Anh Nguyễn Phượng dựa vào giáo dục Hàn Quốc bắt bệnh cho giáo dục Việt Nam. Bắt được nhiều bệnh, nhưng toàn là bệnh ngoài da. Muốn cứu giáo dục phải lấp lỗ hỏng này bằng cách dẹp ngay lập tức đội quân giáo dục học và quản lí giáo dục đang ngồi xổm trên nóc đái xuống sàn nhà giáo dục nhưng lại nhân danh cải cách giáo dục.
Theo tôi, một là, căn bệnh đang đẩy giáo dục Việt Nam vào chỗ chết là bệnh tham tiền. Trên làm tiền, kéo theo dưới cũng làm tiền bằng mọi giá. Trên làm tiền bằng đề án, dự án cải cách; dưới làm tiền bằng đào tạo tại chức, dạy thêm tràn lan. Đó là chưa nói những cách làm tiền bằng trò ăn vặt khác như tổ chức học và thi nâng ngạch, bồi dưỡng các loại chứng chỉ, thu các loại phí... Tất cả vì tiền và vì thành tích bất chấp chất lượng.
Lỗ hỏng từ trên nóc. Muốn cứu giáo dục phải lấp lỗ hỏng này bằng cách dẹp ngay lập tức đội quân giáo dục học và quản lí giáo dục đang ngồi xổm trên nóc đái xuống sàn nhà giáo dục nhưng lại nhân danh cải cách giáo dục. Bao nhiêu đề án, dự án ngốn hàng ngàn tỉ từ cái miệng của các thầy dùi này. Càng nhiều đề án, dự án càng làm rối loạn giáo dục.
Hai là, chính đội quân giáo dục học và quản lí giáo dục ấy hiểu sai trầm trọng triết lý giáo dục toàn diện. Họ đã hiểu giáo dục toàn diện là mục tiêu bắt con người phải đạt được toàn diện, dẫn đến xây dựng chương trình và đánh giá học sinh phải đạt được tất cả các năng lực theo chuẩn đặt ra.
Chẳng hạn Thông tư 30 rồi Thông tư 22 vừa rồi. Khi đưa ra bảng tham chiếu đánh giá, họ đặt ra 42 tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực buộc học sinh phải đạt được. Kết quả là người dạy chỉ đối phó các loại hồ sơ cho xong chuyện.
Tại cuộc tập huấn ở Huế, tôi phát biểu: Bác Hồ dạy có 5 điều, Phật dạy có 10 điều, nhưng các thánh đã ai làm được hết các điều ấy chưa mà bắt học sinh phải thực hiện tốt hết 42 điều không đơn giản kia? Những người chủ trì cuộc tập huấn ngọng, không trả lời được nhưng vẫn cứ thực thi vì Thông tư đã lỡ ban hành.
Thạch Hà 24h
Vì thế, ba là, phải hiểu giáo dục toàn diện chỉ là điểm xuất phát chứ không phải mục tiêu của giáo dục: người học được quyền tiếp cận mọi tri thức của nhân loại, nhưng năng lực thì phát triển theo thiên hướng cá nhân. Giáo dục học hiện đại gọi là tiếp cận phát triển thay cho tiếp cận mục tiêu. Cho nên, chương trình mặc dù được xây dựng đủ mọi môn học để trẻ em được quyền tiếp cận tất cả mọi tri thức, nhưng quá trình giáo dục phải phát huy năng lực theo thiên hướng cá nhân và đánh giá theo thiên hướng phát triển cá nhân.
Bắt trẻ em phải giỏi tất cả không khác gì bắt con cá phải bay lên trời và bắt con chim phải lặn dưới nước. Nhu cầu xã hội hiện đại không cần người biết tuốt mà cần người có năng lực chuyên môn trong tính phân bố lao động đa dạng của nó.
Tóm lại, căn bệnh trầm trọng của giáo dục hiện nay là bệnh tham và ngu. Bệnh này tràn lan ở mọi lĩnh vực nhưng nó quằn quại đau đớn trong ngành giáo dục.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét