. Đó phải là chiếc phao màu đỏ, không thể là màu đen..
Anh ta không quên chỉ cho
tôi thấy ngoài mặt sông, nơi có chiếc tàu kéo đang dìu chiếc phao về
chỗ cũ. Dưới ánh nắng mặt trời, cái phao đỏ sáng lên trên mặt nước
như cục than hồng. Anh Cu Tài đang
bơi thuyền phía trước, làm xi nhan..
==========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét