TRỊNH XUÂN THANH CÓ BỊ BẮT CÓC???
LOA LÀNG
Chiều 31/7/2017, Bộ Công an cho biết bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam(PVC), đã đến trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú và đã được cơ quan công an thực hiện các thủ tục tiếp nhận người phạm tội theo quy định. Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an tiến hành quyết định khởi tố, ông Thanh không có mặt tại nơi cư trú cũng như tại nơi làm việc. Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an ra Quyết định số 19/C46 - P12 truy nã toàn quốc và đến ngày 29/9/2016, truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Chiều 31/7/2017, Bộ Công an cho biết bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam(PVC), đã đến trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú và đã được cơ quan công an thực hiện các thủ tục tiếp nhận người phạm tội theo quy định. Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an tiến hành quyết định khởi tố, ông Thanh không có mặt tại nơi cư trú cũng như tại nơi làm việc. Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an ra Quyết định số 19/C46 - P12 truy nã toàn quốc và đến ngày 29/9/2016, truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Bài đăng của Tiếng dân, ảnh chụp màn hình |
Cộng đồng mạng Việt Nam phần lớn ghi nhận là một tín hiệu tích cực đối với một bậc nguyên lãnh đạo cơ quan Nhà nước khi đã biết quay đầu sau những yếu kém trong quản lí để gây ra hậu quả nghiêm trọng cũng như sự thiếu trách nhiệm khi bỏ trốn sau khi biết tin bị khởi tố điều tra. Tuy nhiên, đối với nhiều trang báo mạng không chính thống có truyền thống chuyện bé xé ra to như Dân làm báo, BBC Tiếng Việt, Tiếng dân, RFI... lại cho rằng sự thực không giống như vậy mà khẳng định rằng “Trịnh Xuân Thanh không phải tự động về nước “đầu thú” mà ông ta bị bắt cóc tại nhà riêng của ông ở Berlin lúc 10h30′, hôm chủ nhật 23/7/2017, sau đó, ông Thanh được di lý bằng ô tô sang một nước châu Âu khác để đưa về Việt Nam” và cho rằng đang có một âm mưu vô cùng to lớn của Đảng Cộng sản đằng sau vụ việc lần này.
Đây thực sự là một tin hót hòn họt và giật gân, chắc chắn gây được sự chú ý của rất nhiều người. Tuy nhiên, đối với tri thức của một người có não trạng bình thường, tác giả cho rằng việc ông Thanh bị bắt cóc là vô lí. Có thể lý giải điều này qua làm rõ một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, hệ lụy của hành động bắt cóc người trên lãnh thổ của một quốc gia khác là vô cùng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan thực thi nhiệm vụ đó là Bộ Công an Việt Nam mà nó là uy tín, danh dự của cả một quốc gia. Bất cứ một quốc gia có chủ quyền nào cũng sẽ phản ứng trước những hành động lỗ mãng (bắt cóc) nếu họ hay biết. Và trong trường hợp như thế, Bộ Công an Việt Nam dù muốn thực hiện cũng khó mà được cơ quan, nhà lãnh đạo nào chấp thuận. Liệu có chỉ vì để giải quyết vụ việc của một con người mà Việt Nam lại đặt cược quan hệ ngoại giao của mình và để nhận lại những đòn trừng phạt nặng nề từ quốc gia đó và thế giới?
Thứ hai, việc một người bị truy nã quốc tế như Trịnh Xuân Thanh xuất hiện công khai ở một quốc gia chắc hẳn sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt của cơ quan chính quyền của nước đó thì chẳng hiểu nổi với một quốc gia được đánh giá là có hệ thống kiểm soát an ninh, trật tự hàng đầu như Đức lại có thể dễ dàng cho qua việc “hàng chục nhân viên an ninh Việt Nam bắt cóc người ngay giữ ban ngày” thì có vẻ hơi hư cấu thái quá. Hơn hết, mặc dù được nhận định là “bị bắt cóc vào hôm 23/6” nhưng đến ngày hôm nay ngày 02/8, là đã hơn 1 tuần nhưng cơ quan chức năng của Đức vẫn chưa hề có bất kì động thái nào phản ứng thì có vẻ như sự việc bắt cóc âu cũng chỉ là vẽ ra cho thêm phần huyễn hoặc.
Thứ ba, giả sử cứ cho rằng có việc bắt cóc, tuy nhiên để đưa một người từ một nước “châu Âu khác” về Việt Nam thông qua cảng hàng không hay cảng biển thì liệu có dễ thế không khi hoàn toàn có khả năng Trịnh Xuân Thanh kêu cứu hoặc bỏ trốn, chưa kể đến việc giấy tờ visa với một người nằm ngoài các nước trong khối liên minh châu Âu để xuất cảnh là vô cùng khắc nghiệt thì việc đoàn bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với số lượng lên đến chục người có thể về đến Việt Nam một cách an toàn không gây ra bất cứ ồn ào manh động gì quả thực vô cùng khó hiểu.
Thế mới nói, suy nghĩ của các bậc thầy báo kia quả thực quá ư là hoang đường. Và những người có thể tin vào ba cái tin vịt câu view kia âu cũng chỉ là những người có khả năng tưởng tượng vô cùng phong phú.
Thế mới nói, suy nghĩ của các bậc thầy báo kia quả thực quá ư là hoang đường. Và những người có thể tin vào ba cái tin vịt câu view kia âu cũng chỉ là những người có khả năng tưởng tượng vô cùng phong phú.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét